« Home « Kết quả tìm kiếm

Bàn về giảng dạy biên - Phiên dịch cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc


Tóm tắt Xem thử

- BÀN VỀ GIẢNG DẠY BIÊN - PHIÊN DỊCH.
- CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC.
- Từ khóa: Biên phiên dịch, giảng dạy, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Keywords: translate, teaching, Chinese Language major.
- Biên phiên dịch là môn học quan trọng của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
- Việc giảng dạy biên phiên dịch cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc phải tuân theo các nguyên tắc và phương pháp cơ bản trong giảng dạy biên phiên dịch, đồng thời còn phải thể hiện được một cách đầy đủ nhất những đặc điểm của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
- Bài viết tập trung thảo luận các vấn đề về mục tiêu giảng dạy, nguyên tắc giảng dạy, chương trình môn học, giáo trình, phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá trong giảng dạy biên phiên dịch cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc..
- Biên phiên dịch là môn học không thể thiếu trong chương trình đào tạo các ngành ngôn ngữ nước ngoài nói chung, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng.
- Qua việc học tập biên phiên dịch, sinh viên có thể biến các kiến thức tiếng Trung đã được học trong các môn học khác thành năng lực ứng dụng tiếng Trung thực tế.
- Có thể nói, biên phiên dịch là môn học giúp sinh viên ôn tập, củng cố các kiến thức tiếng Trung đã học và nâng cao trình độ tiếng Trung hiện tại của sinh viên..
- Vì vậy, việc giảng dạy biên phiên dịch cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc phải tuân theo các nguyên tắc và phương pháp cơ bản trong giảng dạy biên phiên dịch, đồng thời còn phải thể hiện được một cách đầy đủ nhất những đặc điểm của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
- Nhà trường cần xuất phát từ thực tế giảng dạy của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, xây dựng chương trình đào tạo hợp lý, biên soạn giáo trình có tính định hướng cụ thể, vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, đồng thời sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá hữu hiệu để đánh giá hiệu quả giảng dạy..
- Mục tiêu giảng dạy.
- Công tác giảng dạy biên phiên dịch có thể được chia làm hai mảng lớn: Một là, giảng dạy biên phiên dịch như một kỹ năng ngoại ngữ cơ bản (giống các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết);.
- Hai là, giảng dạy biên phiên dịch như một ngành nghề chuyên nghiệp..
- Mục tiêu giảng dạy biên phiên dịch trong ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của hầu hết các trường hiện nay vẫn chưa hướng đến mục tiêu đào tạo đội ngũ biên phiên dịch chuyên nghiệp, chỉ mới dừng lại ở mục tiêu rèn luyện kỹ năng biên phiên dịch cho sinh viên.
- Thông qua việc phân tích các hiện tượng biên phiên dịch giúp sinh viên hiểu hơn về ngôn ngữ, nâng cao mức độ nhận thức về ngôn ngữ của sinh viên, từ đó nâng cao năng lực biên phiên dịch của sinh viên.
- Vì vậy, việc xây dựng chương trình môn học biên phiên dịch cần khác với giảng dạy biên phiên dịch như một ngành nghề chuyên nghiệp..
- Nguyên tắc giảng dạy.
- Việc giảng dạy biên phiên dịch cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có hai mục đích: Một là, nâng cao trình độ tiếng Trung của sinh viên bằng giảng dạy biên phiên dịch.
- Hai là, giúp sinh viên nâng cao năng lực chuyển mã song ngữ, tức năng lực biên phiên dịch.
- Biên phiên dịch là một phần của giảng dạy ngoại ngữ, vì vậy giảng dạy biên phiên dịch cũng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của giảng dạy ngoại ngữ, như nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc văn hoá, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc tri nhận và nguyên tắc tình cảm..
- Biên phiên dịch trong ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có nội dung chính là chuyển mã song ngữ Việt – Trung, có vai trò quan trọng trong giao lưu văn hoá giữa hai nước Việt – Trung..
- Ngôn ngữ là phương tiện truyền tải quan trọng nhất của văn hoá.
- Văn hoá và giao lưu văn hoá là nguồn gốc ra đời của biên phiên dịch.
- Với sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, quá trình học tiếng Trung cũng là quá trình tìm hiểu văn hoá Trung Quốc.
- Sinh viên học ngoại ngữ, đặc biệt là sinh viên học trong môi trường tiếng mẹ đẻ, thường chịu ảnh hưởng rất lớn từ tiếng mẹ đẻ, hình thành những mô hình tư duy theo văn hoá tiếng mẹ đẻ, sử dụng lối tư duy này một cách vô ý thức trong quá trình tiếp xúc nền văn hoá khác, rất dễ có cái nhìn phiến diện với nền văn hoá nước ngoài.
- Vì thế, trong suốt quá trình giảng dạy, giảng viên nên có ý thức giao tiếp xuyên văn hoá, không chỉ chú trọng giảng dạy kiến thức ngôn ngữ, kỹ thuật biên phiên dịch, còn phải chú trọng giảng dạy kiến thức văn hoá, giúp sinh viên hiểu về mô hình kinh tế, phong tục tập quán, con người, cuộc sống, các phương thức biểu đạt ngôn ngữ của Trung Quốc.
- Đồng thời, còn phải chú ý so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ, giúp sinh viên hiểu về đặc điểm.
- Trên cơ sở nguyên tắc giao tiếp và nguyên tắc văn hoá, khi giảng viên biên soạn giáo trình, sắp xếp nội dung giảng dạy trên lớp cần sử dụng hợp lý phương pháp giảng dạy tình huống, mô phỏng các tình huống thực tế, nhằm giải quyết những vấn đề sinh viên gặp phải trong cuộc sống thực tế, giúp sinh viên hiểu rõ văn hoá Trung Quốc, nâng cao năng lực tiếng Trung và năng lực giao tiếp xuyên văn hoá của sinh viên..
- Nguyên tắc hệ thống.
- Năng lực biên phiên dịch được xây dựng trên cơ sở các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Vì vậy, cần căn cứ vào trình độ tiếng Trung thực tế của người học và các quy tắc giảng dạy biên phiên dịch xây dựng kế hoạch giảng dạy, nội dung giảng dạy một cách hệ thống.
- Chẳng hạn như, trọng tâm giảng dạy ở giai đoạn cơ bản của biên phiên dịch là củng cố và ứng dụng các kiến thức ngữ pháp tiếng Trung.
- khi vào giai đoạn thực tiễn, trình độ tiếng Trung của người học đã đạt được một chuẩn nhất định, trọng tâm giảng dạy có thể chuyển sang việc luyện tập biên phiên dịch các loại văn ứng dụng, đồng thời sắp xếp hợp lý các nội dung về lý thuyết biên phiên dịch, thưởng thức và phân tích văn bản dịch..
- Ngoài ra, biên phiên dịch còn đề cập đến so sánh và chuyển mã kiến thức văn hoá, ngôn ngữ giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích.
- Vì vậy, giảng viên cần tích cực ứng dụng các lý luận và kết quả nghiên cứu của lĩnh vực ngôn ngữ học đối chiếu vào giảng dạy biên phiên dịch, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện chương trình môn học biên phiên dịch và việc xây dựng hệ thống biên phiên dịch..
- Lý thuyết tri nhận cho rằng, giảng dạy không phải là truyền đạt kiến thức, mà là sinh viên tích cực, chủ động để “đạt được”.
- Biên phiên dịch là năng lực thực tiễn, vì vậy cần căn cứ vào quan điểm lý thuyết tri nhận để tiến hành cải cách, biến vai trò của người giảng viên từ người cung cấp, truyền đạt kiến thức thành.
- Số người hướng dẫn, biến sinh viên từ người tiếp.
- Các kết quả nghiên cứu của khoa học tri nhận cho thấy, mô hình tri nhận có tác dụng vô cùng quan trọng khi não người dịch hoạt động trong quá trình chuyển mã từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
- Giảng viên nên hướng dẫn và giúp sinh viên kích hoạt cơ chế tâm lý tích cực, điều chỉnh một cách có ý thức trạng thái tâm lý biên phiên dịch, giúp sinh viên có thể tiến hành những suy lý logic và có được những suy luận ngữ nghĩa chính xác..
- Ngoài ra, các yếu tố như động cơ học tập, thái độ, tính cách, hứng thú… của sinh viên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên..
- Vì vậy, trong giảng dạy biên phiên dịch giảng viên cần chú ý đến các đặc điểm của sinh viên, có hướng dẫn mang tính định hướng, cụ thể, điều chỉnh tâm trạng và thái độ học tập của sinh viên, thiết kế các mô hình hoạt động có thể kích thích động cơ và hứng thú học tập của sinh viên, nâng cao sự nhiệt tình học tập của sinh viên..
- Giảng dạy biên phiên dịch ở các trường hiện nay có sự đa dạng về môn học (như Lý thuyết dịch, Thực hành dịch, Kỹ năng biên dịch, Kỹ năng phiên dịch.
- Song, do hạn chế về đội ngũ giảng dạy cũng như trình độ biên phiên dịch của giảng viên, các môn học biên phiên dịch hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của người học..
- Việc giảng dạy biên phiên dịch cần có tính hoàn chỉnh, tính thực dụng.
- Nội dung môn học cần có sự kết hợp mật thiết với tình hình thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp, như thế mới có thể bồi dưỡng cho sinh viên khả năng vận dụng kiến thức tiếng Trung đã học để giải quyết các vấn đề thực tế.
- Vì vậy, chương trình môn học biên phiên dịch ở bậc đại học có thể chia làm hai giai đoạn: Cơ bản và thực tiễn.
- Giai đoạn cơ bản có trọng tâm là rèn luyện cơ bản, giúp sinh viên củng cố và vận dụng các kiến thức ngữ pháp tiếng Trung, biến năng lực ngữ pháp thành năng lực ứng dụng.
- là tăng cường khả năng cảm nhận sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, giúp sinh viên có được các kỹ thuật dịch cần thiết, nâng cao năng lực chuyển mã song ngữ của sinh viên..
- Sau hai giai đoạn này, các trường có thể căn cứ vào tình hình thực tế, cũng như điều kiện giảng dạy của trường mình thiết kế các môn học nâng cao, như Phê bình dịch thuật, Thưởng thức và phân tích văn bản dịch…, cũng có thể phát huy các thế mạnh của trường mình, thiết kế các môn học như biên phiên dịch chuyên ngành, như Dịch thương mại, Dịch pháp lý, Dịch văn học….
- Giáo trình.
- Hiện nay, giáo trình biên phiên dịch cho ngành Ngôn ngữ Trung Quốc rất ít.
- Các trường chủ yếu sử dụng hai giáo trình do các tác giả người Trung Quốc biên soạn cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Việt Nam của Trung Quốc là.
- Nội dung các ví dụ, các bài tập luyện dịch trong hai giáo trình này khá cũ, không được cập nhật, không tạo được hứng thú cho sinh viên.
- Vì vậy, cần biên soạn giáo trình biên phiên dịch cho ngành Ngôn ngữ Trung Quốc..
- Việc biên soạn giáo trình cần hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực tiếng Trung và năng lực chuyển mã song ngữ cho sinh viên..
- Mỗi bài trong giáo trình có thể được thiết kế theo cấu trúc ba phần: Bài khoá, điểm ngôn ngữ biên phiên dịch và bài tập.
- Căn cứ vào mục đích của từng giai đoạn trong chương trình biên phiên dịch mà có sự điều chỉnh nội dung cụ thể..
- Ở giai đoạn cơ bản, trình độ tiếng Trung của sinh viên vẫn còn thấp, môn học biên phiên dịch có mục đích là củng cố kiến thức ngữ pháp tiếng Trung đã được học, nâng cao năng lực ứng dụng tiếng Trung thực tế.
- Trong phần điểm ngôn ngữ, ngoài việc giảng dạy những cách biểu đạt, mẫu câu được đề cập trong bài khoá, còn phải phân tích, so sánh những điểm ngôn ngữ khó hoặc dễ sử dụng sai của sinh viên Việt Nam.
- Nội dung cụ thể cần căn cứ vào trình độ tiếng Trung của sinh viên, sử dụng phương thức giảng dạy biên phiên dịch qua các ví dụ điển hình của điểm ngôn ngữ được học.
- Ngoài dạng bài tập phổ biến là dịch câu, cần bổ sung thêm các dạng bài tập khác, như điền vào chỗ trống, phán đoán đúng sai, lựa chọn phương án đúng, sửa câu sai… Với lượng bài tập phong phú và đa dạng, không chỉ có thể giúp sinh viên hiểu được nội dung giáo trình, mà còn có thể giúp sinh viên quy nạp được một số quy luật nhất định trong chuyển mã song ngữ Việt – Trung..
- Ở giai đoạn thực tiễn, trọng tâm giảng dạy chuyển sang nâng cao năng lực chuyển mã song ngữ Việt – Trung của sinh viên.
- Vì vậy, nội dung giảng dạy có thể tập trung vào việc biên phiên dịch một số loại văn bản ứng dụng thường dùng và có độ ngắn vừa phải (như thiệp mời, thông báo, quảng cáo, lý lịch, chứng nhận, giấy hướng dẫn sử dụng đơn giản, giới thiệu địa phương, tình hình doanh nghiệp, thư tín thương mại, văn kiện hội nghị.
- hoặc một số bản tin đề cập đến những chủ đề mà sinh viên quan tâm (như việc làm, tình yêu hôn nhân, giao tiếp xã hội.
- Trong phần điểm ngôn ngữ, giáo trình cần đề cập đến phân tích câu ví dụ, kỹ thuật dịch, đồng thời giới thiệu cách viết và đặc điểm của thể loại văn bản ứng dụng, bản tin trong hai ngôn ngữ Việt – Trung..
- Các giáo trình đề cập đến nội dung chuyên ngành như giáo trình Dịch thương mại, Dịch pháp lý, Dịch văn học,… cần thể hiện được các đặc điểm của chuyên ngành đó, giảng dạy các yêu cầu và cách viết văn bản của chuyên ngành đó, đồng thời hướng dẫn sinh viên sưu tầm các tài liệu có liên quan, sử dụng chính xác các thuật ngữ có liên quan, giới thiệu các phương pháp hoàn thiện văn bản dịch..
- Phương pháp giảng dạy.
- Giảng viên cần lựa chọn các phương pháp giảng dạy có thể phát huy vai trò hướng dẫn của giảng viên và vai trò chủ thể của sinh viên, giúp sinh viên có trạng thái học tập tốt nhất, nâng cao tính chủ động và tích cực học tập của sinh viên, bồi dưỡng cho sinh viên năng lực sáng tạo..
- Ngoài các phương pháp giảng dạy như ngữ pháp – dịch, tình huống, chức năng, quá trình….
- giảng viên còn có thể sử dụng phương pháp đóng vai mô phỏng thực tế.
- Trong quá trình giảng dạy, giảng viên đưa ra các tình huống mô phỏng thực tế, để sinh viên tiếp xúc và so sánh các mô hình văn hoá khác nhau, cũng như các hình thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau..
- Giảng viên cũng có thể sử dụng phương pháp giảng dạy theo trình tự sau: “Sinh viên dịch thử – giảng viên giảng dạy điểm ngôn ngữ – sinh viên chỉnh sửa văn bản dịch – giảng viên đánh giá – sinh viên luyện tập”.
- Trước tiên, sinh viên sẽ dịch thử một số ví dụ hoặc các bài tập luyện dịch có liên quan điểm ngôn ngữ biên phiên dịch của bài.
- Sau đó, giảng viên căn cứ vào các câu ví dụ để giảng dạy những điểm ngôn ngữ biên phiên dịch, các bước chuyển mã ngôn ngữ, các cách dịch… Sau phần giảng dạy của giảng viên, sinh viên chỉnh sửa lại văn bản dịch của mình, hoặc chỉnh sửa bài cho nhau.
- Giảng viên đánh giá văn bản dịch đã chỉnh sửa của sinh viên, đồng thời tổng kết các lỗi dịch phổ biến, nhấn mạnh nội dung chính của bài.
- Sau đó, sinh viên thực hành các bài tập luyện dịch trên lớp và các bài tập về nhà.
- Phương pháp này không chỉ có lợi trong việc củng cố kiến thức ngôn ngữ, nâng cao năng lực chuyển mã song ngữ của sinh viên, mà còn có thể làm cho không khí lớp học trở nên sôi động, kích thích tính chủ động học tập của sinh viên, bồi dưỡng thói quen tư duy tích cực của sinh viên..
- Ngoài ra, việc giảng dạy còn phải tuân theo nguyên tắc giảng ít luyện tập nhiều, có sự tương tác giữa thầy và trò.
- Khi giảng dạy, giảng viên không chỉ đưa ra các ví dụ biên phiên dịch, mà còn nên sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tiến hành phân tích, thuyết minh những câu dịch mẫu, để sinh viên có thể hiểu rõ kiến thức biên phiên dịch thể hiện trong câu ví dụ.
- Trong giai đoạn sinh viên chỉnh sửa văn bản dịch, giảng viên nên làm cho không khí lớp học trở nên sôi động, khuyến khích sinh viên nói lên.
- thức thảo luận có thể đa dạng, như giảng viên đưa câu hỏi, sinh viên trả lời, sinh viên tự do phát biểu, đưa ra tất cả các cách có thể dịch hoặc phân nhóm thảo luận.
- Trong giai đoạn giảng viên đánh giá, giảng viên không nên đưa ra đáp án chuẩn của văn bản dịch, mà nên công nhận văn bản dịch của sinh viên, khuyến khích sinh viên sáng tạo.
- Ngoài ra, trong hoạt động giảng dạy, những đánh giá của giảng viên về văn bản dịch của sinh viên là vô cùng quan trọng, là biện pháp hiệu quả nhất để giúp sinh viên nâng cao năng lực biên phiên dịch của mình..
- Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận cấu thành quan trọng trong quá trình giảng dạy nói chung, giảng dạy biên phiên dịch nói riêng..
- Kiểm tra, đánh giá là phương thức tìm hiểu mức độ hiểu bài và năng lực chuyển mã song ngữ của sinh viên.
- Cũng là phương thức quan trọng để giảng viên tìm hiểu hiệu quả giảng dạy của mình.
- Hiện nay, kiểm tra, đánh giá biên phiên dịch thường là sử dụng hình thức dịch một bài hội thoại hoặc một bài văn.
- Hình thức kiểm tra, đánh giá khá đơn điệu này không chỉ làm giảm sức hấp dẫn của nội dung giảng dạy, mà còn có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả giảng dạy..
- Ngoài ra, nếu phương pháp kiểm tra, đánh giá và nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy không tương ứng nhau cũng sẽ dẫn đến sự không gắn kết giữa các khâu giảng dạy.
- Vì vậy, chúng ta cần tiến hành nghiên cứu phương thức ra đề và tính hiệu quả của nó, từ đó tìm ra hình thức kiểm tra, đánh giá lý tưởng trong sự thống nhất giữa nội dung kiểm tra, đánh giá và nội dung giảng dạy, mục đích giảng dạy..
- Dạng câu hỏi trong các đề thi biên phiên dịch hiện nay chủ yếu là trả lời ngắn gọn các câu hỏi về lý thuyết dịch, dịch câu và dịch đoạn ngắn.
- Đề thi sẽ gồm nhiều câu nhỏ, mỗi câu chỉ kiểm tra một số nội dung kiến thức của lý thuyết dịch hoặc một kỹ năng dịch của sinh viên.
- Ở giai đoạn thực tiễn, hình thức kiểm tra, đánh giá có thể kết hợp kiến thức lý thuyết biên phiên dịch và kỹ năng biên phiên dịch, tìm hiểu khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn của sinh viên, kiểm tra toàn diện năng lực chuyển mã song ngữ của sinh viên.
- Công tác giảng dạy biên phiên dịch cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc còn phải tiếp tục nghiên cứu, hướng đến mục tiêu giảng dạy biên phiên dịch như một ngành nghề chuyên nghiệp.
- Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc giảng dạy, xây dựng chương trình giảng dạy tiên tiến, biên soạn giáo trình chất lượng, sử dụng phương pháp giảng dạy hợp lý để nâng cao năng lực biên phiên dịch của sinh viên, phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của sinh viên.
- Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống .
- Giảng dạy biên phiên dịch cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc: Những.
- Kỷ yếu hội thảo Giảng dạy biên phiên dịch bậc đại học

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt