« Home « Kết quả tìm kiếm

Thuật toán điều khiển tắc nghẽn WLDA +


Tóm tắt Xem thử

- Thuật toán điều khiển tắc nghẽn WLDA.
- Abstract: Hệ thống lịch sử phát triển của Internet và bộ giao thức TCP/IP, các ưu, nhược điểm củ bộ giao thức này.
- So sánh với các giao thức phổ biến khác như UDP, RTP và giải pháp cải thiện hiệu suất của ứng dụng Multimedia trong đường truyền có dây và đường truyền không dây.
- Trình bày các cơ chế, kỹ thuật điều khiển lưu lượng và tránh tắc nghẽn của giáo thức TCP truyền thống, những đặc trưng lỗi của đường truyền không dây và các cải tiến cho mạng hỗn hợp như I -TCP, snoop - TCP và mạng hỗn hợp có các ứng dụng Multimedia như giao thức WLDA+.
- Nêu một số phương pháp đánh giá hiệu suất giao thức mạng như: phương pháp đánh giá mô hình toán học (lý thuyết hàng đợi), phương pháp đánh giá dựa trên việc đo trên mạng thực và lựa chọn phương pháp đánh giá hiệu suất cho giao thức WLDA+.
- Nghiên cứu sử dụng phần mềm mô phỏng mạng NS2, thực hiện một số mô phỏng đánh giá giao thức nhằm thấy được hiệu quả sử dụng mạng, phân biệt lỗi đường truyền và tính cân bằng trong giao thức WLDA+.
- Giao thức truyền thông.
- Điều khiển tắc nghẽn.
- Các giao thức truyền thông chủ yếu trên Internet được áp dụng ngày nay vẫn là các giao thức truyền thống như TCP, UDP, IP…Những giao thức này vẫn đang đáp ứng được yêu cầu thực tế ở một mức độ nhất định.
- Ứng dụng phổ biến chạy trên giao thức TCP là File Tranfer Protocol, World Wide Web, Telnet, HyperText Tranfer Protocol, Simple Mail Tranfer Protocol v.v.
- Một số ứng dụng đặc biệt như truyền thông Multimedia, hội thảo truyền hình trực tuyến, Telephony, xem phim qua mạng thì triển khai trên giao thức UDP.
- Tuy nhiên, hiệu suất các ứng dụng này cũng chưa có được kết quả như mong đợi, nhất là trong môi trường mạng hỗn hợp giữa mạng có dây và mạng không dây đang dần trở nên phổ biến.
- Trong môi trường hỗn hợp, cơ chế điều.
- khiển luồng, điều khiển tắc nghẽn truyền thống của TCP khó phát huy hết tác dụng do tình trạng mất dữ liệu, độ trễ các gói tin tăng đột biến không hẳn là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn mạng mà còn có thể là do nguyên nhân đường truyền không dây có tỷ lệ lỗi bit cao, việc triển khai QoS vẫn chưa rộng rãi.
- Ngoài ra, với TCP là một giao thức không hỗ trợ truyền Multicast nên khi truyền tin theo nhóm hay Multicast thì vấn đề quản lý các phiên làm việc đan xen sẽ rất phức tạp..
- Giao thức UDP trong các ứng dụng multimedia thì không có cơ chế phát lại các gói tin dẫn đến không đảm bảo toàn vẹn dữ liệu, không đảm bảo tính công bằng về đường truyền cho các giao thức khác khi cùng tham gia truyền tin trên một tuyến đường mạng, có thể dẫn đến tình trạng các luồng thông tin chạy trên các giao thức khác mất dần cơ hội truyền cho đến lúc thông lượng trở về 0.
- Sau đó, sẽ thay thế dần các thiết bị cũ trên đường truyền Internet bằng các thiết bị mới hơn, có các kỹ thuật quản lý QoS tốt hơn và tính mở rộng cao hơn để có được một mạng Internet chất lượng cao.
- Mặt khác, cải tiến giao thức với kỹ thuật điều khiển luồng, tránh tắc nghẽn tốt hơn để phục vụ các ứng dụng multimedia trong môi trường mạng hỗn hợp được hiệu quả hơn.
- Một ví dụ: với kỹ thuật WLDA+ được giới thiệu bởi V.Dorgham Sisalem vào tháng 2 năm 2004 [4] là một thuật toán kiểu TCP-friendly chạy trong môi trường mạng hỗn hợp.
- Kỹ thuật này dựa trên cơ chế điều khiển luồng của giao thức RTP [13] để phân tích các thông tin về độ trễ, sự mất dữ liệu, băng thông nơi cổ chai của đường truyền phục vụ cho việc điều khiển tắc nghẽn, đồng thời sử dụng thêm một số kỹ thuật khác để bóc tách nguyên nhân mất dữ liệu là do đường truyền hay do tắc nghẽn và có cách xử lý thích hợp nhằm tăng hiệu suất sử dụng băng thông đồng thời đảm bảo tính công bằng cho các giao thức khác trên cùng một đường truyền..
- Việc nghiên cứu tìm hiểu rõ kỹ thuật này chính là mục tiêu của luận văn.
- Ngoài ra, để làm sáng tỏ vấn đề luận văn cũng tìm hiểu, trình bày một số nội dung liên quan như các cơ chế áp dụng cho việc truyền tải dữ liệu trong mạng hỗn hợp I-TCP, Snoop-TCP…, giới thiệu giao thức RTP cùng các khái niệm cơ bản khác như cơ chế điều khiển tắc nghẽn của TCP, đảm bảo chất lượng dịch vụ trong ứng dụng multimedia và các phương pháp đánh giá hiệu suất mạng, mô phỏng mạng dựa trên bộ mô phỏng mạng (Network Simulator) NS-2..
- Việc nghiên cứu giao thức WLDA+ nhằm khẳng định tính công bằng đối với việc chia sẻ đường truyền, tính chính xác của dữ liệu được truyền đi khi áp dụng cơ chế này và đặc biệt là.
- tính ưu việt khi tách bạch được hai nguyên nhân gây mất gói tin là do tắc nghẽn hay do đường truyền lỗi trong môi trường mạng hỗn hợp, từ đó có cách đối xử hợp lý với tốc độ truyền dữ liệu vào mạng giúp cải thiện hiệu suất của mạng tốt hơn..
- Chương này hệ thống lại lịch sử phát triển của Internet và bộ giao thức TCP/IP, các ưu, nhược điểm của bộ giao thức này như tự thích ứng với đường truyền, chia sẻ công bằng hay không đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS, hiện tượng đồng bộ toàn cầu.
- Sau đó so sánh với một số giao thức phổ biến khác như UDP, RTP và trình bày giải pháp cải thiện hiệu suất của ứng dụng Multimedia trong đường truyền có dây và đường truyền không dây..
- Chương 2: Cơ chế điều khiển lưu lượng trong giao thức WLDA+.
- Chương này trình bày về các cơ chế, kỹ thuật điều khiển lưu lượng và tránh tắc nghẽn của giao thức TCP truyền thống, những đặc trưng lỗi của đường truyền không dây và các cải tiến cho mạng hỗn hợp như I-TCP, snoop-TCP và cải tiến cho mạng hỗn hợp có các ứng dụng Multimedia như giao thức WLDA+..
- Chương 3: Đánh giá hiệu suất giao thức mạng.
- Chương này giới thiệu một vài phương pháp đánh giá hiệu suất giao thức mạng như phương pháp đánh giá bằng mô hình toán học (lý thuyết hàng đợi) hay phương pháp đánh giá dựa trên việc đo trên mạng thực và lựa chọn phương pháp đánh giá hiệu suất cho giao thức WLDA+..
- Trong chương này, chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS, đặc biệt là với các ứng dụng Multimedia..
- Chương 4: Đánh giá hiệu suất WLDA+ bằng mô phỏng.
- Chương này tập trung vào việc sử dụng phần mềm mô phỏng mạng NS2, xây dựng mô hình mô phỏng phục vụ cho luận văn, thực hiện một số mô phỏng để đánh giá giao thức nhằm thấy được hiệu quả sử dụng mạng, phân biệt lỗi đường truyền và tính cân bằng trong giao thức WLDA+..
- Nguyễn Đình Việt, đánh giá hiệu suất mạng máy tính (2003), luận án tiến sỹ Toán học, Khoa Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Báo cáo khoa học “So sánh hiệu suất của các kế hoạch kiểm soát lỗi link-by-link và end- to-end trong mạng tốc độ cao” của PGS.TS Nguyễn Đình Việt trong báo cáo tại Hội thảo Quốc Gia năm 2001.
- Và một số tài liệu tham khảo khác.