« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhận diện tính kháng bệnh đốm đen ở cây hoa hồng (Rosa L. Hybrid) bằng chỉ thị phân tử SSR


Tóm tắt Xem thử

- NHẬN DIỆN TÍNH KHÁNG BỆNH ĐỐM ĐEN Ở CÂY HOA HỒNG (Rosa L.
- HYBRID) BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ SSR.
- Bệnh đốm đen, cây hoa hồng, tính kháng, SSR.
- Bệnh đốm đen là một bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại trên cây hoa hồng..
- Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng phát triển cây và gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của hoa hồng..
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích nhận diện những giống hoa hồng kháng bệnh đốm đen trong tập đoàn 20 giống hoa hồng được trồng tại Trường Đại học Cần Thơ bằng 2 chỉ thị phân tử SSR là 155SSR và 69Mic đối với gen Rdr1.
- Đánh giá sự xuất hiện bệnh ngoài vườn cho thấy có 13/20 giống không bị bệnh và 7/20 giống nhiễm bệnh đốm đen.
- Trong 13 giống không bị bệnh đốm đen, ngoại trừ giống Mussay, cả 12 giống còn lại đều xuất hiện các băng DNA liên kết với gen kháng bệnh đốm đen Rdr1 ở 2 chỉ thị phân tử 155SSR (157 bp) và 69Mic (249 bp).
- Có 4 giống nhiễm cũng được nhận diện bằng 2 chỉ thị phân tử này.
- Kết quả này cho thấy có thể sử dụng 2 chỉ thị SSR 155SSR và 69Mic để nhận diện nhanh tính kháng bệnh đốm đen ở cây hoa hồng, và có thể sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc lai tạo và chọn lọc các giống hoa hồng kháng bệnh đốm đen..
- Hoa hồng là một trong những loại hoa có giá trị kinh tế cao và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người.
- hoa hồng đang giảm xuống do nhiều loại dịch hại xuất hiện, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh đốm đen do nấm Diplocarpon rosae gây nên..
- Bệnh đốm đen trên hoa hồng xuất hiện nhiều trong mùa mưa.
- mạnh trong vài năm gần đây có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm giá trị kinh tế của cây hoa hồng (Vũ Quang Lãng, 2009).
- Hiện nay, đã có nhiều biện pháp được các nhà vườn áp dụng để phòng ngừa dịch bệnh đốm đen trên cây hoa hồng, trong đó, việc chọn trồng những giống hoa hồng có khả năng kháng bệnh được quan tâm hàng đầu..
- Gần đây, trên thế giới đã có một số nghiên cứu sử dụng chỉ thị phân tử SSR để nhận diện tính kháng đối với bệnh đốm đen ở cây hoa hồng (Biber et al., 2009.
- Yan et al., 2005) dựa trên gen Rdr1, một gen đơn kháng bệnh đốm đen ở dạng trội (Biber et al., 2009).
- Kết quả nhận diện của chỉ thị SSR nhanh, đáng tin cậy, có khả năng lặp lại, chính xác và có hiệu quả cao.
- Ở Việt Nam, trong những năm gần đây việc nghiên cứu và ứng dụng chỉ thị phân tử trên cây trồng cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm.
- Tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể nào về bệnh đốm đen trên hoa hồng..
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhận diện những giống hoa hồng kháng bệnh đốm đen bằng chỉ thị phân tử SSR để làm cơ sở cho việc lai tạo và chọn lọc các giống hoa hồng kháng bệnh đốm đen và cho các nghiên cứu về bệnh đốm đen gây hại cây hoa hồng..
- 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Vật liệu và phương pháp đánh giá tính kháng bệnh đốm đen ngoài đồng.
- Thí nghiệm sử dụng 20 giống hoa hồng được thu thập tại Công ty Sản xuất hoa Phượng Trung (Đồng Tháp) và Vườn hoa kiểng Tư Điều (An Giang) và được trồng tại trại thực nghiệm (Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ).
- Các giống hoa hồng được trồng, chăm sóc và quản lý tình trạng sinh trưởng của cây, chỉ phun xịt thuốc trừ dịch hại khi bị nhiễm sâu bệnh khác..
- Bảng 1: Các cấp bệnh đốm đen trên lá hoa hồng (Ngô Thành Trí, 2009).
- Phản ứng PCR-SSR với 2 chỉ thị SSR là 155SSR và 69Mic nhận diện tính kháng bệnh đốm đen do gen Rdr1 (Bảng 2), được thực hiện qua 40 chu kỳ gia nhiệt trên máy PCR GeneAmp PCR system 2700 như sau: 3 phút ở 94 0 C, 40 chu kỳ gồm 30 giây ở 94 0 C, 30 giây ở 58 0 C và 40 giây ở 72 0 C, và cuối cùng là 10 phút ở 72 0 C.
- Bảng 2: Trình tự của 2 chỉ thị phân tử SSR được sử dụng (Biber et al., 2009) Chỉ thị.
- ACGCAAGAAAATGAGGGGTA 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Bệnh đốm đen trong vườn.
- Bệnh đốm đen hoa hồng có thể xuất hiện trên.
- đó là những lá phía trên làm cho cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển kém, còi cọc, cho hoa nhỏ, xấu và ít hoa (Vũ Quang Lãng, 2009).
- Qua đánh giá tình hình bệnh trạng trên lá, 20 giống hoa hồng khảo sát được chia làm 3 nhóm biểu hiện (Bảng 3)..
- Nhóm cây nhiễm bệnh nặng (cấp 3-4):.
- Các giống này có tỉ lệ lá bị nhiễm bệnh từ 60%- 80%.
- Trong đó, giống Vàng Thái Lan có tỉ lệ lá nhiễm bệnh cao nhất là 80%.
- Nhóm nhiễm bệnh nhẹ (cấp 1-2): thuộc về 3 giống Hồng Cam, Cam Gai và Tím Nhạt.
- Các giống này có những cây bệnh đốm đen vừa xuất hiện nhưng tỉ lệ bệnh còn thấp, chưa ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hồng.
- Tỉ lệ lá nhiễm bệnh trung bình là 20- 30%, trong đó giống Tím Nhạt nhiễm bệnh nhẹ nhất 20%..
- Nhóm chưa nhiễm bệnh: gồm có 13 giống..
- Ở những giống này, cây tạm thời chưa bị nhiễm bệnh đốm đen ở thời điểm đánh giá..
- Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết giống bị bệnh đốm đen xuất hiện trên lá phù hợp với những nghiên cứu trước (Vũ Quang Lãng, 2009) và vẫn chưa ghi nhận tình trạng bệnh xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào khác như thân, nụ hoa,....
- Bảng 3: Tình hình bệnh đốm đen trên lá ở 20 giống hoa hồng trong vườn.
- Mussay, Nữ hoàng, Vàng Hà Lan, Tỉ Muội Cam, Hồng Cà Rốt, Tỉ Muội Đỏ, Đỏ đậm, Tỉ muội trắng, Kiss Nhạt, Vàng Viền, Hồng Phấn, Hồng Lửa và Cam viền.
- 3.2 Nhận diện tính kháng bệnh đốm đen bằng chỉ thị phân tử SSR.
- Nhận diện giống hoa hồng kháng bệnh đốm đen bằng chỉ thị phân tử 155SSR.
- Kết quả phân tích phổ điện di sử dụng chỉ thị phân tử 155SSR được thể hiện trong Hình 1.
- (2009), đối với chỉ thị 155SSR, sản phẩm PCR ở vị trí 157 bp tương ứng với biểu hiện kiểu hình kháng đối với bệnh đốm.
- đen trên hoa hồng.
- Như vậy, trong bộ giống này có 14 giống mang gen kháng bệnh này, bao gồm giống Cam Viền, Trắng Thủy Tinh, Tỉ Muội Trắng, Đỏ Đậm, Hồng Phấn, Kiss Nhạt, Nữ Hoàng, Vàng Viền, Vàng Hà Lan, Vàng Thái Lan, Hồng Cam, Hồng Cà Rốt, Tỉ Muội Cam và Hồng Lửa..
- Còn 6 giống còn lại (Mussay, Cam Gai, Hồng Nhạt, Tím Nhạt, Tường Vi và Tỉ Muội Đỏ) không mang gen kháng bệnh đốm đen Rdr1..
- Tỉ Muội Trắng, 5.
- Tỉ Muội Đỏ, 16.
- Tỉ Muội Cam, 20.
- Nhận diện giống hoa hồng kháng bệnh đốm đen bằng chỉ thị phân tử 69Mic.
- Đối với chỉ thị phân tử 69Mic, băng DNA vị trí 249 bp cho phép nhận diện giống mang gen kháng bệnh đốm đen Rdr1 (Biber et al., 2009).
- Quan sát phổ điện di ở Hình 2 cho thấy có 14 giống hoa hồng trong bộ sưu tập này chỉ ra băng 249 bp nghĩa là 13 giống này có chứa gen kháng bệnh đốm đen..
- Sáu giống còn lại không mang gen kháng bệnh đốm đen, đó là các giống Mussay (băng số 2), Cam Gai (băng số 5), Hồng Nhung (băng số 7), Tím.
- Tuy nhiên, khi so sánh giữa 2 chỉ thị phân tử 155SSR và 69Mic cho thấy có sự khác biệt ở 2 giống Tỉ Muội Đỏ và Hồng Lửa.
- Giống Tỉ Muội Đỏ biểu hiện nhiễm với chỉ thị 155SSR nhưng có băng kháng ở 69Mic trong khi giống Hồng Lửa lại chỉ có băng kháng ở 155SSR nhưng không có băng kháng ở 669Mic.
- Như vậy, giữa 2 chỉ thị chỉ tương đồng về kiểu gen kháng ở 13 giống trong bộ sưu tập giống hoa hồng này..
- Thảo luận chung về nhận diện giống hoa.
- hồng kháng bệnh đốm đen Trường hợp 1: Kết quả phân tích SSR tương đồng với thí nghiệm ngoài vườn.
- Riêng 2 giống Tỉ Muội Đỏ và Hồng Lửa đều không bị nhiễm bệnh trong vườn nhưng chỉ nhận diện được bằng một trong hai chỉ thị phân tử (giống Tỉ Muội Đỏ biểu hiện kháng với chỉ thị 69Mic còn giống Hồng Lửa kháng với chỉ thị 155SSR)..
- với cả 2 chỉ thị và nhiễm bệnh ngoài vườn là Cam Gai, Hồng Nhung, Tím Nhạt và Tường Vi..
- Bảng 4: Sự biểu hiện tính kháng bệnh đốm đen qua khảo nghiệm trong vườn và phân tích chỉ thị phân tử SSR.
- Giống Chỉ thị phân tử (a) Tính kháng ngoài đồng (b) 155SSR 69Mic.
- Tỉ Muội Trắng.
- Tỉ Muội Đỏ.
- Tỉ Muội Cam.
- mang gen kháng.
- không mang gen kháng.
- nhiễm bệnh.
- Ghi nhận cho thấy có 3 giống Trắng Thủy Tinh, Vàng Thái Lan và Hồng Cam có mang gen kháng Rdr1 với 2 chỉ thị 155SSR và 69Mic.
- nhưng lại nhiễm bệnh đốm đen khi trồng ngoài vườn.
- Điều này có thể do các gen kháng chưa gặp điều kiện thuận lợi để phát huy tính kháng bệnh đốm đen..
- Musay là giống duy nhất có kết quả âm tính đối với cả 2 chỉ thị phân tử, nghĩa là không mang gen kháng bệnh đốm đen Rdr1, nhưng lại không nhiễm bệnh đốm đen khi khảo sát ngoài vườn.
- Có khả năng do giống Musay có gen kháng khác với Rdr1 nên 2 chỉ thị phân tử 155SSR và 69Mic không liên kết được, cũng có thể do giống này trong thời gian khảo sát thí nghiệm giống chưa nhiễm bệnh..
- Bằng 2 chỉ thị phân tử 155SSR và 69Mic để nhận diện gen kháng Rdr1 trong 20 giống hoa hồng cho thấy có 12 giống kháng và 4 giống nhiễm tương ứng với đánh giá sự biểu hiện bệnh ngoài vườn.
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy có thể ứng dụng 2 chỉ thị phân tử SSR 155SSR và 69Mic để nhận diện các giống hoa hồng có mang gen kháng bệnh đốm đen và sử dụng trong các chương trình chọn giống hoa hồng kháng bệnh đốm đen..
- Bệnh đốm đen hại hoa hồng