intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ cấu nghề nghiệp và xu hướng chuyển đổi việc làm của cư dân nông thôn Nam Bộ

Chia sẻ: Làu Chỉ Quay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

50
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Cơ cấu nghề nghiệp và xu hướng chuyển đổi việc làm của cư dân nông thôn Nam Bộ trình bày: Tìm hiểu cơ cấu nghề nghiệp của cư dân nông thôn Nam Bộ, những động thái nghề nghiệp đã và đang diễn ra trên địa bàn, xu hướng chuyển đổi việc làm ở nông thôn và những yếu tố tác động đến xu hướng nghề nghiệp đó của người dân,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ cấu nghề nghiệp và xu hướng chuyển đổi việc làm của cư dân nông thôn Nam Bộ

TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 10(182)-2013<br /> <br /> 19<br /> <br /> KINH TEÁ HOÏC - XAÕ HOÄI HOÏC<br /> <br /> CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI<br /> VIỆC LÀM CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN NAM BỘ<br /> PHAN THANH LỜI<br /> VŨ NGỌC XUÂN ÁNH<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Thông qua việc phân tích bộ dữ liệu của<br /> đề tài “Một số đặc trưng về định chế xã hội<br /> và con người ở Nam Bộ trong tiến trình<br /> phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020”<br /> (CT11-22-1), bài viết tìm hiểu cơ cấu nghề<br /> nghiệp của cư dân nông thôn Nam Bộ,<br /> những động thái nghề nghiệp đã và đang<br /> diễn ra trên địa bàn, xu hướng chuyển đổi<br /> việc làm ở nông thôn và những yếu tố tác<br /> động đến xu hướng nghề nghiệp đó của<br /> người dân.<br /> Cho đến thời điểm hiện tại, nông nghiệp<br /> vẫn là ngành có tỷ trọng lớn nhất ở Nam<br /> Bộ. Tuy nhiên, trong vài thập niên trở lại<br /> đây, cơ cấu nghề nghiệp của xã hội nông<br /> thôn Nam Bộ đã có một sự chuyển đổi<br /> <br /> Phan Thanh Lời. Trung tâm Dân tộc học. Viện<br /> Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ.<br /> Vũ Ngọc Xuân Ánh. Trung tâm Dân tộc học.<br /> Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ.<br /> Bài viết sử dụng một phần kết quả nghiên cứu<br /> của Đề tài cấp Bộ “Một số đặc trưng về định<br /> chế xã hội và con người ở Nam Bộ trong tiến<br /> trình phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020”<br /> (CT11-22-1) do Trần Hữu Quang chủ nhiệm.<br /> Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ chủ trì.<br /> <br /> mạnh mẽ. Trong bài viết này, chúng tôi<br /> muốn tìm hiểu những vấn đề liên quan đến<br /> cơ cấu nghề nghiệp của vùng đất này<br /> thông qua việc nghiên cứu các hộ gia đình<br /> và cá nhân. Bài viết dựa trên kết quả khảo<br /> sát của đề tài Một số đặc trưng về định chế<br /> xã hội và con người Nam Bộ trong tiến<br /> trình phát triển bền vững giai đoạn 20112020, tại ba tỉnh An Giang, Vĩnh Long và<br /> Bà Rịa-Vũng Tàu vào tháng 5/2012(1).<br /> 1. CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP VÀ CƠ CẤU<br /> LAO ĐỘNG<br /> 1.1. Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia<br /> đình<br /> Khi lựa chọn địa bàn khảo sát, dù chủ<br /> nhiệm đề tài chủ ý lựa chọn những khu<br /> vực tương đối thuần nông, nhưng trên<br /> thực tế vẫn tồn tại sự phân hóa nghề<br /> nghiệp rất đa dạng tại địa bàn khảo sát.<br /> Đặc biệt, những hộ gia đình thuộc nhóm<br /> nông hộ cũng không phải là đồng nhất mà<br /> lại gồm nhiều loại hộ với những loại sản<br /> phẩm nông nghiệp khác nhau. Trong số<br /> những hộ chọn nghề phi nông nghiệp là<br /> nghề chính thì một phần thu nhập của gia<br /> đình họ vẫn từ nông nghiệp. Cụ thể, trong<br /> tổng số 300 hộ gia đình thuộc mẫu khảo<br /> sát các ngành nghề chính được phân chia<br /> như sau: 70% là nông hộ (bao gồm 40%<br /> <br /> 20<br /> <br /> PHAN THANH LỜI, VŨ NGỌC XUÂN ÁNH – CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP VÀ XU HƯỚNG…<br /> <br /> nông hộ sinh sống dựa trên đất của hộ gia<br /> đình, 20% nông hộ có ít đất nên phải đi<br /> làm mướn thêm, và 10% nông hộ không<br /> đất chuyên đi làm mướn), 10% là hộ tiểu<br /> thủ công nghiệp và dịch vụ, 11% là hộ buôn<br /> bán, 8% là các hộ phi nông nghiệp khác.<br /> Trong mẫu điều tra, có 57% hộ có trồng<br /> lúa (170 hộ), 24% hộ trồng hoa màu (73<br /> hộ), 6% hộ trồng cây ăn trái (19 hộ), 2% hộ<br /> nuôi cá (5 hộ), và 36% hộ nuôi heo (109 hộ)<br /> (xem Bảng 1).<br /> Như vậy, số nông hộ ở cả ba địa điểm<br /> được khảo sát đều chiếm đa số trong cơ<br /> cấu ngành nghề. Tuy nhiên, các nhóm hộ<br /> này ở mỗi tỉnh bộc lộ ít nhiều sự khác biệt.<br /> Mặc dù, số nông hộ tại Bà Rịa-Vũng Tàu<br /> chiếm tỷ lệ cao hơn, nhưng ở Vĩnh Long,<br /> số nông hộ có đất chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> (51%). Còn các hộ phi nông nghiệp ở hai<br /> tỉnh Tây Nam Bộ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so<br /> với tỉnh miền Đông Nam Bộ.<br /> Trên thực tế, nhiều hộ gia đình không chỉ<br /> <br /> làm giàu trong một ngành nghề nhất định,<br /> mà họ tính toán, đa dạng hóa nghề nghiệp<br /> nhằm có thêm thu nhập. Điển hình cho sự<br /> đa nghề trong một hộ gia đình nông thôn là<br /> trường hợp của gia đình ông Nguyễn Văn<br /> Dũng, sinh năm 1964, tại huyện Châu Phú,<br /> tỉnh An Giang. Ông làm 1,2ha ruộng với<br /> hai vụ lúa, một vụ màu, và dành thời gian<br /> rảnh để chế tạo máy móc nông nghiệp bán<br /> ở địa phương và các tỉnh lân cận… Ngoài<br /> ra, vợ chồng ông còn làm bánh bò mang ra<br /> chợ bán. Vào các vụ mùa, ông còn tranh<br /> thủ đi làm thuê cho những hộ gia đình<br /> khác. Ngoài ra, ông còn làm nghề điêu<br /> khắc gỗ(2). Dù đây chỉ là một trường hợp<br /> điển hình cho việc đa dạng hóa nghề<br /> nghiệp trong một hộ gia đình, tuy nhiên, nó<br /> chứng tỏ nỗ lực làm giàu của hộ gia đình<br /> nông dân này.<br /> 1.2. Cơ cấu lao động của các hộ gia đình<br /> Trong 300 hộ được khảo sát có tổng cộng<br /> là 1.329 nhân khẩu, trung bình mỗi hộ có<br /> <br /> Bảng 1. Cơ cấu ngành nghề của các hộ nông thôn phân theo địa bàn tỉnh, năm 2012, %<br /> Tỉnh<br /> Loại hộ<br /> <br /> An Giang<br /> <br /> Vĩnh Long<br /> <br /> Bà Rịa-Vũng Tàu<br /> <br /> Tổng cộng<br /> <br /> Nông hộ<br /> Trong đó:<br /> - Nông hộ có đất*<br /> - Nông hộ có ít đất*, đi làm mướn<br /> - Nông hộ không đất, làm mướn<br /> <br /> 65,0<br /> <br /> 69,0<br /> <br /> 79,0<br /> <br /> 70,9<br /> <br /> 31,0<br /> 16,0<br /> 18,0<br /> <br /> 51,0<br /> 15,0<br /> 3,0<br /> <br /> 39,0<br /> 30,0<br /> 10,0<br /> <br /> 40,3<br /> 20,3<br /> 10,3<br /> <br /> Hộ tiểu thủ công, dịch vụ<br /> <br /> 12,0<br /> <br /> 11,0<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> 9,7<br /> <br /> Hộ buôn bán<br /> <br /> 15,0<br /> <br /> 13,0<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> 11,3<br /> <br /> 8,0<br /> <br /> 7,0<br /> <br /> 9,0<br /> <br /> 8,0<br /> <br /> Tổng cộng<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> Số hộ điều tra<br /> <br /> (100)<br /> <br /> (100)<br /> <br /> (100)<br /> <br /> (300)<br /> <br /> Hộ phi nông nghiệp khác<br /> <br /> Ghi chú: * Nông hộ có đất: bao gồm cả đất đang thuê và đất đang mượn.<br /> <br /> Nguồn: Cuộc khảo sát của đề tài “Một số đặc trưng về định chế xã hội và con người ở Nam Bộ<br /> trong tiến trình phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020” vào tháng 5/2012.<br /> <br /> PHAN THANH LỜI, VŨ NGỌC XUÂN ÁNH – CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP VÀ XU HƯỚNG…<br /> <br /> 4,4 nhân khẩu. Số hộ có 4 nhân khẩu là<br /> kiểu hộ phổ biến nhất (hộ ít người nhất có<br /> 1 nhân khẩu và nhiều người nhất có 14<br /> nhân khẩu). Trong số 1.329 nhân khẩu, có<br /> 541 nhân khẩu được xếp vào nhóm không<br /> có nghề nghiệp (chiếm 40,7%), bao gồm<br /> những người đang ở độ tuổi đi học, còn<br /> nhỏ, thất nghiệp, già yếu, bệnh tật… Như<br /> vậy, bình quân 1,5 người lao động sẽ có 1<br /> người phụ thuộc.<br /> Đi sâu vào phân tích cơ cấu ngành nghề<br /> của những người thuộc độ tuổi lao động<br /> đang làm việc (788 người), kết quả cho<br /> thấy lao động nông nghiệp chiếm đa số<br /> trong mẫu khảo sát (50,5%), các nghề<br /> khác như công nhân, tiểu thủ công nghiệpdịch vụ và buôn bán tương đối bằng nhau<br /> (11-12%); còn những ngành nghề khác<br /> chiếm tỷ lệ tương đối thấp: cán bộ, công<br /> <br /> 21<br /> <br /> chức (0,8%); giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, y sĩ<br /> (3,2%); nhân viên (1,5%) và nghề khác<br /> (1,9%). Tuy nhiên, càng đi sâu tìm hiểu cơ<br /> cấu ngành nghề lao động, chúng tôi càng<br /> nhận thấy sự đa dạng ngành nghề ở<br /> những cộng đồng nông thôn này. Trong<br /> những gia đình thuộc nhóm nông hộ vẫn<br /> có những người làm nghề phi nông nghiệp<br /> (chiếm 25%), và ngược lại, nhiều lao động<br /> làm nghề nông lại thuộc những hộ gia đình<br /> phi nông nghiệp (chiếm 14%). Xu hướng<br /> đa dạng ngành nghề vừa nêu còn được<br /> chứng minh qua kết quả cuộc Tổng Điều<br /> tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản<br /> của Tổng cục Thống kê năm 2012. Cuộc<br /> điều tra cho thấy đa số lao động nông<br /> nghiệp ở nông thôn có làm thêm các<br /> ngành nghề phi nông nghiệp khác. Trong<br /> tổng số lao động tham gia hoạt động nông<br /> <br /> Bảng 2. Cơ cấu ngành nghề của các lao động phân theo ngành nghề chính của hộ gia đình,<br /> 2012, %<br /> Loại hộ theo Nông<br /> ngành nghề hộ có<br /> đất<br /> Loại chính lao động<br /> Lao động nông nghiệp<br /> 72,8<br /> Lao động chuyên làm<br /> mướn nông nghiệp<br /> Tiểu thủ công<br /> nghiệp và dịch vụ<br /> 4,1<br /> Buôn bán<br /> 5,4<br /> Cán bộ, công chức<br /> 0,9<br /> Giáo viên, kỹ sư,<br /> bác sĩ, y sĩ<br /> 2,8<br /> Nhân viên<br /> 1,9<br /> Công nhân<br /> 8,9<br /> Nghề khác<br /> 3,2<br /> Tổng cộng<br /> 100,0<br /> Tổng số lao động<br /> (316)<br /> <br /> Nông hộ có ít đất, Nông hộ không Hộ tiểu<br /> có đi làm mướn<br /> đất, chuyên đi thủ công<br /> trong nông nghiệp làm mướn trong nghiệp và<br /> nông nghiệp<br /> dịch vụ<br /> <br /> Hộ<br /> buôn<br /> bán<br /> <br /> Hộ phi<br /> nông<br /> nghiệp<br /> khác<br /> <br /> Tổng<br /> cộng<br /> <br /> 78,2<br /> <br /> 16,5<br /> <br /> 8,0<br /> <br /> 15,1<br /> <br /> 18,8<br /> <br /> 50,5<br /> <br /> 5,1<br /> <br /> 57,0<br /> <br /> 2,7<br /> <br /> 3,2<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 7,5<br /> <br /> 1,9<br /> 2,6<br /> 0,6<br /> <br /> 13,9<br /> 5,1<br /> -<br /> <br /> 58,7<br /> 9,3<br /> 1,3<br /> <br /> 12,9<br /> 58,1<br /> -<br /> <br /> 15,9<br /> 2,9<br /> 1,4<br /> <br /> 11,9<br /> 11,2<br /> 0,8<br /> <br /> 3,2<br /> 0,6<br /> 6,4<br /> 1,3<br /> 100,0<br /> (156)<br /> <br /> 7,6<br /> 100,0<br /> (79)<br /> <br /> 4,0<br /> 13,3<br /> 2,7<br /> 100,0<br /> (75)<br /> <br /> 3,2<br /> 1,1<br /> 6,5<br /> 100,0<br /> (93)<br /> <br /> 11,6<br /> 1,4<br /> 44,9<br /> 1,4<br /> 100,0<br /> (69)<br /> <br /> 3,2<br /> 1,5<br /> 11,5<br /> 1,9<br /> 100,0<br /> (788)<br /> <br /> Hệ số V của Cramer = 0,482 (mức độ ý nghĩa: 0,000)<br /> <br /> Nguồn: Cuộc khảo sát của đề tài “Một số đặc trưng về định chế xã hội và con người ở Nam Bộ trong<br /> tiến trình phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020” vào tháng 5/2012.<br /> <br /> 22<br /> <br /> PHAN THANH LỜI, VŨ NGỌC XUÂN ÁNH – CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP VÀ XU HƯỚNG…<br /> <br /> nghiệp ở nông thôn, chỉ có 46% là lao<br /> động thuần nông. Bên cạnh đó, những<br /> người có nghề chính là nghề phi nông<br /> nghiệp có làm thêm nghề phụ nông nghiệp<br /> chiếm đến 21,9% tổng số lực lượng lao<br /> động nông nghiệp ở nông thôn (Tổng cục<br /> Thống kê, 2012, tr. 34, trích lại theo: Vũ<br /> Mạnh Lợi, 2013, tr. 19).<br /> Trở lại với đề tài của chúng tôi, tất cả các<br /> loại hộ phân theo nhóm ngành nghề chính<br /> đều có tỷ lệ đáng kể số lao động đi làm<br /> công nhân (6,4% trở lên), nhất là trong<br /> nhóm hộ làm nghề phi nông nghiệp khác<br /> (44,9%) (xem Bảng 2). Nói đến tình trạng<br /> đa dạng hóa ngành nghề lao động và xuất<br /> cư trong lao động ở Đồng bằng sông Cửu<br /> Long, Hồ Cao Việt đã nhận xét: “Dân số<br /> lao động nông nghiệp chuyển dịch nhanh<br /> chóng trong việc đa dạng hóa ngành nghề,<br /> cơ hội tìm kiếm việc làm và di cư về thành<br /> thị ngày càng tăng” (Hồ Cao Việt, 2008, tr.<br /> 2).<br /> Trong sản xuất nông nghiệp thì ruộng đất<br /> là một nguồn tài sản lớn và quan trọng đối<br /> với mỗi hộ gia đình. Vì vậy, tình hình sở<br /> hữu ruộng đất là một yếu tố quan trọng chi<br /> <br /> phối việc phân công ngành nghề trong hộ<br /> gia đình. Đối với những hộ không có ruộng<br /> đất, dù số lao động nông nghiệp vẫn chiếm<br /> tỷ lệ cao hơn so với những ngành nghề<br /> khác (33,8%), nhưng họ chủ yếu đi làm<br /> mướn trong nông nghiệp (23,3%). Ngoài ra,<br /> số lao động trong hai nhóm nghề công<br /> nhân, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở<br /> những hộ không có đất cao hơn hẳn so với<br /> ở những hộ có đất (công nhân: 19,2% so<br /> với 8,6%; tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:<br /> 27,4% so với 6,0%) (xem Bảng 3). Như<br /> vậy, có thể nói việc thiếu ruộng đất là một<br /> trong những nguyên nhân khiến cho lao<br /> động ở nông thôn phải xuất cư đến các<br /> thành phố và/hoặc chuyển sang các khu<br /> vực khác để kiếm kế sinh nhai.<br /> Sự đa dạng ngành nghề trong xã hội nông<br /> thôn cũng được thể hiện qua những dữ<br /> liệu định tính mà chúng tôi đã thu thập<br /> trong đợt đi điền dã. Bằng kỹ thuật “quả<br /> tuyết lăn” (snowballs), chúng tôi đã tiếp<br /> cận và phỏng vấn sâu một số cá nhân tiêu<br /> biểu cho các nghề phi nông nghiệp ở địa<br /> phương, chẳng hạn như các nghề: cò mua<br /> lúa, cầm đồ, gia công thú nhồi bông, làm<br /> bợ nhấc nồi, nhạc công, cho vay, xay xát<br /> <br /> Bảng 3. Cơ cấu lao động phân theo việc sở hữu ruộng đất của hộ gia đình người lao động,<br /> 2012, %<br /> Lao động Lao động Lao động Tiểu thủ<br /> Cán Giáo<br /> chuyên<br /> Buôn bộ, viên, kỹ Nhân Công Nghề<br /> công<br /> trong<br /> làm mướn<br /> nghiệp và bán công sư, bác viên nhân khác<br /> nông<br /> Sở hữu<br /> nông<br /> dịch vụ<br /> chức sĩ, y sĩ<br /> nghiệp<br /> ruộng đất<br /> nghiệp<br /> <br /> Tổng<br /> cộng<br /> <br /> Tổng<br /> số lao<br /> động<br /> <br /> Có đất<br /> <br /> 65,9<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> 8,6<br /> <br /> 1,1<br /> <br /> 4,2<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> 8,6<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> 100,0 (569)<br /> <br /> Không có đất<br /> <br /> 10,5<br /> <br /> 23,3<br /> <br /> 27,4<br /> <br /> 17,8<br /> <br /> -<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 19,2<br /> <br /> 0,9<br /> <br /> 100,0 (219)<br /> <br /> Tổng cộng<br /> <br /> 50,5<br /> <br /> 7,5<br /> <br /> 11,9<br /> <br /> 11,2<br /> <br /> 0,8<br /> <br /> 3,2<br /> <br /> 1,5<br /> <br /> 11,5<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> 100,0 (788)<br /> <br /> Hệ số V của Cramer = 0,615 (mức độ ý nghĩa: 0,000)<br /> <br /> Nguồn: Cuộc khảo sát của đề tài “Một số đặc trưng về định chế xã hội và con người ở Nam Bộ<br /> trong tiến trình phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020” vào tháng 5/2012.<br /> <br /> 23<br /> <br /> PHAN THANH LỜI, VŨ NGỌC XUÂN ÁNH – CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP VÀ XU HƯỚNG…<br /> <br /> lúa… Như vậy nghề nghiệp ở nông thôn<br /> đã phong phú hơn. Nhưng một số nghề phi<br /> nông nghiệp quan trọng, cụ thể là công<br /> nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ ở Nam<br /> Bộ còn rất nhỏ lẻ và yếu ớt. Điều này sẽ<br /> được chứng minh qua cơ cấu thu nhập<br /> của các ngành nghề cụ thể.<br /> 1.3. Mức đóng góp thu nhập của các nhóm<br /> ngành nghề<br /> Việc xem xét cơ cấu thu nhập của hộ gia<br /> đình trong các nhóm ngành nghề thể hiện<br /> phần nào sự phát triển của ngành nghề và<br /> hiệu quả mà chúng mang lại cho địa<br /> phương nói chung và đóng góp trực tiếp<br /> vào đời sống kinh tế của hộ gia đình nói<br /> riêng. Hơn nữa, cơ cấu thu nhập của hộ<br /> gia đình còn lý giải sự đa dạng trong việc<br /> lựa chọn nghề nghiệp của các thành viên<br /> <br /> trong hộ.<br /> Kết quả khảo sát cho thấy mức thu nhập<br /> bình quân đầu người mỗi tháng năm 2011<br /> ở toàn Nam Bộ là 1,14 triệu đồng, ở An<br /> Giang là 1,09 triệu, Vĩnh Long 0,89 triệu,<br /> Bà Rịa-Vũng Tàu là 1,44 triệu. Các nguồn<br /> thu từ các ngành nghề trong tổng thu nhập<br /> của các hộ dân: nông nghiệp 54% (trong<br /> đó trồng trọt 37%, chăn nuôi 18%), nghề<br /> tiểu thủ công 5%, buôn bán 9%, đi làm<br /> mướn trong nông nghiệp 6%, đi làm mướn<br /> nghề khác 6%, tiền lương 13%, tiền người<br /> nhà đi làm ăn xa gửi về hay biếu tặng 4%,<br /> khoản khác 3%.<br /> Những số liệu trên chứng tỏ nông nghiệp<br /> vẫn là nguồn thu chính của các hộ gia đình.<br /> Trong cơ cấu ngành nghề của hộ gia đình<br /> và của cá nhân trong hộ, các ngành tiểu<br /> <br /> Bảng 4. Các nguồn thu nhập bình quân của hộ năm 2011, phân theo nhóm ngũ vị phân,<br /> ngàn đồng<br /> Nhóm hộ<br /> Nguồn thu nhập<br /> Trồng trọt<br /> Chăn nuôi<br /> Nghề tiểu thủ công<br /> Nghề buôn bán<br /> Đi làm mướn nghề nông<br /> Đi làm mướn nghề khác<br /> Tiền lương<br /> Người nhà đi làm ăn xa gửi<br /> về, hay biếu tặng<br /> Trợ cấp (chính sách…)<br /> Khoản khác<br /> Tổng cộng<br /> Thu nhập bình quân 1 nhân<br /> khẩu 1 tháng trong năm<br /> 2011<br /> Số hộ điều tra<br /> <br /> Nhóm 1<br /> Nhóm 2<br /> (nghèo nhất)<br /> <br /> Nhóm 3<br /> <br /> Nhóm 4<br /> <br /> Nhóm 5<br /> Tổng cộng<br /> (giàu nhất)<br /> <br /> 3.552<br /> 500<br /> 1.247<br /> 1.322<br /> 2.883<br /> 1.339<br /> 220<br /> <br /> 11.303<br /> 3.595<br /> 1.672<br /> 1.653<br /> 4.200<br /> 1.275<br /> 1.500<br /> <br /> 12.747<br /> 5.389<br /> 2.365<br /> 4.807<br /> 3.688<br /> 5.039<br /> 5.556<br /> <br /> 25.207<br /> 12.886<br /> 4.354<br /> 7.968<br /> 3.481<br /> 1.604<br /> 7.330<br /> <br /> 52.764<br /> 28.840<br /> 4.957<br /> 8.654<br /> 2.692<br /> 7.002<br /> 23.300<br /> <br /> 20.990<br /> 10.167<br /> 2.899<br /> 4.849<br /> 3.391<br /> 3.286<br /> 7.563<br /> <br /> 2.353<br /> <br /> 2.245<br /> <br /> 2.203<br /> <br /> 2.586<br /> <br /> 2.883<br /> <br /> 2.450<br /> <br /> 140<br /> 463<br /> 14.019<br /> <br /> 394<br /> 525<br /> 28.362<br /> <br /> 407<br /> 1.456<br /> 43.657<br /> <br /> 124<br /> 956<br /> 66.497<br /> <br /> 0<br /> 4.033<br /> 135.125<br /> <br /> 216<br /> 1.492<br /> 57.303<br /> <br /> 240<br /> <br /> 531<br /> <br /> 855<br /> <br /> 1.278<br /> <br /> 2.639<br /> <br /> 1.077<br /> <br /> (60)<br /> <br /> (63)<br /> <br /> (57)<br /> <br /> (60)<br /> <br /> (300)<br /> <br /> (60)<br /> <br /> Nguồn: Cuộc khảo sát của đề tài “Một số đặc trưng về định chế xã hội và con người ở Nam<br /> Bộ trong tiến trình phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020” vào tháng 5/2012.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
33=>0