« Home « Kết quả tìm kiếm

Đào Nguyên Phổ (1861-1908), một trường hợp tiêu biểu của sự hội nhập văn hóa tích cực


Tóm tắt Xem thử

- Đào Nguyên Phổ sinh năm Tân Dậu (1861), đúng 4 năm sau khi hạm đội Pháp do Phó Đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng ở miền Trung, phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858).
- Thời kỳ Đào Nguyên Phổ sinh ra, lớn lên, đi học và thành đạt là một thời cực kỳ rối loạn của lịch sử Việt Nam, được đánh dấu bởi nhiều sự kiện tiêu biểu: Năm 1862, trước áp lực quân sự của thực dân Pháp, triều đình Huế phải ký Hiệp ước ngày cắt ba tỉnh Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) cho Pháp, tạo điều kiện cho chúng tới giữa năm 1867 đánh chiếm luôn ba tỉnh Tây Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), nuốt gọn toàn bộ Nam Kỳ lục tỉnh, để rồi 10 năm sau trên đà thắng thế lại ngang ngược kéo quân ra đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873)..
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Bối cảnh lịch sử trong và ngoài đó là hoàn cảnh cho một trí thức Nho học truyền thống có điều kiện phát huy lòng yêu nước thương dân trên cơ sở tinh thần chống xâm lược của dân tộc.
- Việc Đào Nguyên Phổ thi đậu Cử nhân năm 1877 là bước ngoặt thứ nhất trong cuộc đời ông.
- Năm 1884, Đào Nguyên Phổ bắt đầu ra làm quan là một năm đáng ghi nhớ..
- Tiếp liền sau đó là việc Pháp đánh chiếm kinh thành Huế (đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 tháng 7 năm 1885), rồi vua Hàm Nghi xuống Chiếu Cần Vương phát động một cao trào yêu nước chống Pháp trong nhân dân – trong đó có sự tham gia tích cực của giới văn thân sỹ phu – là những trí thức dân tộc thời đó..
- Tất cả các sự kiện dồn dập đó không khỏi tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến Đào Nguyên Phổ – một nhà nho truyền thống có ý thức rõ rệt về trách nhiệm của mình trong cơn nguy khốn của đất nước..
- Việc Đào Nguyên Phổ bị bãi chức năm 1891 đã chấm dứt thời kỳ học tập thành đạt, rồi tiến thân trên con đường cử nghiệp và quan trường truyền thống, để bước vào một thời kỳ mới.
- Kết bạn tâm giao với một số người như Nguyễn Hữu Cương (Cả Cương) là con nhà văn thân yêu nước Nguyễn Mậu Kiến đất Thái Bình, người mà năm 1873 đã xung phong tập hợp các thanh niên yêu nước của quê hương, rồi vượt sông kéo sang tham gia đánh giặc.
- Chính thời kỳ này Đào Nguyên Phổ đã kết bạn tâm giao với Nguyễn Thượng Hiền, đậu Hoàng giáp, làm việc ở Quốc sử quán (Huế), sau giữ chức Đốc học Ninh Bình, rồi Nam Định.
- Trong thời gian làm quan ở Huế, Nguyễn Thượng Hiền đã đọc nhiều Tân thư của Trung Quốc, vì vậy đã tiếp thu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản, duy tân cải cách.
- Sau đó, lại được gặp các nhà yêu nước tiến bộ như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nên ông có cảm tình với phong trào yêu nước chống Pháp và tích cực ủng hộ phong trào Đông du đưa học sinh sang Nhật Bản cầu học.
- Nguyễn Thượng Hiền đã khuyên ông vào Huế theo học trường Quốc tử giám, trường này tuy là một nhà trường chính quy của triều đình, nhưng đã chịu ảnh hưởng tư tưởng mới, bản thân như vị Tế tửu (Hiệu trưởng) nổi tiếng có nhiều sách Tân thư, điều đó không khỏi tác động đến các học sinh nhà trường.
- Đây là một dịp may để Đào Nguyên Phổ đọc các Tân thư, Tân văn của thư viện nhà vị Tế tửu, ông này đã mến vì tài, yêu vì chí của người học trò xuất sắc nên gả con gái cho học trò của mình..
- Thời gian này ông đã kết giao với một số sỹ phu yêu nước có tư tưởng đổi mới như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng…, nhờ vậy nhãn quan chính trị được mở rộng, nhận thức chính trị phát triển theo xu hướng tiến bộ một cách mạnh mẽ, dứt khoát hơn..
- Thêm vào đó, cũng vào thời kỳ này một điều kiện mới đã tới với Đào Nguyên Phổ.
- Đào Nguyên Phổ được chọn vào học theo lối mới tại Pháp tự Quốc gia học đường ở Huế (1898) với chuyên ngữ tiếng Pháp, chỉ một thời gian sau ông đã có thể sử dụng tiếng Pháp, tạo một điều kiện rất cơ bản để có thể làm quen với tư tưởng dân chủ của Cách mạng tư sản Pháp, cũng như nhận thức về bước tiến hoá xã hội sâu sắc hơn.
- Như trên đã nói, có thể khẳng định việc Đào Nguyên Phổ bị bãi chức về quê năm 1891, rồi sang Nam Định dạy học đã tạo nên bước ngoặt thứ hai vô cùng quan trọng trong cuộc đời ông, mở ra cho ông nhiều triển vọng mới..
- Sau khi tốt nghiệp Pháp tự Quốc gia học đường, Đào Nguyên Phổ cũng chỉ làm quan được hơn một năm .
- tư tưởng một khi đã đổi mới thì làm.
- Hà Nội lúc này đã trở thành thủ phủ của Liên bang Đông Dương, trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của toàn xứ thuộc địa, là nơi đang diễn ra nhiều biến chuyển trên bề mặt cũng như dưới chiều sâu trong đời sống xã hội thuộc địa, và vì vậy có sức hấp dẫn mạnh mẽ những người có tinh thần dân tộc sâu sắc, có lòng yêu nước nồng nàn, nuôi nhiều khát vọng cho tương lai của đất nước như Đào Nguyên Phổ.
- Tại Hà Nội, Đào Nguyên Phổ đã dứt khoát chọn một nghề hoàn toàn mới trong đời sống văn hoá – xã hội Việt Nam lúc đó.
- Trong công việc mới mẻ này ông đã cộng tác với một người Pháp vốn là chủ nhà in tên là Schneider, ông này đứng làm chủ nhiệm (1903), còn Đào Nguyên Phổ làm chủ bút 1 .
- Rõ ràng là với những chuyển biến về tư tưởng có tính tiến bộ, lại trong bối cảnh xã hội Việt Nam đổi mới, việc Đào Nguyên Phổ tham gia việc thành lập Trường Đông Kinh nghĩa thục vào đầu năm 1907 là một việc tự nhiên mang tính tất yếu.
- Đông Kinh nghĩa thục – như chúng ta đều biết – là một trường học theo lối mới, được thành lập tại Hà Nội theo mô hình phương Tây, như Khánh Ứng nghĩa thục của Nhật Bản.
- Năm 1906 các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh sau khi tham quan Khánh Ứng nghĩa thục tại Tokyo (Nhật Bản), lúc về nước trong một cuộc họp tại làng Nội Duệ (Bắc Ninh) vào cuối năm đó đã quyết định sẽ thành lập Đông Kinh nghĩa thục tại Hà Nội..
- Đông Kinh nghĩa thục ra đời tháng 3 năm 1907 tại số 4 phố Hàng Đào (Hà Nội) đã tập hợp được đông đảo các sỹ phu yêu nước với mục đích được xác định cụ thể:.
- Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ..
- Đào Nguyên Phổ ngay từ đầu đã hoan nghênh chủ trương thành lập Đông Kinh nghĩa thục, mục đích nhà trường hoàn toàn phù hợp với chí hướng của ông nên ông hăng hái tham gia thành lập trường và tích cực hoạt động cho nhà trường.
- Trong thời kỳ phát triển sôi nổi của Đông Kinh nghĩa thục, ảnh hưởng của trường đã mở rộng ra nhiều địa phương, trong số đó có quê hương Thái Bình của Đào Nguyên Phổ.
- Các huyện Kiến Xương, Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ đều có các nghĩa thục hoạt động, tình hình đó dứt khoát phải có ảnh hưởng và vai trò của Đào Nguyên Phổ..
- Nhưng rồi chính quyền thực dân Pháp đã sớm nhận rõ tính chất yêu nước cách mạng của Đông Kinh nghĩa thục, hoàn toàn đây không phải chỉ đơn thuần là một trường học.
- Đông Kinh nghĩa thục đã nuôi dưỡng được một phong trào cách mạng công khai, hợp pháp khá sôi nổi, quyết liệt trên mặt trận đấu tranh văn hoá và tư tưởng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Đó cũng là một cuộc vận động chính trị chuẩn bị về tinh thần và tư tưởng cho sự nghiệp đấu tranh Cách mạng dân tộc dân chủ trong thời đại mới..
- Với phạm vi hoạt động ngày càng lan rộng, ảnh hưởng trong nhân dân ngày càng lớn, Đông Kinh nghĩa thục trong thực tế đã trở thành một nguy cơ lớn cho thực dân Pháp ở Việt Nam, trở thành “một cái lò phiến loạn ở Bắc Kỳ”, như phiên họp của Hội đồng quân sự Đông Dương nhận định.
- Đông Kinh nghĩa thục chỉ hoạt động được gần 9 tháng (từ tháng 3 đến tháng 11 – 1907).
- Nhưng phong trào yêu nước cách mạng vẫn ấp ủ trong nhân dân, để đến đêm 27 tháng 6 năm 1908, sau nhiều lần trì hoãn, vụ đầu độc binh lính Pháp đóng trong thành Hà Nội được tiến hành, có sự phối hợp với nghĩa quân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám phái về..
- Nhưng kế hoạch hành động của những người yêu nước nhanh chóng bị lộ, thực dân Pháp đã kịp thời đối phó, đẩy mạnh cuộc điều tra, khủng bố, nhiều người cầm đầu đã bị bắt và kết án nặng, từ tù chung thân đến tử hình vắng mặt, nhiều người bị án chém..
- Nhân dịp này, thực dân Pháp đẩy mạnh việc lùng sục, bắt bớ những người đã hoạt động trong Đông Kinh nghĩa thục, trong số đó có Đào Nguyên Phổ, may lúc đó ông không có nhà nên đã thoát nạn.
- Nhưng cũng từ đây thực dân Pháp lùng sục ông ráo riết, đối với chúng, ông là một đối thủ lợi hại cần thanh trừng gấp.
- 1 Đại Nam đồng văn nhật báo sau chuyển thành Đăng cổ tùng báo cũng có phần chữ Hán do Đào Nguyên Phổ làm chủ bút, còn phần chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách..
- 2 Trong số các sách do Đào Nguyên Phổ viết, có một số cuốn không đứng tên tác giả