intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

103
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên trình bày: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng liên kết giúp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê ở các nông hộ (nhờ tăng năng suất, tăng giá bán và tiết kiệm chi phí sản xuất) và cải thiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (nhờ có vùng nguyên liệu ổn định và nguồn cà phê xuất khẩu chất lượng cao,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên

Vietnam J. Agri. Sci. 2016, Vol. 14, No. 11: 1835-1845<br /> <br /> Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 11: 1835-1845<br /> www.vnua.edu.vn<br /> <br /> LIÊN KẾT HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP<br /> TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN<br /> Đỗ Thị Nga*, Lê Đức Niêm<br /> Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên<br /> Email*: dothingadhtn@yahoo.com<br /> Ngày gửi bài: 10.08.2016<br /> <br /> Ngày chấp nhận: 17.11.2016<br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Bài viết sử dụng nguồn số liệu thu thập từ hộ nông dân và doanh nghiệp để đánh giá thực trạng và hiệu quả<br /> kinh tế mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên, trên cơ<br /> sở đó đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ<br /> cà phê ở địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng liên kết giúp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà<br /> phê ở các nông hộ (nhờ tăng năng suất, tăng giá bán và tiết kiệm chi phí sản xuất) và cải thiện lợi thế cạnh tranh của<br /> doanh nghiệp (nhờ có vùng nguyên liệu ổn định và nguồn cà phê xuất khẩu chất lượng cao). Tuy nhiên, việc duy trì<br /> và phát triển liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và thách thức, đặc biệt là việc tuân thủ<br /> quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận chính sách hỗ trợ. Để thúc đẩy liên kết bền vững hộ nông dân và<br /> doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê cần nâng cao năng lực của hộ nông dân, tăng cường hỗ trợ từ phía<br /> doanh nghiệp đối với hộ nông dân, cải thiện năng lực nghiên cứu phát triển thị trường cho doanh nghiệp và tăng<br /> cường sự hỗ trợ của Nhà nước.<br /> Từ khóa: Liên kết, sản xuất, tiêu thụ, cà phê.<br /> <br /> The Linkages between Farmers and Enterprises<br /> in the Production and Consumption of Coffee in the Central Highlands<br /> AbSTRACT<br /> In this article, secondary data as well as primary data collected from households and businesses were used to<br /> evaluate real status and effectiveness of cooperation models between farmers and business enterprises in<br /> production and trading of coffee in the Central Highlands. Based on the analysis, we proposed measures to enhance<br /> sustainable linkages between the two actors in production and trading of coffee in the investigated region. The<br /> research findings indicated that these linkages help improve economic efficiency in households’ coffee production<br /> thanks to increased productivity, higher price, and manufacturing cost savings and improve the competitiveness of<br /> businesses (thanks to the stability of raw materials, and a source high quality coffee for exportation). However, there<br /> are many limitations and challenges to maintain or develop these current linkages, particularly in the production<br /> process, product sales, or access to supportive policies. Thus, in order to promote sustainable linkages between<br /> farmers and businesses in the production and trading of coffee, it is suggested to enhance the capabilities of farmers,<br /> encourage support for farmers from businesses, improve market development activities in business, and suitable<br /> subsidies from the Goverment.<br /> Keywords: Linkages, production, trading, coffee.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tây Nguyên là vùng sản xuất cà phê chủ<br /> lực của Việt Nam. Niên vụ 2014 - 2015, diện<br /> tích sản xuất cà phê của toàn vùng là hơn 550<br /> <br /> nghìn ha, chiếm 90% diện tích sản xuất cà phê<br /> của cả nước, trong đó trên 80% diện tích canh<br /> tác cà phê là do hộ nông dân quản lý (Bộ Nông<br /> nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015). Trong<br /> những năm qua, việc hình thành và phát triển<br /> <br /> 1835<br /> <br /> Liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên<br /> <br /> một số mô hình liên kết giữa hộ nông dân với<br /> doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê<br /> đã bước đầu có tác động tích cực đối với sự phát<br /> triển bền vững của ngành hàng. Những tác động<br /> tích cực thể hiện trên các khía cạnh: i) Tăng<br /> năng lực quản lý của hộ nông dân trong việc<br /> kiểm soát chất lượng sản phẩm và chi phí sản<br /> xuất, góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực<br /> (Nguyễn Thanh Liêm, 2003); ii) Cải thiện năng<br /> lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và<br /> toàn bộ ngành hàng nói chung (Đỗ Thị Nga,<br /> 2012); iii) Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định,<br /> tạo nguồn cà phê xuất khẩu chất lượng cao và có<br /> thương hiệu (Nguyễn Thanh Trúc, 2013).<br /> Tuy vậy, việc phát triển các mô hình liên<br /> kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất<br /> và tiêu thụ cà phê còn tồn tại một số hạn chế.<br /> Một là, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún làm<br /> cản trở việc hình thành và phát triển các mô<br /> hình liên kết (Từ Thái Giang, 2012). Hai là, mức<br /> độ liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân<br /> còn "lỏng lẻo" và chưa xác định hài hòa lợi ích<br /> giữa các bên (Nguyễn Thanh Trúc, 2013). Ba là,<br /> chưa có cơ chế chính sách đầy đủ, đồng bộ để<br /> thực hiện các liên kết, tình trạng vi phạm hợp<br /> đồng và "vỡ cam kết" vẫn thường xuyên xảy ra<br /> (Trương Hồng, 2011).<br /> Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng liên<br /> kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất<br /> và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên, tạo cơ sở đề<br /> xuất giải pháp và chính sách phù hợp với điều<br /> kiện thực tiễn nhằm hoàn thiện và phát triển<br /> mô hình liên kết bền vững giữa hộ nông dân và<br /> doanh nghiệp là hết sức cần thiết trong bối cảnh<br /> hội nhập kinh tế quốc tế.<br /> Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là i) phân<br /> tích thực trạng liên kết hộ nông dân và doanh<br /> nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây<br /> Nguyên, ii) đề xuất giải pháp nhằm phát triển<br /> liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp<br /> trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở địa bàn<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Số liệu thứ cấp về sản xuất và tiêu thụ cà<br /> phê được thu thập từ Bộ Nông nghiệp và Phát<br /> triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển<br /> <br /> 1836<br /> <br /> nông thôn các tỉnh Tây Nguyên và các công ty<br /> sản xuất, kinh doanh cà phê. Nghiên cứu thực<br /> trạng liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp<br /> trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên,<br /> bên cạnh bộ số liệu thứ cấp được thu thập từ tất<br /> cả các tỉnh Tây Nguyên, đề tài tập trung điều<br /> tra các mô hình liên kết cà phê ở tỉnh Đắk Lắk<br /> (nơi có quy mô sản xuất cà phê nói chung và quy<br /> mô sản xuất cà phê liên kết lớn nhất, cũng là<br /> nơi tập trung các mô hình liên kết điển hình).<br /> Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện<br /> của hộ nông dân trồng cà phê ở 3 huyện (Cư<br /> Mgar, Krông Pắc, Krông Năng) và các doanh<br /> nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê nhân trên<br /> địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tiêu chí chọn điểm và<br /> chọn mẫu nghiên cứu là quy mô sản xuất, kinh<br /> doanh cà phê và bảo đảm tính đại diện cho các<br /> mô hình liên kết. Các số liệu sơ cấp được thu<br /> thập thông qua mẫu phiếu phỏng vấn. Quy mô<br /> mẫu khảo sát bao gồm 321 hộ nông dân (trong<br /> đó 188 hộ liên kết với doanh nghiệp, 133 hộ sản<br /> xuất độc lập) và 11 doanh nghiệp. Ngoài ra, để<br /> làm rõ vai trò của đối tác trung gian trong mô<br /> hình liên kết, nghiên cứu này đã khảo sát 4 hợp<br /> tác xã trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.<br /> Phương pháp phân tích được sử dụng chủ<br /> yếu trong nghiên cứu là phương pháp thống kê<br /> mô tả, thống kê so sánh và phân tổ thống kê.<br /> Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp<br /> phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm<br /> yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển mô<br /> hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp<br /> trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên.<br /> Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cà<br /> phê liên kết bao gồm năng suất, thu nhập, lợi<br /> nhuận kinh tế trung bình trên một hecta cà phê,<br /> tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Chi phí sản<br /> xuất cà phê được hạch toán bao gồm chi phí<br /> trung gian (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,<br /> nhiên liệu, các khoản chi phí dịch vụ như thuê<br /> máy móc, thuê nhân công, thủy lợi phí, lãi vay<br /> sản xuất cà phê và chi phí khác), khấu hao (máy<br /> móc và vườn cây) và chi phí cơ hội của lao động<br /> gia đình. Phương pháp tính khấu hao vườn cây<br /> và chi phí cơ hội công lao động gia đình như sau:<br /> Khấu hao vườn cây = (chi phí thời kỳ kiến<br /> thiết cơ bản - giá trị thu bói cà phê thời kỳ kiến<br /> <br /> Đỗ Thị Nga, Lê Đức Niêm<br /> <br /> thiết cơ bản)/số năm kinh doanh cà phê; trong<br /> đó chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản và giá trị thu<br /> bói cà phê được quy đổi về giá trị hiện tại năm<br /> nghiên cứu, dựa vào tuổi bình quân vườn cà phê<br /> và mức lãi suất bình quân trong thời kỳ.<br /> <br /> gồm hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm<br /> (hợp đồng đầu vụ), hợp đồng đầu tư, hợp đồng<br /> giao nhận khoán, hợp đồng mua bán và ký gửi<br /> sản phẩm. Liên kết kinh tế giữa hộ nông dân với<br /> doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực tiêu thụ<br /> sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vật tư, phân<br /> bón, máy móc và chia sẻ thông tin (Biểu đồ 1).<br /> <br /> Chi phí cơ hội của lao động = giá thuê lao<br /> động bình quân x (100% - tỷ lệ thất nghiệp<br /> trong vùng). Do các hộ thuê lao động tập trung<br /> chủ yếu vào thời kỳ thu hoạch cà phê với cầu về<br /> lao động thuê mướn cao nên có thể coi tỷ lệ thất<br /> nghiệp trong vùng ở thời kỳ này bằng không và<br /> chi phí cơ hội công lao động gia đình bằng giá<br /> thuê lao động bình quân.<br /> <br /> 3.1.2. Cấu trúc tổ chức<br /> Bốn hình thức cấu trúc tổ chức điển hình<br /> trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ<br /> nông dân sản xuất cà phê ở Tây Nguyên bao<br /> gồm tập trung trực tiếp, hạt nhân trung tâm,<br /> trung gian và phi chính thức.<br /> - Tập trung trực tiếp: Doanh nghiệp trực<br /> tiếp ký hợp đồng với từng hộ nông dân mà<br /> không qua bất kỳ trung gian nào. Ưu điểm của<br /> hình thức cấu trúc này là tính chặt chẽ và<br /> doanh nghiệp quản lý được diện tích sản xuất<br /> thực tế, kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản<br /> phẩm. Thực tiễn, do áp lực về trách nhiệm xã<br /> hội và khó khăn trong thương thảo và thực thi<br /> hợp đồng với nông dân nên các doanh nghiệp chỉ<br /> ký hợp đồng kinh tế với nông dân trong trường<br /> hợp có đầu tư vật tư đầu vào. Trường hợp không<br /> có đầu tư, hai bên chỉ ký Bản cam kết (Công ty<br /> Simeco Đắk Lắk, Công ty TNHH Anh Minh)<br /> hoặc Bản thỏa thuận (Công ty Armajaro). Loại<br /> văn bản này mặc dù đã nêu rõ những cam kết<br /> từ mỗi bên song giá trị pháp lý không cao.<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Thực trạng liên kết hộ nông dân và<br /> doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà<br /> phê ở Tây Nguyên<br /> Theo Hồ Quế Hậu (2012), liên kết kinh tế<br /> giữa hộ nông dân và doanh nghiệp chế biến nông<br /> sản được thể hiện qua bốn khía cạnh: i) Lĩnh vực<br /> liên kết, ii) Cấu trúc tổ chức, iii) Quy tắc ràng buộc<br /> và iv) Quản trị thực hiện. Các khía cạnh này được<br /> vận dụng vào phân tích thực trạng liên kết hộ<br /> nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu<br /> thụ cà phê ở Tây Nguyên.<br /> 3.1.1. Lĩnh vực và hình thức liên kết<br /> Các hình thức liên kết kinh tế phổ biến giữa<br /> doanh nghiệp với hộ nông dân trồng cà phê bao<br /> <br /> DN cung cấp thông tin<br /> <br /> 14,89<br /> 98,94<br /> <br /> DN hỗ trợ kỹ thuật<br /> 35,51<br /> <br /> DN hỗ trợ vật tư phân bón<br /> Tiêu thụ sản phẩm<br /> <br /> 100<br /> 0<br /> <br /> 20<br /> <br /> 40<br /> <br /> 60<br /> <br /> 80<br /> <br /> 100<br /> <br /> 120<br /> <br /> % số hộ<br /> Biểu đồ 1. Lĩnh vực liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp<br /> trong sản xuất và tiêu thụ cà phê<br /> Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ nông dân, 2016<br /> <br /> 1837<br /> <br /> Liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên<br /> <br /> - Hạt nhân trung tâm: Doanh nghiệp người nắm quyền sở hữu đất đai, vườn cây - ký<br /> hợp đồng kinh tế với nông dân dưới hình thức<br /> giao nhận khoán chăm sóc vườn cà phê và thu<br /> mua sản phẩm từ hộ nông dân. Hình thức cấu<br /> trúc này có ưu điểm là rất chặt chẽ và doanh<br /> nghiệp kiểm soát được hầu hết các khâu của<br /> quá trình sản xuất. Tuy nhiên, xung đột cũng dễ<br /> dàng xảy ra khi chính sách của doanh nghiệp<br /> không thỏa đáng, bởi vì hộ sản xuất phụ thuộc<br /> hoàn toàn vào chính sách của doanh nghiệp.<br /> Hình thức hạt nhân trung tâm hiện đang chiếm<br /> khoảng 15% diện tích trồng cà phê của vùng,<br /> bao gồm các doanh nghiệp lớn như Công ty<br /> TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, Công ty TNHH<br /> MTV cà phê Phước An và các công ty cà phê<br /> thuộc sở hữu nhà nước khác.<br /> - Trung gian: Doanh nghiệp ký hợp đồng<br /> mua sản phẩm của nông dân thông qua các đầu<br /> mối trung gian như hợp tác xã (HTX), đại lý hay<br /> một doanh nghiệp trung gian khác, trong đó loại<br /> hình HTX trung gian là mô hình liên kết điển<br /> hình của hình thức cấu trúc này. Ưu điểm của<br /> hình thức cấu trúc này là doanh nghiệp tránh<br /> phải thương lượng trực tiếp với hàng ngàn hộ<br /> nông dân quy mô nhỏ và mọi chính sách được<br /> thực thi thông qua người trung gian. Bên cạnh<br /> đó, các thành viên tham gia HTX tạo cũng tạo<br /> được sức mạnh lớn hơn với doanh nghiệp. Tuy<br /> vậy, doanh nghiệp phải chi trả hay có chính sách<br /> đặc thù cho đối tác trung gian. Hình thức cấu<br /> trúc này được áp dụng chủ yếu ở Công ty Đắk<br /> Man. Đến đầu năm 2016, công ty liên kết với 10<br /> HTX (tổng số thành viên 668 hộ, diện tích 1.241<br /> ha, sản lượng 4.862 nghìn tấn cà phê nhân).<br /> - Phi chính thức: Diễn ra chủ yếu giữa hộ<br /> nông dân với các đại lý và với một số doanh<br /> nghiệp thu mua cà phê tư nhân nhỏ tại địa bàn<br /> sản xuất cà phê nhưng chủ yếu thông qua thỏa<br /> thuận miệng giữa hai bên (thỏa thuận mua bán<br /> và ký gửi sản phẩm). Hình thức cấu trúc này dễ<br /> xảy ra xung đột về lợi ích kinh tế và là hình<br /> thức liên kết kém bền vững nhất.<br /> 3.1.3. Quy tắc ràng buộc<br /> Quy tắc ràng buộc được thể hiện trong các<br /> điều khoản của hợp đồng liên kết. Nó quy định<br /> <br /> 1838<br /> <br /> ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi giữa hai bên<br /> liên kết, là cơ sở để liên kết được thực thi có hiệu<br /> quả và bền vững. Các quy tắc ràng buộc bao<br /> gồm thời gian, số lượng sản phẩm, chất lượng<br /> sản phẩm, giá cả, phương thức giao nhận và<br /> thanh toán, xử lý rủi ro và tranh chấp.<br /> Về thời gian, hợp đồng giao nhận khoán<br /> giữa doanh nghiệp với hộ nông dân (hình thức<br /> hạt nhân trung tâm) được ký dài hạn (theo chu<br /> kỳ sản xuất cà phê) và trung hạn (từ 5 đến 7<br /> năm). Với loại hình liên kết trực tiếp, ràng buộc<br /> về thời gian không chặt chẽ, nông dân và doanh<br /> nghiệp ký cam kết (hoặc thỏa thuận) tham gia<br /> tối thiểu 1 năm, nếu một trong hai bên không<br /> tiếp tục tham gia thì phải thông báo với đối tác.<br /> Đối với loại hình trung gian, nông dân tham gia<br /> vào hợp tác xã với tư cách là thành viên, không<br /> giới hạn về thời gian, tuy nhiên, khi nông dân<br /> không có nhu cầu sử dụng dịch vụ của hợp tác<br /> xã thì có thể xin ra khỏi hợp tác xã. Trong khi<br /> đó, doanh nghiệp ký hợp đồng với hợp tác xã<br /> tiêu thụ sản phẩm cho nông dân theo thời vụ.<br /> Về khối lượng sản phẩm, hầu hết các hợp<br /> đồng giao nhận khoán và hợp đồng liên kết có<br /> đầu tư của doanh nghiệp đều quy định rõ chỉ<br /> tiêu sản lượng mà hộ nông dân bán cho doanh<br /> nghiệp. Các hình thức liên kết khác, doanh<br /> nghiệp không quy định số lượng sản phẩm giao<br /> dịch, nông dân có quyền lựa chọn đối tác tiêu<br /> thụ sản phẩm hoặc tự nguyện bán cho doanh<br /> nghiệp. Kết quả khảo sát nông hộ, các hình thức<br /> ràng buộc về khối lượng sản phẩm tiêu thụ giữa<br /> doanh nghiệp và hộ nông dân bao gồm bao tiêu<br /> sản phẩm (32% số hộ), cố định sản lượng hoặc<br /> quy định số lượng sản phẩm tối thiểu cung ứng<br /> cho doanh nghiệp (41% số hộ) và không ràng<br /> buộc về khối lượng sản phẩm (26% số hộ).<br /> Về chất lượng sản phẩm, mức độ ràng buộc<br /> về chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào độ sâu<br /> của liên kết và ràng buộc về khối lượng sản<br /> phẩm. Các hợp đồng giao nhận khoán và hợp<br /> đồng liên kết có đầu tư của doanh nghiệp quy<br /> định rõ tỷ lệ quả chín khi thu hái, trong khi các<br /> hợp đồng được ký dưới dạng “bản cam kết” hay<br /> “bản thỏa thuận” chỉ quy định chung chung là<br /> hộ nông dân thực hành nông nghiệp tốt trong<br /> quá trình chăm sóc cà phê. Thực tiễn, 74,47% số<br /> <br /> Đỗ Thị Nga, Lê Đức Niêm<br /> <br /> hộ khảo sát ký hợp đồng có quy định tỷ lệ quả<br /> chín khi thu hoạch.<br /> Về giá cả và địa điểm giao nhận sản phẩm,<br /> thanh toán: Toàn bộ hợp đồng liên kết được thực<br /> hiện theo giá thời điểm (mức giá giao dịch bằng<br /> giá thị trường cộng thêm mức thưởng, tùy thuộc<br /> vào loại chứng nhận cà phê bền vững mà hộ<br /> nông dân tham gia, mức thưởng từ 200 đồng<br /> đến 2.000 đồng/kg cà phê nhân). Sản phẩm được<br /> giao, nhận tại điểm thu mua tập trung của<br /> doanh nghiệp hoặc đại lý do doanh nghiệp chỉ<br /> định (76,60% số hộ) hoặc tại nhà của hộ nông<br /> dân (23,40% số hộ). Nông dân có thể gửi sản<br /> phẩm vào kho của doanh nghiệp và nhận tiền<br /> thanh toán vào thời điểm chốt giá, trường hợp<br /> này, nông dân phải chi trả phí lưu kho cho<br /> doanh nghiệp (căn cứ vào giá trị hàng hóa, ví dụ<br /> Công ty Đăk Man tính mức phí lưu kho là<br /> 0,06%/tháng).<br /> Về xử lý rủi ro và tranh chấp: Các rủi ro<br /> do điều kiện khách quan (như thiên tai, hạn<br /> hán, dịch bệnh, biến động giá cả) ảnh hưởng<br /> nghiêm trọng thì cả hai bên cùng nhau bàn<br /> bạc tìm giải pháp thực hiện. Các tranh chấp,<br /> nếu hai bên không tự giải quyết được thì Tòa<br /> án kinh tế cấp tỉnh là nơi phán quyết cuối<br /> cùng (trường hợp có hợp đồng kinh tế). Đối với<br /> các hợp đồng dưới dạng cam kết hoặc thỏa<br /> thuận thì hộ nông dân sẽ bị đối tác loại bỏ nếu<br /> không thực hiện cam kết.<br /> 3.1.4. Quản trị thực hiện<br /> Quy hoạch vùng liên kết: Khu vực có vùng<br /> nguyên liệu tập trung là tiêu chí ưu tiên của<br /> doanh nghiệp khi lựa chọn quy hoạch vùng liên<br /> kết (82% số doanh nghiệp quan tâm), tiếp đến là<br /> điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi (55%) và chất<br /> lượng nguồn nhân lực tốt (18%). Bên cạnh đó,<br /> khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, thị<br /> trường tín dụng, vật tư, khoa học kỹ thuật thiếu<br /> hụt cũng là tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn<br /> (18% số doanh nghiệp).<br /> Lựa chọn đối tác liên kết: Các doanh nghiệp<br /> lựa chọn đối tác liên kết quan tâm lớn nhất đến<br /> kỹ thuật sản xuất của hộ nông dân (73% số<br /> doanh nghiệp lựa chọn) và quy mô sản xuất cà<br /> <br /> phê của hộ (36%); trong khi đó, mức độ giàu,<br /> nghèo của hộ tác động rất ít đến quyết định lựa<br /> chọn đối tác của doanh nghiệp (9% số doanh<br /> nghiệp quan tâm). Với nông dân, việc lựa chọn<br /> đối tác liên kết chủ yếu căn cứ vào uy tín của<br /> doanh nghiệp (86% số hộ lựa chọn), chính sách<br /> của doanh nghiệp (44%), đội ngũ cán bộ hỗ trợ<br /> từ phía doanh nghiệp (18%) và năng lực tài<br /> chính của doanh nghiệp (12%).<br /> Đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng:<br /> Việc đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng<br /> liên kết về cơ bản tuân theo nguyên tắc bình<br /> đẳng, dân chủ và tuân thủ đúng pháp luật. Để<br /> bảo đảm tính chặt chẽ, phần lớn các doanh<br /> nghiệp đều thuê chuyên gia luật soạn thảo, sau<br /> đó lấy ý kiến của nông hộ để hoàn thiện hợp<br /> đồng. Tuy vậy, do trình độ dân trí của nông dân<br /> thấp nên khả năng đàm phán, thương thảo yếu<br /> và việc ra quyết định cuối cùng vẫn nghiêng về<br /> phía doanh nghiệp.<br /> Tổ chức thực hiện: Sự thành công và bền<br /> vững của các hợp đồng liên kết tùy thuộc nhiều<br /> vào khâu tổ chức thực hiện. 63,64% số doanh<br /> nghiệp có bố trí hệ thống đại lý thu mua tại<br /> vùng nguyên liệu, 100% số doanh nghiệp cử cán<br /> bộ giám sát kỹ thuật tại các khu vực sản xuất<br /> và tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân. Mỗi<br /> hộ nông dân được tham gia tập huấn kỹ thuật<br /> tối thiểu 1 lần/năm và được hướng dẫn ghi nhật<br /> ký nông hộ để minh bạch các hoạt động sử dụng<br /> phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, thu<br /> hoạch và chế biến.<br /> 3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê<br /> liên kết<br /> Quy mô liên kết hộ nông dân và doanh<br /> nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây<br /> Nguyên được mô tả ở bảng 1. Số lượng hộ nông<br /> dân, diện tích và sản lượng cà phê liên kết có sự<br /> khác biệt đáng kể, phụ thuộc vào quy mô và<br /> trình độ sản xuất cà phê của mỗi tỉnh. Đắk Lắk<br /> là tỉnh có quy mô liên kết lớn nhất với hơn 59<br /> nghìn hộ nông dân, diện tích 86.780 ha (chiếm<br /> 43% tổng diện tích sản xuất cà phê của tỉnh) và<br /> sản lượng hơn 227 nghìn tấn (chiếm 62% tổng<br /> sản lượng cà phê của tỉnh).<br /> <br /> 1839<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0