intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Bo Kẹo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Sơn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

62
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Bo Kẹo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trình bày: Tỉnh Bo Kẹo, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), nằm ở khu vực phía Bắc Lào, là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc sinh sống. Bo Kẹo có rất nhiều tiềm năng để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa có tính chuyên môn hóa cao nhưng trong những năm qua sản xuất nông nghiệp ở đây vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp, thiếu tập trung,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Bo Kẹo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

J. Sci. & Devel. 2015, Vol. 13, No. 8: 1496-1506<br /> <br /> Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 8: 1496-1506<br /> www.vnua.edu.vn<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP<br /> THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI TỈNH BO KẸO,<br /> NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO<br /> Xaysongkhame Phimmasone, Nguyễn Hữu Ngoan*<br /> Khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Email*: nhngoan@vnua.edu.vn<br /> Ngày gửi bài: 27.05.2015<br /> <br /> Ngày chấp nhận: 23.12.2015<br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Tỉnh Bo Kẹo, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), nằm ở khu vực phía Bắc Lào, là tỉnh<br /> miền núi có nhiều dân tộc sinh sống. Bo Kẹo có rất nhiều tiềm năng để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa có<br /> tính chuyên môn hóa cao nhưng trong những năm qua sản xuất nông nghiệp ở đây vẫn mang nặng tính tự cung tự<br /> cấp, thiếu tập trung, năng suất lao động rất thấp, chưa khai thác được những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tếxã hội của tỉnh để có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Vì vậy, cần nghiên cứu những căn cứ lý<br /> luận và thực tiễn một cách sâu sắc làm cơ sở khoa học cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong đó có nông<br /> nghiệp. Bài viết này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận đồng thời đưa ra những luận cứ khoa học có tính thực tiễn<br /> (thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng) cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa<br /> trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo.<br /> Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu, kinh tế nông nghiệp.<br /> <br /> The Indispensability on Restructuring of Agricultural Economic in Direction of<br /> Commodity Production in Bokeo Province, Lao People’s Democratic Republic<br /> ABSTRACT<br /> Bokeo province depends on the country of the Lao People’s Democratic Republic (Lao PDR), is located in the<br /> north of the country, it is a mountainous province which has many people of ethnic groups. In addition Bokeo has a<br /> lot of potential to develop agricultural commodity in terms of high production in a specialized one. However, in the<br /> past few years the production of agriculture in the province still has a condition of self-sufficient, lack of concentration,<br /> low labour capacity, there has not cultivated an advantage of the nature yet including socio-economic of the province<br /> to develop a base of agricultural commodity with high yielding, quality and high ability for competition. Therefore, it is<br /> needfully studying on basis theory and pratice deeply to be a scientific foundation in socio-economic development,<br /> especially on agriculture sector of the province. This paper emphasises on systematic basis of theory as same as to<br /> conduct a scientific foundation on practice for restructuring of agricultural economic in direction of commodity<br /> production in Bokeo province.<br /> Keywords: Agricultural economic, indispensability, restructuring.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP<br /> của Lào đạt 27%, của tỉnh miền núi như Bo Kẹo<br /> là 47% (Việt Nam đạt được cơ cấu này vào năm<br /> 1995, trước Lào 15 năm). Năm 2014, tỷ trọng<br /> <br /> ngành trồng trọt chiếm 61,99%, chăn nuôi<br /> chiếm 33,37% và thủy sản chiếm 4,64% nội bộ<br /> ngành nông nghiệp đã cho thấy Bo Kẹo là một<br /> tỉnh nông nghiệp với một cơ cấu kinh tế chưa<br /> hợp lý. Nhìn sang nước bạn, từ một nước có nền<br /> nông nghiệp lạc hậu, nghèo đói, Việt Nam đã trở<br /> <br /> 1497<br /> <br /> Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Bo Kẹo, Nước cộng hòa<br /> dân chủ nhân dân Lào<br /> <br /> thành một quốc gia xuất khẩu hàng đầu các mặt<br /> hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, thủy<br /> sản... với kim ngạch hàng năm đạt trên 30 tỷ<br /> USD. Tuy nhiên, đứng trước nền kinh tế thị<br /> trường và trong điều kiện hội nhập, nông nghiệp<br /> Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế đó là năng<br /> suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa còn thấp,<br /> khả năng cạnh tranh của nông sản không cao,<br /> nhất là ở các vùng miền núi. Đây là bài học đắt<br /> giá cho nước CHDCND Lào nói chung và tỉnh<br /> Bo Kẹo nói riêng trong quá trình tìm hướng đi<br /> cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo<br /> hướng sản xuất hàng hóa với tốc độ nhanh và<br /> bền vững. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục tiêu<br /> i) góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận<br /> và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông<br /> nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, ii) đánh<br /> giá khái quát thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br /> nông nghiệp của tỉnh Bo kẹo; iii) phân tích các<br /> yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch đó và iv)<br /> đề xuất những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ<br /> cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hoá<br /> của tỉnh này.<br /> <br /> 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Số liệu trình bày trong nghiên cứu này được<br /> tổng hợp từ các báo cáo khoa học, số liệu thống<br /> kê đã được công bố và kết quả điều tra 346 đối<br /> tượng khác nhau, trong đó: (i) đối tượng trực<br /> tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp gồm có 300<br /> hộ nông dân thuộc 3 huyện: Huội Xai, Pha U<br /> Đôm và Tôn Phậng (100 hộ/huyện) đại diện cho<br /> 3 vùng sinh thái của tỉnh Bo Kẹo là đồng bằng,<br /> trung du và miền núi, 12 công ty có vốn đầu tư<br /> nước ngoài trực tiếp đầu tư sản xuất nông<br /> nghiệp tại 3 huyện điều tra; (ii) 24 cán bộ cấp<br /> huyện trực tiếp tham gia quản lý ngành nông<br /> nghiệp, bao gồm: Lãnh đạo huyện 3, cán bộ<br /> phòng nông lâm nghiệp 15; cán bộ phòng kế<br /> hoạch và đầu tư 6; (iii) 10 cán bộ cấp sở gồm:<br /> Lãnh đạo sở 2 người, Sở Nông lâm nghiệp 5<br /> người, Sở Kế hoạch và đầu tư 3 người. Số liệu<br /> thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel. Các<br /> phương pháp phân tích được áp dụng như mô<br /> tả, so sánh để thấy được sự biến động của giá trị<br /> sản xuất (GTSX), tỷ trọng GTSX qua các năm.<br /> <br /> 1498<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br /> nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa<br /> Theo Lê Đình Thắng (1994), cơ cấu kinh tế<br /> là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều<br /> yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động<br /> qua lại lẫn nhau trong những không gian và<br /> thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh<br /> tế xã hội nhất định; nó được thể hiện cả về mặt<br /> định tính và định lượng, cả về chất lượng và số<br /> lượng, phù hợp với những mục tiêu được xác<br /> định của nền kinh tế.<br /> Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là các thay đổi<br /> về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự<br /> tăng trưởng liên tục của sản phẩm quốc dân<br /> (GNP), bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và<br /> con người, sự thay đổi về nhu cầu, sản xuất, lưu<br /> thông và việc làm. Ngoài ra còn các quá trình<br /> kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hoá, biến<br /> động dân số, thay đổi trong việc thu nhập<br /> (Chenery, 1988).<br /> Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là<br /> sự thay đổi cơ cấu các ngành trong khu vực<br /> nông nghiệp. Đối với khu vực nông lâm ngư<br /> (nông nghiệp theo nghĩa rộng), sự chuyển dịch<br /> theo xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và<br /> tăng tỷ trọng lâm nghiệp, ngư nghiệp. Xu hướng<br /> chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông<br /> nghiệp của các nước: lúc đầu tập trung vào việc<br /> tự túc lương thực, sau đấy chuyển sang sản xuất<br /> cây thức ăn gia súc và chăn nuôi, rồi các cây có<br /> dầu, đạm, rau và quả. Một xu hướng khác diễn<br /> ra đồng thời trong nông nghiệp là chuyển dịch<br /> từ nông sản tươi sang nông sản chế biến (Lê<br /> Quốc Doanh, 2006).<br /> Theo Lê nin: “SXHH chính là cách tổ chức<br /> kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm đều do những<br /> người sản xuất cá thể riêng lẻ sản xuất ra, mỗi<br /> người chuyên làm ra một thứ sản phẩm nhất<br /> định, thành thử muốn thoả mãn các nhu cầu<br /> của xã hội thì phải có mua bán sản phẩm (vì vậy<br /> sản phẩm trở thành hàng hoá) trên thị trường”<br /> (Lê nin, 1974).<br /> <br /> Xaysongkhame Phimmasone, Nguyễn Hữu Ngoan<br /> <br /> Có thể hiểu trong nghiên cứu này, chuyển<br /> dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản<br /> xuất hàng hóa là quá trình thay đổi<br /> (change/transformation) cơ cấu giữa các cây<br /> trồng, vật nuôi; từng bước đa dạng hóa và<br /> chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp theo<br /> nhu cầu thị trường nhằm nâng cao thu nhập cho<br /> nông dân và giải quyết các vấn đề xã hội (an<br /> ninh lương thực, nghèo đói, môi trường...).<br /> 3.2. Đặc trưng chủ yếu của quá trình<br /> chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp<br /> Đặc trưng của chuyển dịch kinh tế nông<br /> nghiệp (CCKTNN) là không cố định mà luôn<br /> vận động, biến đổi. Sự tồn tại của nó mang tính<br /> khách quan phụ thuộc vào trình độ phát triển<br /> của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã<br /> hội. Xu thế chuyển dịch CCKTNN phụ thuộc<br /> vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các<br /> thể chế ở mỗi nơi và mỗi giai đoạn cụ thể (Lê<br /> Quốc Doanh, 2006).<br /> Timmer (1988) chia quá trình phát triển ra<br /> làm 4 giai đoạn, trong đó vai trò của nông<br /> nghiệp giữ các vị trí khác nhau:<br /> <br /> Giai đoạn 1, giai đoạn bắt đầu phát triển:<br /> Trong giai đoạn này, nông nghiệp còn chiếm<br /> phần lớn trong sản phẩm trong nước, nguồn tích<br /> luỹ chủ yếu lấy từ nông nghiệp. Nguồn thu<br /> nhập của nhà nước chủ yếu lấy từ thuế trực tiếp<br /> hay gián tiếp đánh vào nông nghiệp.<br /> Giai đoạn 2, giai đoạn mà nông nghiệp đóng<br /> góp chủ yếu vào sự tăng trưởng. Trong giai đoạn<br /> này, một phần nguồn lợi thu được từ nông<br /> nghiệp được đầu tư trở lại cho nông nghiệp, chủ<br /> yếu cho nghiên cứu và cơ sở hạ tầng. Sản lượng<br /> nông nghiệp tăng lên đã đóng góp lớn cho sự<br /> tăng trưởng kinh tế.<br /> Giai đoạn 3, giai đoạn lao động nông nghiệp<br /> bắt đầu giảm, giữa nông nghiệp và công nghiệp<br /> có một sự mất cân đối, nhất là trong năng suất<br /> lao động và mức thu nhập. Để thu hẹp được<br /> khoảng cách này, nông nghiệp phải được liên<br /> kết trong toàn bộ nền kinh tế thông qua sự phát<br /> triển của thị trường lao động và tín dụng, liên<br /> kết giữa kinh tế nông thôn và thành thị. Nhưng<br /> càng được liên kết với nền kinh tế chung thì<br /> nông nghiệp càng mất tính ổn định nhiều hơn vì<br /> bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường.<br /> <br /> Hình 1. Vai trò của nông nghiệp trong các giai đoạn phát triển kinh tế<br /> Nguồn: Meier, 1995<br /> <br /> 1499<br /> <br /> Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Bo Kẹo, Nước cộng hòa<br /> dân chủ nhân dân Lào<br /> <br /> Giai đoạn 4, bắt đầu lúc lao động nông<br /> nghiệp giảm xuống dưới 20% tổng số lao động,<br /> khi mà phần chi tiêu cho ăn uống trong ngân<br /> sách hộ thành thị cũng giảm xuống còn khoảng<br /> 30%. Thu nhập của nông dân bị giảm bớt do việc<br /> phải áp dụng các kỹ thuật mới và giá nông sản<br /> thấp. Trong điều kiện này, cần phải trợ giá cho<br /> nông nghiệp để giữ một số nông dân ở nông thôn<br /> và bảo đảm an toàn lương thực.<br /> Ở 4 giai đoạn khác nhau này, chính sách<br /> đối với nông nghiệp phải thay đổi cho thích hợp<br /> với điều kiện của từng giai đoạn và giải quyết<br /> các mâu thuẫn chủ yếu cho sự phát triển.<br /> Theo Todaro (1982), sự phát triển của nông<br /> nghiệp từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng<br /> hoá trải qua 3 giai đoạn:<br /> - Giai đoạn 1: Sản xuất tự cấp, độc canh,<br /> tập trung vào một hay hai cây lương thực.<br /> - Giai đoạn 2: Chuyển tiếp sang canh tác đa<br /> dạng và đa canh, ngoài cây lương thực trồng<br /> thêm rau, quả, cây hàng hoá, chăn nuôi.<br /> - Giai đoạn 3: Chuyển sang chuyên môn<br /> hoá vào một nông sản chính, đầu tư tăng năng<br /> suất, lấy lợi nhuận làm mục tiêu.<br /> Như vậy, theo Timmer (1988) và Todaro<br /> (1982) có thể thấy các nước có lực lượng lao động<br /> trong nông nghiệp cao và có mức đóng góp của<br /> nông nghiệp vào GDP thấp như Lào, Việt Nam<br /> đang chuyển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 của<br /> quá trình phát triển nông nghiệp, do đó, sự<br /> chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo<br /> hướng sản xuất hàng hóa là tất yếu, khách<br /> quan, phù hợp với sự vận động của thực tiễn.<br /> 3.3. Quá trình chuyển dịch CCKTNN theo<br /> hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Bo Kẹo<br /> 3.3.1. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất<br /> nông nghiệp của tỉnh Bo Kẹo giai đoạn<br /> 2010-2014<br /> Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bo<br /> Kẹo giai đoạn 2010-2014 có mức độ tăng trưởng<br /> không đồng đều. Năm 2010, GTSX đạt 943,82 tỷ<br /> kíp, tăng lên 1.064,34 tỷ kíp năm 2011 nhưng<br /> lại giảm còn 1.033,26 tỷ kíp năm 2012, đến năm<br /> 2013 GTSX đạt cao nhất 1.337,34 tỷ kíp, xong<br /> <br /> 1500<br /> <br /> giảm còn 1.259,60 vào năm 2014; bình quân<br /> GTSX ngành nông nghiệp tăng trưởng<br /> 7,2%/năm (Bảng 1).<br /> Về cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai<br /> đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, chuyển dịch<br /> chưa tích cực, thiếu ổn định, vẫn chủ yếu là<br /> thay đổi tỷ trọng của hai ngành trồng trọt và<br /> chăn nuôi. Năm 2010, GTSX trồng trọt chiếm<br /> 56,4%, năm 2014 tăng lên chiếm 61,99% trong<br /> khi tỷ trọng GTSX chăn nuôi lại giảm, năm<br /> 2010, chiếm 38,11%, năm 2014 còn 33,37%.<br /> Ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng thấp và đang có<br /> xu hướng giảm. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu<br /> ổn định trên chủ yếu là do sự chuyển dịch mạnh<br /> mẽ trong cơ cấu của tiểu ngành trồng trọt.<br /> Đối với tiểu ngành trồng trọt: Giai đoạn<br /> 2010-2014 chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ<br /> từ cây trồng truyền thống là ngô, đậu tương, lạc,<br /> vừng... được thay thế bằng cây trồng có tính<br /> chất hàng hóa cao là chuối và cao su. Trong đó,<br /> diện tích ngô giảm 13.630 ha, đậu tương<br /> giảm135ha, lạc giảm 720 ha và vừng giảm 1.635<br /> ha; thay vào đó, diện tích trồng chuối từ 65 ha<br /> năm 2010 đã tăng lên 2.512 ha (tăng 2.447 ha),<br /> cao su từ 17.756 ha năm 2010 tăng lên 26.426<br /> ha năm 2014 (tăng 8.670 ha). Điều này đã kéo<br /> theo sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu GTSX,<br /> nếu như năm 2010, nhóm sản phẩm truyền<br /> thống chiếm đến 76,54% GTSX tiểu ngành trồng<br /> trọt (lúa 46,14%; ngô 15,26%; lạc 4,49%; vừng<br /> 10,64%) thì đến năm 2014, tỷ lệ này đã giảm<br /> một nửa, chỉ còn 35,16% (lúa 30,06%; ngô<br /> 3,25%; lạc 1,28%; vừng 0,56%); ngược lại, tỷ<br /> trọng GTSX của chuối thơm năm 2010 chỉ chiếm<br /> 0,54% (2,88 tỷ kíp) thì đến năm 2014 đã vươn<br /> lên đứng đầu tiểu ngành trồng trọt với 350,42 tỷ<br /> kíp, chiếm 44,88% GTSX, cao su mãi đến năm<br /> 2014 mới cho thu hoạch mủ cũng đạt 44,98 tỷ<br /> kíp, chiếm 5,76% GTSX tiểu ngành trồng trọt.<br /> Bình quân giai đoạn 2010-2014, GTSX tiểu<br /> ngành trồng trọt tăng trưởng 10,18%/năm<br /> (Bảng 1).<br /> Như vậy, cơ cấu tiểu ngành trồng trọt ở Bo<br /> Kẹo đã chuyển dịch theo hướng hàng hóa rõ nét,<br /> trong đó chuối thơm và cao su là 2 đối tượng có<br /> sự chuyển dịch mạnh mẽ cả về diện tích và giá trị<br /> <br /> Xaysongkhame Phimmasone, Nguyễn Hữu Ngoan<br /> <br /> Bảng 1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Bo kẹo giai đoạn 2010-2014<br /> (Tính theo giá cố định năm 2010)<br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 2013<br /> <br /> 2014<br /> <br /> GTSX<br /> (tỷ kíp)<br /> <br /> Tỷ trọng<br /> (%)<br /> <br /> GTSX<br /> (tỷ kíp)<br /> <br /> Tỷ trọng<br /> (%)<br /> <br /> GTSX<br /> (tỷ kíp)<br /> <br /> Tỷ trọng<br /> (%)<br /> <br /> GTSX<br /> (tỷ kíp)<br /> <br /> Tỷ trọng<br /> (%)<br /> <br /> GTSX<br /> (tỷ kíp)<br /> <br /> Tỷ trọng<br /> (%)<br /> <br /> Bình<br /> quân<br /> (%)<br /> <br /> 1. Trồng trọt<br /> <br /> 529,89<br /> <br /> 56,14<br /> <br /> 623,37<br /> <br /> 58,57<br /> <br /> 584,87<br /> <br /> 56,60<br /> <br /> 871,95<br /> <br /> 65,20<br /> <br /> 780,77<br /> <br /> 61,99<br /> <br /> 110,18<br /> <br /> Cây hàng năm<br /> <br /> 458,83<br /> <br /> 86,59<br /> <br /> 572,80<br /> <br /> 91,89<br /> <br /> 530,21<br /> <br /> 90,66<br /> <br /> 799,89<br /> <br /> 91,74<br /> <br /> 664,69<br /> <br /> 85,13<br /> <br /> 109,71<br /> <br /> Cây lâu năm<br /> <br /> 71,07<br /> <br /> 13,41<br /> <br /> 50,57<br /> <br /> 8,11<br /> <br /> 54,65<br /> <br /> 9,34<br /> <br /> 72,06<br /> <br /> 8,26<br /> <br /> 116,08<br /> <br /> 14,87<br /> <br /> 113,05<br /> <br /> 2. Chăn nuôi<br /> <br /> 359,67<br /> <br /> 38,11<br /> <br /> 384,53<br /> <br /> 36,13<br /> <br /> 395,32<br /> <br /> 38,26<br /> <br /> 409,49<br /> <br /> 30,62<br /> <br /> 420,36<br /> <br /> 33,37<br /> <br /> 103,97<br /> <br /> Gia súc<br /> <br /> 345,83<br /> <br /> 96,15<br /> <br /> 373,39<br /> <br /> 97,10<br /> <br /> 384,28<br /> <br /> 97,21<br /> <br /> 394,72<br /> <br /> 96,39<br /> <br /> 404,88<br /> <br /> 96,32<br /> <br /> 104,02<br /> <br /> Gia cầm<br /> <br /> 13,84<br /> <br /> 3,85<br /> <br /> 11,13<br /> <br /> 2,90<br /> <br /> 11,05<br /> <br /> 2,79<br /> <br /> 14,77<br /> <br /> 3,61<br /> <br /> 15,48<br /> <br /> 3,68<br /> <br /> 102,83<br /> <br /> 3. Thủy sản<br /> <br /> 54,25<br /> <br /> 5,75<br /> <br /> 56,45<br /> <br /> 5,30<br /> <br /> 53,07<br /> <br /> 5,14<br /> <br /> 55,90<br /> <br /> 4,18<br /> <br /> 58,48<br /> <br /> 4,64<br /> <br /> 101,89<br /> <br /> Đánh bắt<br /> <br /> 13,02<br /> <br /> 60,00<br /> <br /> 13,75<br /> <br /> 58,00<br /> <br /> 13,01<br /> <br /> 57,00<br /> <br /> 13,89<br /> <br /> 54,00<br /> <br /> 14,61<br /> <br /> 51,00<br /> <br /> 102,92<br /> <br /> Nuôi trồng<br /> <br /> 21,70<br /> <br /> 40,00<br /> <br /> 23,71<br /> <br /> 42,00<br /> <br /> 22,82<br /> <br /> 43,00<br /> <br /> 25,71<br /> <br /> 46,00<br /> <br /> 28,66<br /> <br /> 49,00<br /> <br /> 107,20<br /> <br /> Toàn ngành<br /> <br /> 943,82<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> 1.064,34<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> 1.033,26<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> 1.337,34<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> 1.259,60<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> 107,20<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> Nguồn: Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Bo kẹo các năm 2010-2014<br /> <br /> trị nhờ có sự đầu tư thâm canh với trình độ cao<br /> từ phía nhà đầu tư nước ngoài (Trung Quốc,<br /> Thái Lan), họ cung cấp quy trình sản xuất khép<br /> kín từ giống, phân bón, vật tư nông nghiệp đến<br /> bao tiêu sản phẩm, người nông dân chỉ tham gia<br /> lao động theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, vì<br /> vậy năng suất và chất lượng sản phẩm không<br /> ngừng tăng lên (năng suất chuối thơm đã tăng<br /> từ 14,31 tấn/ha năm 2010 lên đến 45 tấn/ha<br /> năm 2014, năng suất mủ cao su năm 2014 đạt<br /> 1,51 tấn/ha). Đây là kinh nghiệm thực tiễn cho<br /> phát triển nông nghiệp tỉnh Bo Kẹo nói riêng và<br /> Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nói chung<br /> trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông<br /> nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đòi hỏi<br /> trình độ thâm canh cao, sản phẩm có sự định<br /> hướng thị trường tiêu thụ, quy trình sản xuất<br /> khép kín.<br /> Đối với tiểu ngành chăn nuôi: Quy mô và<br /> giá trị đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Bo Kẹo có<br /> xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2010,<br /> tổng đàn đạt 643.905 con (359,67 tỷ kíp) thì đến<br /> năm 2014 tăng lên 738.935 con (420,36 tỷ kíp),<br /> bình quân giai đoạn 2010-2014 tăng trưởng<br /> 3,97%/năm, do có tốc độ tăng trưởng thấp nên cơ<br /> cấu GTSX tiểu ngành chăn nuôi có xu hướng<br /> giảm nhẹ trong thời gian qua (từ 38,11% năm<br /> 2010 giảm còn 33,37% năm 2014) (Bảng 1).<br /> <br /> Ngành chăn nuôi ở Bo Kẹo vẫn chưa được khai<br /> thác triệt để là do đa số các giống gia súc, gia<br /> cầm là giống nội có năng suất thấp, chậm lớn,<br /> nhẹ cân; phương pháp chăn thả tự nhiên, phân<br /> tán, quy mô nhỏ ảnh hưởng lớn đến sự phát<br /> triển ổn định của chăn nuôi, quản lý dịch bệnh.<br /> Đối với tiểu ngành thủy sản: Giá trị ngành<br /> thủy sản có sự tăng trưởng không đáng kể, năm<br /> 2010 GTSX đạt 54,25 tỷ kíp, đến năm 2014 tăng<br /> lên 58,48 tỷ kíp (qua 5 năm chỉ tăng 4,23 tỷ kíp)<br /> do Bo Kẹo là tỉnh miền núi phía Bắc của Lào, có<br /> ít diện tích nuôi trồng thủy sản và phụ thuộc<br /> vào đánh bắt dọc bờ sông Mê Kông. Tuy nhiên,<br /> kết quả này cũng đã thể hiện sự cố gắng lớn của<br /> ngành nông nghiệp khi cố gắng mở rộng nuôi<br /> trồng thủy sản bằng rất nhiều hình thức như<br /> nuôi cá ở suối, ao hồ, đập và hình thức nuôi cá<br /> mới trong lồng bè, góp phần phát triển sản<br /> phẩm hàng hóa ở Bo Kẹo. Về mặt cơ cấu GTSX,<br /> cơ cấu tiểu ngành thủy sản có sự giảm nhẹ từ<br /> 5,75% năm 2010 còn 4,64% năm 2014 (Bảng 1).<br /> 3.3.2. Giá trị và tỷ suất hàng hóa một số sản<br /> phẩm chủ yếu ngành nông nghiệp<br /> Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa<br /> của tỉnh Bo Kẹo trong thời gian qua đã đạt được<br /> những kết quả tích cực, một số cây trồng có tỷ<br /> suất hàng hóa cao như chuối thơm, cao su và cây<br /> <br /> 1501<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1