intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của phát triển nông nghiệp bền vững tới quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

74
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ cấu giai cấp là một loại hình đặc biệt trong cơ cấu xã hội, bao gồm hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Trong xã hội có giai cấp, vai trò của cơ cấu giai cấp không chỉ thể hiện qua tính quyết định đối với sự vận động còn thể hiện ở sự tác động đối với cơ sở kinh tế - nguồn gốc làm hình thành cơ cấu xã hội. V.I.Lênin đã khẳng định: cái chủ yếu trong sự phân chia xã hội là sự phân chia giai cấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của phát triển nông nghiệp bền vững tới quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay

TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP<br /> BỀN VỮNG TỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH<br /> CƠ CẤU GIAI CẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY<br /> NGUYỄN KIM TÔN*<br /> <br /> Cơ cấu giai cấp là một loại hình đặc biệt trong cơ cấu xã hội, bao gồm<br /> hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Trong<br /> xã hội có giai cấp, vai trò của cơ cấu giai cấp không chỉ thể hiện qua tính<br /> quyết định đối với sự vận động của các loại hình cơ cấu xã hội khác, mà<br /> còn thể hiện ở sự tác động đối với cơ sở kinh tế - nguồn gốc làm hình<br /> thành cơ cấu xã hội. V.I.Lênin đã khẳng định: cái chủ yếu trong sự phân<br /> chia xã hội là sự phân chia giai cấp.<br /> Nắm vững được cơ cấu giai cấp cũng như xu hướng và tính quy luật<br /> vận động của chúng là cơ sở để Đảng và Nhà nước đề ra những chính<br /> sách thích hợp đối với từng giai cấp, tầng lớp, đối với cơ sở hình thành,<br /> phát triển của chúng, qua đó phát huy cao nhất lợi thế của từng giai cấp<br /> và tầng lớp trong phát triển kinh tế xã hội.<br /> Cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay bao gồm giai cấp công nhân, giai<br /> cấp nông dân, đội ngũ trí thức cùng các tầng lớp lao động khác và mối<br /> quan hệ giữa chúng trong quá trình vận động và phát triển của đất nước.<br /> Cơ cấu này khá đa dạng, phong phú và chuyển dịch không ngừng.<br /> Sự chuyển dịch là một tất yếu khách quan<br /> Sự chuyển dịch của cơ cấu giai cấp được quy định bởi sự chuyển dịch<br /> của cơ cấu kinh tế. Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế còn lạc<br /> hậu, do đó, cơ cấu kinh tế sẽ có những biến động lớn trong thời gian tới,<br /> cả ở cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế. Cùng với sự biến động<br /> của cơ sở kinh tế, cơ cấu giai cấp tất yếu chuyển dịch theo. Sự chuyển<br /> dịch này diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển, nó<br /> sẽ dần đi vào ổn định khi nền kinh tế đã phát triển, có cơ cấu kinh tế hợp<br /> lý với một tỷ trọng công, nông nghiệp, dịch vụ phù hợp.<br /> Nhận rõ được tính tất yếu của quá trình chuyển dịch sẽ là cơ sở để<br /> phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay.<br /> *<br /> <br /> Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.<br /> <br /> 59<br /> <br /> Tác động của phát triển…<br /> <br /> Xu hướng chuyển dịch cơ cấu giai cấp<br /> Các giai cấp, tầng lớp ngày càng xích lại gần nhau hơn trong mối quan<br /> hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về phân phối sản phẩm tiêu dùng, gần nhau<br /> hơn về tính chất lao động và sự tiến bộ trong đời sống tinh thần giữa các<br /> giai cấp, tầng lớp.<br /> Những xu hướng trên đây không tách rời nhau và được thể hiện trên<br /> các lĩnh vực chính trị, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống<br /> vật chất và tinh thần của xã hội. Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch cơ<br /> cấu giai cấp còn thể hiện ở sự biến động về số lượng và tỷ trọng của từng<br /> giai cấp trong tổng số lực lượng lao động của xã hội. Cụ thể, giai cấp<br /> công nhân, đội ngũ trí thức ngày một tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ lệ<br /> trong cơ cấu giai cấp, còn giai cấp nông dân ngày một giảm cả ở số<br /> lượng lẫn tỷ lệ tuyệt đối.<br /> Số lượng và chất lượng của quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp<br /> Sự chuyển dịch cơ cấu giai cấp là tất yếu, xu hướng chuyển dịch cũng mang<br /> tính khách quan và định hình khá rõ ràng. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn nữa quá<br /> trình chuyển dịch, thì cần phải hiểu được số lượng và chất lượng của nó.<br /> Số lượng và chất lượng của quá trình chuyển dịch phụ thuộc vào nhu<br /> cầu phát triển của từng ngành kinh tế, phụ thuộc vào khả năng dự báo,<br /> tính đúng đắn của kế hoạch, những tác động của Đảng và Nhà nước tới<br /> quá trình chuyển dịch.<br /> - Số lượng của quá trình chuyển dịch được phản ánh thông qua số lượng<br /> và tỷ lệ phần trăm biến đổi của từng giai cấp và tầng lớp lao động trong xã<br /> hội. Số lượng và tỷ lệ này biến động theo thời gian nhất định (Bảng 1).<br /> Bảng 1. Biến động lao động nông - lâm - thủy sản qua các năm1<br /> Năm<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 2005<br /> <br /> 57,1<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 55,4<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 53,9<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 52,6<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 51,9<br /> <br /> Nguồn: Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê 2009<br /> 1<br /> <br /> Tính thời điểm 1/7 hàng năm và lao động từ 15 tuổi trở lên.<br /> <br /> 60<br /> <br /> Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 6/2010<br /> <br /> Qua số liệu trên ta thấy, tỷ lệ lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và<br /> thủy sản đã giảm đáng kể từ năm 2005 đến năm 2009. Tỷ lệ lao động<br /> giảm này tương ứng với quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp từ nông<br /> dân sang công nhân, trí thức…. Điều này phản ánh sự thay đổi có tính<br /> tích cực trong cơ cấu giai cấp ở nước ta.<br /> - Chất lượng thể hiện trên ba tiêu chí:<br /> + Chuyển dịch đúng quy luật và theo xu hướng phát triển kinh tế của<br /> đất nước và thời đại.<br /> Đây là quá trình chuyển dịch theo nhu cầu của nền kinh tế. Khi nền<br /> kinh tế có sự biến động về cơ cấu ngành thì những yêu cầu và đòi hỏi đối<br /> với những lực lượng lao động cũng biến đổi theo, quá trình chuyển dịch<br /> cơ cấu giai cấp sẽ tất yếu diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Nếu một tác<br /> nhân nào đó xảy ra như chiến tranh, bạo động, dịch bệnh… làm cho quá<br /> trình chuyển dịch không đúng quy luật cũng có nghĩa là nó không đáp<br /> ứng đúng kịp thời những yêu cầu của quá trình biến đổi kinh tế, vừa làm<br /> cản trở quá trình phát triển kinh tế, vừa gây thiệt hại cho chính những lực<br /> lượng lao động trong xã hội. Chuyển dịch đúng xu hướng cũng là một<br /> trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của quá trình chuyển dịch. Xu<br /> hướng hiện nay ở nước ta là sự tăng lên về số lượng và tỷ trọng của giai<br /> cấp công nhân và đội ngũ trí thức, giảm dần lao động nông nghiệp. Nếu<br /> chuyển dịch không đúng xu hướng đó, thì nền kinh tế phát triển không<br /> theo quy luật khách quan của nền sản xuất xã hội. Hơn nữa nó cũng biểu<br /> hiện sự trì trệ, đi xuống của đời sống xã hội.<br /> Trong tiêu chí này, quá trình chuyển dịch ở nước ta đang diễn ra đúng<br /> quy luật và xu hướng vận động của nền kinh tế, nhưng nó diễn ra chậm,<br /> chưa thích ứng với quá trình phát triển kinh tế đất nước. Số lượng lao<br /> động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (51,9% năm 2009), trong<br /> khi đó chất lượng lao động thấp, năng suất lao động không cao, làm ra<br /> 20,91%2 tổng GDP của cả nước<br /> + Quá trình chuyển dịch ổn định, không rối loạn, vừa đáp ứng nhu<br /> cầu phát triển của từng ngành kinh tế, vừa đáp ứng nguyện vọng của<br /> từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội.<br /> Quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp luôn dẫn đến những biến động<br /> tâm lý nhất định cho bản thân những lực lượng lao động đang di chuyển<br /> và cho cả các nhà hoạch định chính sách. Quá trình này sẽ ổn định khi<br /> những lực lượng chuyển đi đáp ứng được yêu cầu của nơi chuyển đến và<br /> 2<br /> <br /> Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr.88.<br /> <br /> Tác động của phát triển…<br /> <br /> 61<br /> <br /> ngược lại, nơi tiếp nhận làm hài lòng những người chuyển đến. Điều này<br /> tạo điều kiện cho lực lượng lao động yên tâm làm ăn lâu dài, không có sự<br /> chuyển đi chuyển lại nhiều lần, gây lãng phí thời gian, làm nản lòng cho<br /> cả người chuyển đi và nơi tiếp nhận.<br /> Ở khía cạnh này, quá trình chuyển dịch hiện nay không gây ra những<br /> đảo lộn lớn trong đời sống xã hội, nhưng những vấn đề bức xúc nảy sinh<br /> vẫn diễn ra phổ biến. Điển hình như tình trạng nông dân mất đất, nhưng<br /> không kiếm được việc làm phù hợp, gây hoang mang cho chính người<br /> nông dân. Rất nhiều công nhân làm việc ở những khu công nghiệp xa<br /> nhà, nhưng mức thu nhập quá thấp, dẫn đến tình trạng bỏ việc về quê của<br /> nhiều công nhân ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Nam, làm xáo<br /> trộn đời sống của người công nhân và hoạt động của các doanh nghiệp.<br /> Vẫn còn một bộ phận lớn lao động công nghiệp, dịch vụ chưa thoát<br /> hẳn khỏi sản xuất nông nghiệp, làm bán công nghiệp và nông nghiệp,<br /> nông nghiệp và dịch vụ, một bộ phận đông đảo lao động nông nghiệp<br /> gắn bó suốt đời với nông nghiệp, nhưng trình độ tay nghề còn thấp, gây<br /> lãng phí rất lớn nguồn lao động.<br /> + Giảm tính tự phát của quá trình chuyển dịch, nâng cao tính dự báo,<br /> tính định hướng, tính kế hoạch của quá trình chuyển dịch.<br /> Chuyển dịch cơ cấu giải cấp là tất yếu. Mặc dù mang tính khách quan,<br /> nhưng Đảng và Nhà nước có thể tác động tới quá trình chuyển dịch, làm<br /> giảm tính tự phát, nâng cao chất lượng của quá trình chuyển dịch. Việc<br /> can thiệp của Đảng và Nhà nước phụ thuộc vào nhận thức đúng đắn xu<br /> hướng và tính quy luật của quá trình chuyển dịch, từ đó đưa ra những dự<br /> báo chính xác và đề ra những kế hoạch hợp lý nhằm tác động tới quá<br /> trình chuyển dịch. Những tác động đó chính là việc xây dựng một cơ cấu<br /> kinh tế hợp lý, thực hiện chính sách nhằm tác động vào lực lượng lao<br /> động có khả năng di chuyển như chính sách giáo dục, đào tạo, chính sách<br /> việc làm, chính sách tiền lương…, làm cho quá trình chuyển dịch luôn ăn<br /> khớp với yêu cầu hợp lý của từng ngành kinh tế.<br /> Ở tiêu chí này, nhìn chung, quá trình chuyển dịch đã có những tác động<br /> tích cực từ chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn<br /> chế. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá<br /> IX đã khẳng định: “Đảng ta chưa phân tích và dự báo đầy đủ những biến<br /> đổi trong cơ cấu giai cấp - xã hội và những mâu thuẫn mới nảy sinh trong<br /> <br /> 62<br /> <br /> Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 6/2010<br /> <br /> nhân dân”3. Các chính sách vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được với<br /> yêu cầu của quá trình chuyển dịch kinh tế. Rất nhiều lao động chưa được<br /> đào tạo, tỷ lệ thất nghiệp cao, tìm kiếm việc làm khó khăn và không ổn<br /> định, tình trạng mất cân đối lao động vẫn tồn tại…<br /> Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay vẫn<br /> tồn tại nhiều hạn chế. Để nâng cao chất lượng quá trình chuyển dịch,<br /> Đảng và Nhà nước cần có chính sách nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa<br /> quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch<br /> vụ, nhằm giảm thiểu hơn nữa lực lượng lao động trong nông nghiệp, dự<br /> báo chính xác xu hướng chuyển dịch cơ cấu giai cấp, nhu cầu của nền<br /> kinh tế đất nước để từ đó có những chính sách giáo dục, đào tạo, chính<br /> sách việc làm, chính sách tiền lương hợp lý.<br /> Bên cạnh đó, việc tác động tới cơ sở kinh tế - nguồn gốc của sự dịch<br /> chuyển là hết sức cần thiết. Trong những nội dung tác động tới cơ sở kinh<br /> tế, phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa vô cùng to lớn, ảnh hưởng<br /> tới chất lượng và số lượng của quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp.<br /> Tác động của phát triển nông nghiệp bền vững tới quá trình chuyển<br /> dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay<br /> Tính tiến bộ của phát triển nông nghiệp bền vững.<br /> Theo Richard R. Harwood: “Nông nghiệp bền vững là một nền nông<br /> nghiệp trong đó các hoạt động của các tổ chức kinh tế từ việc lập kế<br /> hoạch, thực hiện và quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông<br /> nghiệp đều hướng đến việc bảo vệ và phát huy lợi ích của con người và<br /> xã hội trên cơ sở duy trì và phát triển nguồn lực, tối thiểu hóa lãng phí<br /> để sản xuất một cách hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác<br /> hại môi trường, trong khi duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho<br /> dân cư nông nghiệp”4<br /> Theo quan điểm trên, nội dung của nông nghiệp bền vững đề cập một<br /> cách toàn diện trên tất cả lĩnh vực: kinh tế, tự nhiên và xã hội của phát<br /> triển nông nghiệp. Đối với tự nhiên, phát triển nông nghiệp bền vững sẽ<br /> tác động hợp lý tới đất đai, nguồn nước, khí hậu nhằm giảm thiểu tác hại<br /> tới môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Trên lĩnh vực kinh tế, phát<br /> 3<br /> <br /> Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương<br /> Đảng khoá IX số 23-NQ/TW, ngày 12 tháng 3 năm 2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn<br /> dân tộc vì "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", đăng trên trang wep:<br /> http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30580&cn_id=4691#GsBeQFnxh9KX.<br /> 4<br /> Phạm Văn Khôi (2004), Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp<br /> sinh thái, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tr.19.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0