« Home « Kết quả tìm kiếm

Các tiền tố xã hội của đồng tạo sinh dịch vụ


Tóm tắt Xem thử

- CÁC TIỀN TỐ XÃ HỘI CỦA ĐỒNG TẠO SINH DỊCH VỤ SOCIAL RESOURCES OF CONSUMER CO-CREATION.
- Vai trò của khách hàng trong đồng tạo sinh dịch vụ là một chủ đề nổi trội trong lĩnh vực quản trị dịch vụ hiện đại.
- Từ quan điểm của khách hàng, nghiên cứu này xem xét mức độ tác động của các tiền tố là bản sắc xã hội và hỗ trợ xã hội cho khách hàng lên hành vi đồng tạo sinh.
- Phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) thực hiện trên mẫu gồm 256 khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã ủng hộ 11 trong tổng số 13 giả thuyết nghiên cứu đề nghị.
- Kết quả cho thấy bản sắc xã hội của khách hàng vừa có ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi đồng tạo sinh vừa có gián tiếp tác động thông qua ba thành phần của hỗ trợ xã hội cho khách hàng là cảm nhận hỗ trợ từ tổ chức, cảm nhận hỗ trợ từ nhân viên giao dịch và cảm nhận hỗ trợ từ khách hàng khác.
- Ngoài ra, đồng tạo sinh dịch vụ của khách hàng được khẳng định là có tác động dương lên sự hài lòng và lòng trung thành của họ.
- Nghiên cứu này, theo đó, cũng đã (i) đưa ra hiểu biết mới về mối tương tác giữa nguồn lực chủ động có tính xã hội từ khách hàng và từ công ty cung ứng, và (ii) cung cấp một phân tích (thay vì mô tả) về một dạng đánh giá lợi ích-tổn thất của khách hàng mang màu sắc xã hội trước khi họ bước vào thực hiện đồng tạo sinh dịch vụ..
- Từ khóa: đồng tạo sinh.
- sự tham gia của khách hàng.
- bản sắc xã hội.
- trao đổi xã hội ABSTRACT.
- Logic trọng dịch vụ, hay logic dịch vụ, các chủ thuyết hiện tại chiếm ưu thế trong tiếp thị nói riêng và quản trị nói chung, đều chỉ ra rằng hành vi đồng tạo sinh (co-creation) của khách hàng trong quá trình dịch vụ là phương thức cơ bản để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức [23].
- Đồng tạo sinh mang bản sắc kết mạng và xã hội [28] và thường được xem là kết quả liên quan đến quá trình tích hợp các nguồn lực [12], mà nổi bật hơn cả là các nguồn lực chủ động (operant resources) từ phía khách hàng lẫn công ty [28].
- Trong khi đó, vì đồng tạo sinh vừa có thể mang lại lợi ích cho khách hàng [19], vừa yêu cầu khách hàng phải đầu tư các nỗ lực khác [14], Etgar cho rằng cần phân tích quan hệ theo đó khách hàng thực hiện đánh đổi giữa lợi ích nhận được và những gì đã đóng góp cho công ty trước khi họ bước vào các hoạt động đồng tạo sinh..
- Chọn quan điểm xã hội vừa nêu, từ các khoảng trống nghiên cứu trên, bài viết này xem xét hai câu hỏi nghiên cứu sau đây.
- Thứ nhất, các yếu tố nguồn lực chủ động mang tính xã hội nào từ khách hàng lẫn công ty có tác động lên hành vi đồng tạo sinh của khách hàng? Thứ hai, tương tác giữa nguồn lực có tính xã hội từ công ty và từ khách hàng trong quan hệ với đồng tạo sinh có thể được kiểm chứng thực nghiệm ra sao.
- Hơn thế nữa, nguồn lực từ khách hàng cần được coi là một đóng góp và nguồn lực từ công ty là một lợi ích cho họ để tương tác này mang thêm tính đánh đổi [7].
- Bối cảnh nghiên cứu được chọn là lĩnh vực dịch vụ chăm sóc bản thân gồm cả chăm sóc sức khỏe thể hình lẫn sắc đep ngoại hình, một lĩnh vực mà ở đó các khách hàng thực hiện nhiều vai trò có ý nghĩa quan trọng đối với việc sản sinh và thụ hưởng dịch vụ [12], với các mẫu khảo sát được lấy trực tiếp tại Tp.
- Cấu trúc của bài viết này như sau: phần tiếp theo là cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị trong đó nội dung về đồng tạo sinh, các tiền tố về nguồn lực xã hội cũng như kết quả của đồng tạo sinh đó là sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng được lý giải.
- Nghiên cứu này chọn xem xét lòng trung thành như là trung thành thái độ được đo cụ thể bằng ý định mua lại, hay truyền miệng về dịch vụ cho người khác với lý do điều này có thể đo lường tương đối dễ dàng và phổ biến hơn cả [16]..
- Sự hài lòng (satisfaction).
- Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ là kết quả trực tiếp của việc trải nghiệm của họ trong quá trình dịch vụ đó [31].
- Lĩnh vực dịch vụ.
- Do hài lòng theo giao dịch thể hiện tính đặc thù của từng giao dịch và nên được đánh giá ngay sau thời điểm hoàn tất giao dịch, sự hài lòng ở đây được quan niệm là hài lòng mang tính tích lũy đối với một loại dịch vụ hay công ty và thường được coi là một chỉ báo dẫn cho lòng trung thành của khách hàng [16]..
- Đồng tạo sinh (co-creation).
- Đồng tạo sinh hay đồng sản xuất có thể được dùng đổi lẫn cho nhau trong lĩnh vực dịch vụ [12].
- Bài viết hiện tại không chú trọng vào sự phân biệt này, và dùng thuật ngữ đồng tạo sinh như là các hoạt động mang tính phối hợp giữa khách hàng và nhân viên giao dịch (và các bên khác), và như vậy, còn được hiểu là sự tham gia của khách hàng trong quá trình dịch vụ [19]..
- Bản sắc xã hội và hỗ trợ xã hội cho khách hàng (social identity and customer social support).
- Theo quan điểm xã hội, bài viết này chỉ xem xét dạng nguồn lực xã hội của khách hàng mà cụ thể là bản sắc xã hội (social identity) và dạng nguồn lực quan hệ khách hàng của công ty..
- Trước hết, bản sắc xã hội có thể được hiểu là kiến thức của một cá nhân về việc người này thuộc về một phạm trù hay nhóm xã hội nhất định [13].
- Còn các quan hệ khách hàng được hiểu là các hỗ trợ xã hội cho khách hàng [3], tức là cảm nhận của khách hàng về các hỗ trợ mà công ty, nhân viên `giao dịch và các khách hàng khác đã dành cho mình.
- Như vậy, có thể nhận xét rằng bản sắc xã hội và hỗ trợ xã hội cho khách hàng được chọn ở đây thể hiện được phần nào vai trò của mạng lưới quan hệ xã hội vốn dĩ là bối cảnh của dịch vụ hiện đại như vừa giới thiệu bên trên..
- Hỗ trợ xã hội cho khách hàng như là tiền tố của đồng tạo sinh và của sự hài lòng.
- Lý thuyết trao đổi xã hội (social exchange) là cơ sở phù hợp để giải thích hành vi khách hàng bởi vì các tương tác dịch vụ trước hết và trên hết là các tương tác xã hội [5].
- Trường phái này nhằm giải thích hành vi xã hội như là các dạng trao đổi nguồn lực giữa ít nhất là hai bên, và có thể ở dạng hữu hình (như hàng hóa) hay vô hình (như thú vị xã hội) [17].
- Theo đó bản chất của trao đổi xã hội hàm ý một nghĩa vụ không được xác định, hay là các hành động tự nguyện có bản chất vượt ra ngoài các nghĩa vụ cơ bản và thường gắn với một cam kết mang tính cá nhân với đối tác [3].
- Có thể có ba dạng quan hệ trao đổi xã hội trong bối cảnh dịch vụ, đó là trao đổi giữa khách hàng với công ty, giữa khách hàng với nhân viên giao dịch, và giữa khách hàng này với các khách hàng khác [27]..
- Cảm nhận hỗ trợ từ tổ chức là các hỗ trợ từ công ty dịch vụ dành cho khách hàng mà khách hàng đã nhận thức được.
- Đây chính là mức độ tin tưởng của khách hàng - rằng công ty đã đánh giá được vai trò cũng như đóng góp của họ trong suốt quá trình dịch vụ [4].
- Mức độ tin tưởng này sẽ dẫn đến các hoạt động tự nguyện, vượt ra ngoài khuôn khổ nhiệm vụ thông thường của khách hàng truyền thống [22], và cũng nhằm duy trì quan hệ giữa khách hàng và công ty cũng như hướng đến đóng góp cho tiến trình dịch vụ [3]..
- Vì thế, giả thuyết nghiên cứu sau được đề nghị:.
- H1a: Cảm nhận hỗ trợ từ tổ chức có tương quan dương với mức độ đồng tạo sinh của khách hàng..
- Cảm nhận hỗ trợ từ nhân viên, tức các hỗ trợ từ nhân viên giao dịch mà khách hàng đã cảm nhận được, trong nghiên cứu này được quan niệm.
- nghiệm mà khách hàng cho rằng có thể giúp họ tận dụng hết các nguồn lực của họ cũng như của nhà cung cấp [25].
- các hỗ trợ này tập trung cơ bản ở việc truyền thông thay đổi từ một chiều đến tương hỗ, hay là giữ đúng lời hứa cung cấp dịch vụ và đáp ứng kịp thời trước các yêu cầu đặc biệt của khách hàng..
- Điều này sẽ dẫn đến việc khách hàng duy trì quan hệ mang tính tự nguyện [4] với nhân viên giao dịch nói riêng và toàn bộ hoạt động dịch vụ nói chung.
- H1b: Cảm nhận hỗ trợ từ nhân viên giao dịch có tương quan dương với mức độ đồng tạo sinh của khách hàng..
- Cảm nhận hỗ trợ từ khách hàng khác chính là các hỗ trợ xã hội giữa các khách hàng với nhau [25].
- Trong nghiên cứu này, cảm nhận hỗ trợ từ khách hàng khác sẽ chỉ tập trung vào hình thức hỗ trợ mang màu sắc cảm xúc xã hội và đây chính là dạng thức hỗ trợ chủ đạo trong bối cảnh dịch vụ [25].
- Đó có thể các đồng hành trong quá trình thụ hưởng dịch vụ hay việc chia sẻ suy nghĩ, trải nghiệm cũng như các mối bận tâm giữa các khách hàng với nhau.
- Điều đó sẽ dẫn đến hoạt động cộng tác và hoạt động tham gia của khách hàng trong tiến trình dịch vụ [3].
- H1c: Cảm nhận hỗ trợ từ khách hàng khác có tương quan dương với mức độ đồng tạo sinh của khách hàng..
- Mặt khác, các cảm nhận của khách hàng về các hỗ trợ từ công ty, từ nhân viên giao dịch, từ các khách hàng khác trong suốt chuỗi dịch vụ đều có thể là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực lên sự hài lòng của họ [11].
- Đồng thời, theo quan điểm của trao đổi xã hội, khách hàng cũng phải.
- bỏ ra các nỗ lực cho mọi tiếp xúc có liên quan, và với tất cả nỗ lực đã bỏ ra cùng những hỗ trợ nhận được, sự hài lòng của khách hàng được hình thành [1].
- H2a: Cảm nhận hỗ trợ từ tổ chức có tương quan dương với sự hài lòng của khách hàng..
- H2b: Cảm nhận hỗ trợ từ nhân viên giao dịch có tương quan dương với sự hài lòng của khách hàng..
- H2c: Cảm nhận hỗ trợ từ khách hàng khác có tương quan dương với sự hài lòng của khách hàng..
- Bản sắc xã hội như là tiền tố của hỗ trợ xã hội cho khách hàng và cho đồng tạo sinh.
- Quan điểm về bản sắc xã hội nhằm giải thích các hành vi mang tính liên nhóm trong đó nhấn mạnh vào quan hệ thành viên của một cá nhân đối với một nhóm xã hội nhất định [25]..
- Bản sắc xã hội ảnh hưởng lên hành vi của một cá nhân trước hết bằng quá trình phạm trù hóa, mà ở đó cá nhân tự đặt mình vào phạm trù các nhóm xã hội như giảng viên, bác sỹ, kỹ sư, v.v để làm căn cứ nhận diện.
- Tiếp theo, bản sắc xã hội còn hàm chứa quá trình so sánh nhằm đối chiếu nhóm xã hội của mình với các nhóm khác để từ đó chỉ ra được các điểm tương đồng với các thành viên chung nhóm cũng như các diểm dị biệt với các cá thể không thuộc nhóm.
- Hai quá trình này của bản sắc xã hội sẽ giúp khách hàng nhận rõ được các nỗ lực của tổ chức cung ứng dịch vụ, của nhân viên giao dịch trực tiếp và của cả các khách hàng liên quan.
- H3a: Bản sắc xã hội có quan hệ dương với cảm nhận hỗ trợ từ tổ chức..
- H3b: Bản sắc xã hội có quan hệ dương với cảm nhận hỗ trợ từ nhân viên giao dịch..
- H3c: Bản sắc xã hội có quan hệ dương với cảm nhận hỗ trợ từ khách hàng khác..
- Mặt khác, các mối quan tâm và ngay cả các thiên kiến của nhóm cộng đồng xã hội sẽ định hình mạnh mẽ các thái độ và hành vi của các cá thể thuộc nhóm đó [26].
- Trong lĩnh vực dịch vụ, việc tăng cường tính cộng đồng có thể biểu hiện qua nỗ lực tham gia vào quá trình dịch vụ nhằm chỉ ra các đặc trưng về yêu cầu xuất phát cũng như các đánh giá sau cùng về dịch vụ [7].
- H4: Bản sắc xã hội có quan hệ dương với đồng tạo sinh..
- Sự hài lòng như là kết quả của đồng tạo sinh.
- Như đã giới thiệu ở trên - sự hài lòng về dịch vụ là đáp ứng của khách hàng mang tính cảm xúc lẫn nhận thức về trải nghiệm tiêu dùng [20].
- Sự trải nghiệm này sẽ được tăng cường khi khách hàng dấn thân vào các hành vi cùng tham gia với vai trò trung tâm của người sản-tiêu (proconsumer) ngày càng được thừa nhận [32]..
- H5: Đồng tạo sinh có quan hệ dương với sự hài lòng..
- Lòng trung thành như là kết quả của đồng tạo sinh và của sự hài lòng.
- Nhắc lại, lòng trung thành là sự gắn bó của khách hàng về một dịch vụ hay công ty (Oliver, 1999).
- Đồng tạo sinh dịch vụ gồm các hành vi như chuẩn bị tiếp xúc, trao đổi thông tin, ra quyết định thực hiện, xem xét chất lượng, đánh giá kết.
- Giả thuyết nghiên cứu ở đây sẽ là:.
- H6: Đồng tạo sinh có quan hệ dương với lòng trung thành..
- Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với bản câu hỏi được phát trực tiếp dưới hình thức giấy cho các khách hàng thường xuyên tại 10 công ty kinh doanh lĩnh vực dịch vụ chăm sóc cá nhân (trung tâm massge, chăm sóc da, chăm sóc tóc, phòng gym, xông hơi, tắm hơi, câu lạc bộ sức khỏe) trên địa bàn..
- Các thang đo khái niệm lý thuyết trong nghiên cứu này đều được kế thừa từ các công trình trước với một số điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh dịch vụ tại Đà Lạt.
- Thang đo cho ba thành phần của hỗ trợ xã hội cho khách hàng được kế thừa từ .
- Khái niệm bản sắc xã hội có thang đo thừa hưởng từ [15], và đồng tạo sinh được lấy chủ yếu từ [2].
- Riêng sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng có thang đo thừa hưởng từ [8].
- Về năng lực giải thích, ba thành phần của hỗ trợ xã hội cho khách hàng cùng với yếu tố bản sắc xã hội giải thích được đến 49% sự biến thiên của yếu tố đồng tạo sinh.
- Trong khi đó, ba thành phần của hỗ trợ xã hội cho khách hàng và đồng tạo sinh cũng giải thích được 49% sự biến thiên của yếu tố sự hài lòng, và đến phiên nó, yếu tố này cùng với yếu tố đồng tạo sinh giải thích được đến 45% sự biến thiên của yếu tố lòng trung thành của khách hàng..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy nhất quán với các nghiên cứu trước, đồng tạo sinh có quan hệ tích cực với sự hài lòng [29] và lòng trung thành của khách hàng [2].
- Một hiểu biết mới về dịch vụ được tìm thấy là vai trò tiên đoán của các hỗ trợ xã hội cho khách hàng lên hành vi đồng tạo sinh và từ đó lên sự hài lòng của người thụ hưởng dịch vụ.
- Điều này là có ý nghĩa vì có thể dùng để bổ sung cho (i) công trình [6] ở đó sự hài lòng chỉ được dự đoán bởi một tiền tố duy nhất là hành vi đồng tạo sinh, và (ii) công bố [34] ở đó sự hài lòng chỉ được dự đoán duy nhất bởi các thành phần của hỗ trợ xã hội cho khách hàng..
- Hiểu biết khác nữa về nghiên cứu dịch vụ cũng được thể hiện, đó là vai trò tiên đoán của bản sắc xã hội đối với các hỗ trợ xã hội cho khách hàng và từ đó đối với hành vi đồng tạo.
- Ý nghĩa của kết quả này nằm ở chỗ (i) đi xa hơn so với công bố [2] ở đó các yếu tố nguồn lực dự đoán cho đồng tạo sinh (là năng lực của khách hàng, động lực của khách hàng và độ rõ ràng của nhiệm vụ đồng tạo sinh) hoàn toàn không có tương tác với nhau – còn ở đây dù cùng là tiền tố cho đồng tạo sinh, bản sắc xã hội có thể mang ý nghĩa giải thích cho các hỗ trợ xã hội cho khách hàng, và (ii) khẳng định bằng thực nghiệm rằng mức độ gây ảnh hưởng lên đồng tạo sinh từ phía khách hàng là lớn hơn so với từ phía công ty và điều này được ủng hộ bởi vai trò mang tính chủ động của người sản-tiêu (prosumer) hiện đại [32]..
- Nghiên cứu này đã chỉ ra được hai điểm mới trong nghiên cứu dịch vụ.
- Thứ nhất, nó đã chỉ ra và kiểm chứng bằng thực nghiệm quan hệ tương tác giữa nguồn lực chủ động từ phía khách hàng và nguồn lực chủ động từ công ty theo kêu gọi ờ [21].
- Thứ hai, dựa vào lý thuyết trao đổi xã hội, nó đã bổ sung được tính phân tích cho mô hình mô tả về quá trình đồng tạo sinh dịch vụ ở [7], cụ thể là ở giai đoạn khách hàng tiến hành các đánh đổi lợi ích-chi phí trước khi bước vào giai đoạn thực hiện đồng tạo sinh..
- Thứ nhất, các công ty định hướng về đồng tạo sinh của khách hàng sẽ gặt hái được lợi ích hiển nhiên vì điều đó.
- dẫn đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
- Thứ hai, các doanh nghiệp muốn tăng cường hành vi đồng tạo sinh của khách hàng có thể khai thác yếu tố quan hệ trao đổi xã hội mà nhất là vào quan hệ tương tác giữa khách hàng với nhân viên giao dịch tại quầy và cố gắng tận dụng mối quan hệ trong mạng lưới giữa các khách hàng với nhau.
- Thứ ba, và quan trọng hơn, doanh nghiệp cũng cần tập trung vào bản sắc cộng đồng xã hội của việc hình thành và trải nghiệm dịch vụ từ chính bản thân các khách hàng vì yếu tố này có tác động trội nhất lên hành vi đồng tạo sinh của họ..
- Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Hạn chế thứ nhất của nghiên cứu này là chỉ thực hiện nghiên cứu trong một ngành dịch vụ duy nhất – chăm sóc cá nhân tại một vùng lãnh thổ.
- Một hướng nghiên cứu tiếp theo có liên quan có thể là kiểm định lại tính tổng quát của mô hình đề xuất trong các lĩnh vực dịch vụ khác như tài chánh, giáo dục, v.v.
- Hạn chế thứ hai của nghiên cứu này là – mặc dù thừa nhận bản sắc kết mạng của các quan hệ xã hội hiện tại, sự tương tác giữa ba thành phần hỗ trợ xã hội cho khách hàng là chưa được xem xét ở đây

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt