« Home « Kết quả tìm kiếm

Tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ


Tóm tắt Xem thử

- TÔN GIÁO TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ.
- Tóm tắt : Từ những tranh cãi trong việc nhận thức vị trí của tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ có phải là luôn ở trung tâm hay không, bài viết tập trung phân tích và làm rõ hàm lượng tôn giáo và nội dung cơ bản của nó trong chính sách đối ngoại qua các thời tổng thống Mỹ từ R.
- Đặc biệt đối với chính quyền Obama, Mỹ coi tự do tôn giáo là một quyền con người cơ bản ảnh hưởng đến an ninh và ổn định của quốc gia.
- tự do tôn giáo - nhân quyền là một lợi ích chiến lược quốc gia và là một ưu tiên trong ngoại giao với các chính phủ trên thế giới..
- Từ khóa: Chính sách, đối ngoại, Mỹ, tôn giáo..
- Nhận thức về vai trò tôn giáo trong chính sách đối ngoại.
- Theo Andrew Preston, ảnh hưởng tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ không phụ thuộc vào quan điểm tự do hay quan điểm bảo thủ của đảng Dân chủ hay của đảng Cộng hòa.
- Tôn giáo trong suốt lịch sử ở nước Mỹ là một giá trị chung, một cái nhìn chung của cả hai đảng và hầu hết người Mỹ, ở vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiều thế kỷ.
- Washington bắt đầu truyền thống trong việc thúc đẩy hòa bình và dân chủ thông qua tự do tôn giáo, và thậm chí cả tổng thống không theo tôn giáo như T.
- Madison đều tiếp nối chính sách đó.
- Trong thời hiện đại, cả Đảng Dân chủ Tự do (FDR) và những người ghét cay ghét đắng sự cứng nhắc của thần học và giáo lý đều ghi nhận tôn giáo có vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ 1.
- Larison, “Tất cả đều khá mơ hồ, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ là công bằng khi nói “thúc đẩy hòa bình và dân chủ thông qua tự do tôn giáo” không phải là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong suốt lịch sử nước Mỹ.
- Chính trị gia Mỹ đã sử dụng những lời lẽ tôn giáo qua nhiều thế kỷ, và nó thường là mơ hồ, không có cam kết, và thường chung chung nhất.
- Có chắc chắn là dân tộc Mỹ coi tôn giáo trong chính sách đối ngoại là một truyền thống, và liệu có truyền thống khi mà người Mỹ xem việc thực hiện nghĩa vụ với các chính sách trên các nghĩa vụ thực hiện niềm tin của họ” 2.
- Larison cũng tự trả lời câu hỏi: Tại sao chính sách đối ngoại của Mỹ là “rất đạo đức”? Đạo đức trong chính sách đối ngoại cũng không chứng minh được tôn giáo là “trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ”.
- Ngược lại, nó cho thấy sự có mặt của nhiều người Kitô hơn trong số những người thuộc các tôn giáo khác.
- Vì thế đạo đức phải được diễn giải hoặc bị bóp méo theo giáo lý tôn giáo của họ cho phù hợp với chính sách hiện nay của Mỹ.
- Điều đó cho thấy nền văn hóa tôn giáo Mỹ có thể thường xuyên được định hình bởi các cuộc tranh luận chính trị và chính sách hiện đại.
- Những lời lẽ tôn giáo chung chung và xu hướng đạo đức trong các cuộc tranh luận chính sách đối ngoại có thể thu hút một số tín hữu vào các chính sách khó hiểu nhất định (chẳng hạn như thúc đẩy dân chủ), và một số nhóm tín hữu không tìm cách gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ vì lý do tôn giáo, nhưng họ thường thể hiện lập luận của mình về chính sách thế tục 3.
- Tuy nhiên, điều mà tất cả mọi người đều không tranh cãi là ảnh hưởng của tôn giáo ở nước Mỹ không quyết định ở đạo đức của tổng thống.
- Trong thực tế, vai trò của tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ tác động của tôn giáo trong chính trị, văn hóa và xã hội Mỹ.
- Nó được xem như là một phần của người dân Mỹ cũng như của tổng thống Mỹ.
- Ở Mỹ, không ai có quyền kiểm soát tôn giáo cũng như nhà thờ của họ.
- Người dân Mỹ trước khi phê chuẩn Hiến pháp đều biết không có tôn giáo nào mà nhà nước ngăn cấm.
- Mọi người được tự do thờ phụng theo cách của mình..
- Chính sách đối ngoại của Mỹ có sự tập trung của tinh thần, và không bỏ qua những giá trị của đạo đức 4.
- Tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ những năm cuối thế kỷ XX đầu XXI.
- Từ những năm 1970 cho đến cuối thế kỷ XX, tự do tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ được biểu hiện khá rõ ràng cho thấy sự.
- thăng trầm của những giá trị tôn giáo trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ..
- Kissinger muốn tiến tới một mối quan hệ mới với Liên Xô.
- Tuy nhiên, hòa hoãn có nghĩa là Chính phủ Mỹ không còn có thể chỉ trích mạnh mẽ hồ sơ nhân quyền của Liên Xô.
- Để có được các mối quan hệ ổn định và thân thiện, những lý tưởng, công lý của Mỹ đã phải lùi bước.
- “Tôi không còn nghi ngờ người Do Thái ở Liên Xô là một trong các nhóm đang còn gặp nhiều bất lợi”.
- Kissinger nói một cách bình thản với một đồng nghiệp của mình vào năm 1969, “điều đó có nghĩa là không còn có cách nào khác để chính phủ có thể gây áp lực lên Liên Xô nhằm làm dễ chịu hơn cho hoàn cảnh khó khăn của người Do Thái”.
- Trong thực tế, chính sách của Mỹ với Liên Xô đã mất tác dụng vì Liên Xô đã đặc biệt đề phòng đối với vấn đề người Do Thái, và chắc chắn sẽ coi bất kỳ hành động chính thức nào của Chính phủ Mỹ về vấn đề này như một nỗ lực để can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Xô 5.
- Họ chỉ trích Nhà Trắng, phản đối Chính phủ Mỹ hỗ trợ Liên Xô trong vấn đề đối với người Do Thái và phản đối phe đối lập trong việc thực hiện hòa hoãn.
- “Scoop” Jackson và Jacob Javits và đại diện Charles Vanik, người ủng hộ nhiệt tình cho chiến dịch vì người Do Thái của Liên Xô..
- Ưu đãi lớn nhất Liên Xô có được trong hòa hoãn là hội nhập vào các nền kinh tế và thị trường tín dụng quốc tế với nguồn vốn do Mỹ thống trị.
- Cùng với sự ủng hộ của Nixon và Kissinger, ưu đãi tối huệ quốc (MFN) đã có hiệu lực cho phép Liên Xô thực hiện mọi.
- Tại Thượng viện, Jackson hợp tác với Vanik ban hành bổ sung quy chế MFN buộc Liên Xô phụ thuộc vào việc chứng minh có sự cải thiện trong đối xử với người Do Thái, đặc biệt là quyền được di cư đến Israel.
- Jackson và Vanik biết là họ có được sự ủng hộ của cả hai đảng đa số tại lưỡng Viện, cũng như biết là Liên Xô sẽ không bao giờ đồng ý sửa đổi theo yêu cầu can thiệp của họ.
- Nhưng chiến dịch của người Mỹ đối với tự do tôn giáo ở những nước khác vẫn tiếp diễn.
- Drinan - linh mục đầu tiên được bầu vào Quốc hội, làm việc song song với Đảng Cộng hòa nhằm kêu gọi sự chú ý của mọi người đến các vi phạm nhân quyền trong việc chống tôn giáo của chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô..
- Nixon, Ford, Carter tiếp nối cách xử lý chính trị tôn giáo kém cỏi ở trong nước.
- Giải pháp của Reagan là pha trộn tôn giáo với chính sách đối ngoại theo cách vừa thúc đẩy các giá trị Mỹ, vừa phục vụ lợi ích quốc gia của Mỹ.
- Tuy nhiên, giải pháp tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Reagan ban đầu đã không được thực hiện dễ dàng.
- Tháng 3 năm 1983, tại trụ sở chính của Hiệp hội quốc gia Phúc Âm, bằng cách đưa ra giải pháp ngoại lệ, với ý tưởng đặc biệt xem Mỹ là quốc gia được lựa chọn của Thiên Chúa, nơi phải hy sinh cho tự do tôn giáo, Reagan lên án Liên Xô là một.
- Bài phát biểu đó được coi là sự cảnh báo đối với mọi người trên toàn thế giới và nó tạo ra sự phản đối trong và ngoài nước đối với chính sách đối ngoại của Mỹ..
- Nhưng sau đó, Reagan xoay sang vấn đề tự do tôn giáo thay vì tôn giáo là một ngoại lệ vào đúng thời điểm ông ta bắt đầu giảm căng thẳng với Moscow và cũng là khi Reagan đã nhận ra sự vượt trội của mình..
- Thay vào đó, Reagan muốn hỏi Đại sứ Liên Xô về số phận của một nhóm tôn giáo Liên Xô, được gọi là “Siberian Seven.
- Giờ đây, với vai trò Tổng thống, Regan đề nghị Dobrynin chuyển nhóm này từ Liên Xô tới Mỹ bằng một chuyến bay và hai nước sẽ không thông báo với công chúng về điều này.
- Trong việc thúc đẩy hòa hoãn, cả Tổng thống Reagan và Mục sư Graham nhấn mạnh giá trị tốt lành của tự do tôn giáo, và vai trò quan trọng của nó trong cải cách dân chủ mà không phải hạ mình trước Liên Xô và dường như đó là cách tốt.
- Nếu các quan chức Liên Xô đã thực sự sẵn sàng cho phép tự do tôn giáo, ngay cả khi lúc đầu mới chỉ một phần, thì đó cũng là báo hiệu quan trọng cho tương lai hòa bình phía trước..
- “Người dân chúng tôi cảm thấy rất đau xót khi tự do tôn giáo bị từ chối với bất cứ ai, ở bất cứ đâu”, Reagan tuyên bố trong chuyến thăm Moscow năm 1988, thời điểm cuộc Chiến tranh Lạnh có dấu hiệu tan băng vĩnh viễn.
- Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc không cần bằng một chiến dịch quân sự cuối cùng, mà bằng sự lây lan của tự do tôn giáo, dân chủ và những giá trị khác của nhân quyền mà Reagan đã khởi tạo ở Liên Xô..
- Khi Clinton và Bush nói về phản ứng của Mỹ đối với chủ nghĩa khủng bố của al-Qaeda tại Nhà thờ Quốc gia, họ không phải là người mở đầu cho một truyền thống mới trong lịch sử ngoại giao Mỹ, mà là biết khai thác một giá trị cũ và rất mạnh mẽ.
- Cả Chính quyền Bush và Clinton đều không có một chiến lược lớn hay một bức tranh toàn cảnh về tự do tôn giáo - nhân quyền, cả hai đều không có tầm nhìn, nhưng ít nhất chính quyền Clinton có sự quan tâm 7 .
- Dưới thời Chính quyền Clinton, tháng 10/1998, Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA) được Quốc hội và Tổng thống Clinton thông qua.
- IRFA bắt buộc việc thúc đẩy tự do tôn giáo trên toàn thế giới như một yếu tố trung tâm của chính sách đối ngoại của Mỹ.
- Chính quyền Clinton thành lập các Ủy ban về Tự do Tôn giáo quốc tế tại các sứ quán.
- Với việc làm này, Clinton thúc đẩy việc theo dõi và thúc đẩy tự do tôn giáo trên toàn thế giới..
- Vấn đề nhân quyền, dân chủ được Mỹ nâng lên một vị trí chiến lược quan trọng hơn trước, sử dụng làm cơ sở tập hợp lực lượng trên thế giới trong thời kỳ mới, làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, gây sức ép nhằm thúc đẩy thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ 8.
- Bush, Mỹ tự coi phải có trách nhiệm bảo vệ tự do và công lý ở mọi nơi, mọi chỗ trên thế giới, đó là những vấn đề như nhân phẩm, pháp quyền, giới hạn đối với quyền lực tuyệt đối của nhà nước, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, công lý, tôn trọng phụ nữ, hòa đồng tôn giáo và chủng tộc, tôn trọng quyền tư hữu… truyền bá “nền dân chủ tư sản kiểu Mỹ”, “giá trị văn hóa Mỹ”, sử dụng các vấn đề nhân quyền, tôn giáo để mở rộng can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, cũng như áp đặt các giá trị, chuẩn mực của Mỹ cho toàn bộ thế giới.
- Nội dung này là sự tiếp nối của Chính sách an ninh quốc gia - cam kết và mở rộng của Tổng thống Bill Clinton 9.
- Vấn đề tôn giáo - nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Obama Đối với Chính quyền Obama, tự do tôn giáo - nhân quyền được xem là một lợi ích chiến lược quốc gia và coi nó là một ưu tiên trong ngoại giao..
- Khi thiết lập quan hệ quốc tế, Mỹ đặt tự do tôn giáo ở mức cao nhất và thường xuyên thảo luận vấn đề này với các chính phủ trên thế giới trong các cuộc đối thoại song phương chiến lược về quyền con người..
- Chính quyền Obama tiếp tục thực hiện Đạo luật tự do tôn giáo quốc tế có từ năm 1998 để hạn chế những hành vi xâm phạm thô bạo quyền tự do tôn giáo và gọi những nước đó là những nước đặc biệt quan tâm - Countries of Particular Concern (CPCs).
- CPC có thể được chỉ định bất kỳ lúc nào, và Mỹ tiếp tục giám sát tự do tôn giáo tại mọi quốc gia.
- Chẳng hạn như với Iran, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt tài chính và cấm du lịch với các quan chức Iran cao cấp và các tổ chức khi có vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, bao gồm cả việc ngược đãi những người thuộc dân tộc có tôn giáo chiếm thiểu số..
- Cùng với các chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức dân sự, chính quyền Obama cũng thông qua và thực hiện Nghị quyết 16/18 của Hội đồng Liên Hiệp quốc, vạch ra các hành động để thúc đẩy sự tôn trọng đối với tín đồ của các tôn giáo khác nhau.
- Nghị quyết kêu gọi chính phủ các quốc gia sử dụng các phương pháp tiếp cận xã hội dân sự để bảo vệ công dân và quyền tự do biểu hiện của công dân trong khi tiếp tục thúc đẩy tôn trọng sự khác biệt tôn giáo..
- Trong khi thực thi chính sách ngoại giao, chính phủ Obama sử dụng các chương trình để thúc đẩy tự do tôn giáo - nhân quyền.
- Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động hiện tại quản lý quỹ khoảng 10 triệu đô la để viện trợ nước ngoài, như cung cấp đào tạo giảm nhẹ xung đột cho các tổ chức xã hội dân sự địa phương và các dự án phát triển cộng đồng dựa trên niềm tin và thúc đẩy khoan dung tôn giáo.
- Điều quan trọng là Mỹ cộng tác với các tổ chức dân sự cũng như với các chính phủ để thúc đẩy tự do tôn giáo và dân chủ thịnh vượng trên toàn thế giới..
- Mỹ đang sử dụng chiến lược đối thoại để khuyến khích những tiếng nói mới và truyền thông điệp của Mỹ tới rộng rãi công chúng nhằm xây dựng những quan hệ mới.
- Mỹ thiết lập quan hệ đối tác với các nhóm và các cá nhân trên khắp thế giới, đồng thời thúc đẩy tiến bộ nhân quyền trên toàn thế giới.
- Một trong những sáng kiến như vậy để thúc đẩy tự do tôn giáo trên khắp thế giới là: “Chiến dịch 2012 giờ chống lại thù ghét”, chiến dịch khoan dung, Olympic London và Paralympic Games để thúc đẩy sự tôn trọng, không phân biệt tôn giáo, văn hóa, giới tính, khuyết tật hay khuynh hướng tình dục..
- Chính quyền Obama, trong chính sách đối ngoại, tiếp tục ủng hộ những người đấu tranh cho dân chủ và quyền con người vì những nguyên tắc này đại diện cho giá trị và lợi ích của Mỹ.
- Mỹ coi tự do tôn giáo là một quyền con người cơ bản ảnh hưởng đến an ninh và ổn định của mình..
- Như Tổng thống Obama đã tuyên bố, “chính quyền tiếp tục ủng hộ tất cả những người đang bị từ chối quyền lựa chọn, thừa nhận quyền tự do sống với niềm tin của họ, cũng như chúng tôi vẫn tiếp tục bảo vệ quyền phổ quát của con người và tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định cho tất cả các quốc gia”.
- Có thể nói, trong khi triển khai chính sách đối ngoại, các chính quyền Mỹ luôn quan tâm tới các vấn đề về tôn giáo.
- Tuy nhiên, hàm lượng tôn giáo trong chính sách đối ngoại của mỗi thời tổng thống không giống nhau..
- Điều giống nhau của họ là đưa tự do tôn giáo vào giá trị quyền con người, coi đó là một phần của quyền con người mà giá trị ấy được xem là lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ trong việc thực thi các chính sách đối ngoại./..
- Larison (2012), Tôn giáo không phải là “trái tim” trong chính sách đối ngoại của Mỹ, http://www.theamericanconservative.com/larison/religion-is-not-at-the- heart-of-u-s-foreign-policy/, ngày 7/5..
- Roth (1998), “Tự do Tôn giáo và thiên niên kỷ mới”,.
- Lindsay (2002), Chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh, Nxb.
- 9 Phạm Minh Sơn (2008), Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới, Nxb

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt