« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu hình thái học vật liệu, linh kiện nanô bằng công nghệ ảnh nổi 3D trên kính hiển vi điện tử quét ( 3D Stereo Sem Imaging)


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu hình thái học vật liệu, linh kiện nanô bằng công nghệ ảnh nổi 3D trên kính hiển vi điện tử quét.
- Trường Đại học Công nghệ.
- Luận văn ThS ngành: Công nghệ thông tin.
- Abstract: Tổng quan về khái niệm, nguyên lý hình ảnh 3D, lịch sử phát triển của công nghệ 3D trong nước và trên thế giới.
- Nghiên cứu chụp và hiển thị ảnh 3D trên kính hiển vi điện tử quét (SEM.
- Trình bày quy trình đầy đủ từ việc chụp, xử lý và hiển thị ảnh SEM bằng hiển vi .
- Mô tả quá trình tổng hợp các nanô tinh thể ZnO bằng phương pháp bốc bay nhiệt có sự tham gia của xúc tác Au, nghiên cứu hình thái các nanô tinh thể ZnO bằng ảnh 3D SEM.
- Keywords: Công nghệ ảnh nổi 3D.
- Hình thái học vật liệu.
- Kính hiển vi điện tử.
- Công nghệ 3D – một công cụ tái hiện thế giới thực, với khả năng mô tả lại thế giới thực trung thực hơn, mang lại nhiều thông tin chi tiết hơn hẳn công nghệ 2D truyền thống, công nghệ 3D đã được ứng dụng rộng rãi trong phim ảnh 3D, trò chơi 3D, đồ hoạ 3D hay nhiếp ảnh 3D..
- Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu khoa học vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ, và chưa được khai thác nhiều..
- Kỹ thuật ảnh 3D hiển vi điện tử quét (3D SEM) là một bước phát triển mới quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ 3D vào việc tạo ảnh hiển vi cũng như nghiên cứu hình thái các đối tượng vi mô, đang dần trở thành công cụ nghiên cứu mới cho các nhà khoa học.
- Hiện nay, kỹ thuật này đang được nghiên cứu phát triển để chụp ảnh MEMS [9], chụp ảnh các vật liệu có kích.
- Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ nanô, trong lĩnh vực chế tạo vật liệu và linh kiện có kích thước nanômét, việc chế tạo và khảo sát hình thái cũng đang là một vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước .
- Trên thực tế, hình thái phong phú và phức tạp của các cấu trúc nanô thường khó quan sát được bằng các phương pháp tạo hình ảnh đơn thị 2D truyền thống, người quan sát khó thấy được chiều sâu và các cấu trúc không gian của các vật thể..
- Với những lí do đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “nghiên cứu hình thái học vật liệu, linh kiện nanô bằng công nghệ ảnh nổi 3D trên kính hiển vi điện tử quét (3D stereo SEM imaging)” với mục tiêu ứng dụng và phát triển kỹ thuật ảnh nổi 3D hiển vi điện tử trong các nghiên cứu hình thái học mẫu vật có kích thước micrômét và nanômét (vật liệu cấu trúc nanô, linh kiện quang tử cấu trúc nanô).
- Đây là đề tài luận văn lần đầu tiên được tiến hành nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam..
- Nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn như sau:.
- Nghiên cứu chụp ảnh 3D stereo trên kính hiển vi điện tử quét (SEM)..
- Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng tới chất lượng của ảnh nguồn như độ sâu hội tụ, độ sâu trường ảnh, độ tương phản và các phương pháp tăng cường chất lượng ảnh..
- Nghiên cứu phương pháp hiển thị ảnh 3D hiển vi trên màn hình vi tính và kỹ thuật in dán ảnh nổi 3D autostereo hiển vi..
- Chế tạo mẫu vật liệu có cấu trúc nanô và ứng dụng ảnh 3D hiển vi nghiên cứu hình thái học các mẫu vật đó..
- Chương 1 - Nguyên lý hình ảnh 3D..
- Trong chương 1, tác giả trình bày một cách tổng quan về khái niệm, nguyên lý hình ảnh 3D, lịch sử cũng như tình hình phát triển của công nghệ 3D trong nước và trên thế giới.
- Chương 2 - Nghiên cứu chụp và hiển thị ảnh 3D trên kính hiển vi điện tử quét (SEM)..
- Một quy trình đầy đủ từ việc chụp, xử lý và hiển thị ảnh SEM bằng kỹ thuật 3D hiển vi đã được xây dựng và hoàn thiện trong chương này.
- Chương 3 - Tổng hợp nanô tinh thể ZnO, nghiên cứu hình thái các nanô tinh thể ZnO bằng ảnh 3D SEM..
- Sản phẩm thu được là các nanô tinh thể ZnO có hình thái khác nhau.
- Hình thái và vi cấu trúc của các sản phẩm này đã được khảo sát bằng kỹ thuật 3D SEM, kết quả khảo sát cấu trúc tinh thể, tính chất quang cũng được trình bày và thảo luận ở đây..
- Cuối cùng, phần kết luận và kiến nghị trình bày các kết quả đạt được và đưa ra các kết luận rút ra từ những kết quả nghiên cứu của tác giả.
- Đồng thời, một số ý kiến đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài cũng được nêu ra ở đây..
- Hyeong-Jin Kim, Chul-Ho Lee, Dong-Wook Kim and Gyu-Chul Yi (2006), “Fabrication and electrical characteristics of dual-gate ZnO nanorod metal–oxide semiconductor field-effect transistors”, Nanotechnology 17, S327–S331..
- Jun Young Bae, Jinkyoung Yoo, and Gyu-Chul Yia (2006), “Fabrication and photoluminescent characteristics of ZnO/Mg 0.2 Zn 0.8 O coaxial nanorod single quantum well structures”, Appl..
- Takashi YATSUI, Motoich OHTSU, Sung Jin AN, Jinkyoung YOO and Gyu-Chul YI (2006),.
- Jung, and Gyu-Chul Yi (2002), “Metalorganic vapor-phase epitaxial growth of vertically well-aligned ZnO nanorods” Appl.
- Won I Park, Dong-Wook Kim, Sug Woo Jung and Gyu-Chul Yi (2006), “Catalyst-free growth of ZnO nanorods and their nanodevice applications”, Int.
- Won I Park, Jinkyoung Yoo, Dong-Wook Kim, and Gyu-Chul Yi (2006), “Fabrication and Photoluminescent Properties of Heteroepitaxial ZnO/Zn0.8Mg0.2O Coaxial Nanorod Heterostructures”, The Journal of Physical Chemistry Letters .
- Yong-Jin Kim, Chul-Ho Lee, Young Joon Hong, and Gyu-Chul Yi (2006), “Controlled selective growth of ZnO nanorod and microrod arrays on Si substrates by a wet chemical method”, Appl