« Home « Kết quả tìm kiếm

KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN THỂ CỦA SÙNG KHOAI LANG (CYLAS FORMICARIUS) BẰNG BẪY PHEROMONE GIỚI TÍNH TẠI TỈNH VĨNH LONG


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN THỂ.
- CỦA SÙNG KHOAI LANG (CYLAS FORMICARIUS).
- BẰNG BẪY PHEROMONE GIỚI TÍNH TẠI TỈNH VĨNH LONG.
- Monitoring of the sweet potato weevil (Cylas formicarius) by using synthetic sex pheromone traps in Vinh Long province Từ khóa:.
- Cylas formicarius, bẫy pheromone giới tính, mật số quần thể, sùng khoai lang Keywords:.
- Population dynamics of the sweet potato weevil (Cylas formicarius) in two consecutive sweet potato crop seasons and in a whole year was surveyed by using synthetic sex pheromone traps at Binh Minh and Binh Tan districts (Vinh Long province).
- Diễn biến mật số quần thể của sùng khoai lang (Cylas formicarius) trong hai vụ khoai liên tiếp và trong cả năm đã được khảo sát bằng biện pháp đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp tại huyện Bình Minh và huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
- Trong một vụ khoai, mật số quần thể của sùng khoai lang giữ ở mức thấp vào giai đoạn đầu vụ, bắt đầu tăng vào lúc khoai tạo củ và đạt cao nhất vào giai đoạn thu hoạch.
- Có sự tích lũy mật số của sùng khoai lang từ vụ 1 sang vụ 2.
- Trong khảo sát cả năm, kết quả ghi nhận cho thấy thành trùng sùng khoai lang hiện diện quanh năm với mật số quần thể phụ thuộc nhiều vào tình trạng mang củ của khoai trên đồng ruộng..
- Sùng khoai lang (SKL), Cylas formicarius (Coleoptera: Curculionidae), là loài gây hại quan trọng trên khoai lang ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
- hại của SKL chủ yếu trong củ nằm dưới mặt đất, để đạt được hiệu quả phòng trị cao nông dân canh tác khoai lang thường phải sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu hóa học.
- Pheromone giới tính là một loại hóa chất tín hiệu được cá thể tiết ra để hấp dẫn sự bắt cặp của các cá thể khác trong loài.
- Bẫy pheromone giới tính.
- cụ dùng để theo dõi sự xuất hiện của trưởng thành và sự biến động của mật số quần thể trong các chương trình quản lý côn trùng gây hại (Vang et al., 2006.
- Pheromone giới tính của sùng khoai lang được xác định gồm một thành phần duy nhất là hợp chất (Z)-3- dodecenyl-(E)-2-butenoate (Z3-12:E2) (Heath et al., 1986).
- Các điều kiện thích hợp cho việc áp dụng bẫy pheromne giới tính của SKL trên các ruộng khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long đã được xác định (Huỳnh Thị Ngọc Linh và ctv., 2012)..
- Trong báo cáo này chúng tôi trình bày kết quả ứng dụng bẫy pheromone giới tính để khảo sát sự biến động mật số quần thể của SKL trong một vụ khoai và quanh năm tại huyện Bình Minh và huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long..
- Hợp chất (E)-3-dodecenyl-(E)-2-butenoate (Z3- 12:E2), pheromone giới tính tổng hợp của SKL, là sản phẩm được tổng hợp từ nghiên cứu trước đây (Phạm Kim Sơn và ctv., 2012)..
- 2.2 Bẫy pheromone.
- Mồi là một ống cao su nhỏ (dài 1,5 cm, đường kính khoảng 3 mm) được nhồi với 0,5 mg pheromone giới tính tổng hợp của SKL..
- 2.3 Khảo sát diễn biến mật số quần thể của SKL trong một vụ khoai.
- Sự khảo sát được tiến hành trên hai ruộng trồng khoai lang (mỗi ruộng có diện tích 2.000 m 2 ) tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân liên tục trong hai vụ khoai lang (vụ 1 từ ngày 31 tháng 12 năm 2009 đến ngày 19 tháng 5 năm 2010 và vụ 2 từ ngày 12 tháng 8 đến ngày 30 tháng 12 năm 2010).
- Ruộng thứ nhất được đặt 6 bẫy pheromone và ruộng thứ hai được đặt 12 bẫy pheromone.
- Số luợng SKL vào bẫy được ghi nhận hai tuần một lần cho đến trước.
- khi khoai thu hoạch.
- 2.4 Khảo sát diễn biến mật số quần thể của SKL trong một năm.
- Diễn biến mật số quần thể của SKL trong chu kỳ một năm được khảo sát tại 4 địa điểm thuộc huyện Bình Tân và huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
- Đây là hai địa bàn trồng khoai lang chủ yếu của tỉnh Vĩnh Long: địa điểm 1 là ruộng khoai lang trắng sữa có diện tích 4.000 m 2 tại ấp Đông Thuận, xã Đông Bình, huyện Bình Minh.
- địa điểm 2 là ruộng khoai lang tím Nhật có diện tích 5.000 m 2 tại ấp Thành Nhân, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân;.
- địa điểm 3 là ruộng khoai tím Nhật có diện tích 12.000 m 2 tại ấp Tân Thuận, xã Tân Quới, huyện Bình Tân.
- địa điểm 4 là ruộng khoai lang tím Nhật có diện tích 4.000 m 2 tại ấp Hưng Lợi, xã Tân Hưng, huyện Bình Tân.
- Trên mỗi địa điểm khảo sát đặt 3 bẫy pheromone trong suốt thời gian một năm, từ ngày đến ngày 20/08/2010.
- Số lượng SKL vào bẫy được ghi nhận khoảng 2 tuần một lần.
- 3 KẾT QUẢ.
- 3.1 Diễn biến mật số của SKL trong một vụ khoai.
- Nhìn chung, diễn biến số lượng SKL vào bẫy ở các ruộng khảo sát là tương tự nhau.
- Trong vụ 1, số lượng SKL vào bẫy ở giai đoạn đầu vụ là rất thấp, trung bình dưới 70 con/bẫy/2 tuần.
- Số lượng SKL vào bẫy chỉ bắt đầu tăng ở thời điểm 94 ngày sau khi trồng, đây là thời điểm khoai bắt đầu mang củ và sau đó tăng dần cho đến khi thu hoạch khoai (149 ngày sau khi trồng).
- Trong vụ 2, số lượng SKL vào bẫy ở giai đoạn đầu vụ là gần tương đương với giai đoạn thu hoạch của vụ 1.
- Số lượng SKL vào bẫy có xu hướng tăng nhẹ cho đến 75 ngày sau khi trồng rồi giảm xuống và bắt đầu tăng trở lại từ 118 ngày sau khi trồng cho đến khi thu hoạch (140 ngày sau khi trồng) (Hình 1).
- Mật số SKL hiện diện rất cao ở giai đoạn đầu của vụ 2, cao hơn vụ 1 khoảng 4 lần, chứng tỏ đã có sự tích lũy mật số của SKL từ cuối vụ 1.
- Mặt khác, mật số SKL ở cuối vụ 2 cũng cao hơn (1.560 và 2.623 con/bẫy/2 tuần lần lượt ở ruộng thứ nhất và ruộng thứ 2) so với vụ 1 (573 và 766 con con/bẫy/2 tuần), đồng thời đã cho thấy áp lực gây hại của SKL ở vụ 2 là lớn hơn vụ 1 rất nhiều..
- Hình 1: Diễn biến mật số của SKL trên đồng ruộng trong một vụ khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
- (B) vụ 2 từ ngày 12/8 đến ngày Diễn biến mật số của SKL trong một năm.
- Diễn biến mật số quần thể của SKL tại 4 địa điểm trồng khoai lang thuộc huyện Bình Minh và huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long được trình bày trong Hình 2.
- Một cách tổng quát, SKL hiện diện quanh năm ở tất cả các điểm khảo sát với diễn biến mật số quần thể tương đối biến động, dao động từ.
- 300 đến 2.000 con/bẫy/2 tuần, cá biệt tại xã Thành Lợi số lượng SKL vào bẫy có một thời điểm đạt đến 8.013 con/bẫy/2 tuần.
- Điều này chứng tỏ ở các vùng trồng khoai lang thuộc huyện Bình Minh và Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, SKL có điều kiện để lưu tồn và tích lũy mật số trên đồng ruộng quanh năm..
- Hình 2: Diễn biến mật số quần thể của SKL tại huyện Bình Minh và huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long từ đến 03/09/2010.
- xã Đông Bình (huyện Bình Minh.
- Xã Tân Hưng.
- xã Thành Lợi (huyện Bình.
- Mật số quần thể của SKL ở xã Đông Bình (huyện Bình Minh) và xã Thành Lợi (huyện Bình Tân) là cao hơn và biến động nhiều hơn so với ở xã Tân Hưng và Tân Quới (huyện Bình Tân).
- Tại xã Đông Bình và xã Thành Lợi, mật số SKL luôn cao trong giai đoạn từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 và đặc biệt cao trong giai đoạn từ giữa tháng 03 đến cuối tháng 4 ở xã Thành Lợi, các tháng còn lại trong năm đường biểu diễn mật số quần thể của SKL ở hai địa điểm này là tương tự nhau..
- Tại xã Tân Hưng và Tân Quới, mật số SKL chỉ cao trong giai đoạn từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 10, sau đó giữ ở mức độ trung bình hoặc thấp cho đến tháng 8 năm sau.
- Nhìn chung, diễn biến mật số quần thể của SKL ở các địa phương khảo sát tạo thành 2 vùng khác biệt: 1) ở xã Đông Bình và xã Thành Lợi và 2) ở xã Tân Hưng và xã Tân Quới..
- Bẫy pheromone giới tính đã cho thấy là một công cụ hữu hiệu để khảo sát diễn biến mật số của SKL.
- Kết quả khảo sát cho thấy tại huyện Bình Minh và Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, SKL hiện diện quanh năm trên đồng ruộng với mật số quần thể tương đối biến đổi tùy thuộc mùa vụ và địa điểm khảo sát..
- Trong một vụ khoai lang, mật số của SKL giữ ở mức thấp trong giai đoạn khoai phát triển thân lá và tăng cao trong giai đoạn từ khoai tạo củ cho đến thu hoạch và ở vụ 2 là cao hơn rất nhiều so với vụ 1 (Hình 1A và B).
- Tại các ruộng khảo sát, thời điểm xuống giống của vụ 2 cách thời điểm thu hoạch của vụ 1 là khoảng 3 tháng.
- Theo kết quả khảo sát của Huỳnh Thị Ngọc Linh (2010), trong điều kiện phòng thí nghiệm, SKL cái có thể sống đến 87 ngày và giai đoạn từ khi SKL cái đẻ trứng đến khi SKL trưởng thành con chui ra khỏi củ khoai là 44 ngày.
- Thêm vào đó, sự giảm mật số của SKL từ ngày thứ 75 sau khi trồng trong vụ 2 (Hình 1 B) cho thấy SKL tồn tại trên ruộng giữa hai vụ chủ yếu là sùng trưởng thành được vũ hóa từ cuối vụ 1 và giai đoạn mang củ của khoai lang là yếu tố quyết định cho SKL gia tăng mật số quần thể.
- Như vậy, việc phòng trị SKL cần tập trung vào thời điểm trước khi khoai tạo củ và nên kéo dài cho đến sau khi thu hoạch để hạn chế sự lưu tồn và gây hại của SKL cho vụ khoai tiếp theo..
- Kết quả khảo sát cho thấy số lượng SKL vào bẫy ở mức độ cao trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 và tháng 3 đến tháng 4 (chỉ ở xã Thành Lợi).
- Mặc dù, lượng mưa là cao trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 11 (Hình 2), nhưng đây là giai đoạn thu hoạch khoai lang ở các địa điểm khảo sát.
- Kết quả ghi nhận này chứng tỏ ngoài lượng mưa, giai đoạn khoai lang mang củ trên đồng ruộng đã ảnh hưởng quan trọng đến mật số của SKL.
- Mặt khác, số lượng SKL vào bẫy đạt cao nhất (8.013 con/bẫy/2 tuần) là vào tháng 4 và chỉ xảy ra ở xã Thành Lợi trong khi ở 3 địa điểm khảo sát còn lại số lượng SKL vào bẫy vẫn giữ ở mức thấp.
- Trong 4 địa điểm khảo sát giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 4 chỉ ở xã Thành Lợi là có khoai lang trên đồng ruộng và đang trong giai đoạn thu hoạch, chứng tỏ áp lực gây hại của SKL sẽ rất lớn nếu giai đoạn khoai mang củ rơi vào mùa khô..
- Identification of sex pheromone produced by female sweet potato weevil, Cylas.
- pheromone giới tính của sùng khoai lang, Cylas formicarius Fab.
- trên đồng ruộng.
- Đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính tổng hợp và nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sorokin) đối với sùng khoai lang (Cylas formicarius Fabricius).
- pheromone of sweet potato weevil, Cylas formicarius elegantulus (Summers) and Cylas formicarius (F.
- Synthesis of (3Z)-Dodecenyl-(E)-2- butenoate, the pheromone of Sweet Potato Weevil.
- Côn trùng gây hại cây trồng.
- Tổng hợp và đánh giá sự hấp dẫn ngoài đồng của pheromone giới tính sùng khoai lang, Cylas formicarius Fab.
- responses of a Cuban population of the sweet potato weevil to its sex pheromone