« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘT BIẾN ĐIỂM C1032T TRÊN GEN IGFBP2 TRÊN CÁC TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT THỊT Ở GÀ TÀU VÀNG


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘT BIẾN ĐIỂM C1032T TRÊN GEN IGFBP2 TRÊN CÁC TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT THỊT.
- These results suggested that genotype CC of the IGFBP2 candidate gene could be considered as a SNP-assisted maker for carcass traits in Tàu Vàng chicken..
- Keywords: Tàu Vàng chicken, IGFBP2 gene, meat yield traits, association.
- Title: Effects of C1032T single nucletotide popymorphim of the IGFBP2 gene on meat yield traits in Tàu Vàng chicken.
- Mục tiêu của nghiên cứu là để phân tích mối liên kết đa hình C1023T gen IGFBP2 với các tính trạng về năng suất thịt gà.
- Vì vậy, 152 con gà Tàu Vàng từ hai dòng khác nhau (CTU-LA01 và CTU-BT01) được đưa vào thử nghiệm, sử dụng thức ăn của Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên kết có ý nghĩa thống kê giữa các kiểu gen C1032T với các tính trạng về dài thân, dài cổ và khối lượng đùi (p<0,05).
- Đa hình này không ảnh hưởng đến các tính trạng năng suất thịt khác.
- Bên cạnh đó, sự khác nhau có ý nghĩa được tìm thấy đối với tính trạng về khối lượng mỡ bụng (p=0,019) và tỷ lệ mỡ bụng (p=0,014) trong mối tương tác gữa kiểu gen và dòng trống..
- Nhìn chung, những gà mang kiểu gen CC có năng suất thịt cao hơn gà mang hai kiểu gen còn lại CG và GG..
- Kiểu gen CC có thể được xem như một marker di truyền cho tính trạng về năng suất thịt ở gà giống Tàu Vàng..
- Từ khóa: gà Tàu Vàng, gen IGFBP2, năng suất thịt, liên kết.
- Insulin-like growth factors (IGF) là một trong những yếu tố điều hòa cho sự phát triển, tổng hợp protein, sự tăng sinh và biệt hóa ở tế bào (cell proliferation and differentiation) (King và Scanes, 1986.
- Scanes et al., 1999).
- protein 3 (IGFBP3) là thành phần chính có khả năng hoạt động tốt trong điều kiện sinh lý tuần hoàn kém cỏi (Jones và Clemmons, 1995), nhưng IGFBP2 lại là yếu tố nhạy cảm với protein khẩu phần và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình điều chỉnh sự phát triển ở gia súc đa vị và gà (Kita et al., 2002.
- Lee et al., 2005).
- Cấu trúc của gen IGFBP2 được bảo tồn giữa các loại động vật hữu nhũ và loài chim (Ehrenborg et al., 1991.
- Schoen et al., 1995).
- Gen IGFBP2 ở gà dài khoảng 38 kb và tọa lạc trên nhiễm sắc thể số 7 (Schoen et al., 1995).
- Gen này gồm 4 exon ngắn và 3 intron dài, mã hóa 275 axit amin và được điều hòa bởi hormon tăng trưởng (Schoen et al., 1995).
- Biểu hiện chính của gen IGFBP2 ở gà được tìm thấy ở các mô như gan, cơ, thận, tim, buồng trứng, não, ruột và những mô khác (Schoen et al., 1995).
- Sự biểu hiện của IGFBP2 cũng khác nhau trong những tác động khác biệt về dinh dưỡng (Nagao et al., 2001).
- Đột biến gen được biết như là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển mà và dịch mã và vì thế có ảnh hưởng đến chức năng của protein được mã hóa bởi gen đó.
- Có đến 35 đột biến điểm đã được nhận diện trong chuỗi nucleotide dài 3,578 bp của gen IGFBP2 từ các quần thể gà Leghorn, White Recessive Rock, Taihe Silkies, và Xinghua (Nie et al., 2005).
- Một vài đột biến và haplotype cũng đã được nhận diện là có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và năng suất thịt ở gà (Lei et al., 2005.
- Li et al., 2006).
- Trong nghiên cứu này, đột biến điểm C1032T được chọn để phân tích và đánh giá mối quan hệ đa hình di truyền với các tính trạng về năng suất thịt ở gà Tàu Vàng..
- Nghiên cứu được thực hiện trên 152 con gà Tàu Vàng thuộc 2 dòng CTU-LA01 (n=84) và CTU-BT01 (n=68).
- Tất cả gà được nuôi trong lồng cá thể trong giai đoạn 6-13 tuần tuổi cho đến khi giết thịt (Đỗ Võ Anh Khoa, 2012) để đo lường các tính trạng khảo sát về năng suất thịt như: khối lượng sống (KL S.
- khối lượng sau cắt tiết (KL SCT.
- khối lượng sau nhổ lông (KL SNL.
- dài thân (DT), dài cổ (DC), góc ngực (GN), sâu ức (SU), dài ức (DU), dài đùi (DD), cao bàn chân (CBC), khối lượng thân thịt (KL TT.
- khối lượng mỡ bụng (KL MB.
- cao đầu (CD), rộng đầu (RD), khối lượng cổ (KL C.
- khối lượng lòng (KL L.
- khối lượng dạ dày (KL DD.
- khối lượng tim (KLT), khối lượng gan (KL G.
- khối lượng ức (KL U.
- khối lượng thịt ức (KL TU.
- khối lượng da ức (KL DU.
- khối lượng xương ức (KL XU.
- khối lượng đùi (KL D.
- khối lượng thịt đùi (KL TD.
- khối lượng da đùi (KL DD.
- khối lượng xương đùi (KL XD ) và khối lượng bàn chân (KL BC.
- Các chỉ tiêu khảo sát và phương pháp tính tỉ lệ theo mô tả của Đỗ Võ Anh Khoa et al.
- DNA được trích từ mẫu mô cơ ức/đùi bằng phương pháp ethanol-chloroform (Đỗ Võ Anh Khoa et al., 2012a).
- Đa hình di truyền tại đột biến điểm C1032T đã được phát hiện trên exon 2 nhờ vào sự nhận diện của enzyme giới hạn Eco72I và kỹ thuật PCR-RFLP (Đỗ Võ Anh Khoa et al., 2012a).
- Đột biến điểm này cũng đã được nhận diện trong các nghiên cứu trước đây (Li et al., 2006.
- Lei et al., 2005)..
- ij (µ là trung bình chung, A i là ảnh hưởng của kiểu gen (i=1-3), B j là ảnh hưởng của giới tính hoặc dòng trống (j=1-2), (A*B) ij là tương tác giữa kiểu gen và giới tính hoặc dòng trống.
- 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của kiểu gen.
- Nghiên cứu đã phát hiện đột biến C1032T (Genbank: AY 326194) trên intron 2 được nhận diện bằng enzyme phân cắt giới hạn giới hạn Eco72I (sau đây được gọi tắt là đột biến Eco hay kiểu gen Eco), có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về dài thân, dài cổ và khối lượng đùi (p<0,05).
- Những gà mang kiểu gen đồng hợp tử CC có dài thân, dài cổ và khối lượng đùi cao hơn gà mang kiểu gen dị hợp CG và đồng hợp GG (Bảng 1).
- Điều này ngụ ý rằng, alen C đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát các tính trạng này, đặc biệt là khối lượng đùi.
- Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng khối lượng đùi có thể được quyết định bởi khung xương và chiều dài đùi.
- Vì vậy, mối tương quan giữa các tính trạng này sẽ được phân tích trong những nghiên cứu sau..
- Ngoài ra, sự khác biệt gần có ý nghĩa thống kê giữa các kiểu gen về các chỉ tiêu KL s (p=0,088), KL SCT (p=0,094), DD (p=0,061), KL TD (p=0,058), KL DD (p=0,055), KL BC (0,078).
- Nghiên cứu của Lei et al.
- (2005) cũng đã chỉ ra sự ảnh hưởng của đa hình C1032T đến khối lượng của gà lúc mới nở, khối lượng gà 1-4 tuần tuổi nhưng không ảnh hưởng đến khối lượng 35-90 ngày tuổi.
- Bên cạnh đó Li et al.
- (2006) cũng cho rằng đa hình này có ảnh hưởng đến khối lượng sống 1-12 tuần tuổi, trong đó gà mang kiểu gen CC luôn cho khối lượng cao nhất qua các giai đoạn so với các kiểu gen còn lại.
- Điều này cũng thấy rõ trên quần thể gà Tàu Vàng mặc dù sự khác nhau về khối lượng sống giữa các kiểu gen chỉ dừng lại ở mức gần có ý nghĩa thống kê (p=0,088) và kiểu gen CC cũng tỏ ra nổi trội hơn về tính trạng này..
- Ngoài ra, sự khác biệt về đa hình Eco với các tính trạng mỡ bụng và khung xương cũng được tìm thấy ở dòng F2 White Recessive Rock x Xinghua.
- Gà mang kiểu gen CC có khối lượng mỡ bụng cao nhất, trong khi giá trị cao nhất về khung xương thì thuộc về gà mang kiểu gen TT (Lei et al., 2005).
- Khuynh hướng biểu hiện khối lượng mỡ bụng giữa các kiểu gen ở gà Tàu Vàng cũng giống như kết quả nghiên cứu của Lei et al.
- (2005) mặc dù không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê..
- Thêm vào đó, khối lượng xương đùi và cao bàn chân ở gà CC cao hơn gà CT và TT.
- Điều này có thể rút ra rằng, những gà cao chân sẽ cho khối lượng đùi lớn..
- DeKoning et al.
- Bảng 1: Ảnh hưởng của kiểu gen Eco lên tính trạng năng suất thịt.
- KL mỡ bụng, g Tỉ lệ mỡ bụng.
- KL: khối lượng, TLKL: tỉ lệ khối lượng, Các chữ a,b,c trên cùng một hàng giống nhau thể hiện sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
- Tóm lại: tại điểm đột biến Eco, gà mang kiểu gen CC có năng suất thịt tốt nhất, và alen C có tiềm năng để cải tiến năng suất thịt ở gà Tàu Vàng.
- Vì vậy, tăng tỉ lệ kiểu gen CC trong quần thể gà Tàu Vàng sẽ giúp nâng cao năng suất thịt cũng như khả năng sản xuất của gà Tàu Vàng, một trong những giải pháp kỹ thuật hữu hiệu nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi..
- 3.2 Ảnh hưởng giữa tương tác gen và giới tính.
- Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về sự tương tác giữa kiểu gen và giới tính lên các tính trạng về năng suất thịt ở gà Tàu Vàng.
- Sự khác biệt gần có ý nghĩa thống kê được tìm thấy ở tính trạng về tỷ lệ khối lượng sau nhổ lông (p=0,075) và tỷ lệ khối lượng ức (p=0,099) (Bảng 3)..
- Bảng 2: Ảnh hưởng của kiểu gen Eco lên tính trạng năng suất thịt dòng trống.
- Tỉ lệ mỡ bụng.
- 3.3 Ảnh hưởng của dòng trống.
- Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các tính trạng dài đùi (CC>CT>CT) (p=0,048), tỷ lệ khối lượng ức (TT>CT>CC) (p=0,038) và khối lượng da đùi giữa những gà trống có kiểu gen Eco khác nhau.
- Trong khi đó, các chỉ số đo về khối lượng thân thịt (p=0,066), khối lượng đùi (p=0,06) và khối lượng thịt đùi (p=0,07) có sự khác biệt gần có ý nghĩa thống kê giữa các kiểu gen.
- Khối lượng thân thịt ở gà trống CC cũng nặng hơn gà trống CT và TT.
- Tuy nhiên, gà trống CC lại có tỉ lệ khối lượng ức nhỏ nhất nhưng thịt ức lại nhiều hơn (Bảng 2).
- Kiểu gen CC có thể nhận diện như một marker SNP cho tính trạng về năng suất thịt ở gà trống giống Tàu Vàng..
- Khảo sát sự tương tác giữa kiểu gen Eco và dòng gà trống nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng mỡ bụng (p=0,019) và tỷ lệ mỡ bụng (p=0,014).
- Những con gà trống CTU-BT01 mang kiểu gen CC có số đo về khối lượng mỡ bụng và tỷ lệ mỡ bụng cao nhất (Bảng 4)..
- Nghiên cứu đã xác lập được mối liên kết đa hình di truyền tại đột biến điểm C1032T với một số tính trạng về năng suất thịt ở gà Tàu Vàng như dài thân, dài cổ và khối lượng đùi (p<0,05).
- Kiểu gen CC được nhận diện như là yếu tố quan trọng trong kiểm soát các tính trạng về năng suất thịt.
- Tuy nhiên, cần thiết lập các thí nghiệm trong điều kiện và trạng thái dinh dưỡng khác nhau để hiểu rõ hơn về vai trò và chức năng của gen IGFBP2 về sự biểu hiện đối với những tính trạng này..
- Đặc điểm sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Tàu Vàng..
- Đa dạng di truyền gen Insulin-Like Growth Factor Binding Protein 2 trên gà.
- Năng suất thịt gà Tàu Vàng.
- Structure and localization of the human insulin-like growth factorbinding protein 2 gene.
- Insulin-like growth factors and their binding proteins:.
- Serum insulin-like growth factor binding protein profiles in postmenopausal women: Their correlation with bone mineral density.
- polymorphisms of the chicken insulin-like factor binding protein 2 gene associated with chicken growth and carcass traits.
- Identification of a single nucleotide polymorphism of the insulin-like growth factor binding protein 2 gene.
- Insulin administration suppresses an increase in insulin-like growth factor binding protein-2 gene expression stimulated by fasting in the chicken