« Home « Kết quả tìm kiếm

Đối chiếu đặc điểm cấu trúc lời cảm ơn trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Nga


Tóm tắt Xem thử

- Số NGÔN NGỮ &.
- ĐỐI CHIẾ ĐẶC ĐI M CẤU TRÚC LỜI CẢ ƠN TR C TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NGA.
- Đặc biệt có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến phát ngôn và hội thoại, đặc trưng cơ bản của việc tạo ra lời nói và sự hành chức của nó trong các môi trường xã hội khác nhau, các phát ngôn mang tính tình huống và mối quan hệ qua lại giữa các phương tiện ngôn ngữ/phi ngôn ngữ trong giao tiếp, v.v....
- Bài viết này khảo sát cách thức cám ơn trong tiếng Nga và tiếng Việt, bước đầu miêu tả cấu trúc của hành vi này trong mỗi ngôn ngữ, qua đó đối chiếu, so sánh chúng nhằm chỉ ra những tương đồng và dị biệt trong 2 ngôn ngữ, góp phần nâng cao hiệu quả dạy-học tiếng Việt và tiếng Nga như một ngoại ngữ, giúp người học tránh được những lỗi do giao thoa ngôn ngữ - văn hóa mang lại trong giao tiếp..
- Cám ơn là hành vi ngôn ngữ thuộc phạm trù ứng xử phải thỏa mãn những điều kiện nhất định.
- Hành vi cám ơn trực tiếp là hành vi cám ơn có sự phù hợp giữa hiệu lực ở lời với hình thức câu chữ dùng để biểu thị nó, tức nó phải được biểu thị bằng biểu thức ngữ vi, trong đó hạt nhân là động từ ngữ vi mang ý ngĩa cám ơn và động từ này phải được sử dụng đúng hiệu lực ngữ vi..
- Cấu trúc lời m ơn rực tiếp trong tiếng Việt.
- Cấu trúc hành vi cám ơn trực tiếp thường có 3 thành tố (dưới dạng đầy đủ) là thành tố chính, thành tố phụ và thành tố mở rộng:.
- Thành tố chính gồm SP1, SP2 và động từ ngữ vi ĐT.
- trong đó.
- SP1 là người nói, người thực hiện hành vi cám ơn (cá nhân hay nhóm người) ở ngôi thứ nhất (đại từ nhân xưng, danh từ riêng chỉ người, cơ quan.
- SP2 là người nghe gồm cá nhân, tập thể tiếp nhận hành vi cảm ơn của SP1, thường đứng sau ĐTNV..
- Động từ ngữ vi “cám ơn”, “đội ơn”, “biết ơn”, “đa tạ”, “cảm tạ”, “bái tạ”..
- Trong 3 thành tố này ĐTNV là hạt nhân, bắt buộc phải có mặt, còn SP1, SP2 có thể vắng khuyết tùy theo bối cảnh giao tiếp..
- Thành tố phụ gồm từ ngữ biểu thị mức độ tình cảm, thái độ cám ơn của SP1 hướng đến SP2, đứng trước hoặc sau ĐTNV (chân thành, trân trọng, vạn lần v.v...).
- Thành phần m rộng gồm những từ ngữ nêu lí do cám ơn..
- Trong tiếng Việt có các biểu thức cám ơn trực tiếp như sau:.
- (i) Cấu trúc có ĐT “cám ơn” làm hạt nhân.
- Cấu trúc này có các dạng như sau:.
- Thứ nhất, dạng rút gọn gồm.
- Dạng giản lược: “Cám ơn”, trong đó khuyết SP1 và SP2 thuộc thành phần chính và cả thành phần phụ, thành phần mở rộng..
- Dạng rút gọn một phần: “Cám ơn.
- “cám ơn”, trong đó hoặc khuyết SP1 hoặc khuyết SP2 và 2 thành tố còn lại.
- Ví dụ:.
- Cám ơn Mình cám ơn/Cám ơn cậu).
- Dạng khuyết SP1 hoặc SP2 nhưng có mặt thành phần phụ, thành phần mở rộng: Cám ơn + lí do cám ơn.
- SP1 cám ơn + lí do.
- Cám ơn SP2 + lí do.
- Cấu trúc với “cám ơn” làm hạt nhân được sử dụng rộng rãi, nhất là trong khẩu ngữ, giữa những người có quan hệ gần gủi, thân mật, không mang tính xã giao, nghi thức..
- Dạng có đủ thành tố chính: SP1 + cám ơn + SP2.
- Dạng có đủ 3 thành tố: SP1 + thành tố phụ + cám ơn + SP2 + thành tố m rộng.
- SP1 + cám ơn + SP2 + thành tố phụ + thành tố m rộng.
- Chúng tôi chân thành cám ơn các bạn đã quan tâm giúp đỡ..
- Cấu trúc đầy đủ thường được sử dụng trong bối cảnh mang tính nghi thức, xã giao, thể hiện tính lịch sự, lễ phép, phù hợp văn viết..
- (ii) Cấu trúc có ĐT “cảm tạ”, “đa tạ”,.
- “bái tạ”, “đội ơn” làm hạt nhân Kiểu cấu trúc này có các dạng như:.
- Thứ nhất, dạng rút gọn gồm:.
- Dạng giản lược: “cảm tạ”, “đa tạ”, “bái tạ”, trong đó khuyết cả SP1, SP2 lẫn thành tố phụ và mở rộng..
- Dạng rút gọn một phần: dạng này có các biến thể như khuyết SP1 hay khuyết SP1.Ví dụ:.
- Cảm tạ ngài.
- Sắc tôi muôn vàn cảm tạ (Hồ Phương).
- Dạng SP1 + cảm tạ đa tạ, bái tạ.
- Con xin cảm tạ tổ tiên (Nguyễn Quang Thiều).
- Dạng SP1 + cảm tạ + SP2 + thành tố phụ.Ví dụ:.
- Tôi xin cảm tạ ngài lắm (Vũ Trọng Phụng) Những hình thức cám ơn này thường mang tính sách vở, hoài cổ, ít được sử dụng..
- Ngoài các kiểu cấu trúc với các dạng đã nêu, chúng tôi còn gặp những dạng đặc biệt: đứng trước ĐTNV “cám ơn” là động từ tình thái.
- “cám ơn”.Đây là lối cảm ơn biểu thị tính lịch sự, trang trọng cao trong các bối cảnh giao tiếp trang nghiêm, xã giao, giữa những người có tuổi, có học.Ví dụ: Kính thưa các quý vị, cho phép tôi được cám ơn sự giúp đỡ to lớn của quý vị trong đợt bão lũ vừa qua..
- Cấu trúc lời m ơn rực tiếp trong tiếng Nga.
- Cũng như trong tiếng Vệt, cấu trúc hành vi cám ơn trực tiếp trong tiếng Nga cũng bao gồm 3 thành tố (dạng đầy đủ nhất) là thành tố chính, phụ và mở rộng..
- Thành tố chính gồm SP1, SP2 và ĐTNV, trong đó:.
- SP1 do đại từ nhân xưng biểu thị chứ không dùng danh từ riêng chỉ người, cơ quan, danh từ chung chỉ quan hệ thân tộc, chức vụ...như trong tiếng Việt..
- Thành tố phụ gồm từ ngữ chỉ mức độ tình cảm, thái độ thành kính đi kèm thành phần chính, đứng trước hoặc sau ĐTNV như очень,.
- Thành tố m rộng gồm danh từ đi sau giới từ за + Tcách 4 nêu lí do cám ơn hoặc mệnh đề phụ trong câu phức có liên từ за то что....
- Trong tiếng Nga có các biểu thức cám ơn trực tiếp như sau:.
- (i) Cấu trúc có “СПАСИБО ” là hạt nhân..
- Kiểu cấu trúc này thường dùng dưới dạng rút gọn gồm:.
- Dạng này khuyết SP1, SP2 và cả các thành tố phụ, thành tố mở rộng.Ví dụ:.
- Dạng rút gọn một phần gồm:.
- Khuyết SP1 và thành tố phụ, mở rộng:СПАСИБО +SP2..
- Khuyết SP1 nhưng có thành tố phụ, mở rộng:.
- СПАСИБО+за+ DT .c4 chỉ lí do cảm ơn - Большое СПАСИБО +за то что….
- СПАСИБО + mệnh đề phụ chỉ lí do cảm ơn hoặc lời khen như.
- Đây là kiểu cấu trúc được dùng rộng rãi trong bối cảnh giao tiếp thân mật, bạn bè, mang tính dân dã..
- (ii) Cấu trúc có “ БЛАГОДАРЮ ” là hạt nhân..
- Kiểu này được dùng ở dạng rút gọn và đầy đủ..
- Dạng rút gọn gồm:.
- Ở đây chỉ có mặt ĐTNV.Ví dụ:.
- Dạng rút gọn một phần, gồm:.
- Khuyết SP1 và thành phần phụ và mở rộng:.
- Khuyết SP1,có mặt thành phần mở rộng:.
- БЛАГОДАРЮ+SP2 +за+DTc4 hoặc за то что +mệnh đề phụ chỉ lí do cảm ơn.Ví dụ:.
- Khuyết SP1 hoặc SP2 nhưng có thành tố phụ và mở rộng: oт души, сердечно, очень.
- БЛАГОДАРЮ + за +DT c4 hoặc+за то что + mệnh đề phụ chỉ lí do cảm ơn.
- Với hạt nhân là ĐTNV ПО)БЛАГОДАРИТЬ.
- cấu trúc này có thể được mở rộng với thành tố phụ chỉ ý muốn, xin phép nhằm gia tăng tính lịch sự, trang trọng cho lời nói.
- (iii) Cấu trúc với БЛАГОДАРНОСТЬ (ПРИЗНАТЕЛЬНОСТЬ) làm hạt nhân gồm:.
- Động từ приносить, выражать.
- Tính từ ngắn đuôi должен (–на) +выразить БЛАГОДАРНОСТЬ+SP2 +за + DT c4+ hoặc за то что….
- -Động từ принять+ БЛАГОДАРНОСТЬ.
- Kiểu cấu trúc này mang phong cách hành chính, sự vụ, biểu thị tính xã giao cao, ít được sử dụng trong văn nói..
- (iv) Cấu trúc với БЛАГОДАРЕН( –НА), ПРИЗНАТЕЛЕН(-ЛЬНА) làm hạt nhân.
- SP1 +БЛАГОДАРЕН(–РНА), РИЗНАТЕЛЕН(- ЛЬНА) +SP2+ за + DTc4 hoặc+ за то что….Đặc biệt trong cấu trúc này thường có mặt thành tố phụ chỉ mức độ tình cảm như очень, глубоко, чрезвычайно…Ví dụ:.
- Cũng như kiểu (iv), kiểu cấu trúc này ít được sử dụng trong văn nói..
- Cám ơn là hành vi ngôn ngữ, được thể hiện qua những kiểu cấu trúc ngữ vi, trong đó có hạt nhân là ĐTNV “ cám ơn”..
- Về số lượng, mỗi ngôn ngữ đều có một số mô hình cấu trúc nhất định (tiếng Việt có 2 mô hình, tiếng Nga có 4 mô hình), trong đó mỗi mô hình đều được hiện thực hóa qua các dạng khác nhau tương đối đa dạng, phong phú..
- Cấu trúc hành vi cám ơn có sự phân hóa cao về phong cách, bối cảnh sử dụng, phù hợp với các bối cảnh giao tiếp, thể hiện sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ, đồng thời đảm bảo hiệu quả giao tiếp (thể hiện tính xã giao hay suồng sã, lịch sự trang nghiêm hay thân mật gần gũi...)..
- Xét về phương tiện biểu đạt, trong tiếng Việt việc sử dụng thành phần SP2 rất đa dạng, phong phú thông qua hệ thống từ ngữ xưng hô..
- Tùy thuộc bối cảnh, tùy thuộc mối quan hệ giữa SP1 và SP2 mà người Việt trong từng trường hợp giao tiếp đã lựa chọn những từ ngữ khác nhau, qua đó thể hiện thái độ khác nhau qua hành vi cám ơn..
- Ngược lại, trong tiếng Nga, do đặc điểm loại hình ngôn ngữ biến hình nên hình thức cách cú của đại từ, danh từ trong vai SP2 và từ ngữ chỉ lí do cám ơn biến đổi liên tục (cách 3, cách 4)..
- Trong tiếng Việt cấu trúc hành vi cám ơn bao giờ cũng có hạt nhân thuộc thành tố chính là ĐTNV, được sử dụng bảo đảm điều kiện của một ĐTNV trong biểu thức ngữ vi (tức biểu thị một hành động ở lời)..
- Ngược lại cấu trúc hành vi cám ơn trong tiếng Nga có hạt nhân không chỉ là ĐTNV mà còn là danh từ (БЛАГОДАРНОСТЬ,.
- được sử dụng đi kèm các động từ khác (выражать, приносить, прнять) trong cấu trúc danh – động, trong đó động từ bị làm nhược nghĩa, chỉ đảm nhiệm chức năng ngữ pháp như chỉ ngôi, thời, thức.
- Đó cũng là do đặc điểm ngữ pháp của loại hình ngôn ngữ biến hình đưa lại..
- Trong dạy – học ngoại ngữ nói chung, tiếng Nga tiếng Việt như một ngoại ngữ nói riêng, việc so sánh đối chiếu cách thức biểu thị các hành vi ngôn ngữ là rất quan trọng, qua đó chỉ ra những tương đồng và dị biệt trong cấu trúc ngữ pháp của chúng.
- Điều này giúp người học sớm nắm vững cách thức xây dựng phát ngôn trong việc tạo hội thoại tùy thuộc bối cảnh giao tiếp cụ thể, tránh được những lỗi do giao thoa ngôn ngữ - văn hóa mang lại..
- Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học - Ngữ dụng học.
- Lương Hinh (2010), Các hình thức cám ơn trực tiếp của người Việt

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt