« Home « Kết quả tìm kiếm

Lịch sử khoa học, công nghệ và đổi mới: Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới (Sti) trong giai đoạn bắt kịp công nghệ


Tóm tắt Xem thử

- LỊCH SỬ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI:.
- CHÍNH SÁCH KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI (STI) TRONG GIAI ĐOẠN BẮT KỊP CÔNG NGHỆ 1.
- Viện Chính sách KH&CN (STEPI).
- Những năm 1980, Chính phủ Hàn Quốc đã tìm ra “các giải pháp công nghệ” để giải quyết những vấn đề do công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu gây ra.
- Chiến lược “định hướng công nghệ” của Chính phủ đã thiết lập mục tiêu chung thay thế cho “định hướng xuất khẩu” lúc đó và đã đạt được thành công ở cả khu vực công lập cũng như tư nhân trong việc “bắt kịp công nghệ” với các nước phát triển.
- Sau đó, Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp công nghệ cao.
- Trong quá trình bắt kịp công nghệ từ trong các ngành công nghiệp nhẹ (như dệt may) vốn đang đóng góp lớn cho xuất khẩu cũng đã bắt đầu giảm dần.
- và các ngành công nghiệp công nghệ cao (như điện tử, máy tính và truyền thông) đã trở thành những ngành công nghiệp chủ chốt..
- Tại thập niên 90, ý tưởng bắt kịp công nghệ đã được duy trì để thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ cao.
- Trong thời gian này, hiện tượng toàn cầu hóa nhanh đã củng cố nền tảng cho chiến lược phát triển công nghệ;.
- ngoài ra, các ngành công nghiệp công nghệ cao của các tập đoàn đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng.
- Với sự tự tin như vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung vào chiến lược bắt kịp giai đoạn sau.
- Những nỗ lực bắt kịp này đã được hệ thống KH&CN quốc gia khai thác và tập trung vào các tổ chức nghiên cứu do Chính phủ tài trợ (GRIs) đã xây dựng trước giai đoạn này.
- Tuy nhiên, từ năm 1980, các dự án của Chính phủ đã được tiến hành theo khẩu hiệu “cứu lấy nền kinh tế”..
- Chiến lược để giải quyết vấn đề này là Chính phủ Hàn Quốc đã thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, sử dụng nhiều công nghệ đặc biệt mới và thực hiện chính sách phát triển công nghiệp theo hướng giảm các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động..
- Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chiến lược tập trung vào tăng trưởng trong suốt thập niên 1980 và 1990..
- Kế hoạch khoa học và công nghệ theo “định hướng công nghệ”.
- Trong suốt những năm 1980 và 1990, “định hướng công nghệ” là một nguyên tắc quan trọng thúc đẩy chính sách KH&CN.
- “Định hướng công nghệ” là một ý tưởng về vòng tròn quan hệ tích cực trong phát triển của công nghệ, công nghiệp và quốc gia thông qua việc nhanh chóng cải tiến công nghệ trong nước để đạt trình độ của các quốc gia tiên tiến.
- Chính phủ Hàn Quốc thúc đẩy chính sách này và tìm cách phát triển những ngành công nghiệp chế tác công nghệ cao cũng như nâng cao uy tín quốc để trở thành nước có thứ hạng như các nước tiên tiến.
- Trong suốt những năm 1980 (dựa vào quyền lực quản lý mạnh mẽ của Chính phủ Chun Doo Hwan và Chính phủ Roh Tae Woo), chiến lược định hướng công nghệ đã được thực hiện thông qua các chính sách theo hướng top - down từ trên xuống, từ quốc gia tới người dân.
- Vì vậy, mặc dù có rất nhiều sự khác biệt về phương pháp nhưng vẫn luôn được khẳng định là chiến lược định hướng công nghệ là một phần quan trọng trong phần lớn các chính sách quản lý Nhà nước vào những năm MOST, 1981.
- Chiến lược “định hướng công nghệ” thay thế chiến lược “định hướng xuất khẩu” đã cho thấy cam kết chặt chẽ của chính quyền Chun Doo Hwan để thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao, thông qua các hoạt động mạnh mẽ trong quản lý Nhà nước và sự can thiệp vào khu vực kinh tế khối tư nhân.
- Kế hoạch này đã thiết lập khẩu hiệu “Trở thành quốc gia mạnh về công nghệ đạt đẳng cấp thế giới”..
- Mục tiêu quan trọng là sự tiên tiến trong công nghệ công nghiệp và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế thông qua phát triển KH&CN.
- Kế hoạch này khởi động chiến lược phát triển công nghệ của Chính phủ từ những năm 1980 đã dẫn đến những cải cách và mở rộng hệ thống khuyến khích KH&CN, mở rộng năng lực tự chủ công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân, củng cố chức năng của các trường đại học và sự phát triển kỹ thuật công nghệ công nghiệp tiên tiến đã trở thành nhiệm vụ chiến lược..
- Chính sách KH&CN những năm 1980 đã tăng trọng số của chính sách phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, do ảnh hưởng của chủ đề “xã hội thông tin” đã dẫn tới những thảo luận sau này về vấn đề xây dựng vị thế của nước tiên tiến.
- Đã có nhiều dự án R&D quốc gia tập trung nguồn lực cho R&D về công nghệ thông tin và truyền thông.
- phủ Kim Young Sam đưa ra “Kế hoạch 5 năm về kinh tế mới chìa khóa của chính sách KH&CN là “tạo điều kiện cho phát triển công nghệ và thông tin hóa”.
- Ngoài ra, đa số trong số 7 lĩnh vực được lựa chọn là các dự án phát triển công nghệ thế hệ tương lai đã được lên kế hoạch trong.
- “Kế hoạch 5 năm về Đổi mới KH&CN” (Kế hoạch 5 năm Khoa học, Công nghệ và Đổi mới) năm 1997 đều liên quan tới công nghệ thông tin và truyền thông.
- Thêm vào đó, lần đầu tiên thuật ngữ “đổi mới sáng tạo” đã xuất hiện trong kế hoạch KH&CN của Chính phủ..
- Chính phủ Kim Young Sam đã thực hiện chính sách phát triển công nghệ định hướng theo yêu cầu của khối tư nhân trong lĩnh vực KH&CN.
- Ở những năm 1980, các tổ chức công nghệ là tổ chức nghiên cứu do Chính phủ tài trợ đã dẫn dắt những hoạt động phát triển công nghệ của khối tư nhân.
- Giờ đây, trong những năm 1990, khối tư nhân đã và đang đi đầu trong việc thực hiện các hoạt động phát triển công nghệ còn Chính phủ và các tổ chức nghiên cứu do Chính phủ đóng vai trò hỗ trợ thực hiện..
- Từ thập niên 80 tới giữa thập niên 90, xu hướng chính sách KH&CN đã nhấn mạnh vào việc tiếp tục đề cao tầm quan trọng của “định hướng công nghệ”.
- “định hướng công nghệ” dường như đã đánh mất quyền năng của mình trong cuộc Khủng hoảng Kinh tế Châu Á năm 1997..
- Chính phủ Kim Dae Jung đã nhanh chóng vượt qua cú sốc của cuộc Khủng hoảng Kinh tế này thông qua việc thúc đẩy “tăng cường khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
- Đây là một tư tưởng chính sách còn mạnh mẽ hơn cả “định hướng công nghệ” đã được đề cập để ứng phó với thị trường toàn cầu chỉ bằng cách làm đơn giản đó là bắt kịp công nghệ và phát triển các công nghệ mới.
- “Định hướng đổi mới sáng tạo” (sau này đã trở thành hệ tư tưởng trong chính sách KH&CN của Hàn Quốc) bao gồm việc phát triển công nghệ mới và xem xét một cách toàn diện sự chuẩn bị cho tương.
- Mở rộng hệ thống quản lý khoa học và công nghệ.
- “Định hướng công nghệ” là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý của Chun Doo Hwan và điều đầu tiên mà Chính phủ này thực hiện trong những năm đầu 1980 là tăng cường chức năng và uy tín của Bộ KH&CN (MOST).
- MOST được thống nhất thành một cơ quan quản lý Nhà nước chính và điều này có khả năng làm giảm sự chồng chéo trong thực hiện các nhiệm vụ R&D của từng tổ chức nghiên cứu nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách “định hướng công nghệ”..
- Chức năng của MOST trong những năm 1970 là thiết lập nền tảng phát triển KH&CN và hỗ trợ các kỹ thuật công nghiệp.
- Chính phủ Chun Doo Hwan đã thực hiện các Dự án R&D Quốc gia như một phần của dự án nghiên cứu lớn hơn, hệ quả là đã hình thành tam giác quan hệ giữa MOST, các tổ chức nghiên cứu do Chính phủ tài trợ và doanh nghiệp tư nhân.
- Hệ tư tưởng “định hướng công nghệ” đã được thể hiện rõ trong tam giác này..
- Bắt đầu từ giữa những năm 1980, tỉ lệ các cơ quan Chính phủ (ngoài MOST) tham gia vào những dự án R&D đã tăng lên, quy mô các dự án R&D quốc gia cũng tăng.
- Các dự án R&D KH&CN đã mang tính chất liên ngành quản lý hơn.
- Một thay đổi lớn khác đã diễn ra sau khi thiết lập “bắt kịp công nghệ” là mục tiêu quốc gia là việc thành lập hội đồng đánh giá chính sách KH&CN để giúp đưa ra những chính sách toàn diện và thu thập ý kiến.
- Năm 1982, Chính phủ Chun Doo Hwan đã thành lập “Ủy ban Xúc tiến công nghệ với các thành viên mở rộng” để tăng cường sự tham gia của xã hội trong việc.
- xây dựng kế hoạch và đưa ra quyết định về các dự án quốc gia.
- Tổ chức này đã được Chính phủ Roh Tae Woo đổi tên thành “Ủy ban xúc tiến KH&CN”.
- Điều này cho phép định hướng chính sách KH&CN được xây dựng ở mức cao nhất trong hệ thống hoạch định chính sách và giúp giám sát một cách toàn diện các dự án thực hiện ở nhiều cơ quan Chính phủ.
- Cơ quan tư vấn KH&CN những năm 1980 và 1990 đã đưa “định hướng công nghệ” trở thành biểu tượng của sự liên kết chặt chẽ giữa KH&CN và Chính phủ Hàn Quốc (MOST, 2008)..
- Sự phát triển của các dự án R&D quốc gia.
- Các hoạt động KH&CN tại Hàn Quốc những năm 1970 tập trung vào việc giới thiệu và ứng dụng công nghệ nước ngoài.
- tuy nhiên, việc thực hiện dự án R&D quốc gia năm 1980 đã định hướng lại các hoạt động chính vào việc bắt kịp công nghệ tiên tiến nước ngoài để hướng tới việc tự chủ phát triển công nghệ.
- Điều này bắt đầu từ “dự án R&D quốc gia” năm 1982 phải là.
- Trong các dự án do Chính phủ dẫn dắt, tất cả các tài trợ nghiên cứu đều từ Chính phủ.
- Tuy nhiên, đối với các dự án của khối tư nhân, Chính phủ và khối tư nhân cũng chia sẻ chi phí.
- Đối tượng tham gia chính vào dự án R&D quốc gia là các tổ chức nghiên cứu do Chính phủ tài trợ và doanh nghiệp có thực hiện các hoạt động R&D thông qua việc hình thành các liên minh đối tác nhiều bên trong nghiên cứu R&D (multilateral consortium)..
- Mô hình và quy mô hoạt động của dự án R&D nói chung đã được mở rộng từ giữa thập niên 1980, do các tổ chức Chính phủ bắt đầu tài trợ đặt hàng các dự án R&D quốc gia cũng như bao gồm việc thực hiện “Dự án Phát triển Công nghệ dựa trên ngành công nghiệp” của Bộ Công Thương.
- Năm 1990, Chính phủ Roh Tae Woo chia dự án R&D quốc gia ra thành 2 loại.
- Một là, dự án theo dạng công nghệ đẩy (technology push) do MOST chủ trì bao gồm các dự án nghiên cứu phát triển công nghệ cơ bản, hợp tác quốc tế và dự án nghiên cứu cơ bản.
- Hai là, các dự án theo dạng nhu cầu kéo (demand pull) do các bộ, ngành sản xuất chủ trì như Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công thương bao gồm phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao để cải tiến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp, các dự án nghiên cứu phát triển các giải pháp công nghệ để giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và cải thiện chất lượng các sản phẩm chế tác..
- Trong những năm 1990, MOST đã thiết lập mục tiêu của dự án R&D quốc gia như: khả năng đạt đến trình độ công nghệ của các nước tiên tiến về công nghệ.
- Các dự án quốc gia năm 1980 có tính chất làm mẫu, cố đạt đến các công nghệ mà các nước tiên tiến đã đạt được.
- Tuy nhiên, các dự án quốc gia trong thập niên 90 đã tiếp tục làm rõ thêm mục tiêu bắt kịp công nghệ với các nước tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ cao.
- Dự án tiêu biểu là “Dự án Phát triển Công nghệ dẫn đầu” (Dự án G7) đã được bắt đầu năm 1992.
- Dự án G7 là một kế hoạch đầy tham vọng của Chính phủ Hàn Quốc để gia nhập nhóm 7 quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao.
- Do những nỗ lực công nghệ như vậy, Hàn Quốc đã bước vào thế kỷ 21 và được trang bị năng lực cạnh tranh về KH&CN đứng trong tốp 10 toàn cầu..
- Dự án R&D quốc gia năm 1980 được hình thành xung quanh các viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ.
- Hệ thống lập kế hoạch và quản lý các dự án nói trên cũng phát triển cùng sự tiến bộ của các dự án R&D quốc gia.
- Hệ thống phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
- Chính sách nguồn nhân lực của Chính phủ những năm 1970 đã tập trung vào phát triển đội ngũ kỹ thuật viên chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp.
- Năm 1980, khi “định hướng công nghệ” trở thành một khẩu hiệu, Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực phát triển các nhà khoa học và kỹ sư chất lượng cao có khả năng phát triển ngành công nghiệp trở thành nhiệm vụ chính yếu của mình.
- Để đáp ứng được yêu cầu trên, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một hệ thống giáo dục riêng về KH&CN tách biệt với hệ thống giáo dục trung học và đại học hiện có.
- Năm 1986, Trường Đại học KH&CN Pohang (POSTECH) đã được thành lập dưới sự tài trợ của Pohang Jecheol (sau này là POSCO).
- Môi trường nghiên cứu của các trường đại học đã nhanh chóng được nâng cao do sự gia tăng trong đầu tư và dự án R&D của Chính phủ hỗ trợ cho các trường đại học nghiên cứu.
- Từ năm 1994 tới 1998, các dự án hỗ trợ các trường đại học kỹ thuật đã được thực hiện.
- Kết quả là, nhóm trường kỹ thuật của 8 trường đại học đã nhận được 600 tỉ Won từ Chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân.
- Dự án BK21 (Trí tuệ Hàn Quốc 21) được bắt đầu từ năm 1999, với mục tiêu đổi mới giáo dục đại học để chuẩn bị cho một xã hội dựa trên tri thức và tạo cơ hội để cải thiện chất lượng giáo dục đại học Hàn Quốc nói chung (trong đó có cả lĩnh vực KH&CN).
- Sự đa dạng trong hệ thống pháp luật khoa học và công nghệ.
- Loại 1 là xu thế phát triển khối công lập và tư nhân để thực hiện “định hướng công nghệ” và việc ban hành, sửa đổi pháp luật được xem là chiến lược thể chế nhằm tạo ra sự hợp tác cho cả 2 khối.
- Xu hướng thứ nhất bắt đầu khi cơ chế bảo hộ công nghệ của các nước tiên tiến được tăng cường để đối phó với sự hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức nghiên cứu do Chính phủ tài trợ nhằm phát triển các.
- công nghệ độc lập tại Hàn Quốc.
- Chính phủ Chun Doo Hwa đã sửa đổi Đạo luật Xúc tiến Phát triển Công nghệ (Luật số 3521) để hệ thống hóa việc hình thành của các liên minh nghiên cứu giữa các công ty và các tổ chức nghiên cứu do Chính phủ tài trợ cũng như để cung cấp những hỗ trợ tài chính cho sự liên kết này.
- Sau đó, sự thành lập liên minh nghiên cứu giữa công ty Samsung và Keumsung Electric với các tổ chức nghiên cứu do Chính phủ tài trợ (như KAIST và ETRI) đã diễn ra nhanh chóng..
- Phần lớn các công nghệ có thể được phát triển độc lập ở những tổ chức nghiên cứu tư nhân và năng lực của những tổ chức này cũng tăng lên.
- Trong bối cảnh đó, Đạo luật Xúc tiến Công nghệ Công nghiệp đã thay đổi những thành tố chính trong hợp tác và nhằm vào mối quan hệ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các tổ chức nghiên cứu do Chính phủ tài trợ..
- Trong những năm 1980, các thành tố chính của dự án R&D quốc gia là các tổ chức nghiên cứu do Chính phủ tài trợ.
- Tuy nhiên, trong thập niên 90, các trường đại học đã phát triển trở thành một thành tố R&D chính.
- Đây là một chỉ số về tầm quan trọng của Chính phủ và sự cam kết của khối tư nhân nhằm “bắt kịp” trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao.
- Yếu tố chính giải thích lý do Hàn Quốc đã thành công trong kỷ nguyên bắt kịp là do việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách bằng thách thức của Chính phủ theo chiến lược định hướng công nghệ một cách liên.
- Việc xây dựng kế hoạch KH&CN 5 năm/lần và sự gia tăng mạnh mẽ đầu tư hàng năm cho các dự án R&D quốc gia đã biến Hàn Quốc từ một nước có ngành công nghiệp yếu kém với mức lương thấp trở thành một nước có nền công nghiệp công nghệ cao..
- Các dự án KH&CN liên tục tập trung vào lĩnh vực thông tin và truyền thông trong thập niên 80 và 90.
- Hệ quả là, Hàn Quốc đã có những thành tựu quan trọng như: phát triển hệ thống chuyển mạch điện tử kỹ thuật số TDX - 1 (Time Division Exchange - 1), tổ chức Đại hội thể thao châu Á 1986 và hình thành hệ thống thông tin Đại hội thể thao Olympic Seoul năm 1988, sự phát triển máy tính chủ cho mạng máy tính quản trị hành chính TICOM (Tiger Computer), sự phát triển của CDMA và sự hoàn thiện của khối tư nhân trong phát triển công nghệ bán dẫn.
- Những thành tựu này là nền tảng cho các công ty lớn của Hàn Quốc trong việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm công nghệ có chất lượng cao trên thị trường toàn cầu..
- Giai đoạn giữa những năm 1980 và 1990 là giai đoạn thử nghiệm để nhanh chóng bắt kịp các công nghệ của các nước tiên tiến.
- Trong quá trình thử nghiệm này, năng lực R&D của các tổ chức nghiên cứu do Chính phủ tài trợ, của các doanh nghiệp tư nhân và các trường đại học đã được cải thiện đáng kể

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt