« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân loại và đặc điểm các nhánh chính của động mạch chậu trong ở bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt trên chụp mạch số hóa xóa nền


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÁNH CHÍNH CỦA ĐỘNG MẠCH CHẬU TRONG Ở BỆNH NHÂN TĂNG SINH.
- Mục tiêu: đánh giá đặc điểm chia nhánh của động mạch (ĐM) chậu trong trên phim chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), sử dụng phân loại Yamaki.
- Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu thống kê mô tả trên DSA của 125 bên khung chậu ở 63 bệnh nhân (BN) nam được nút mạch điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11 - 2015 đến 10 - 2016.
- Kết quả: tỷ lệ ĐM chậu trong theo các nhóm A, B, C, D lần lượt là .
- ĐM bịt lạc chỗ xuất phát từ ĐM chậu ngoài gặp 6 trường hợp.
- Kết luận: phân loại ĐM chậu trong khá phức tạp và cần nắm vững giải phẫu ĐM chậu trong, đặc biệt trên DSA..
- Từ khóa: Động mạch chậu trong.
- Phân loại Yamaki..
- Yamaki’s classification.
- Động mạch chậu trong cấp máu cho các tạng vùng chậu hông, thành chậu hông.
- Các nhánh lớn nhất xuất phát từ ĐM chậu trong gồm: ĐM mông trên, ĐM mông dưới, ĐM thẹn trong, ĐM bịt..
- Tuy nhiên, việc chia nhánh của ĐM chậu trong rất phức tạp và có nhiều biến thể..
- Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu cách phân loại ĐM chậu trong, trong đó phân loại của Yamaki là đơn giản và dễ áp dụng hơn cả [2]..
- Với sự ra đời của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới như DSA, chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT), việc đánh giá giải phẫu ĐM vùng chậu trở nên dễ dàng hơn.
- Nghiên cứu này sử dụng phim chụp mạch số hóa xóa nền nhằm:.
- Phân loại ĐM chậu trong theo Yamaki..
- Nghiên cứu một số biến đổi giải phẫu của ĐM thẹn trong và ĐM bịt..
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu..
- Nghiên cứu can thiệp tiến cứu trên 63 BN nam được chụp DSA và nút mạch.
- điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11 - 2015 đến 10 - 2016..
- Phương pháp nghiên cứu..
- Về phân loại ĐM chậu trong theo Yamaki dựa vào 3 nhánh chính: ĐM mông trên, mông dưới, thẹn trong [2]..
- Nhóm A: ĐM chậu trong chia làm hai nhánh: nhánh sau là ĐM mông trên, nhánh trước có thân chung của ĐM mông dưới và ĐM thẹn trong..
- Nhóm B: ĐM chậu trong chia làm hai nhánh, với nhánh trước là ĐM thẹn trong, nhánh sau bao gồm ĐM mông trên và ĐM mông dưới..
- Nhóm C: ĐM chậu trong chia làm 3 nhánh riêng biệt: ĐM mông trên, mông dưới, thẹn trong..
- Nhóm D: rất hiếm gặp, trong đó nhánh trước là thân chung của ĐM mông trên và ĐM thẹn trong, nhánh sau là ĐM mông dưới.
- ĐM bịt cũng là một nhánh lớn của ĐM chậu trong, tuy nhiên không dùng để phân chia theo phân loại này..
- Hình 1: Phân chia ĐM chậu trong theo Yamaki (1998) [2].
- (S): ĐM mông trên..
- (I): ĐM mông dưới.
- (P): ĐM thẹn trong..
- Về quy trình kỹ thuật: chúng tôi sử dụng máy chụp DSA 1 bình diện (Hãng Phillips.
- Sau khi đặt đường vào ĐM đùi, thường là bên phải, sử dụng catheter Cobra 5F hoặc Yashiro 5F để tiến hành chụp ĐM chậu trong từng bên với tư thế chếch cùng bên 35 0 , chếch chân đầu 10 0 .
- Đây là tư thế tốt nhất để bộc lộ các nhánh chính của ĐM chậu trong.
- Trường hợp chưa nhìn rõ các gốc xuất phát và liên quan của ĐM, chúng tôi thay đổi vị trí chụp khác nhau.
- Trường hợp không quan sát thấy ĐM bịt xuất phát từ ĐM chậu trong và không quan sát thấy ĐM tuyến tiền liệt cùng bên, rút ống thông ra ĐM chậu ngoài để chụp và tìm ĐM bịt lạc chỗ và ĐM tuyến tiền liệt (nếu có)..
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Bảng 1: Phân loại ĐM chậu trong theo Yamaki..
- Chúng tôi Yamaki Nhóm.
- Không có khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi với Yamaki, p = 0,1128..
- Phân loại ĐM chậu trong theo từng bên khung chậu:.
- Bảng 2: Phân loại ĐM chậu trong theo vị trí khung chậu..
- Sự khác biệt về cách phân loại ĐM chậu trong giữa bên trái và bên phải không có ý nghĩa thống kê, p = 0,5767..
- Tỷ lệ ĐM tuyến tiền liệt xuất phát từ ĐM bịt lạc chỗ:.
- Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ ĐM tuyến tiền liệt xuất phát từ ĐM bịt lạc chỗ:.
- Sự khác biệt về tỷ lệ ĐM tuyến tiền liệt xuất phát từ ĐM bịt lạc chỗ giữa nghiên cứu của chúng tôi và của T.
- Tỷ lệ xuất hiện ĐM thẹn phụ trên phim chụp mạch:.
- Biểu đồ 1: Minh họa tỷ lệ ĐM thẹn phụ trên phim chụp mạch..
- Từ quan điểm về ứng dụng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, phân loại ĐM chậu trong theo Yamaki là phương pháp đơn giản và dễ áp dụng [2].
- Cách phân loại này cung cấp tương đối đầy đủ thông tin về các nhánh bên của ĐM chậu trong..
- Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Yamaki chỉ thực hiện trên tử thi, do đó.
- thiếu mối tương quan với chẩn đoán hình ảnh..
- Trong số 63 BN nghiên cứu, 125 bên khung chậu có thể phân loại được theo Yamaki.
- 01 bên khung chậu không phân loại được theo Yamaki trên DSA, do khi chụp ĐM chậu trong không thấy hiện hình ĐM thẹn do xơ vữa tắc tại gốc, nên không xác định được vị trí xuất phát của ĐM..
- Tuy nhiên, khi chụp ĐM chậu ngoài, ĐM thẹn lại hiện hình do bàng hệ qua các nhánh với ĐM đùi..
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như Yamaki.
- Sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi với Yamaki không có ý nghĩa thống kê, p = 0,1128..
- Chúng tôi so sánh mối tương quan giữa phân loại ĐM chậu với bên khung chậu: trái hay phải, không có sự khác biệt về phân loại ĐM chậu trong giữa bên phải và bên trái.
- Kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Yamaki [2]..
- Hình 2: ĐM chậu trong nhóm A (hình A) và nhóm B (hình B)..
- Hình ảnh chụp tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai.
- Hình 3: ĐM chậu trong nhóm C (hình C), nhóm D (hình D)..
- Về việc nhận diện các nhánh ĐM chính của ĐM chậu trong trên DSA.
- ĐM mông trên thường là nhánh lớn nhất, đi ra ngoài, tạo góc cong lõm lên trên, chia ra các nhánh nuôi cơ vùng mông.
- ĐM mông dưới là nhánh lớn thứ hai, đi ra ngoài và xuống dưới, cũng cho các nhánh nuôi cho cơ vùng mông.
- ĐM thẹn trong là ĐM bé nhất trong 3 nhánh trên, đặc biệt khi có xơ vữa hay huyết khối gây tắc lòng mạch..
- Nó có vị trí xuất phát thay đổi tùy thuộc nhóm ĐM chậu.
- Đầu tiên, có hướng đi xuống dưới và ra ngoài như ĐM mông dưới, nên đôi khi khó phân biệt với ĐM mông dưới, nhất là ở nhóm A.
- Sau đó, ĐM lại hướng vào trong, vào lại khung chậu, cuối cùng chia ra các nhánh bên cho vùng đáy chậu và các nhánh tận nuôi dương vật..
- Đây cũng là một trong các nhánh lớn của ĐM chậu trong, nhưng không được sử dụng trong phân loại Yamaki.
- Trong nghiên cứu này chúng tôi đề cập đến ĐM bịt, vì đây cũng là một trong những vị trí xuất phát hay gặp của ĐM tuyến tiền liệt [3].
- ĐM bịt có đường kính hay thay đổi, có trường hợp xấp xỉ đường kính ĐM mông dưới.
- Đường đi của ĐM bịt dễ dàng phát hiện trên DSA: đi thẳng xuống dưới, ra trước, dọc theo bờ khung chậu, thoát ra ngoài khung chậu qua bờ trên của lỗ bịt, rồi tận cùng bằng hai nhánh tạo với nhau một góc 90 0 .
- Tuy nhiên, vị trí xuất phát của ĐM bịt hay thay đổi.
- Theo Tiago Bilhim, 2/3 số trường hợp xuất phát từ ĐM chậu trong, có thể từ thân trước hay thân sau.
- lại, ĐM bịt xuất phát từ ĐM thượng vị dưới của ĐM chậu ngoài, khi đó nó được gọi là ĐM bịt lạc chỗ [4].
- Một số ít trường hợp, ĐM tuyến tiền liệt lại xuất phát từ ĐM bịt lạc chỗ, gây khó khăn cho việc tìm vị trí xuất phát của ĐM tuyến tiền liệt..
- Cũng theo Tiago Bilhim, 9/491 BN có ĐM tuyến tiền liệt xuất phát từ ĐM bịt lạc chỗ [5].
- Nghiên cứu của chúng tôi, 6 BN quan sát thấy ĐM bịt lạc chỗ từ ĐM chậu ngoài, trong đó 2 BN có nhánh nuôi cho tuyến tiền liệt.
- Như vậy, khuyến cáo đưa ra trong quy trình nút ĐM tuyến tiền liệt là cần chụp ĐM chậu ngoài trong trường hợp không quan sát thấy ĐM bịt cũng như ĐM tuyến tiền liệt..
- Hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi là không chụp một cách hệ thống ĐM chậu ngoài, nên không thể đánh giá chính xác tỷ lệ ĐM bịt lạc chỗ.
- Sơ bộ, chúng tôi quan sát thấy thêm 13 trường hợp khác không thấy ĐM bịt xuất phát từ ĐM chậu trong (có thể do huyết khối hay tắc mạch…)..
- Hình 4: ĐM bịt lạc chỗ từ ĐM thượng vị dưới, cho nhánh nuôi cho tuyến tiền liệt..
- Hình ảnh chụp BN nam 65 tuổi, ngày tại Khoa Chẩn đoán.
- Một biến đổi giải phẫu khác của ĐM thẹn trong là xuất hiện ĐM sinh dục phụ..
- Nghiên cứu của chúng tôi, trong 125 bên khung chậu, 5 BN (4%) quan sát được ĐM sinh dục phụ trên DSA (biểu đồ 1), trong đó 01 BN có ĐM tuyến tiền liệt xuất phát từ ĐM sinh dục phụ..
- Hình 5: ĐM sinh dục phụ tách ra nhánh nuôi dương vật và ĐM tuyến tiền liệt..
- ĐM thẹn trong không thấy nhánh nuôi cho.
- Hình minh họa từ Khoa Chẩn đoán hình.
- Sự phân chia ĐM chậu khá phức tạp, khác nhau ở từng BN và mỗi bên khung chậu.
- Vài năm gần đây, việc sử dụng DSA trong chẩn đoán và điều trị vùng tiểu khung đang phát triển, nhất là với sự ra đời của can thiệp nút ĐM tuyến tiền liệt..
- Do giải phẫu của ĐM chậu trong tương đối phức tạp, các nhà ngoại khoa và bác sỹ can thiệp chẩn đoán hình ảnh cần nắm vững giải phẫu và tên nhánh.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt