« Home « Kết quả tìm kiếm

Tư tưởng phật giáo và nho giáo với tiến trình phát triển nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV


Tóm tắt Xem thử

- TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VÀ NHO GIÁO VỚI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN.
- Trong lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam, có thể khẳng định rằng, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất và đặc biệt thịnh trị dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì .
- Có nhiều nguyên nhân, nhân tố tác động đến tiến trình phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam thời kỳ này..
- Trong những nguyên nhân, nhân tố ấy, không thể phủ nhận vai trò của Phật giáo và Nho giáo.
- Chính các ông vua, các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lý - Trần và Lê sơ đã vận dụng (trên cơ sở cải biến, phát triển và bổ sung) nhiều tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo với tính cách là hệ tư tưởng, là cơ sở lý luận chủ yếu để kiến tạo và phát triển bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến về mọi mặt và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc..
- Tất nhiên, giữa Phật giáo và Nho giáo có nhiều tư tưởng, tính chất khác nhau.
- Do vậy, phạm vi, tính chất ảnh hưởng và vai trò của hai dòng tư tưởng này đối với tiến trình phát triển của Nhà nước phong kiến, của quốc gia Đại Việt là khác nhau..
- Phật giáo và Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc.
- suốt thời kỳ Bắc thuộc, các tập đoàn phong kiến phương Bắc đã du nhập và sử dụng hai dòng tư tưởng này (chủ yếu là Nho giáo) để xâm lược, xoá bỏ nền văn hoá Việt và biến nền văn hoá ấy thành một bộ phận của nền văn hoá Hán, biến nước ta thành quận, huyện của Trung Hoa.
- Không thể phủ nhận những ảnh hưởng tiêu cực và hậu quả nặng nề mà các tập đoàn phong kiến phương Bắc xâm lược gây ra, để lại cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
- Song, cũng phải thừa nhận vai trò nhất định của Phật giáo và Nho giáo trong việc hình thành giai cấp phong kiến Việt Nam, trong việc kiến tạo và chỉ đạo hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến (sau các cuộc khởi nghĩa chống phong kiến phương Bắc thắng lợi) và xây dựng nền giáo dục (dù nền giáo dục này do các tập đoàn phong kiến phương Bắc xâm lược tổ chức, quản lý) 1 .
- Khúc Hạo đã cho xây dựng Nhà nước và chỉ đạo hoạt động của bộ máy Nhà nước theo tinh thần khoan, giản, an, lạc.
- Mặc dù vậy, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, trong suốt thời Bắc thuộc, Nho giáo chưa ảnh hưởng và có vai trò lớn, đáng kể đối với xã hội và con người Việt Nam.
- Ảnh hưởng của Phật giáo ngày càng sâu rộng trong đời sống xã hội và con người.
- Cũng chính nhờ tri thức Phật học và Nho học, mà nhiều nhà sư được triều đình phong kiến mến mộ, trọng dụng.
- (theo tinh thần Nho giáo) của nhà vua, nhà nước phong kiến 4 .
- “nhập thế” của Phật giáo nói riêng ngày càng ảnh hưởng và có vai trò đậm nét trong đời sống chính trị và nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội và con người trong các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và đầu triều Lý..
- Trái lại, chuẩn mực đạo đức của Nho giáo lại bị vi phạm nghiêm trọng ngay ở ngôi vị cao nhất, ngay ở chốn cung đình,.
- Thực tế đó cho thấy, Nho giáo chưa ảnh hưởng và có vai trò gì đáng kể đối với bộ máy nhà nước phong kiến và trong xã hội dưới các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê.
- Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền tuy đã được xác lập (dù chủ yếu theo mô hình của nhà nước phong kiến Trung Hoa) và đạt được những thành tựu nhất định trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, trong việc phục hưng dân tộc và xây dựng nền văn hoá dân tộc, v.v., nhưng trật tự, kỷ cương xã hội vẫn chưa thật sự ổn định, nguy cơ phá vỡ sự thống nhất quốc gia vẫn tồn tại..
- điều đó đã tạo ra những điều kiện mới cho tiến trình phát triển của Nhà nước phong kiến và quốc gia Đại Việt..
- Xây dựng, củng cố và phát triển Nhà nước phong kiến, phát triển quốc gia Đại Việt là phù hợp với quy luật và xu thế phát triển khách quan của lịch sử, là nhu cầu, là nhiệm vụ thiết yếu và lâu dài của giai cấp phong kiến Việt Nam.
- Một là, phải kiến tạo và dần hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền với tư cách là công cụ chủ yếu của giai cấp phong kiến trong việc quản lý xã hội và triển khai, chỉ đạo việc thực hiện.
- nhiệm vụ xây dựng, phát triển chế độ phong kiến và quốc gia Đại Việt về mọi mặt..
- Hai là, phải kiến tạo và duy trì xã hội luôn có trật tự, kỷ cương và thật sự ổn định từ triều đình phong kiến đến ngoài xã hội..
- Về vấn đề này, qua các bộ quốc sử và nhiều nghiên cứu cho thấy, các ông vua đầu triều Lý đã lựa chọn và hợp dung Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo thành hệ tư tưởng “Nho - Phật - Lão”.
- Các ông vua đầu triều Lý đã nhận thức rằng, cả ba dòng tư tưởng này (nhất là Phật giáo và Nho giáo), mặc dù là khác nhau, nhưng đều có vai trò nhất định trong việc hình thành và chỉ đạo đường lối cai trị, quản lý xã hội và thực thi các nhiệm vụ thực tiễn đặt ra cho Nhà nước phong kiến.
- Nhưng Phật giáo lại khó có vai trò đáng kể trong việc kiến tạo, duy trì và phát triển bộ máy nhà nước phong kiến, trong việc duy trì hiệu quả trật tự, kỷ cương và sự ổn định xã hội, trong việc cai trị và quản lý xã hội,… Trong khi đó, các tư tưởng “mệnh trời”, “tôn quân quyền”, “chính danh”, lý thuyết “Tam cương, Ngũ thường”, đường.
- lối Đức trị của Nho giáo lại đáp ứng một cách thực tiễn và hiệu quả những yêu cầu và nhiệm vụ trên.
- Chính ưu thế và vai trò khác nhau như vậy của Phật giáo và Nho giáo mà nhà sư Viên Chiếu coi Phật giáo là.
- “mặt trăng”, Nho giáo là “mặt trời”.
- còn nhà vua Trần Thái Tông cho rằng, vai trò của Phật giáo chủ yếu là “làm sáng tỏ lẽ tử sinh”, vai trò của Nho giáo là “đặt mực thước cho hậu thế, làm khuôn mẫu cho tương lai”.
- Có nghĩa là, trong tâm thức và tư tưởng của nhà sư, nhà vua, Nho giáo có vai trò, hữu ích hơn Phật giáo.
- Sự vận động và vai trò của Phật giáo và Nho giáo trong cái hệ tư tưởng “Nho - Phật - Lão” trong thời Lý - Trần và Lê sơ đối với Nhà nước phong kiến Việt Nam và quốc gia Đại Việt đã minh chứng nhận định này của nhà sư Viên Chiếu và nhà vua Trần Thái Tông..
- Xu hướng vận động của Phật giáo và Nho giáo ở Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV dưới các triều đại phong kiến Lý, Trần và Lê sơ là, nếu địa vị của Phật giáo ngày càng suy giảm, phạm vi ảnh hưởng và vai trò của nó đối với đời sống xã hội và con người ngày càng thu hẹp, thì địa vị, ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo ngày càng gia tăng, phạm vi kiểm soát của nó ngày càng sâu rộng.
- Đến thời Lê sơ (nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì), Nho giáo đã ở địa vị độc tôn.
- Nếu ở thời Lý, thời Trần, Phật giáo là Quốc giáo, là tôn giáo của triều đình, thì đến thời Lê sơ, địa vị và vai trò ấy phải nhường cho Nho giáo.
- Nếu như ở thời Lý, thời Trần, Phật giáo là thành tố của hệ tư tưởng Nho - Phật Lão, thì đến thời Lê sơ, Nho giáo là hệ tư tưởng độc tôn của Nhà nước phong kiến và chi phối, kiểm soát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội, là cơ sở lý luận chủ yếu mà nhà.
- vua, Nhà nước phong kiến vận dụng để phát triển bộ máy nhà nước, đặt ra và thực thi đường lối cai trị, quản lý xã hội, xây dựng nền giáo dục khoa cử, xây dựng và thực thi pháp luật, v.v...
- Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, Phật giáo và Nho giáo đã có ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người.
- Trong đó, ảnh hưởng và vai trò của Phật giáo và Nho giáo thể hiện ở ba lĩnh vực chủ yếu: định ra và thực thi đường lối cai trị, quản lý xã hội.
- Thứ nhất: Tư tưởng Nho giáo và Phật giáo là cơ sở lý luận, căn cứ chủ yếu để định ra và thực thi đường lối cai trị, quản lý xã hội..
- Chỉ khi xuất hiện triều đại nhà Lý, thì Phật giáo và Nho giáo mới được lựa chọn và sử dụng làm hệ tư tưởng thống trị, quản lý đất nước.
- Các ông vua, các triều đại phong kiến Việt Nam sau đó đã tiếp thu, vận dụng tư tưởng Phật giáo và Nho giáo vào việc định ra đường lối cai trị, quản lý xã hội một cách nhất quán, ổn định và lâu dài..
- Tư tưởng Phật giáo và Nho giáo, trước hết là một học thuyết đạo đức.
- Nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV đã vận dụng tư tưởng đạo đức của Phật giáo và chủ yếu của Nho giáo để định ra đường lối cai trị dựa trên những nội dung cơ bản, những chuẩn mực, nguyên tắc và quy phạm đạo đức của hai học thuyết này.
- Một là, nhà vua đã vận dụng và kết hợp tư tưởng Phật giáo với Nho giáo để xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến cho riêng mình và triều đại mình..
- Tất cả những tư tưởng đó đều nhằm đảm bảo một nguyên tắc bất di bất dịch là bảo vệ địa vị thống trị và lợi ích của nhà vua, của giai cấp phong kiến.
- Hai là, vận dụng các tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo là căn cứ chủ yếu để định ra và thực thi đường lối cai trị, quản lý xã hội..
- Những quan niệm trên đây của Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn cũng là nội dung và mục đích của đường lối trị nước của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV.
- Trong thời kỳ Bắc thuộc, lĩnh vực giáo dục ở nước ta do phong kiến phương Bắc tổ chức, quản lý.
- mục đích giáo dục là để bổ sung vào bộ máy nhà nước đô hộ phương Bắc tại Việt Nam.
- Nội dung dạy học chủ yếu là những giáo lý, giáo luật của Phật giáo..
- Tuy nhiên, nhằm xây dựng Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền thì không thể chỉ dựa vào Phật giáo, vào nền giáo dục Phật học, mà phải chủ yếu xây dựng và mở rộng nền giáo dục - khoa cử có hệ thống, có lý luận chặt chẽ và có tính thực tiễn.
- Ở Việt Nam lúc bấy giờ đó chỉ có thể là nền giáo dục - khoa cử Nho học, vì tư tưởng giáo dục là một trong những nội dung chủ yếu của Nho giáo, hay nói một cách khác, Nho giáo là một hệ thống triết lý về giáo dục với nhiều nội dung chủ yếu, như mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp giáo dục và vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội và con người.
- Do vậy, đến nửa cuối thế kỷ XI, với việc lựa chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng, làm “bệ đỡ”.
- chính trị, các nhà vua và triều đại phong kiến đầu triều Lý đã chính thức lựa chọn Nho giáo làm cơ sở lý luận căn bản nhất để xây dựng và triển khai nền giáo dục - khoa cử, coi giáo dục - khoa cử là phương thức chủ yếu nhất để đào tạo nhân tài và tuyển.
- chọn quan lại bổ sung vào bộ máy nhà nước phong kiến ở các cấp, các cơ cấu chính quyền.
- Việc truyền bá Nho giáo ngày càng sâu rộng và có hiệu quả.
- Nho học và tư tưởng giáo dục theo Nho học được Nhà nước phong kiến vận dụng vào việc hình thành và phát triển nền giáo dục ở nước ta từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV thể hiện ở các phương diện chủ yếu sau đây:.
- Một là, tư tưởng Nho giáo là căn cứ, là cơ sở lý luận chủ yếu để xác định mục đích đào tạo và tuyển lựa nhân tài..
- “Phú nhi hậu giáo” của Nho giáo và “Con đường tìm người tài giỏi, trước hết là khoa mục” 7 , các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê sơ đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực giáo dục - khoa cử, đều coi công việc này gắn liền với sự thịnh suy, hưng vong, thành bại của chế độ, của quốc gia.
- Nhìn tổng thể, mục đích giáo dục theo tư tưởng Nho giáo là dạy đạo lý làm người để nhằm tạo ra những con người luôn suy.
- Thông qua giáo dục, khoa cử để đào tạo ra đội ngũ nhân tài - trí thức theo lý tưởng tu - tề - trị - bình của Nho giáo cho xã hội, cho Nhà nước phong kiến.
- để đào tạo đội ngũ quan lại và bộ máy nhà nước có trí thức, có đạo đức.
- Điều này cho thấy rằng, dưới triều Lý và đầu triều Trần, Nhà nước phong kiến chưa thực sự quan tâm nhiều đến lĩnh vực giáo dục - khoa cử.
- Ngoài phương thức khoa cử Nho học, Nhà nước phong kiến còn bằng các phương thức khác, như tiến cử (cầu hiền), nhiệm tử…, nhưng đòi hỏi người được bổ dụng phải tri túc Nho học và phải có đạo đức..
- Hai là, tư tưởng Nho giáo là căn cứ chủ yếu để xác định yêu cầu, tiêu chuẩn cơ bản.
- Tuy vậy, một trong những hạn chế lớn nhất của nền giáo dục - khoa cử nước ta thời phong kiến là người phụ nữ không được đi học, đi thi trong hệ thống nhà trường và hệ thống thi cử.
- Người phụ nữ chỉ học Nho giáo ở trong gia đình với mục đích là để dễ bị “sai khiến”, để làm tròn cái đạo làm vợ, làm con trong gia đình mà thôi..
- Ba là, Nho giáo là căn cứ chủ yếu để xác định nội dung dạy, học và thi cử..
- Cả Phật giáo và Nho giáo chủ yếu là học thuyết đạo đức.
- Nội dung kinh sách của Phật giáo, Nho giáo là những chuẩn mực, quy phạm đạo đức để điều chỉnh suy nghĩ, tư duy và hành động của con người đối với.
- Các tài liệu phục vụ cho việc dạy, học và thi (sách Nhập môn và sách Kinh điển) được Nhà nước phong kiến ban hành chủ yếu là những tri thức về đạo đức, phương thức tu dưỡng đạo đức, cách thức ứng xử có đạo đức trong các mối quan hệ xã hội của con người và những tri thức cùng kinh nghiệm, bài học cần thiết cho nhà vua, các quan lại trong việc trị nước, an dân theo đường lối “Đức trị”..
- Nội dung thi để chọn nhân tài, lựa chọn quan lại trong các kỳ thi Hương, Hội, Đình còn đòi hỏi người thi không chỉ có tri thức Nho học và Phật học (trong kỳ thi Tam giáo), mà còn phải có năng lực vận dụng những tri thức ấy, nhất là tri thức về đạo đức để đánh giá thời cuộc, đạo trị nước, chính sách của nhà vua và trong việc giúp nhà vua, nhà nước cai trị, quản lý xã hội, v.v...
- Tuy nhiên, do việc quá đề cao đạo đức, vai trò của đạo đức trong tư tưởng của Nho giáo nên một trong những hạn chế lớn nhất của nền giáo dục - khoa cử Nho học ở nước ta trong thời gian này (và cả các giai đoạn sau này) là không dạy tri thức về khoa học tự nhiên, phương pháp làm nghề nông, thủ công nghiệp và buôn bán....
- Như vậy, trong các thời Lý, Trần, Lê sơ, Phật giáo và chủ yếu là Nho giáo đã được Nhà nước phong kiến sử dụng như là cơ sở lý luận, căn cứ chủ yếu để hình thành và triển khai nền giáo dục - khoa cử.
- người hiền tài là “nguyên khí của quốc gia”, Nhà nước phong kiến đã xác lập nền giáo dục - khoa cử và tạo ra truyền thống.
- Xét đến cùng, một trong những mục đích chủ yếu của pháp luật cũng là giáo dục đạo đức, trách nhiệm về mặt đạo đức của con người đối với con người, với cộng đồng, giữa cá nhân với Nhà nước, giữa Nhà nước với cá nhân và các cộng đồng xã hội khác.
