« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp vùng khó khăn ở miền núi phía Bắc


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.
- NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÙNG KHÓ KHĂN Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC.
- Vũ Văn Đàm Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ KH&CN.
- Trong xu thế phát triển và hội nhập của cả nước, bên cạnh những cơ hội, ngành nông nghiệp miền núi phía Bắc (MNPB) sẽ phải đối mặt với nhiều thác thức.
- Cạnh tranh ngày càng gia tăng, trong khi năng suất và giá trị sản xuất nông lâm nghiệp của vùng thấp so với tiềm năng phát triển.
- Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phát huy đúng vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực then chốt để phát triển nông lâm nghiệp bền vững trên địa bàn miền núi phía Bắc..
- Mục tiêu nghiên cứu là xác định được giải pháp KH&CN phù hợp, nhằm khai thác tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp vùng khó khăn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân..
- Giải pháp lựa chọn mang tính chiến lược, phù hợp xu hướng, quy luật thị trường và dựa trên chuỗi giá trị.
- Cụ thể hơn khi nghiên cứu ở phạm vi vùng khó khăn, chúng tôi chú trọng đến: (1) Các yếu tố để người nông dân có thể tiếp cận, ứng dụng vào sản xuất thực tiễn.
- Từ khóa: Giải pháp KH&CN.
- Sản xuất nông lâm nghiệp.
- Nông nghiệp miền núi.
- Miền núi phía Bắc..
- Để hòa nhập với xu thế phát triển kinh tế của cả nước trong thời kỳ hội nhập, MNPB phải đối mặt với nhiều thách thức, mà đối tượng chính là những người nông dân vùng sâu, vùng xa.
- Điều này còn tiềm ẩn nguy cơ kém phát triển và gia tăng khoảng cách giàu - nghèo.
- Trong nông nghiệp sản xuất thiếu khoa học, nạn phá rừng do áp lực của dân số và canh tác lương thực, đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đời sống người dân sẽ tiếp tục gặp khó khăn..
- Giải pháp để giải quyết những tồn tại nêu trên chính là vấn đề KH&CN, nhằm tạo động lực cho sản xuất nông lâm nghiệp phát triển.
- Hơn nữa, khi nghiên cứu giải pháp phát triển cho vùng MNPB, còn phải xem xét đến các.
- yếu tố bảo đảm đủ điều kiện để người dân có thể tiếp cận và ứng dụng được vào sản xuất thực tiễn.
- Có khả năng phổ biến nhân rộng và phát triển lâu bền theo hướng khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế so sánh của Vùng..
- Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Tây Bắc đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề tài) sẽ đóng góp một phần nhất định trong đề xuất hướng giải quyết các vấn đề cấp thiết trên.
- Trước hết, nhằm mục đích nâng cao đời sống cho người dân để từng bước tăng cường năng lực tổ chức sản xuất của họ, trên cơ sở đó tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế bền vững cho vùng miền núi..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Dữ liệu và phương pháp thống kê: Thông qua việc thu thập tài liệu sơ cấp, thứ cấp có liên quan đến phạm vi nghiên cứu 14 tỉnh ở MNPB từ cơ quan Thống kê trung ương, địa phương và thông tin từ các chuyên gia, đề tài đã có được những dữ liệu, báo cáo phân tích tài liệu cần thiết phục vụ nghiên cứu..
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Thực hiện phân tích sâu về những phát hiện chính tại vùng trong nghiên cứu, trên cơ sở các kết quả xử lý sau các đợt điều tra, khảo sát thực địa tại 6 điểm điển hình - xã thuộc diện khó khăn theo Chương trình 135-II (trên địa bàn 3 tỉnh Sơn La, Tuyên Quang và Bắc Kạn).
- Phương pháp này cho phép nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện theo nhiều khía cạnh khác nhau của các đối tượng nghiên cứu..
- Phương pháp chuyên gia: Đề tài đã tiếp cận và có nhiều buổi trao đổi, thảo luận vấn đề nghiên cứu giữa nhóm chuyên gia, lãnh đạo và cán bộ phụ trách chuyên môn về nông - lâm - nghiệp ở địa phương thông qua các buổi hội thảo khoa học..
- Phương pháp thử nghiệm: Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, mô hình sản xuất tại ruộng đã được triển khai với sự tham gia của cộng đồng địa phương..
- Sự tham gia của người sản xuất được khuyến khích ngay từ khâu thiết kế đến khâu theo dõi các chỉ tiêu kết quả.
- Các mô hình không bố trí lần nhắc lại theo phương pháp thí nghiệm mà áp dụng trên diện rộng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn..
- Hiện trạng hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp vùng khó khăn ở miền núi phía Bắc.
- Chăn nuôi là nguồn thu nhập chủ yếu đối với các hộ gia đình ở vùng khó khăn.
- Tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi trong hộ gia đình chưa được áp dụng, giống chủ yếu là giống bản địa, năng suất thấp.
- Lâm nghiệp.
- Hoạt động sản xuất lâm nghiệp của các hộ dân trong vùng khảo sát tập trung chủ yếu là trồng rừng, quản lý và khai thác theo quy định.
- Phần lớn các hộ gia đình được giao đất để sử dụng lâu dài vào việc trồng và phát triển rừng..
- Đa dạng sinh học nông nghiệp (nhiều giống bản địa quý.
- Cơ sở hạ tầng, dịch vụ chưa đồng bộ - Năng lực sản xuất hạn chế (nhận.
- Cần thời gian dài cho ứng dụng thiết bị kỹ thuật.
- Nhận diện hiện trạng sản xuất nông lâm nghiệp vùng khó khăn dựa trên phân tích SWOT.
- Đề xuất nhóm các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển nông, lâm nghiệp vùng khó khăn ở miền núi phía Bắc.
- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm địa phương trên cơ sở nhu cầu, xu hướng thị trường..
- Phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thích hợp với người nghèo vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn..
- Xác định các biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất trong hệ canh tác nông - lâm kết hợp cho vùng khó khăn ở MNPB..
- Với các định hướng trên, nhóm các giải pháp lớn được đề xuất cho vùng khó khăn gồm: Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ.
- Nhóm giải pháp về chính sách..
- Nhóm giải pháp về khoa học và công nghệ.
- Giải pháp khoa học và công nghệ dựa trên chuỗi giá trị.
- Nhóm giải pháp chính sách.
- Nhóm giải pháp công nghệ Các.
- (Điều mà nhà sản xuất có được nhờ sự gia tăng.
- pháp kỹ thuật.
- sản xuất - đổi mới phương thức.
- Quy hoạch sản xuất Vai trò hợp tác xã Tăng năng lực cộng đồng.
- Cơ sở hạ tầng đồng bộ Thương mại miền núi.
- Giải pháp về định vị cho sản phẩm và đổi mới phương thức sản xuất.
- Việc xác định sản phẩm và phương thức sản xuất là bước quan trọng của toàn bộ quy trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nó có tác động mạnh tới hiệu quả của hoạt động sản xuất.
- Kết nối các hộ sản xuất nhỏ thành những nhóm hộ sản xuất như một trang trại lớn trên cùng một tiểu vùng sinh thái.
- Đây là cơ sở đảm bảo điều kiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất;.
- Kết nối các trang trại thành mạng lưới, dựa vào mạng lưới, nhóm trang trại sản xuất cùng ngành hàng, các thành viên sẽ có sự hợp tác tốt và có thể trở thành những đối tác của nhau.
- Phương thức này gợi mở cho nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa chuyên môn hóa, đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và thị trường..
- Giải pháp về giống và dinh dưỡng cho cây trồng vật nuôi.
- Áp dụng các giống bản địa và đẩy mạnh việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học về cây trồng, vật nuôi với các loại giống mới có ưu thế cao..
- Đẩy mạnh sản xuất và ứng dụng phân vi sinh trong nông nghiệp, ưu tiên cho vùng miền núi..
- Giải pháp chuyển giao công nghệ thích hợp và hiệu quả.
- Hoạt động chuyển giao công nghệ vào sản xuất cũng chính là giải pháp đào tạo nghề, tác động làm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp..
- Nhóm giải pháp về chính sách.
- Tăng cường thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp cho vùng khó khăn.
- Xây dựng và thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch sản xuất tạo tiền đề để huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, tạo động lực thúc đẩy đầu tư sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật..
- Phát huy vai trò hợp tác xã nông lâm nghiệp vùng khó khăn.
- Phát triển các hình thức hợp tác xã để tổ chức hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp cho hộ dân trong vùng.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cộng đồng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cho người dân.
- Phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển nông lâm nghiệp vùng khó khăn.
- Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vùng miền núi chính là tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, động lực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học.
- Chính sách phát triển thương mại miền núi.
- Tăng cường thực hiện hiệu quả tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp đang hoạt động tại vùng khó khăn để thúc đẩy hoạt động giao lưu hàng hóa nông sản..
- Từ những nhận định về thực trạng và nhu cầu sản xuất, bài viết đề xuất các giải pháp về KH&CN vào phát triển nông nghiệp ở vùng MNPB.
- Điểm nổi bật trong nghiên cứu là giải pháp kỹ thuật lựa chọn cho vùng khó khăn cũng được xác định cụ thể trên cơ sở vận dụng hiệu quả và hợp lý các sáng kiến địa phương (tri thức bản địa) với tiến bộ kỹ thuật..
- Do hạn chế của nghiên cứu này cùng với phát hiện trong quá trình triển khai, nhóm đề tài mạnh dạn đề xuất nội dung cần tiếp tục nghiên cứu cho vùng khó khăn ở MNPB như sau:.
- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm địa phương có ưu thế đặc sản và thế mạnh trở thành sản phẩm chủ lực của vùng khó khăn ở MNPB..
- Nghiên cứu và xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng khó khăn ở MNPB..
- Vì vậy, hướng tốt nhất là bắt đầu ngay những khâu/nhân tố có tác động lớn tới sản xuất đang tồn tại.
- Các kết quả nghiên cứu này sẽ tạo thêm căn cứ khoa học và thực tiễn nhất định cho địa bàn nghiên cứu./..
- (1997) Những xu hướng phát triển ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.
- (2002) Giải pháp phát triển bền vững trong điều kiện khó khăn của môi trường địa lý vùng cao biên giới qua thực tế cao nguyên Đồng Văn - Lũng Cú, Hà Giang.
- (2003) Một số vấn đề về chính sách và phương thức thúc đẩy chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn..
- (2004) Cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển nông thôn và miền núi.
- (2004) Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp.
- (2005) Chính sách và phương thức chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam.
- Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan..
- (2007) Điều tra, đánh giá một số hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- (2007) Nghiên cứu thực trạng hệ thống chính sách an sinh xã hội nông thôn vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
- Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng..
- (2008) Dự án giảm nghèo miền núi phía Bắc: vấn đề rút ra qua hoạt động trên địa bàn huyện vùng cao.
- (2008) Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đến năm 2020..
- (2008) Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sử dụng đất của một số mô hình kinh tế trang trại khu vực miền núi phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
- Nghiên cứu mô hình phát triển nông lâm nghiệp cộng động tại 3 xã vùng sinh thái Sơn La theo mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Sử dụng kiến thức địa phương cổ truyền trong nông nghiệp (Bản dịch tiếng Việt)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt