« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải


Tóm tắt Xem thử

- Thanh Hải viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” vào tháng 11-1980, là thời điểm đất nước ta đang vượt qua bao gian lao thử thách để đi lên..
- Bài thơ là khúc hát ca ngợi sức sống dào dạt của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân dân tộc..
- Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên.
- Mùa xuân biểu hiện qua hình ảnh giản dị, thân thương mà giàu khả năng gợi tả về một cuộc sống yên ả, thanh bình của quê hương..
- Khổ 2: Nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng mùa xuân đất nước.
- Người cầm súng bảo vệ đất nước: “lộc giắt đầy trên lưng” (vòng lá ngụy trang)..
- Người ra đồng làm nhiệm vụ sản xuất xây dựng đất nước: “lộc dải đầy nương mạ”..
- Khổ 3: Lịch sử đáng tự hào của đất nước - Có một bề dày lịch sử: “Đất nước bốn ngàn năm”..
- Nhưng không bao giờ chùn bước: “Đất nước như vì sao, cứ đi lên phía trước”..
- “Một mùa xuân nho nhỏ.
- Khổ 6: Tiếng hát mùa xuân thấm đượm ân tình.
- Khúc hát ca ngợi sự trường tồn của mùa xuân đất nước:.
- Bài thơ là lời tâm tình tha thiết của nhà thơ, bày tỏ chân thành về quan điểm sống để cống hiến.
- Mỗi người hãy cố gắng giữ cho cuộc đời mình mãi mãi là “Mùa xuân nho nhỏ” để góp phần vào mùa xuân rộng lớn của đất nước..
- Bài thơ có màu sắc tươi vui, âm thanh rạo rực của mùa xuân đất trời, có sức trẻ phơi phới của mùa xuân lòng người, mùa xuân đất nước.
- Đề bài: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải Gợi ý làm bài.
- Là tác phẩm cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải, được viết vào tháng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của ông dã diễn đạt cảm hứng đón nhận thanh sắc, đất trời mùa xuân, cảm nhận đầy tự hào về bước đi lên thanh xuân cúa đất nước.
- Đồng thời, bài thơ cũng là một tâm nguyện dâng hiến sức xuân trong cuộc sống cách mạng của đất nước..
- Bài thơ đi theo một mạch cảm xúc bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp trước vẻ đẹp của sức sống mùa xuân xứ Huế từ đó liên tưởng tới mùa xuân của đất nước, của cách mạng.
- Và cuối cùng, bài thơ lại trở về với cảm xúc thiết tha tự hào qua làn điệu dân ca xứ Huế..
- Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế tươi mát đẹp đẽ để từ đó bộc lộ những cảm hứng say đắm, đón nhận thanh sắc đất trời mùa xuân:.
- Chỉ bằng một vài nét phác hoạ, bức tranh mùa xuân quê hương đã hiện lên với một khoảng không gian khoáng đãng, cao rộng, êm dịu và đầy chất thơ.
- Hơn thế nữa, bức tranh mùa xuân còn ghi vào lòng người những âm thanh lảnh lót của con chim chiền chiện, khiến cho niềm xúc động bồi hồi, xốn xang chợt bật thành tiếng hỏi:.
- Bằng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, mùa xuân tình cảm của tác giả được thể hiện thật mãnh liệt, ông dang rộng vòng tay, mở rộng tấm lòng, trân trọng nâng niu đón nhận mùa xuân.
- Tiếng chim vang ra, không tan ra, loang vào không trung mà tuôn ra thành tiếng rõ ràng, tròn trịa kết tinh thành từng giọt, kết lại thành dấu ấn mùa xuân để nhà thơ hứng với đôi bàn tay trân trọng và tấm lòng rộng mở.
- Sau những cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, khổ thơ thứ hai trong bài là những cảm nhận thật hơn về sức xuân nảy nở nơi những con người chiến đấu và lao động - hai mẫu người gắn liền với chiều dài lịch sử phát triển của đất nước.
- Bốn câu thơ lặp lại từng cặp cấu trúc sánh đôi cùng điệp ngữ mùa xuân xuất hiện đầu hai câu 1 - 3 đã gợi ra.
- Bên cạnh đó, tác giả dùng thêm từ lộc để nói tới sức xuân đang nảy nở.
- Những con người cầm súng, truyền sức xuân cho cành lá ngụy trang trên lưng nảy lộc, những người ra đồng gieo mạ xuống đất hay là đang gieo xuống những mùa xuân:.
- “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đổng.
- Họ đã mang cả mùa xuân, sức xuân ra đồng, ra chiến trường và hơn thế nữa, họ đang mang cả mùa xuân về cho đất nước.
- Từ hai hình ảnh của hai lớp người này tác giả đã đi tới một khái quát cao hơn đối với tất cả.
- “Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao”....
- Cả dân tộc đang hứng sức sống mới trước mùa xuân nhiệm màu.
- Tất cả đang vội vã, khẩn trương trong công việc để cống hiến, xây dựng đất nước.
- Và thêm nữa, từ xôn xao như diễn đạt một sự thay đổi, một sự biến chuyển trong tâm hồn mỗi con người trước mùa xuân.
- Tất cả mọi người đang đóng gop những mùa xuân nhỏ bé của mình cho mùa xuân của đất nước:.
- “Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước”..
- Mùa xuân của đất nước được cảm nhận trong sự tổng kết chiều dài lịch sử bốn nghìn năm với bao vất vả, gian lao và đất nước được so sánh với vì sao, nguồn sáng kì diệu của thiên hà, vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên vũ trụ.
- Đất nước ấy như một bà mẹ tảo tần, vất vả, qua bao gian lao thử thách vẫn kiêu hãnh, ngoan cường cứ đi lên phía trước.
- Câu thơ như là một điểm nhấn, lời tổng kết về sức sống mãnh liệt của đất nước đồng thời ẩn chứa niềm tự hào, niềm tin của tác giả vào cuộc đời và đất nước..
- Khổ thơ thứ tư, năm là hai khổ thơ bộc lộ rõ nhất chủ đề của bài thơ đó là ước nguyện thiết tha muốn hoà đồng cùng mùa xuân đất nước, ước nguyện dâng hiến tài sức cho đời.
- Và trước tiên, ước nguyện của nhà thơ là ước nguyện muốn hoà đồng cùng thiên nhiên đất nước:.
- Ở khố thơ này đã có sự lặp lại cấu trúc ngữ pháp, bắt gặp những hình ảnh bông hoa, con chim, những tín hiệu mùa xuân ở khổ thứ nhất.
- Trong muôn ngàn điều ước, tác giả chỉ ước làm một tiếng chim trong muôn ngàn giọng hót để gọi xuân về, một bông hoa trong muôn triệu đoá hoa để tô điểm cho mùa xuân.
- Bên cạnh đó, tác giả còn muốn làm một nốt trầm trong bản hoà ca êm ái.
- Tác giả muốn làm một riết trầm nhưng là nốt trầm xao xuyến, có sức ngân vang, một nốt trầm có ích cho đời..
- Điều đó không chỉ ước muốn của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, tất cả chúng ta.
- Sau ước nguyên hoà đồng, tác giả đã đi tới khát vọng cống hiến bền bỉ của mình.
- Trong cảm hứng trữ tình, nhân vật trữ tĩnh bỗng biến thành mùa xuân nho nhỏ, một mùa xuân không chỉ mang ý nghĩa mà là một mùa xuân nhỏ bé, có hình khối hữu hạn nhập vào mùa xuân rộng lớn của đất nước:.
- “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời.
- Mùa xuân nho nhỏ còn là quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giửa cá nhân và tập thể, giữa mỗi con người giữa cuộc đời chung của dân tộc.
- Bài thơ ít nói đến Huế nhưng người đọc vẫn nhận ra một điều, bài thơ vẫn đậm đà chất Huế.
- Chất Huế nằm trong cảnh sắc nên thơ trong tâm hồn dịu dàng, đàm thắm trong những bài thơ ngũ ngôn, trong những bài dân ca Huế.
- Và đặc biệt chất Huế đậm đà ở khổ cuối trong tiếng hát, tình yêu nước non, tình yêu quê hương đất nước.
- “Mùa xuân tôi xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình.
- Tiếng hát đằm thắm hiền hoà xen vối những tiếng phách giòn giã, tươi vui đã kết lại bài thơ.
- Bài thơ khơi lên là dòng sông là tiếng chim hót vang trời xứ Huế.
- Kết thúc lại là nước non và tiếng hát tươi vui cả tình yêu nước non ngàn dặm, tình yêu quê hương đất nước..
- Bài thơ được viết theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi.
- Mỗi người hãy cố gắng giữ cho cuộc đời mình mãi mãi là “Mùa xuân nho nhỏ” để góp phần vào mùa xuân rộng lớn của đất nước.
- “Mùa xuân nho nhỏ” có màu sắc tươi vui, âm thanh rạo rực của mùa xuân đất trời, có sức trẻ phơi phới của mùa xuân lòng người, mùa xuân đất nước