- Để cai trị, quản lý xã hội và đặc biệt là trừng trị những thế lực chống đối, Nhà nước phong kiến dưới các triều đại này đã sử dụng những hình phạt hết sức tàn bạo, hết sức tuỳ tiện, hết sức phi nhân, phi đức.
- Pháp luật ở nước ta thời phong kiến chỉ được hình thành từ triều Lý với sự ra đời bộ Hình thư vào năm 1042.
- Sự hình thành pháp luật và sự ra đời bộ Hình thư là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta lúc bấy giờ và đáp ứng yêu cầu của nhà vua trong việc xây dựng Nhà nước có điển chương, pháp độ, trong việc quản lý xã hội, duy trì trật tự, kỷ cương xã hội, phát triển đất nước về mọi mặt.
- Ngoài bộ Hình thư, đến đời Trần có bộ Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Trần triều luật lệ) ban hành vào năm 1341 (dưới thời vua Trần Dụ Tông trị vì), thời Lê sơ có bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) ban hành vào năm 1483 (dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì) 8 cùng nhiều chiếu, dụ, lệnh, huấn điều đã hình thành về cơ bản nền pháp luật Việt Nam thời phong kiến..
- Các triều đại Lý, Trần, Lê sơ đã vận dụng nhiều nội dung trong Phật giáo, Nho giáo để hình thành và hướng dẫn việc thực thi các bộ luật này nói riêng, nền pháp luật nói chung..
- Tư tưởng khoan dung, nhân từ, độ lượng… của Phật giáo được vận dụng để hình thành và hướng dẫn thi hành bộ luật này.
- “Đức trị” của Nho giáo.
- của Nho giáo cũng là căn cứ để hình thành và hướng dẫn thi hành bộ luật này..
- Nhưng từ nội dung của bộ luật và nhiều văn bản dưới luật khác cũng cho thấy rất rõ rằng, tư tưởng Nho giáo đã ảnh hưởng và chi phối nhiều nội dung cơ bản của bộ luật này..
- Khác với hai bộ luật trước đó, Nho giáo với tất cả những nội dung cơ bản, tính chất hai mặt của nó là cơ sở, căn cứ chủ yếu hình thành bộ luật..
- Theo đó, các tư tưởng tôn quân, tôn quân quyền, Tam cương, Ngũ thường, chính danh, đẳng cấp, thân dân, an dân cùng những chuẩn mực, quy phạm đạo đức khác của Nho giáo được vận dụng để hình thành bộ luật và hướng dẫn thi hành bộ luật..
- Theo đó, tất cả những hành động vi phạm các chuẩn mực, quy phạm đạo đức của Nho giáo là vi phạm pháp luật và bị pháp luật trừng trị.
- phong kiến khác).
- Tất nhiên, không chỉ Nho giáo (dù là chủ yếu), mà cả Phật giáo và nhiều phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc cũng là những căn cứ, cơ sở để hình thành nhiều điều luật của bộ luật này.
- Và chính những cơ sở, căn cứ này làm cho bộ Quốc triều hình luật có nhiều yếu tố dân chủ, nhân đạo và giảm thiểu tính chất khắc nghiệt, cứng nhắc vốn có của Nho giáo và của pháp luật nói chung..
- Cùng với giáo dục, pháp luật là công cụ chủ yếu để nhà vua, Nhà nước phong kiến sử dụng vào việc củng cố địa vị, uy quyền tuyệt đối của mình, để truyền bá và bảo vệ hệ tư tưởng thống trị và nhằm nhiều mục đích chính trị khác.
- Qua phân tích cho thấy, tư tưởng Phật giáo và Nho giáo được nhà vua, Nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV vận dụng để hình thành và thực thi pháp luật nói riêng và phát triển đất nước nói chung..
- Một số tư tưởng, quan niệm về nhà nước được đề cập đến trong nhiều hệ thống triết học phương Đông chỉ với tư cách là những căn cứ, cơ sở để vận dụng vào việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện bộ máy nhà nước, định.
- Tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo cũng như sự vận dụng nó vào quá trình xây dựng, phát triển Nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV là một minh chứng cho nhận định trên của chúng tôi..
- Xem: Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn (biên soạn): Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 1, Nxb.
- Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 1, Nxb.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt