« Home « Kết quả tìm kiếm

Lịch sử khoa học, công nghệ và đổi mới: Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới của Hàn Quốc trong giai đoạn xây dựng thể chế


Tóm tắt Xem thử

- LỊCH SỬ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI:.
- CHÍNH SÁCH KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI CỦA HÀN QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG THỂ CHẾ 1.
- Viện Chính sách khoa học và công nghệ Hàn Quốc.
- Hàn Quốc đang tiến lên trở thành một nước mạnh về công nghệ, có thể cạnh tranh với các nước phát triển công nghệ và đứng trong tốp 10 nước hàng đầu trên thế với về giá trị kinh tế.
- Thêm vào đó, điều kỳ diệu này lại xảy ra ở một quốc gia mà việc phát triển công nghệ tiên tiến chỉ trong 50 năm, từ xuất phát điểm là một nước gần như không có năng lực KH&CN hiện đại nào..
- Tuy nhiên, sự tiến bộ này không thể giải thích đầy đủ nếu như không giải thích sự phát triển của KH&CN Hàn Quốc hiện đại.
- Bài báo này đánh giá bối cảnh và nỗ lực thực thi chính sách KH&CN của Chính phủ Hàn Quốc trong những năm 1960 và 1970,.
- 2 Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Chính sách khoa học và công nghệ Hàn Quốc (STEPI).
- Ngoài ra, ông từng là Tổng biên tập và Phó chủ tịch Hiệp hội đổi mới công nghệ Hàn Quốc, thành viên Uỷ ban cố vấn cho Tổng thống về KH&CN và Hội đồng nghiên cứu KH&CN công lập Hàn Quốc..
- Bài báo cũng đánh giá kết quả chính sách KH&CN trong giai đoạn này và đưa ra những đề xuất cho các nước đang phát triển..
- Một là, cơ sở công nghệ cho các ngành công nghiệp chiến lược, đề xuất và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế nhằm nhấn mạnh sự hỗ trợ của công nghệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa.
- Ba là, Chính phủ đưa ra động lực để kích hoạt hoạt động R&D bằng cách xây dựng năng lực R&D trong nước nhằm thúc đẩy chuyển giao và nội địa hóa công nghệ tiên tiến trong bối cảnh mà công nghệ hiện đại của Hàn Quốc hầu như chỉ dựa vào nước ngoài.
- Thứ tư, để chuẩn bị cho nhu cầu công nghệ ngày càng lớn do tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã thành lập các tổ chức phát triển nguồn nhân lực R&D có trình độ để có thể giải quyết vấn đề nâng cấp KH&CN.
- Chính sách KH&CN trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng, là công cụ phát triển công nghệ và công nghiệp thúc đẩy Hàn Quốc trở thành một quốc gia phát triển năng động.
- Ngoài ra, trình độ công nghệ trong nước còn rất thấp và phần lớn công nghệ công nghiệp cần thiết bao gồm cơ khí nhà máy, công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đều dựa vào công nghệ nước ngoài (Hwang, 2010).
- Nhu cầu công nghệ trong giai đoạn này là tập trung vào tiếp thu công nghệ bằng cách chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Hàn Quốc, nhập khẩu trang thiết bị sử dụng công nghệ để xây dựng nhà máy và an toàn cho các kỹ thuật viên vận hành nhà máy (Choi, 1983).
- Những nhu cầu này phải dựa vào các nước tiên tiến do nền tảng công nghệ và kỹ thuật trong nước còn yếu.
- Tuy nhiên, những tiến bộ của công nghiệp hóa đã cho thấy sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực KH&CN và thiết lập năng lực R&D nội sinh để chấp nhận, đồng hóa và tiếp thu công nghệ (Hwang, 2010)..
- Cơ cấu công nghiệp của Hàn Quốc đã sản xuất và xuất khẩu các thành phẩm lắp ráp với chi phí lao động thấp và nhân công không có tay nghề, cơ cấu này dựa vào nhập khẩu công nghệ trung gian.
- Yêu cầu về công nghệ là tập trung vào nhập khẩu hàng thiết bị và các nhà máy có sử dụng công nghệ, tìm kiếm nhân công công nghệ có tay nghề để vận hành các nhà máy hiện đại, đồng hóa và tiếp thu công nghệ nhập khẩu, phổ biến công nghệ trong phần lớn các ngành công nghiệp.
- Những nhu cầu công nghệ này đòi hỏi phải có năng lực công nghệ cao hơn, khó có thể đáp ứng nhu cầu này mà không có năng lực công nghệ nội địa.
- Bên cạnh đó, Hàn Quốc không thể đáp ứng được giá thành nhập khẩu công nghệ do thiếu nguồn ngoại tệ..
- Do đó, nhu cầu công nghệ đã tăng nhanh trong thời gian ngắn (MOST, 2005).
- Những nhiệm vụ KH&CN đầy thách thức đã tạo ra các chính sách KH&CN của Hàn Quốc ở giai đoạn xây dựng năng lực tổ chức.
- Các chính sách KH&CN trước đây đều tập trung vào việc làm thế nào để Hàn Quốc có thể huy động các kết quả KH&CN để hỗ trợ hiệu quả quá trình công nghiệp hóa.
- Việc áp dụng và sử dụng công nghệ nước ngoài đã được nhấn mạnh chắc chắn vào giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa..
- Xây dựng năng lực R&D trong nước từng bước, thể hiện rõ định hướng “tự chủ về công nghệ”, trang bị cho Hàn Quốc năng lực KH&CN cần thiết và lâu dài.
- Ý tưởng về “tự làm chủ công nghệ” là nền tảng cho chính sách KH&CN phát triển từ nhiều động lực.
- Thứ nhất, Hàn Quốc cần phải thoát khỏi sự phụ thuộc công nghệ nặng nề đối với các công nghệ nước ngoài.
- Điều này cho thấy công nghiệp hóa là điều không tưởng nếu như các nước tiên tiến không cung cấp công nghệ và trang thiết bị.
- ngoài ra, Hàn Quốc sẽ không thể tự mình lựa chọn các công nghệ phù hợp.
- Thứ hai, sự cần thiết phải vượt qua việc lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài đắt tiền thông qua cải thiện công nghệ tự có và bản địa.
- Thứ ba, Hàn Quốc phải đưa ra công nghệ thành phần của mình để đưa ra sản phẩm cuối cùng được nhà xuất khẩu chấp thuận.
- Cùng với đó, Chính phủ đặt ra mục tiêu nâng cao tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm sản xuất và có những nỗ lực để quản lý mục tiêu đạt được hàng năm liên quan trực tiếp tới nỗ lực nâng cao năng lực tự chủ công nghệ.
- Thứ tư, năm 1970, Hàn Quốc đã nhận thấy phải có được năng lực tự chủ công nghệ để tránh phụ thuộc công nghệ.
- Đồng thời, đã xuất hiện mối quan ngại về việc một quốc gia có thể bị phụ thuộc nặng nề về công nghệ do không có năng lực tự chủ công nghệ, như đã xảy ra ở các quốc gia Mỹ Latinh..
- Nỗ lực thúc đẩy năng lực tự chủ công nghệ được phản ánh trong hoạt động KH&CN và chính sách KH&CN tổng thể (Hwang, 2010).
- Các khu công nghiệp bắt đầu phát triển độc lập những công nghệ đơn giản thông qua kỹ nghệ đảo ngược đã tiếp thu và có được công nghệ chín muồi từ các nước phát triển.
- Chính phủ đã hình thành các viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ để đồng hóa các công nghệ tiên tiến phù hợp với những ngành công nghiệp trong nước và chuyển giao công nghệ cho các ngành công nghiệp trong nước.
- Về năng lực tự chủ công nghệ, điều rất quan trọng là cải thiện năng lực của nhân lực KH&CN để có được các công nghệ và giải quyết vấn đề về công nghệ.
- Chính phủ không chỉ cung cấp cơ hội đào tạo có được công nghệ mới cho nhân lực công nghệ mà còn nỗ lực để trau dồi nhân lực KH&CN có năng lực cao và thu hút nhân tài KH&CN từ nước ngoài về.
- Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong những thành tựu đạt được về năng lực tự chủ công nghệ tại thời điểm đó, do thiếu năng lực R&D trong ngành công nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học.
- Chính phủ đã quản lý có hệ thống những kết quả này trên toàn quốc cho năng lực tự chủ và duy trì tính nhất quán trung và dài hạn thông qua thực hiện hệ thống kế hoạch KH&CN, hình thành các cơ quan hành chính dành cho KH&CN, sắp xếp hệ thống pháp luật để thúc đẩy KH&CN và khuyến khích phát triển công nghệ.
- Tuy nhiên, kết quả tự chủ công nghệ bị hạn chế để mô phỏng hoặc cải biến công nghệ trong thời kỳ này ở giai đoạn đầu của R&D trong nước..
- KH&CN trung và dài hạn, áp dụng và sử dụng công nghệ tiên tiến, mở rộng năng lực đào tạo để có được những nhà công nghệ có tay nghề.
- Trong khi đó, trọng tâm chính cho chính sách KH&CN năm 1970 là nâng cao khả năng cung cấp nhân lực công nghệ, xây dựng năng lực giáo dục để trau dồi nguồn nhân lực KH&CN có năng lực cao, thiết lập các viện nghiên cứu chuyên môn cho các lĩnh vực công nghiệp chiến lược, đáp ứng nhu cầu công nghệ cùng với thúc đẩy các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất.
- Bên cạnh đó, chính sách KH&CN những năm 1970 còn tập trung vào nâng cao hiểu biết của công chúng về KH&CN, thúc đẩy phổ cập KH&CN, sắp xếp hệ thống pháp luật để thúc đẩy phát triển công nghệ và kỹ thuật công nghệ (MOST, 2008)..
- Xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ cùng với chiến lược công nghiệp hóa và việc thực hiện kế hoạch.
- Một trong những kế hoạch KH&CN của Hàn Quốc là bắt đầu bằng việc thiết lập kế hoạch phát triển kinh tế.
- Kế hoạch KH&CN đã không được xem xét để xây dựng trong kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ nhất do Chính phủ tập trung vào chiến lược nhập khẩu và tiếp thu công nghệ nước ngoài để thúc đẩy nền công nghiệp..
- Tuy nhiên, năm 1962, Tổng thống Park giám sát kế hoạch này và đã cho rằng: “Chúng ta đã xây dựng các nhà máy mới và liệu có thể xây dựng chúng chỉ nhờ vào năng lực công nghệ và nhân lực công nghệ của chính mình hay không? Ngoài ra, chúng ta còn lựa chọn nào khác không.
- Với câu hỏi này, Kế hoạch Thúc đẩy công nghệ 5 năm lần thứ nhất đã được xây dựng bổ sung cho Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (MOST, 2005).
- Kế hoạch này đã lựa chọn 3 chính sách chính: cung cấp các kỹ sư và nhà công nghệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa.
- thúc đẩy nhập khẩu công nghệ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu công nghệ cho ngành công nghiệp;.
- cải thiện trình độ công nghệ trong nước, đòi hỏi sự phát triển KH&CN mạnh mẽ.
- Kế hoạch này cung cấp nền tảng tiến bộ một cách hệ thống để KH&CN trở thành chương trình chính sách quốc gia dài hạn.
- Mở đầu bằng kế hoạch này, các kế hoạch KH&CN kế tiếp sẽ được thiết lập trở thành một phần của những kế hoạch phát triển kinh tế.
- Theo đó, Kế hoạch Thúc đẩy KH&CN 5 năm lần thứ tư cũng được xây dựng và thực hiện vào cuối những năm 1970..
- Đáng chú ý là Kế hoạch Thúc đẩy KH&CN 5 năm lần thứ tư đã cho thấy sự.
- hỗ trợ công nghệ cùng với tầm quan trọng của việc liên kết thúc đẩy ngành công nghiệp nặng và hóa chất như máy móc và thiết bị điện tử..
- Một kế hoạch KH&CN dài hạn quan trọng đã được xây dựng trong giai đoạn này.
- Kế hoạch Thúc đẩy KH&CN toàn diện dài hạn đã được chuẩn bị năm 1986, trong điều kiện KH&CN rất nghèo nàn.
- Kế hoạch này đã đưa ra mục tiêu “đạt được trình độ cao hơn trong các nước công nghiệp bằng cách trang bị phát triển năng lực công nghệ của mình”.
- Đây là mục tiêu đầy tham vọng khi Hàn Quốc được xem là hầu như không có nền KH&CN hiện đại vào những năm 1960.
- Kế hoạch phát triển kinh tế chính thức được tiến hành vào những năm này và Hàn Quốc đã khẩn trương yêu cầu thiết lập các viện nghiên cứu KH&CN hiện đại, giúp tiếp thu và đồng hóa các công nghệ tiên tiến cần thiết cho công nghiệp hóa.
- Các ngành công nghiệp nặng và hóa chất đã được xúc tiến vào những năm 1970, Hàn Quốc hình thành các viện nghiên cứu chuyên ngành để đáp ứng được nhu cầu công nghệ của các ngành công nghiệp cần công nghệ chuyên sâu (MOST, 2008).
- Hàn Quốc đã thành lập Viện Khoa học và công nghệ Hàn Quốc (KIST) là một viện nghiên cứu KH&CN đa ngành hiện đại, có thể cung cấp nền tảng cho những tiến bộ về KH&CN của Hàn Quốc và cũng là sự nhắc nhở công khai rất rõ ràng về việc cần thiết phải có một nền kinh tế và công nghiệp mạnh.
- Nhờ có sự thành lập của KIST, Hàn Quốc đã được trang bị cơ sở vật chất hiện đại để tiến hành các hoạt động R&D đối với các công nghệ tiên tiến.
- Chính phủ thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu trình độ thế giới bằng cách kích hoạt các trí thức KH&CN kể từ khi thành lập KIST (Chosun, 1995).
- Nhiều nghiên cứu viên từ KIST và các viện nghiên cứu chuyên ngành đã trở thành “người chơi” chính trong giới nghiên cứu, ngành công nghiệp và đại học trong giai đoạn đầu phát triển KH&CN (KIST, 1994).
- Việc thành lập các viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ là một quyết định sáng tạo và chiến lược, hỗ trợ nhu cầu công nghệ của các ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa.
- Nhu cầu công nghệ ngày càng tăng vào những năm 1960 do sự tiến bộ của công nghiệp hóa.
- công hiện có không thể là lựa chọn thay thế để hỗ trợ công nghệ cần thiết cho công nghiệp hóa do ngân sách hạn hẹp, điều kiện nghiên cứu thiếu hiểu biết về hoạt động nghiên cứu, môi trường nghiên cứu nghèo nàn về nhu cầu công nghệ của các ngành công nghiệp.
- Vì những lý do đó, Chính phủ đã quyết định các chính sách để thiết lập mới các viện nghiên cứu KH&CN hiện đại.
- Nhận thức được thực tế rằng các nghiên cứu về công nghệ công nghiệp của KIST đã hỗ trợ cho các khu công nghiệp, Chính phủ đã thiết lập các viện nghiên cứu chuyên ngành để rút ngắn quá trình tự chủ công nghệ của các ngành công nghiệp.
- Cơ quan Phát triển Quốc phòng cũng xây dựng viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ để hỗ trợ sự tự lực trong công nghệ quốc phòng và thúc đẩy các ngành công nghiệp quốc phòng.
- về điều này, Chính phủ đã ban hành Luật Hỗ trợ các tổ chức KH&CN Hàn Quốc đối với KIST và Luật Hỗ trợ các viện nghiên cứu cụ thể cho các viện nghiên cứu chuyên ngành..
- Thể chế hóa các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ.
- Vì những lý do này, năm 1967, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Bộ KH&CN, đây là cơ quan quản lý chuyên môn về KH&CN.
- Sự thành lập cơ quan quản lý KH&CN chuyên trách là một trường hợp đặc biệt đối với các nước đang phát triển tại thời điểm đó.
- Tạo ra nền tảng để nâng cao nguồn nhân lực khoa học và công nghệ Chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN trở thành vấn đề trọng yếu vào những năm 1960 và 1970.
- Vào những năm 1970, nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao đã trở thành vấn đề chính sách chính do công nghiệp hóa phát triển và mở rộng năng lực R&D trong nước.
- Mục tiêu của Viện là phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao để dẫn dắt R&D công nghiệp và đổi mới sáng tạo.
- KAIS tập trung vào bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN thực tế để trở thành các nhà quản lý nhà máy trong các công ty trong nước.
- Chính phủ đã ban hành Luật Chứng chỉ công nghệ quốc gia.
- Luật này tích hợp, phân loại và hệ thống hóa các chứng chỉ và giấy phép công nghệ hiện nay.
- Chính phủ đã tích hợp các chứng chỉ công nghệ và chương trình đào tạo giáo dục bằng cách đưa ra các mẫu chuẩn cho nhu cầu nhân lực công nghệ từ các ngành công nghiệp, bắt buộc các sinh viên và học nghề từ các trường đại học khoa học kỹ thuật, trường cao đẳng công nghiệp, trường trung học kỹ thuật và thực tập sinh phải có chứng chỉ công nghệ quốc gia (MOST, 2005)..
- Những chứng chỉ công nghệ quốc gia này đã đóng góp cho việc chứng tỏ rằng nhân lực KH&CN được ứng xử như là nguồn nhân lực đặc biệt..
- Những năm 1960 và 1970 là giai đoạn xây dựng tổ chức cho sự tiến bộ KH&CN của Hàn Quốc.
- Những giai đoạn này trở thành nền tảng cho phát triển và xây dựng chính sách KH&CN..
- Thứ nhất, Chính phủ đã hình thành nền tảng để mở rộng năng lực nghiên cứu hiện đại của KH&CN thông qua thiết lập các viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ như KIST, các viện nghiên cứu chuyên ngành và xây dựng Thành phố Khoa học Daedeok.
- Hoạt động R&D trong nước bắt đầu nở rộ và bảo đảm quốc tế hóa các công nghệ tiên tiến cho việc tự chủ về công nghệ.
- Kinh nghiệm nghiên cứu của các viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ được phổ biến ở các ngành công nghiệp và trường đại học, giúp bắt kịp công nghệ với các nước tiên tiến..
- Thứ ba, các ngành công nghiệp then chốt đã sớm được hình thành trong những giai đoạn này thông qua việc đồng hóa công nghệ tiên tiến và kết hợp công nghệ của các ngành công nghiệp chiến lược.
- Tại thời điểm đó, các chính sách KH&CN chủ yếu là để hỗ trợ sự nghiệp công nghiệp hóa và tập trung giải quyết nhu cầu công nghệ, nhằm nuôi dưỡng các ngành công nghiệp nhẹ định hướng xuất khẩu và các ngành công nghiệp nặng và hóa chất sử dụng nhiều vốn/công nghệ..
- Hàn Quốc rút ngắn các giai đoạn cần thiết để học hỏi và tiếp thu công nghệ tiên tiến thông qua việc mở rộng và phát triển số lượng các nhà công nghệ và kỹ sư tương ứng với định hướng công nghiệp hóa.
- Thứ sáu,trong suốt những giai đoạn này, Chính phủ đã xây dựng hệ thống luật pháp trở thành nền tảng thúc đẩy và kích thích phát triển công nghệ..
- Việc ban hành Đạo luật thúc đẩy KH&CN, Đạo luật thúc đẩy phát triển công nghệ và Đạo luật Thúc đẩy Kỹ thuật công nghệ đã giúp Chính phủ có thể hướng dẫn thể chế hóa các chính sách và hoạt động KH&CN.
- Các chính sách KH&CN chủ yếu tập trung vào xây dựng tổ chức hỗ trợ KH&CN cho sự nghiệp công nghiệp hóa có liên quan tới chiến lược phát triển kinh tế.
- Thực hiện xây dựng tổ chức với quan điểm dài hạn và đáp ứng nhu cầu trước mắt cho KH&CN

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt