« Home « Kết quả tìm kiếm

Đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước yêu cầu cấp bách hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- ĐẨY NHANH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC YÊU CẦU CẤP BÁCH HIỆN NAY.
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần không chỉ huy động được thêm nhiều nguồn vốn để mở rộng quy mô, phát triển doanh nghiệp, mà còn thay đổi mô hình tổ chức, quản lý doanh nghiệp theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch hơn, có chất lượng và hiệu quả hơn.
- Do đó, cổ phần hóa là cách làm chủ yếu và quan trọng nhất để đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước..
- Tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa từ năm 1992 đến nay đạt gần 4.000, bình quân 1 năm được 181,5 doanh nghiệp.
- Số doanh nghiệp nhà nước đã giảm nhanh nhất từ trên 12.000 trước năm 1990, đến đầu năm 2012 chỉ còn 3.265, trong đó giảm nhanh nhất là doanh nghiệp do địa phương quản lý.
- Để đạt mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đến năm 2020, cần phải: (i) Xây dựng kế hoạch tiến độ cổ phần hóa trình cơ quan quyết định cổ phần hóa để phê duyệt.
- Từ khóa: Cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước, cần phải đẩy nhanh..
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được coi là một giải pháp chiến lược có ý nghĩa đối với việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta.
- bởi nó sẽ giúp nhà nước cởi bỏ được những gánh nặng về tài chính và những rủi ro mà doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả mang lại.
- Đồng thời mở rộng và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tạo sức bật cho nền kinh tế.
- Bài viết này trình bày những cơ sở khoa học và thực tiễn về cổ phần hóa doanh nhà nước, phân tích và đánh giá quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ năm 1992 đến nay..
- Để đạt mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đến năm 2020, cần phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ hoặc giữ cổ phần chi phố.
- Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần phải thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán các giải pháp cơ bản có tính thi trong nền kinh tế..
- CƠ SỞ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ phần.
- Đây là một trong những biện pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện phát triển.
- Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức như:.
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn cho doanh nghiệp..
- Chuyển một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp thành các cổ phần và bán ra thị trường, chuyển phần vốn (những cổ phần này) thành sở hữu của những chủ thể khác trong xã hội (đây là cổ phần hóa một phần hay một bộ phận doanh nghiệp nhà nước), hoặc kết hợp vừa cổ phần hóa một phần doanh nghiệp vừa phát hành thêm cổ phần để thu hút thêm vốn cho doanh nghiệp..
- Chuyển toàn bộ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (toàn bộ tài sản doanh nghiệp) thành các cổ phần và bán toàn bộ ra thị trường, chuyển vốn của doanh nghiệp thành sở hữu của các cổ đông..
- Sau khi cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước trở thành các doanh nghiệp cổ phần.
- Trong đó, có doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần 1 Luật số 14/2003/QH11 của Quốc hội: Luật Doanh nghiệp Nhà nước..
- có doanh nghiệp nhà nước không nắm cổ phần chi phối (dưới 50% tổng số cổ phần) và có những doanh nghiệp nhà nước không còn giữ cổ phần nào..
- Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1992, Nhà nước chỉ chọn một số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh có lãi và tự nguyện cổ phần hóa để thực hiện thí điểm.
- Suốt 4 năm từ tuy chỉ cổ phần hóa được 5 doanh nghiệp nhưng cả 5 đơn vị này đều hoạt động có hiệu quả hơn trước khi cổ phần hóa..
- Hoàn thành cơ bản việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% sở hữu vốn.
- Tiếp tục thực hiện việc giao, bán, khoán, cho thuê những doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ và không cổ phần hóa được.
- sáp nhập, giải thể hoặc phá sản các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả và không thực hiện các biện pháp trên.
- nghiệp nhà nước 2.
- Quán triệt chủ trương của Đại hội IX, Đảng đã tiếp tục cụ thể hóa chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với Hội nghị Trung ương 3 (2001) và Hội nghị Trung ương 9 (2004)..
- Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh.
- tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước.
- bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không được biến thành tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước..
- Đối tượng cổ phần hóa là những doanh nghiệp nhà nước hiện có mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh.
- bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp cho các cổ đông.
- cổ phần hóa đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
- chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
- Nhà nước có chính sách để giảm bớt tình trạng chênh lệch về cổ phần ưu đãi cho người lao động giữa các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.
- Sửa đổi, bổ sung cơ chế ưu tiên bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp để gắn bó người lao động với doanh nghiệp.
- dành một tỷ lệ cổ phần doanh nghiệp bán ra ngoài doanh nghiệp.
- Mở rộng việc bán cổ phần của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu.
- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp cổ phần hóa sử dụng nhiều lao động và có quy định cho phép chuyển nợ thành vốn góp cổ phần..
- Sửa đổi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo hướng gắn với thị trường.
- Nhà đầu tư được mua cổ phần lần đầu với những doanh nghiệp cổ phần hóa mả Nhà nước không giữ cổ phần chi phối theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
- Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách phù hợp đối với doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sang công ty cổ phần.
- với các doanh nghiệp cổ phần hóa theo hướng ưu đãi hơn đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa có khó khăn.
- Chỉ đạo chặt chẽ doanh nghiệp nhà nước đầu tư một phần vốn để lập mới công ty cổ phần ở những lĩnh vực cần thiết 3.
- Thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước..
- vốn nhà nước trong các doanh nghiệp hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng và những doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ công thiết yếu mà cổ phần hóa được.
- Chuyển các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc nhiều thành viên mà chủ sở hữu là Nhà nước..
- Đặt các doanh nghiệp có vốn nhà nước vào môi trường hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.
- Thu hẹp tối đa loại hình Nhà nước độc quyền kinh doanh, xóa bỏ đặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chỉ thành lập mới doanh nghiệp nhà nước khi hội đủ các điều kiện và trong những lĩnh vực sản xuất, cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thật cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội và chủ yếu dưới hình thức công ty cổ phần..
- Thực hiện quy chế hội đồng quản trị tự chọn, ký hợp đồng thuê Giám đốc điều hành doanh nghiệp..
- Lành mạnh hóa tình hình tài chính và lao động của doanh nghiệp nhà nước.
- kiên quyết xử lý những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ theo quy định của pháp luật..
- Thực hiện cơ chế Nhà nước đầu tư vốn cho doanh nghiệp thông qua công ty đầu tư tài chính nhà nước.
- các doanh nghiệp nhà nước huy động thêm vốn trên thị trường, nhất là thị trường chứng khoán để phát triển kinh doanh..
- Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện chức năng đầu tư vốn cho doanh nghiệp nhà nước và làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty, tổng công ty nhà nước đã cổ phần hóa và các doanh nghiệp nhà nước độc quyền chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là Nhà nước..
- Quy định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và của đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước..
- Thu hẹp và tiến tới không còn chức năng của các Bộ, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố, làm đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước..
- Quy định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và của đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước 5.
- Kiên quyết chấm dứt tình trạng độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp.
- Hoàn thiện cơ chế tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị các tổng công ty nhà nước để đóng vai trò đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp.
- Thực hiện kiểm toán bắt buộc và minh bạch các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
- Nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đại hội XI của Đảng (2011) đã đánh về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: “Doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức sản xuất kinh doanh phổ biến” 7 , tuy nhiên trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn “Một số tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, gây bức xúc trong xã hội” 8 .
- THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THỜI GIAN QUA.
- Nếu như ở giai đoạn hoàng kim của thị trường chứng khoán Việt Nam số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa tăng mạnh và ở mức cao, nhất là thời điểm bình quân mỗi năm có tới 800 doanh nghiệp được cổ phần hóa,.
- Hai năm trở lại đây, giai đoạn với lý do tình hình khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam đã làm cho thị trường chứng khoán không thuận lợi và điều kiện thoái vốn khó khăn, số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa đã thu hẹp, trong 3 năm này chỉ cố phần hóa được 99 doanh nghiệp nhà nước [10]..
- Theo Ban Đổi mới doanh nghiệp nhà nước, số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa (tính bình quân năm) từ năm 1992 đến nay như sau:.
- Trước hết, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong 22 năm qua có thể hình thành 3 thời kỳ tương đối rõ rệt..
- Từ năm 1992 đến năm 2000, thời kỳ ban đầu của nền kinh tế chuyển đổi, mới cổ phần hóa được 558 doanh nghiệp.
- Trong đó thời kỳ này, tiến độ thực hiện còn chậm, do mới đổi mới và trước khi có Luật Doanh nghiệp nên cổ phần hóa còn dè dặt, lạ lẫm.
- luận xã hội đã rộ lên tình trạng “bán tống bán táng” tài sản nhà nước ở một số doanh nghiệp nhà nước.
- Từ năm 2001 đến năm 2007 đã cổ phần hóa được 3.273 doanh nghiệp, chiếm 82% tổng số, đặc biệt là thời kỳ doanh nghiệp, chiếm 66,3% tổng số) được gọi là thời kỳ “bùng nổ” với số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa bình quân 1 năm rất cao.
- Cùng với sự “bùng nổ” cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là sự lớn lên của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước cả về số lượng doanh nghiệp, số lao động, lượng vốn, doanh thu tiêu thụ.
- Ở góc độ thứ nhất, không ít ý kiến cho rằng doanh nghiệp nhà nước cần phải được giữ vai trò chủ đạo.
- nếu giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước sẽ làm giảm vai trò chủ đạo này.
- Ở góc độ thứ hai, một số Giám đốc doanh nghiệp nhà nước còn lo ngại bản thân mình sẽ bị mất hoặc giảm quyền lợi khi doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần.
- làm cho giá cả tài sản không phản ánh được chất tài sản của doanh nghiệp nhà nước.
- Để đạt mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đến năm 2020, cần phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ hoặc giữ cổ phần chi phố..
- Ba là, phải coi cổ phần hóa là một trong những “xung lực mới” cả về thể chế, cả về nguồn lực đầu tư, cả về một trong ba nội dung quan trọng của tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước..
- Tổng kết 22 năm thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả trong việc thực thi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tác giả đề xuất các giải pháp sau:.
- Chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài ngành và hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp dưới 50% vốn nhà nước..
- Thứ ba, khẩn trương bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước đồng thời với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp nhà nước phải được tổ chức lại theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với quy định của pháp luật.
- thực hiện việc Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Bí thư đảng ủy doanh nghiệp.
- Thứ bảy, nghiên cứu hình thành tổ chức thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Một là, Chính phủ giao các Bộ, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý: (i) Xây dựng kế hoạch tiến độ cổ phần hóa trình cơ quan quyết định cổ phần hóa để phê duyệt.
- chào bán ra công chúng số cổ phần mà doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư tại các công ty đại chúng có hoạt động sản xuất kinh doanh, v.v..
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trọng trách lớn và nặng nề, trong 22 năm qua thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng đã đạt được những kết quả nhất định cho nền kinh tế.
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần phải đẩy mạnh hơn nữa để mở rộng hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp.
- Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cần có một cơ chế vận hành cho các doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Bên cạnh trách nhiệm của từng cá nhân trong doanh nghiệp nhà nước, cần phải có những chính sách.
- Cụ thể là: Ưu đãi về thuế trong những năm đầu sau khi cổ phần hóa và tạo một môi trường công bằng cho các doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh.
- Sự đơn giản hóa các khâu thủ tục hành chính và sẵn sàng cung cấp những dịch vụ cần thiết sẽ giúp các doanh nghiệp tự tin thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa về đích một cách nhanh chóng..
- Hoàng Trung Hải, Bộ công nghiệp sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Tạp chí Cộng sản, số 102/2006..
- Trần Ngọc Hiên, Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước – thực trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng sản, số 167/2007..
- Hoàng Xuân Sơn, Hồ Thị Thanh Trúc (2014), Chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước – Lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, NXB Lý luận chính trị.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt