« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc điểm cấu trúc định danh của tên gọi các loài chim trong tiếng Hán và tiếng Việt


Tóm tắt Xem thử

- Tên gọi các loài chim đã thể hiện một cách sâu sắc phương thức tư duy, tâm lý văn hoá của hai dân tộc.
- Vấn đề định danh đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về định danh trong các trường từ vựng - ngữ nghĩa cụ thể như trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật, tên gọi thực vật, tên gọi bộ phận cơ thể người, tên gọi các món.
- ăn, đồ uống v.v...Tên gọi các loài chim mặc dù ít nhiều cũng đã được đề cập đến trong quá trình nghiên cứu của nhiều thế hệ khi tìm hiểu về thế giới động vật nói chung, nhưng cho đến nay chưa từng được khảo sát độc lập về cấu trúc định danh, càng chưa có công trình nào so sánh cấu trúc định danh của tên gọi các loài chim giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
- Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tên gọi các loài chim trong những từ điển uy tín nhất trong cả hai ngôn ngữ, gồm tiếng Hán là Đại từ điển tiếng Hán (汉语大词典) do Luo Zhufeng ( 罗竹 风) chủ biên v à Từ điển Hán ngữ hiện đại phiên bản số 5 ( 《现代汉语词典》第六版.
- Kết quả, chúng tôi đã thu thập được 652 tên gọi các loài chim tiếng Hán và 318 tên gọi các loài chim tiếng Việt.
- Bài viết kế thừa quan điểm của tác giả Nguyễn Thế Truyền khi cho rằng “một sự vật có thể có nhiều tên gọi: tên gọi chính thức, tiếng lóng, biệt ngữ, tên gọi phổ thông, tên gọi địa phương, tên gọi thông thường, danh pháp khoa học, tên gọi nguyên thuỷ, tên gọi hiện.
- CÁC LOÀI CHIM TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT.
- Các loài chim có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của người Trung Quốc cũng như người Việt Nam.
- Bài viết khảo sát 652 tên gọi các loài chim trong tiếng Hán và 318 tên gọi các loài chim trong tiếng Việt, và phân tích những điểm giống và khác nhau về đặc điểm cấu trúc định danh của tên gọi các loài chim trong hai ngôn ngữ.
- Những tên gọi này chủ yếu cấu tạo theo phương thức ghép chính phụ, bao gồm yếu tố chỉ loại và yếu tố khu biệt.
- Trong bài viết này, chúng tôi chỉ khảo sát loại tên gọi thông thường có tính chất phổ thông và chính thức của các loài chim..
- Mô hình cấu trúc của tên gọi các loài chim trong tiếng Hán và tiếng Việt.
- Do tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (hay phân tích tính), nên một lợi thế của người nghiên cứu là có thể quan sát và nhận diện cấu trúc định danh của tên gọi ngay trên phương diện hình thái học.
- Vị trí của yếu tố chỉ loại và yếu tố khu biệt trong tên gọi của các ngôn ngữ khác nhau do sự chi phối của đặc thù quy tắc ngữ pháp.
- Với tiếng Việt, yếu tố chỉ loại thường là yếu tố tố thứ nhất, yếu tố khu biệt thường là yếu tố thứ hai trong tên gọi.
- Yếu tố chỉ loại trong tên gọi các loài chim trong tiếng Hán và tiếng Việt.
- Bài viết sử dụng mô hình phân loại động vật 4 bậc (tổng loại - họ - giống - loài) của D.Thomas (dẫn theo Lê Thị Thanh Huyền, 2009), để xác định yếu tố chỉ loại của tên gọi loài chim trong tiếng Hán và tiếng Việt.
- Theo đó, sự thể hiện 4 cấp bậc phân loại trong tên gọi loài vật có thể ở dạng hiện hoặc ẩn.
- Yếu tố chỉ loại của tên gọi các loài chim thuộc cấp độ họ hoặc giống..
- Có 55/652 (chiếm 8.4%) tên gọi sử dụng tên chỉ loại 鸟 điểu..
- Trong đó, ngoài các tên gọi chung cho một nhóm chim nào đó, ví dụ: 水 鸟thuỷ điểu (các loài chim nước), 候 鸟hậu điểu (các loài chim di cư), 留 鸟lưu điểu (các loài chim định cư), 害 鸟hại điểu (các loài chim có hại), 益 鸟ích điểu(các loài chim có ích), 瑞 鸟thuỵ điểu (các loài chim báo điềm lành), 国 鸟quốc điểu (loài chim tiêu biểu của một quốc gia) v.v.
- còn là tên gọi riêng của một số loài chim, chẳng hạn:.
- Có 24/652 (chiếm 3.7%) tên gọi sử dụng yếu tố chỉ loại 禽 cầm.
- Trong đó, đại bộ phận là tên gọi chung cho một nhóm chim nào đó, ví dụ như: 鸣 禽minh cầm (loài chim có tiếng hót hay), 飞 禽phi cầm (loài chim có khả năng bay lượn), 家 禽 gia cầm (loài chim được thuần hoá thành vật nuôi trong nhà), 涉 禽thiệp cầm (loài chim có khả năng lội nước, chuyên kiếm ăn ở vùng nước nông) v.v.
- chỉ có số ít (5/24) là tên gọi riêng của một số loài, chẳng hạn.
- như 仪 禽nghĩa cầm là tên gọi khác của chim phượng hoàng, 仙 禽tiên cầm là tên gọi khác của chim hạc..
- Có 31/318 (chiếm 9.7%) tên gọi sử dụng yếu tố chỉ loại chim..
- Trong đó, ngoài tên gọi chung cho một nhóm chim nào đó, chẳng hạn: chim di cư, chim định cư, chim kí sinh tổ, chim lang thang v.v.
- là tên gọi riêng của một số loài chim, chẳng hạn:.
- Có 5/318 (chiếm 1.6%) tên gọi sử dụng yếu tố chỉ loại cầm.
- Trong đó, đa phần là tên gọi chung, chẳng hạn: gia cầm, thuỷ cầm, mãnh cầm v.v.
- chỉ có 1 tên gọi sâm cầm là tên gọi riêng của loài chim lông đen, mỏ trắng, sống ở vùng sông hồ thuộc phương Bắc, trú đông ở phương Nam, thịt ngon và thơm được ví như “sâm”.
- Chỉ có 2/318 (chiếm 0.6%) tên gọi sử dụng yếu tố chỉ loại điểu, gồm ác điểu chỉ các loài chim dữ hay ăn thịt muông thú khác và đà điểu chỉ loài chim to sống ở vùng nhiệt đới, cổ dài, chân cao, chạy nhanh.
- Sở dĩ yếu tố chỉ loại chim chiếm số lượng nhiều hơn hẳn hai yếu tố chỉ loại còn lại có lẽ bởi chim là từ thuần Việt (cầm và điểu đều là âm Hán Việt), là lựa chọn đầu tiên cho tên gọi của các loài chim bản địa..
- Đáng lưu ý là xét về hình thức cấu tạo những tên gọi riêng trong cả hai ngôn ngữ, yếu tố chỉ họ (từ 鸟 điểu, 禽 cầm, chim, cầm) bắt buộc phải xuất hiện, do yếu tố khu biệt đứng sau là các thực từ, khi hoạt động độc lập chúng có thể chiếu vật đến nhiều sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái không phải là chim.
- Ví dụ, trong tiếng Hán, tên gọi 啄木 鸟 trác mộc điểu (chim gõ kiến) nếu không có thành tố điểu thì sẽ trở thành các động từ diễn tả hoạt động gõ vào thân cây.
- Tên gọi 几维鸟 cơ duy điểu (chim kiwi) nếu không có thành tố điểu thì là sự dịch âm đơn thuần từ tiếng Anh sẽ gây khó hiểu cho người tiếp nhận.
- Tên gọi 仪禽 nghĩa cầm nếu không có thành tố cầm đứng sau thì sẽ được hiểu là một phẩm chất.
- Tên gọi 仙禽 tiên cầm nếu không có thành tố cầm đứng sau thì sẽ được hiểu sang một đối tượng hoàn toàn khác là tiên (nhân vật thần thoại đẹp và có phép màu nhiệm) v.v....
- Hay như trong tiếng Việt, các tên gọi chim thằng chài, chim thầy bói, chim khách, nếu bỏ từ chim (yếu tố chỉ họ) đi, thì thằng chài, thầy bói, khách sẽ trở thành các danh từ chỉ người..
- Các tên gọi: chim lợn, chim sâu nếu không có thành tố chim đứng trước thì sẽ được hiểu là tên của các loài động vật khác như lợn, sâu.
- Các tên gọi chim ngói, chim khuyên nếu lược bớt từ chim cũng đổi nghĩa thành tên các đồ vật, sự vật.
- Các tên gọi chim chích, chim sẻ, chim gáy, chim cút, chim báo bão nếu không có thành tố chim thì sẽ trở thành các động từ diễn tả hoạt động như chích, sẻ, gáy, cút, báo bão..
- chứng tỏ sự chi tiết, cụ thể của tên gọi các loài chim trong cả hai ngôn ngữ..
- Một điểm khác biệt khá thú vị giữa tiếng Hán và tiếng Việt, đó là trong khi tiếng Việt chấp nhận việc thêm yếu tố chỉ họ chim vào đằng trước các tên gọi cụ thể đã được định danh bằng giống, ví dụ: chim bồ câu nâu, chim bồ nông chân xám, chim cu cườm, chim rẽ lưng đen, chim sả lùn v.v...để trở thành những tên gọi có 2 yếu tố chỉ loại, cả yếu tổ chỉ loại cấp độ họ và yếu tố chỉ loại cấp độ giống thì tiếng Hán lại không thể tồn tại những kết hợp như vậy.
- Các chữ Hán chỉ tên gọi các loài chim thường có bộ thủ 鸟 hoặc 隹 đứng.
- Chính vì thế, mặc dù không sử dụng các từ chỉ loại chung 鸟 điểu, 禽 cầm nhưng các tên gọi riêng của các loài chim vẫn được dễ dàng nhận diện bởi lợi thế độc đáo này của chữ Hán so với các loại hình chữ viết phiên âm khác (như tiếng Việt, tiếng Anh).
- Yếu tố khu biệt trong tên gọi các loài chim trong tiếng Hán và tiếng Việt.
- Trong phần này, bài viết đã kế thừa những nhận định của tác giả Nguyễn Đức Tồn về mức độ tính rõ lý do của tên gọi và đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định danh động vật..
- Theo đó, “mọi tên gọi của sự vật hiện tượng đều có lý do- đó là lý do chủ quan hoặc khách quan, chỉ có điều chúng ta đã tìm ra, đã rõ lý do ấy hay chưa mà thôi” (Nguyễn Đức Tồn, 2008).
- Để tìm hiểu cơ sở định danh tên gọi các loài chim, chúng ta chỉ có thể dựa vào những tên gọi thuần Hán hoặc thuần Việt có thể thấy rõ lý do, tức là dựa vào hình thái bên trong của tên gọi.
- Theo thống kê, có 420 tên gọi tiếng Hán và 193 tên gọi tiếng Việt là rõ lý do.
- Các tên gọi chưa rõ lý do, ngoài tên gọi ngoại lai phiên âm từ tiếng nước ngoài (ví dụ 几维鸟 cơ duy điểu trong tiếng Hán và chim kiwi trong tiếng Việt), phần lớn là những tên gọi đơn âm tiết (ví dụ: 鹎 bi, 鹇 nhàn, 鹮 hoàn, 鸫 đông trong tiếng Hán hay cò, dẽ, sả, mòng v.v.
- trong tiếng Việt.
- Những tên gọi đơn âm tiết này cực kỳ quan trọng, vì chúng gắn liền với vốn từ cơ bản và thường cũng là tên gọi nguyên thuỷ của một sự vật.
- Nhưng trong thời điểm hiện nay và với các nghiên cứu đồng đại, muốn đối chiếu loại tên gọi này giữa hai ngôn ngữ cần có một khoảng thời gian nhất định để tra cứu các thư tịch liên quan đến từ nguyên.
- Ngoài ra, trong tiếng Hán còn có một lượng không nhỏ tên gọi (60 tên gọi chiếm 9.2%) được định danh theo lối gián tiếp, tức định danh theo lối ẩn dụ, hoán dụ, hoặc các điển cố văn học, chúng tôi tạm.
- Trong thống kê của chúng tôi, tiếng Việt không có những tên gọi kiểu này chứng tỏ sự hoa mỹ, công phu cầu kì trong việc lựa chọn từ ngữ để đặt tên cho các loài chim của người Trung Quốc..
- Sau đây là những dấu hiệu đặc trưng của các loài chim đã được người Trung Quốc và người Việt Nam chọn làm cơ sở định danh..
- Các dấu hiệu đặc trưng được dẫn theo trình tự giảm dần về tần số xuất hiện của chúng trong tên gọi các loài chim trong tiếng Hán..
- tiếng Việt:.
- 4) Phẩm chất, ý nghĩa biểu trưng của tên gọi.
- Ví dụ: tiếng Hán: 拙 鸠 chuyết cưu (loài chim cu bản tính chậm chạp, không thạo làm tổ.
- 王 鸠 vương cưu (loài chim cu được đánh giá cao nhất.
- 和平 鸽 hoà bình cáp (chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình , 守南 鸟 thủ nam điểu (loài chim có nguồn gốc từ phương Nam, được tượng trưng cho tấm lòng đau đáu luôn hướng về quê hương.
- 志 鸟 chí điểu (tên gọi khác của chim Tinh Vệ, tượng trưng cho ý chí, tinh thâng nghị lực kiên cường.
- Ví dụ: tiếng Hán:.
- 春 燕 xuân yến (loài chim yến thường xuất hiện vào mùa xuân.
- 寒 鹊 hàn thước (loài chim thuộc họ sẻ thường xuất hiện vào mùa đông , 随阳 雁 tuỳ dương nhạn (nhạn là loài chim di cư điển hình, thường di cư từ phương Bắc giá lạnh về phương Nam ấm áp tràn đầy ánh nắng.
- 霜 雁 sương nhạn (loài chim nhạn xuất hiện vào mùa thu.
- tiếng Việt: vịt đàn..
- 楚 雀 Sở tước (loài chim sẻ xuất xứ từ đất Sở.
- chim ôtít, loài chim này có đặc tính sinh sản giao phối với nhiều loài chim khác nhau), 乳 雀 nhũ tước (chim sẻ còn non), 仔 鸡 tử kê, 雏 鸡 sồ kê (gà con) v.v.
- 秦/吉 了Tần cát liễu (một loài chim xuất xứ từ đất Tần Thiểm Tây có tiếng kêu jiliao jiliao, đặc trưng nguồn gốc + tiếng kêu hót.
- Bảng thống kê cơ sở định danh các loài chim trong tiếng Hán và tiếng Việt.
- các đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định danh tên gọi các loài.
- Một là, những đặc trưng được người Trung Quốc và người Việt Nam chọn làm cơ sở cho tên gọi các loài chim thường là những đặc trưng thuộc bản thể của chúng.
- Đây chính là những lí do khách quan của tên gọi và các tên gọi này phản ánh bản chất của loài chim được định danh..
- Hai là, những đặc trưng có tần số xuất hiện cao trong tên gọi các loài chim của cả hai ngôn ngữ đều là những đặc trưng tác động trực tiếp đến giác quan của con người như “màu sắc”: Hán Việt .
- Điều này cho thấy cả người Trung Quốc và người Việt Nam đều coi đặc điểm màu sắc và hình thức/ hình dạng là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết các loài chim.
- Những đặc trưng cốt lõi này cũng là cách hiểu đơn giản, tối thiểu nhất về một loài chim..
- Vì vậy, tên gọi các loài chim Việt Nam thường đơn giản, dễ hiểu, phần nào phản ánh sự mộc mạc, thuần phác của những người dân lao động Việt Nam, như: gà hoa mơ, cu xanh, cu đất, chim khuyên, vịt đàn, vịt xiêm, chim sâu v.v.
- Ngược lại, nhiều tên gọi các loài chim trong tiếng Hán được định danh bằng thủ pháp tu từ, hoặc các từ ngữ hoa mĩ, mang ý nghĩa biểu trưng thể hiện những hàm ý văn hóa nhất định.
- Tiếng Hán Tiếng Viết.
- Tiếng Hán Tiếng Việt.
- Điều này cho thấy sự cầu kì lựa chọn từ ngữ đẹp để định danh các loài chim của người Trung Quốc..
- Bốn là, số lượng tên gọi các loài chim trong tiếng Hán đa dạng, phong phú hơn trong tiếng Việt.
- Chẳng hạn, cùng là đặc trưng màu sắc, các loài chim trong tiếng Việt chủ yếu tập trung vào một số màu cơ bản như: xanh, đỏ, sao.
- các loài chim trong tiếng Hán có sự phân chia tỉ mỉ hơn.
- Cùng là đặc trưng môi trường sống, các loài chim trong tiếng Việt chủ yếu phân bố ở 3 môi trường sống cơ bản là nước, đất, biển.
- Năm là, có 10 từ chỉ nguồn gốc xuất hiện trong tên gọi các loài chim Việt Nam trong đó chỉ có 2 từ chỉ nguồn gốc Việt Nam là ta (gà ta) và hồ (gà hồ, giống gà quý ở vùng Đông Hồ, Bắc Ninh) còn lại đều là các từ chỉ nguồn gốc nước ngoài, như: xiêm (gà xiêm, vịt xiêm), tây (gà tây), lơ go ( gà lơ go), rốt (gà rốt), tàu (gà tàu), Á châu (cò Á châu).
- Tình hình ngược lại với tên gọi các loài chim trong tiếng Hán, trong 26 tên gọi có chứa đặc trưng nguồn gốc, nơi lai tạo, chỉ có 3 từ chỉ nguồn gốc nước ngoài là 美洲 Mỹ châu (châu Mỹ), 洋 dương (chỉ phương Tây nói chung), 土耳其.
- Tên gọi các loài chim trong tiếng Hán và tiếng Việt chủ yếu cấu tạo theo phương thức ghép chính phụ, bao gồm yếu tố chỉ loại và yếu tố khu biệt.
- Nhìn chung, khi lựa chọn đặc trưng làm cơ sở định danh các loài chim, người Việt có xu hướng sử dụng định danh trực tiếp với những tên gọi đơn giản, mộc mạc trong khi nhiều tên gọi các loài chim trong tiếng Hán được định danh bằng thủ pháp tu từ, hoặc các từ ngữ hoa mĩ, mang ý nghĩa biểu trưng thể hiện những hàm ý văn hóa nhất định.
- Ngoài ra, tên gọi các loài chim trong tiếng Hán so với tiếng Việt không chỉ phong phú hơn về số lượng thể hiện sự đa dạng sinh học mà còn có sự phân chia tỉ mỉ, cụ thể hơn, chẳng hạn như mức độ quan tâm về màu sắc của người Trung Quốc thể hiện qua tên gọi các loài chim nổi bật hơn so với người Việt Nam..
- Tên gọi các loài chim trong tiếng Hán và tiếng Việt rất đa dạng, ngoài những điểm tương đồng, còn có những điểm khác biệt, làm giàu cho ngôn ngữ của hai dân tộc.
- Vì vậy, tên gọi các loài chim đã trở thành một góc ngôn ngữ - văn hóa rất lý thú đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam..
- Tiếng Việt.
- Từ điển tiếng Việt.
- Đại từ điển tiếng Việt

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt