« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật để sản xuất phân hữu cơ sinh học từ bã nấm và phân gà


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC TỪ BÃ NẤM VÀ PHÂN GÀ.
- Trong 10 ngày đầu, nhiệt độ giữa bể ủ (gồm hỗn hợp bã nấm và phân gà) có bổ sung chế phẩm CPVSV3 (CT3) dao động từ 51-56 0 C, cao hơn so với các công thức CT1, CT2, ĐC và duy trì từ 5-7 ngày.
- lân hữu hiệu (187,9 mg/100g) và kali hữu hiệu (416,2 mg/100g) cao hơn các công thức còn lại.
- Sử dụng phân ủ ở CT3 bón cho cây cải chíp (Brassica rapa ssp.
- Chinensis) giúp cây có năng suất thực thu đạt 1,18 kg/m 2 , cao hơn so với công thức bón phân chuồng và không bón phân hữu cơ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chế phẩm CPVSV3 phù hợp sử dụng để chế biến bã nấm và phân gà thành phân hữu cơ sinh học nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp an toàn..
- Từ khóa: Bã nấm, chế phẩm vi sinh vật, phân gà, phân hữu cơ sinh học..
- Lượng phế thải này phần lớn là những hợp chất hữu cơ giàu carbon và một số nguyên tố khoáng đa, trung, vi lượng.
- Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị cho chế biến các dạng phân hữu cơ sinh học chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn..
- Một trang trại nuôi trồng nấm ở quy mô vừa và nhỏ có thể thải ra khoảng 100 tấn bã nấm mỗi năm, nếu không được xử lý thì đây cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đối với khu dân cư xung quanh.
- Việc sử dụng các CPVSV để xử lý triệt để chất thải chăn nuôi và bã nấm theo đúng quy trình kỹ thuật và tạo thành phân hữu cơ sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là một trong số các giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đồng thời làm gia tăng chuỗi giá trị và tạo thêm việc làm cho người nông dân.
- Thêm vào đó, việc sử dụng phân hữu cơ sinh học không những góp phần cải thiện các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của đất trồng mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cây trồng, làm tăng chất lượng nông sản và giảm thiểu sâu bệnh gây hại, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.
- nhằm tìm ra loại chế phẩm vi sinh vật phù hợp để xử lý hỗn hợp phân gà và bã nấm thành phân hữu cơ sinh học, góp phần tạo ra nguồn phân hữu cơ chất lượng cao và an toàn sử dụng trong trồng trọt..
- Thí nghiệm được tiến hành trên 2 vật liệu là phân gà và bã nấm.
- Khối lượng 2.160 kg bã nấm và 1.440 kg phân gà được trộn đều, cho vào các bể ủ.
- Phân hữu cơ gồm phân chuồng bán hoai mục, phân hữu cơ sinh học sau 90 ngày được ủ với CPVSV3.
- Thí nghiệm xử lý bã nấm và phân gà Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 08/2014 đến tháng 12/2014 tại khu thí nghiệm của Bộ môn Nông hóa, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Thí nghiệm gồm 3 công thức với 3 lần lặp lại và được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn (Bảng 1)..
- Công thức thí nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý hỗn hợp bã nấm và phân gà.
- Công thức Vật liệu.
- CT1 60% bã nấm + 40% phân gà CPVSV1.
- CT2 60% bã nấm + 40% phân gà CPVSV2.
- CT3 60% bã nấm + 40% phân gà CPVSV3.
- Đ/C 60% bã nấm + 40% phân gà Không dùng chế phẩm.
- Bã nấm và phân gà được trộn đều rồi rải thành lớp dày 30 cm trước khi tưới dịch CPVSV, làm liên tục cho đến khi hết khối lượng vật liệu cần dùng trong một bể.
- Với công thức đối chứng, tiến hành như các công thức khác nhưng dùng nước sạch thay cho CPVSV..
- Các bể ủ được xếp thành một hàng và bố trí công thức thí nghiệm bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên, kết quả thu được như sau:.
- Hiệu quả của các CPVSV trên phân gà và bã nấm được theo dõi, đánh giá thông qua một số chỉ tiêu nhiệt độ đống ủ và chất lượng phân ủ.
- Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ sinh học lên cây trồng.
- Hiệu quả của phân hữu cơ sinh học ủ từ phân gà và bã nấm được đánh giá khi trồng cây cải chíp.
- Thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo phương pháp RCB, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 4m 2 .
- Các công thức thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:.
- Thí nghiệm sử dụng hỗn hợp phân gà và bã nấm được xử lý bằng CPVSV3 sau khi ủ 90 ngày.
- Khối lượng phân bón cho từng công thức được trình bày trong bảng 2..
- Bón lót thực hiện vào thời điểm làm đất với 100% phân hữu cơ + 20% phân đạm + 100% phân lân + 20% phân kali.
- Để đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ sinh học, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây vào thời điểm thu hoạch.
- Công thức thí nghiệm đánh giá hiệu quả phân hữu cơ sinh học đến năng suất cải chíp.
- Công thức Khối lượng phân bón/ha Khối lượng phân bón/ô thí nghiệm.
- PHCSH Nền + 15 tấn phân hữu cơ sinh học* Nền + 6 kg phân hữu cơ sinh học Ghi chú.
- Phân hữu cơ sinh học ủ từ phân gà và bã nấm có bổ sung CPVSV3.
- Hiệu suất phân hữu cơ được đánh giá dựa trên sự chênh lệch về năng suất giữa các công thức có bón phân hữu cơ với công thức đối chứng.
- Công thức tính hiệu suất phân hữu cơ được trích dẫn trồng thông tư 41/2014/TT- BNNPTNT như sau:.
- Hiệu suất sử dụng phân hữu cơ = Bội thu năng suất (kg/m 2 )/số kg (lít)/m 2 phân hữu cơ đã sử dụng.
- Năng suất công thức bón phân hữu cơ - Năng suất công thức đối chứng..
- Kết quả xử lý bã nấm và phân gà.
- Diễn biến nhiệt độ đống ủ.
- Kết quả theo dõi nhiệt độ đống ủ trong 10 ngày đầu tiên ở 3 vị trí khác nhau được thể hiện trong hình 1.
- Sau khi ủ 3 ngày, nhiệt độ ở giữa đống ủ tăng mạnh ở các công thức sử dụng CPVSV1, CPVSV2 và CPVSV3 so với công thức đối chứng..
- Giai đoạn từ 3-10 ngày, các công thức CT1, CT2, CT3 có nhiệt độ giữa đống ủ cao hơn 50 o C và kéo dài liên tiếp từ 5-7 ngày.
- Công thức dùng CPVSV3 cho khoảng thời gian có nhiệt độ trên 50 o C dài nhất (7 ngày).
- Đây là sự khác biệt rõ ràng với công thức đối chứng (nhiệt độ giữa đống ủ luôn thấp hơn 41 o C).
- Ngoài ra, có sự khác biệt về nhiệt độ ở 3 vị trí của đống ủ: giữa đống ủ nhiệt độ luôn cao hơn so với trên bề mặt và đáy đống ủ.
- coli, Salmonella) có trong phân gà và bã nấm..
- Nhiệt độ 10 ngày đầu của công thức ĐC.
- Nhiệt độ 10 ngày đầu của công thức CT1 CT1 Trên CT1 Giữa CT1 Đáy.
- Từ ngày 50-60 sau ủ, nhiệt độ ở các công thức theo dõi đều thấp hơn 30 0 C và sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí theo dõi không lớn, chứng tỏ tại các thời điểm đó, sự hoạt động của hệ vi sinh vật trong đống ủ đã giảm dần.
- Sau khi ủ 30 ngày, chất lượng phân ủ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các công thức sử dụng CPVSV (CT1, CT2, CT3) và công thức không bổ sung chế phẩm (ĐC).
- Cụ thể, các công thức được xử lý CPVSV có độ ẩm, hàm lượng N.
- hữu hiệu, K 2 O hữu hiệu cao hơn so với công thức đối chứng.
- Ngược lại, các chỉ tiêu pH, OC ở công thức đối chứng lại cao hơn các công thức còn lại..
- Khi đánh giá giữa các công thức được xử lý bằng chế phẩm ta thấy khi sử dụng CPVSV3 có sự sai khác có ý nghĩa với CPVSV1 và CPVSV2.
- Xử lý phân gà và bã nấm bằng CPVSV3 đạt kết quả hàm lượng dinh dưỡng cao nhất: N tổng số đạt 1,04%, P 2 O 5 hữu hiệu đạt 187,9 mg/100g và K 2 O hữu hiệu đạt 416,2 mg/100g.
- Điều này chứng tỏ sau khi ủ 30 ngày, CPVSV3 có khả năng phân hủy phân gà và bã nấm tốt hơn 2 CPVSV còn lại, phân ủ có thể sử dụng ngay làm phân hữu cơ bón cho cây trồng..
- Thời điểm 60 ngày sau ủ, các công thức CT1, CT2 và CT3 có pH KCl , OC.
- thấp hơn, hàm lượng P 2 O 5 hữu hiệu, K 2 O hữu hiệu cao hơn so với công thức ĐC.
- Các CPVSV giúp cho phân gà, bã nấm có độ hoai mục tốt, hàm lượng các hợp chất hữu cơ giảm, 0.
- Nhiệt độ 10 ngày đầu của công thức CT2 CT2 Trên CT2 Giữa CT2 Đáy.
- Nhiệt độ 10 ngày đầu của công thức CT3.
- Tuy nhiên, ở thời điểm này, các chỉ tiêu ẩm độ, pH KCl , OC và P 2 O 5 hữu hiệu không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức CT1, CT2, CT3..
- Tác dụng của các CPVSV đến sự phân giải của hỗn hợp phân gà và bã nấm ở thời điểm 90 ngày sau ủ là như nhau.
- Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các công thức CT1, CT2 và CT3 không có sự khác biệt, chỉ số C/N của các công thức này có giá trị gần như nhau (Hình 5)..
- Như vậy, trong điều kiện của thí nghiệm, việc sử dụng CPVSV3 giúp rút ngắn thời gian hoai mục của phân gà và bã nấm hơn so với 2 chế phẩm còn lại và nhanh hơn nhiều so với đối.
- Sau ủ 30 ngày bằng CPVSV3, phân gà và bã nấm có độ hoai mục cao, có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp..
- Đánh giá độ mức độ an toàn của phân bón chế biến từ bã nấm và phân gà chúng tôi tiến hành nghiên cứu mật độ của một số chủng vi sinh vật hữu ích và gây hại.
- Việc xử lý phân gà và bã nấm bằng CPVSV đã hạn chế rất tốt sự phát triển của vi sinh vật gây hại như E.
- Tại thời điểm 30 ngày sau ủ, công thức được xử lý bằng CPVSV1 và VSV3 không thấy sự có mặt của 2 loại vi sinh vật này nhưng ở công thức đối chứng, mật độ của chúng đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép (lần lượt là 5,97.104 và 3,1 CFU/g mẫu khô).
- vi khuẩn phân giải xenlulo trong công thức CT1, CT3 là cao hơn so với công thức CT2, công thức ĐC và cao hơn so với tiêu chuẩn về phân bón hữu cơ sinh học do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định theo thông tư 41/TT- bnnPTNT.
- (1983) do hoạt động mạnh mẽ của các loại vi sinh vật hữu ích có trong CPVSV giúp cho nhiệt độ của đống ủ gia tăng nhanh (đạt trên 500C) và kéo dài (5-7 ngày) có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh, nhất là các loại vi sinh vật gây bệnh vốn có khá nhiều trong phân gà..
- Khi tiến hành đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong mẫu phân hữu cơ sinh học của công thức CT3 sau ủ 30 ngày chúng tôi thu được kết quả ở bảng 6.
- Nhìn chung, hàm lượng một số kim loại nặng trong mẫu phân hữu cơ sinh học cũng thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định trong thông tư 41/TT- BNNPTNT.
- Điều này chứng tỏ phân hữu cơ sinh học được chế biến từ phân gà và bã nấm bằng CPVSV3 đạt tiêu chuẩn và phù hợp cho sản xuất nông nghiệp an toàn..
- Tỷ lệ C/N của các công thức thí nghiệm theo thời gian.
- Hiệu quả của phân hữu cơ sinh học đến năng suất cây cải chíp.
- Để đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ sinh học chế biến từ phân gà, chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên cây cải chíp và theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất ở thời điểm thu hoạch.
- Chiều cao cây của các công thức dao động trong khoảng 16,8-22,3 cm, số lá trên thân chính từ 10-12 lá.
- Việc sử dụng phân hữu cơ trong trồng rau giúp cây rau có chiều cao cây, số lá tốt hơn so với công thức không bón (ĐC).
- Kết quả thống kê cho thấy, công thức bón phân hữu cơ sinh học cho năng suất cao nhất (1,18 kg/m 2.
- công thức đối chứng có năng suất thực thu thấp hơn các công thức khác (0,85 kg/m 2.
- Sử dụng phân hữu cơ sinh học có hiệu suất cao hơn so với sử dụng phân chuồng và đạt 0,22 kg rau/kg phân..
- Như vậy, việc sử dụng phân gà và bã nấm sau.
- Trong 10 ngày đầu tiên, việc sử dụng CPVSV để ủ phân gà và bã nấm đã giúp cho nhiệt độ đống ủ của các công thức CT1, CT2, CT3 tăng mạnh (trên 50 o C) so với công thức đối chứng và kéo dài từ 5-7 ngày.
- Nhiệt độ ở vị trí giữa đống ủ luôn cao hơn so với vị trí bề mặt và vị trí đáy.
- Sử dụng CPVSV3 để xử lý phân gà và bã nấm cho hiệu quả nhanh hơn 2 chế phẩm còn lại.
- Sau khi ủ 30 ngày, phân hữu cơ sinh học sử dụng CPVSV3 có ẩm độ, hàm lượng OC, N tổng số, P 2 O 5 hữu hiệu, K 2 O hữu hiệu cao hơn so với 3 công thức còn lại.
- Phân hữu cơ sinh học đã bán hoai mục, có thể đem sử dụng cho cây trồng..
- Công thức Cao cây (cm) Số lá/thân (lá) NSTT (kg/m 2 ) HS PHC(kg rau/kg phân).
- HS PHC: Hiệu suất phân hữu cơ.
- Công thức As Cd Pb Hg E.
- Sử dụng phân hữu cơ sinh học chế biến từ phân gà, bã nấm và được xử lý bằng CPVSV3 giúp cây cải chíp đạt năng suất thực thu và hiệu suất phân hữu cơ cao hơn so với bón phân chuồng.
- Chế phẩm CPVSV3 được xác định là phù hợp để xử lý hỗn hợp phân gà và bã nấm thành phân hữu cơ có chất lượng đạt tiêu chuẩn phân hữu cơ sinh học do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt