« Home « Kết quả tìm kiếm

Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới


Tóm tắt Xem thử

- Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam....
- BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI.
- Tóm tắt: Sau gần 30 năm đổi mới, cơ cấu xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi.
- Biến đổi cơ cấu xã hội đi liền với phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, gia tăng mạnh mẽ bất bình đẳng xã hội.
- Trước thực tế này, yêu cầu đặt ra là phải có chính sách quản lý, chính sách an sinh và phúc lợi phù hợp nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước..
- Từ khóa: Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội..
- Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hai dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển.
- Thứ nhất, năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới, mở đầu một giai đoạn hội nhập mới của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.
- Trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam đã gia tăng mức độ hội nhập quốc tế, với sự hiện diện của các công ty trên thị trường toàn cầu, các công ty đa quốc gia sản xuất hàng hoá ở Việt Nam, và giao dịch tài chính ngày càng quốc tế hoá.
- Đồng thời, lao động Việt Nam cũng tiến vào thị trường toàn cầu với việc ngày càng nhiều người Việt Nam đến làm việc tại các nước trên thế giới.
- Thứ hai, năm 2010, sau 25 đổi mới, Việt Nam từ một quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la Mỹ đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp (1).
- chứng tỏ sự phát triển vượt bậc, toàn diện của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, mà còn chứng tỏ rằng xã hội Việt Nam còn đang chuyển biến nhanh chóng về mặt cấu trúc trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay.
- Thực tiễn đang đặt ra là phải nhận thức sâu sắc quá trình chuyển biến này để có chính sách, giải pháp quản lý phù hợp nhằm giữ vững ổn định xã hội và tiếp tục phát triển đất nước.
- Biến đổi cơ cấu xã hội.
- Cơ cấu xã hội hay cấu trúc xã hội (social structure) là mối quan hệ qua lại có trật tự giữa các thành tố khác nhau của một hệ thống xã hội hay một xã.
- Giáo sư, tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Phó giáo sư, tiến sĩ, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- (1) The World Bank, "Tổng Quan về Việt Nam".
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(79.
- Nói đến cơ cấu xã hội/hay cấu trúc xã hội là đề cập đến cách mà các nhóm xã hội cơ bản (hay còn gọi là các bộ phận/các thành phần chủ yếu của một hệ thống xã hội cụ thể) liên hệ/quan hệ với nhau.
- Thông thường, khi nói đến cơ cấu xã hội, các nhà nghiên cứu chú ý đến các loại cơ cấu xã hội quan trọng/cơ bản như: cơ cấu giai cấp, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu nhân khẩu, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo..
- Biến đổi cơ cấu xã hội hay biến đổi cấu trúc xã hội ở Việt Nam trong đổi mới rất đáng chú ý, nhất là trên hai phương diện.
- Thứ nhất là, sự thay đổi về số lượng và chất lượng của các nhóm xã hội chủ yếu trong xã hội.
- Sự thay đổi trên hai phương diện đó phản ánh cơ hội phát triển, nhất là trong vấn đề nguồn nhân lực, nguồn vốn con người - cơ sở quan trọng nhất của phát triển kinh tế - xã hội đất nước..
- Trong 30 qua, Việt Nam đã từ bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp để xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động, tích cực, hội nhập quốc tế.
- Quá trình này đã dẫn đến sự thay đổi của cơ cấu xã hội.
- Xét về mặt cơ cấu giai cấp đã có những thay đổi sâu sắc trong tất cả các thành phần giai cấp, từ giai cấp công nhân, nông dân, đến tầng lớp trí thức..
- Giai cấp công nhân đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng.
- Chỉ tính 4 năm, từ 2009 đến 2012, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo và đang làm việc trong nền kinh tế tương ứng là 14,8%.
- Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù chỉ chiếm khoảng 11% tổng số dân cư của cả nước, nhưng lực lượng này đã làm ra phần lớn sản phẩm của xã hội, ước tính chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm xã hội và đóng góp hơn 70% ngân sách nhà nước (5.
- Đó là những chỉ báo minh chứng cho tầm quan trọng của giai cấp công nhân đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay..
- Tạp chí Cộng sản (http://www.tapchicongsan.org.vn/.
- Ðại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI được tổ chức vào ngày 1 tháng 7 năm 2013 cho thấy, nông dân chiếm gần 70% dân số cả nước (khoảng 63 triệu người trong tổng số khoảng 90 triệu người hiện nay), và hơn 50% lực lượng lao động xã hội.
- Số hội viên của Hội Nông dân Việt Nam có gần 10,5 triệu người (6.
- Thứ hai, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
- nghiệp, thủy sản là lĩnh vực có số lao động lớn nhưng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chỉ chiếm khoảng từ 18% đến 20% trong cơ cấu các khu vực kinh tế (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
- Về tầng lớp trí thức, đây là lực lượng quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Điều này được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- (6) Nhân Dân Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh".
- dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững” (9.
- Trên thực tế, tầng lớp trí thức Việt Nam đã có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.
- Về mặt số lượng, tỷ lệ người hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo và đang làm việc trong nền kinh tế (theo số liệu của Tổng cục Thống kê) là 63,4% năm 2009.
- Những con số trên đây chứng tỏ trong giai đoạn đổi mới, nhất là những năm gần đây, số lượng tầng lớp trí thức, trước hết là đội ngũ trí thức tinh hoa có.
- Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/.
- (11) Chi Mai tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?".
- Trần Văn Nhung tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám", Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (http://www.hdcdgsnn.gov.vn/news/detail/tabid/.
- Đây là một tình trạng mất cân đối về mặt cơ cấu đội ngũ trí thức tinh hoa xét theo tiêu chí lĩnh vực công tác.
- Trong năm 2013, số lượng các bài báo do các nhà khoa học Việt Nam công bố trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trên thế giới (thuộc thư mục ISI) chỉ khoảng 2100 bài (15.
- Vấn đề đặt ra đối với tầng lớp trí thức hiện nay là phải làm sao để nâng cao hơn nữa năng suất và hiệu quả nghiên cứu khoa học - một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế..
- Về tầng lớp doanh nhân, Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (năm 2003) là văn bản đầu tiên của Đảng trong giai đoạn đổi mới đã khẳng định vai trò của doanh nhân và nhất quán chỉ đạo “coi trọng vai trò của các doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Hoàn thiện khung pháp lý chung để các nhà doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất - kinh doanh..
- Một trong những chủ trương quan trọng về phát triển đội ngũ doanh nhân là Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 9 tháng 12 năm 2011 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế” (17.
- Sự tăng trưởng nhanh về mặt số lượng của đội ngũ doanh nhân Việt Nam.
- (15) Nguyễn Văn Tuấn Thống kê về giáo sư, tiến sĩ ở Việt Nam", nguyenvantuan.org (http://www.nguyenvantuan.org/tin-tuc/thong-ke-ve- giao-su-tien-si-o-viet-nam.aspx#.U1c9TqJZr1Z)..
- (16) http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/.
- (17) Ban Chấp hành Trung ương Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX số 23-NQ/TW", Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (http://www.dangcongsan.vn/.
- Đội ngũ này đã đóng góp trên 60% GDP, 70% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút trên 7,4 triệu lao động, chiếm 16,3% lực lượng lao động của toàn xã hội (20.
- Tuy nhiên, năng lực, tài năng của tầng lớp doanh nhân cần được phát triển, phát huy hơn nữa mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển đất nước.
- Bởi vì, trên thực tế Việt Nam chưa có doanh nghiệp đạt tầm cỡ khu vực và thế giới.
- Nhiều doanh nghiệp lớn của nhà nước hoạt động không hiệu quả, tạo gánh nặng cho nền kinh tế đất nước.
- Thực tế này đòi hỏi các doanh nhân phải vươn lên để đảm đương trọng trách lãnh đạo, điều hành, xây dựng, phát triển doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao, có tinh thần dân tộc, có trách nhiệm xã hội, hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..
- Biến đổi phân tầng xã hội.
- Cùng với biến đổi cơ cấu giai cấp, phân tầng xã hội có sự thay đổi to lớn..
- Trong thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý cũ được dỡ bỏ cùng với việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phân tầng xã hội mới bộc lộ rõ ràng và ngày càng trở nên sâu sắc.
- Trong gần 30 năm đổi mới, xã hội Việt Nam đã chuyển biến từ một xã hội mà sự phân.
- tầng (nhất là sự phân tầng xét dưới góc độ kinh tế) chưa rõ nét thành một xã hội có cấu trúc tầng bậc rõ ràng, chuyển đổi từ một xã hội mà mọi người sàn sàn ngang nhau sang một xã hội có nhiều tầng nấc khác nhau về thu nhập, mức sống, địa vị kinh tế, hưởng thụ văn hóa, quyền lực chính trị và uy tín xã hội.
- Trong đó, điểm đáng lưu ý là sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam..
- Theo một báo cáo được công bố vào cuối năm 2013 của Tập đoàn tư vấn Boston (The Boston Consulting Group - BCG) của Hoa Kỳ thì tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang tăng mạnh.
- Dự báo đến năm 2020, tầng lớp trung lưu và giàu có ở Việt Nam sẽ tăng gấp đôi so với năm 2012, tăng từ 12 triệu người năm 2012 lên 33 triệu người vào năm 2020 (21.
- BCG cho rằng, mức thu nhập của tầng lớp trung lưu và giàu có ở Việt Nam năm 2012 là 190 USD/tháng trở lên.
- Với mức thu nhập này, tầng lớp trung lưu và giàu có ở Việt Nam tạo ra sự chuyển biến/đột phá về sức mua/mức chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ (22).
- (19),(20) Vũ Tiến Lộc Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Doanh nhân Việt Nam đại diện cho sức sản xuất mới", Diễn đàn Doanh nghiệp, (http://dddn.com.vn/hoi-thao-chu-tich-ho-chi-minh- voi-doanh-nghiep-doanh-nhan/chu-tich-vcci-vu-tien- loc-doanh-nhan-viet-nam-dai-dien-cho-suc-san-xuat- moi htm)..
- nên tầng lớp trung lưu có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội trên nhiều phương diện.
- Thứ nhất, tầng lớp trung lưu tạo ra sản phẩm có số lượng lớn, chất lượng cao cho nền kinh tế.
- Thứ hai, tầng lớp trung lưu là những người đóng thuế nhiều nhất cho ngân sách quốc gia.
- Thứ ba, tầng lớp trung lưu cũng chính là nhóm xã hội tiêu dùng nhiều, gửi tiền tiết kiệm nhiều, sử dụng tín dụng nhiều..
- Như vậy, tầng lớp trung lưu là nhóm xã hội đóng vai trò bệ đỡ và nuôi dưỡng nền kinh tế.
- Ngoài ra, tầng lớp trung lưu là lực lượng xã hội rất năng động.
- Bởi vì, muốn duy trì được địa vị kinh tế, những cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu phải luôn nỗ lực, sáng tạo để kiếm tiền và giữ gìn tài sản.
- Vì vậy, sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam hiện nay là một trong những điều kiện tiên quyết/quan trọng để phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
- Vấn đề đặt ra là phải có chính sách, cơ chế phù hợp để xây dựng, phát triển tầng lớp trung lưu làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong chặng đường sắp tới..
- Gia tăng bất bình đẳng xã hội Mặc dù có những tiến bộ vượt bậc về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội vẫn là một vấn đề rất đáng lo ngại.
- Đồng thời, đi liền với tăng trường kinh tế và giảm đói nghèo, phân tầng xã hội đã làm gia tăng bất bình đẳng xã hội..
- Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng (năm 2002) sang mức chênh lệch thu nhập ngày càng tăng, và đang chạm mức độ.
- (23) Vũ Hạnh Chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam lên tới 9,5 lần", Đài Tiếng nói Việt Nam (http://vov.vn/Xa-hoi/Chenh-lech-giau- ngheo-o-Viet-Nam-len-toi-95-lan/296156.vov)..
- (24) VT Công bố kết quả khảo sát mức sống dân cư năm Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/.
- (25) Trần Gia Long Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012 ở Việt Nam", Bộ Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn - Vụ Kế hoạch (http://vukehoach.mard.gov.vn/Default.aspx?id=1283).
- (26) VT Công bố kết quả khảo sát mức sống dân cư năm Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/ News/.
- Thực trạng này dẫn đến hàng loạt hệ quả xã hội tiềm tàng.
- Thứ nhất, người nghèo/nhóm nghèo cảm thấy bị thiệt thòi và dễ có tâm lý bất mãn đối với thực trạng bất bình đẳng xã hội và suy giảm lòng tin đối với chế độ.
- Thứ hai, bất bình đẳng xã hội cũng làm gia tăng.
- khoảng cách xã hội giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, dẫn đến liên hệ lỏng lẻo hay thiếu sự gần gũi, đoàn kết giữa các nhóm xã hội.
- Thứ ba, bất bình đẳng xã hội và khoảng cách giàu nghèo gia tăng trở thành môi trường thuận lợi cho tệ nạn và tội phạm phát triển.
- Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến dài trên con đường phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội đất nước và hội nhập quốc tế..
- Quá trình đổi mới này đã làm biến chuyển sâu sắc xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện từ thay đổi cơ cấu xã hội, thay đổi phân tầng xã hội, đến gia tăng bất bình đẳng xã hội..
- Trước thực trạng đó, để phát triển bền vững xã hội Việt Nam, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhóm hộ nghèo và cận nghèo, chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cần được quan tâm phát triển phù hợp, nhằm hóa giải những nhân tố tiềm tàng tạo nên mất ổn định và cản trở sự phát triển xã hội.
- Đó là yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách và thực thi chính sách xã hội, mà trước hết là đối với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội của đất nước..
- (27) "Tiếp cận nghèo đa chiều - chìa khóa để giảm nghèo bền vững", Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội: Trang thông tin quốc gia về giảm nghèo bền vững (http://giamngheo.molisa.gov.vn/ VN/.
- (28) "Kết quả Khảo sát Mức sống dân cư năm Trung tâm Tư liệu Thống kê - Tổng Cục Thống kê Việt Nam (http://www.gso.gov.vn/default.aspx?

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt