« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh


Tóm tắt Xem thử

- ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH BÀI THƠ SANG THU CỦA HỮU THỈNH.
- o Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc..
- o Bài thơ “Sang thu” (1977) in trên báo văn nghệ, thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước những chuyển biến tinh tế của trời đất lúc thu sang..
- Sự cảm nhận mùa thu sang bắt đầu bằng khứu giác:.
- Câu thơ thể hiện tâm trạng bâng khuâng mong chờ mùa thu của thi sĩ 2.
- o “Có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu”: hai câu tuyệt bút tả cảnh ngụ tình, thể hiện tâm trạng xao xuyến trước những chuyển biến kì diệu của thiên nhiên lúc giao mùa hạ - thu..
- Vừa luyến tiếc mùa hạ nồng nàn, vừa mong chờ mùa thu êm dịu..
- vừa tả thực thời tiết lúc này vừa có ý hàm ẩn về cuộc đời của mỗi con người..
- Qua thử thách, bản lĩnh con người cứng cỏi hơn, vững vàng hơn..
- Bằng sự cảm nhận tinh nhạy, bằng ngôn ngữ thơ ca giản dị và hàm súc, nhà thơ Hữu Thỉnh đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên màu thư tuyệt mĩ..
- Với bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã đóng góp thêm một nét thu độc đáo vào những bài thơ màu thu hay và đẹp trong thơ ca Việt Nam..
- Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh (Chương trình Ngữ văn lớp 9, tập 2)..
- Mùa thu luôn là đề tài khiến thi nhân phải động lòng thương yêu bởi đó là mùa của những gì nhẹ nhàng và dịu êm nhất, mùa của sự tĩnh lặng và những rung động sâu sắc nhất.
- Mùa thu đi vào thơ Nguyễn Khuyến bình dị, gần gũi.
- Còn mùa thu của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu”.
- Bài thơ đã phác họa thành công sự chuyển mùa kỳ diệu của đất trời và của lòng người..
- “Sang thu” là một bài thơ tái hiện lại một cách nhẹ nhàng sự chuyển mùa tinh tế, trời đất lúc sang thu có chút gì đó bối rối, có chút gì đó ngập ngừng và hơn hết là sự ngỡ ngàng, bồi hồi của nhà thơ khi nhận ra sự thay đổi của trời đất.
- Mùa thu về, mùa thu mang lại cho con người ta những giai điệu dịu êm nhất..
- Dấu hiệu của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh thực sự rất bình dị và gần gũi, không phải là hương cốm mùa thu, không phải mặt hồ tĩnh lặng, cũng không phải những mùa lá rụng..
- Mùa thu trong thơ ông chính là “hương ổi”, là thứ hương đặc trưng của vùng quê Việt Nam mỗi khi thu về..
- “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se”.
- Phải thật tinh tế, thật khéo léo tác giả mới có thể nhận ra được thứ hương rất đỗi nhẹ nhàng và có thể bị gió cuốn đi lúc nào.
- Đây là cụm từ diễn ra trạng thái ngỡ ngàng của tác giả khi nhận ra mùa thu đã chạm ngõ chỉ với.
- Mùi hương ổi ấy đã “phả” vào trong “gió se” đầu mùa thu dịu nhẹ, se sắt.
- “phả” đã làm toát lên thần thái của mùa thu, của hương ổi.
- Chỉ qua hai câu thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc một cảm nhận mới về mùa thu, về sự chuyển mùa tinh tế nhất, về nhưng điều bình dị ở xung quanh chúng ta..
- Tác giả phải thốt lên “hình như.
- là chưa chắc chắn, không chắn chắn nhưng thực ra là tác giả tự khẳng định rằng mùa thu về thật rồi..
- Có lẽ mùa thu đã sang, là mùa thu của đất trời và mùa thu của lòng người mênh mang, nhiều tâm trạng.
- Đến khổ thơ thứ hai thì dường như mùa thu đã hiện rõ ra từng đường nét hình khối trong cảm nhận của tác giả:.
- “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”.
- Nước mùa thu dâng lên theo mùa “dềnh dàng”, những cánh chim trời bắt đầu “vội vã”.
- Thiên nhiên khi mùa thu về có chút gì đó vội vàng, gấp gáp hơn và trĩu nặng hơn nhưng vẫn giữ được thần thái đặc trưng nhất.
- Đường nét của mùa thu hiện lên rất rõ nét, không còn mơ hồ như ở khổ thơ thứ nhất nữa.
- Đây cũng là quá trình và là sự chuyển biến trong thiên nhiên và trong nhận thức của tác giả.
- Sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ của tác giả còn thể hiện ở cách nhìn “đám mây mùa hạ” như “vắt” sang thu.
- Thật tài hoa, thật khéo léo và dường như ông động lòng với mùa thu, khí thu, vị thu rất nhiều nên mới tưởng tưởng ra viễn cảnh đám mây cao trên trời như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu..
- Từ “vắt” dùng rất hay, rất độc đáo đã diễn tả được quá trình chuyển mình của mùa thu rất uyển chuyển, nhịp nhàng.
- Mùa thu có chút gì đó độc đáo, tinh nghịch và cũng không kém phần duyên dáng qua cảm nhận của Hữu Thỉnh.
- Mùa thu đã đến thật rồi, mùa thu mang theo những gì tinh khôi, nhẹ nhàng và dịu êm nhất..
- Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển biết bao.
- Điều bất ngờ nằm ở khổ thơ cuối, mùa thu đã thực sự đến rồi và đất trời đã có nhưng chuyển biến khiến con người có thể nhận ra, nhưng tác giả đã chiêm nghiệm mùa thu bằng cách nhìn nhận của một đời người:.
- Mùa thu có nắng, là thứ nắng dịu nhẹ và tinh khôi, thứ nắng có chút se se lạnh của gió đầu mùa.
- Thiên nhiên mùa thu cũng trở nên tĩnh lặng và trầm ngâm hơn.
- Tiếng sấm không còn khiến con người giật mình nữa mà nó trở nên lặng lẽ hơn trên hàng cây đứng tuổi.
- Tác giả đã đúc kết chiêm nghiệm và sự từng trải của một đời người qua sự liên tưởng đến “hàng cây đứng tuổi”.
- Tiếng sấm và hàng cây ở hai câu thơ cuối dường như là hiện thân của những con người từng trải, đã qua giai đoạn tuổi trẻ bồng bột, nhiều hối hả.
- Ở giai đoạn con người ta “đứng tuổi” mọi thứ cần chắc chắn và đứng đắn, tĩnh lặng hơn.
- Tác giả đã mượn hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” để nói lên đời người ở tuổi xé chiều, cũng như mùa thu vậy.
- có chăng mùa thu là mùa của tuổi con người ta không còn trẻ trung nữa.
- Nhịp đập của mùa thu, sự chuyển động của mùa thu rất nhẹ nhàng và êm đềm.
- Có lẽ khi con người ta trải qua tuổi bồng bột, đến một lúc nào đó cần bình thản nhìn lại và nhẹ nhàng cảm nhận chúng.
- Hữu Thỉnh với bài thơ “Sang thu” độc đáo và thú vị, cách cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng cùng những chiêm nghiệm đáng suy ngẫm đã khiến cho người đọc có cái nhìn khái quát và mới mẻ hơn về mùa thu.
- Gấp trang sách lại, mùa thu của Hữu Thỉnh vẫn còn quẩn quanh đâu đây trong trí óc của mỗi chúng ta.