intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến lược giao tiếp xưng hô của thành viên ban giám khảo trong chương trình truyền hình thực tế bằng tiếng Việt và tiếng Anh

Chia sẻ: Trương Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu phát biểu của các thành viên ban giám khảo bằng tiếng Anh và tiếng Việt trong các chương trình truyền hình thực tế, phản ánh chiến lược năng động giữa các cá nhân. Qua các ứng xử khác nhau với các thí sinh thể hiện văn hóa ứng xử, tính cách của mối một nền văn hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến lược giao tiếp xưng hô của thành viên ban giám khảo trong chương trình truyền hình thực tế bằng tiếng Việt và tiếng Anh

Số 7 (225)-2014<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> 53<br /> <br /> CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP XƯNG HÔ CỦA THÀNH VIÊN<br /> BAN GIÁM KHẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN<br /> HÌNH THỰC TẾ BẰNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH<br /> STRATEGIES OF ADDRESSING BY MEMBERS OF JUDGE PANEL ON REALITY<br /> TELEVISION IN VIETNAMESE AND ENGLISH<br /> TRẦN THỊ THANH HƯƠNG<br /> (ThS; Đại học Thăng Long)<br /> Abstract: Addressing by members of judging panels in English and Vietnamese reality<br /> television programs reflects dynamic interpersonal strategies. This study focuses on<br /> investigating address forms, imprecise correspondence in addressing, changes in addressing<br /> and absence of address forms by Vietnamese and American members of judging panels.<br /> Vietnamese and American speakers’ ways of addressing in the same communication<br /> contexts show similar and different interactional strategies that are marked with sociocultural characteristics and signal some cross-cultural influences.<br /> Key words: address forms; reality television; interpersonal strategies.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> 1.1. Xưng hô là cơ chế ngôn ngữ học quan<br /> trọng chỉ báo mối quan hệ xã hội giữa người<br /> nói và người nghe. Mặc dù chúng không tham<br /> gia trực tiếp vào nội dung của diễn ngôn,<br /> nhưng chúng giúp góp phần xác định nhận<br /> dạng của người nói, thể hiện tính lịch sự, giữ<br /> thể diện trong giao tiếp, từ đó bộc lộ đặc điểm<br /> văn hóa xã hội. Chính vì vậy các nhà ngôn<br /> ngữ học đã quan tâm nghiên cứu chúng theo<br /> nhiều bình diện, nhất là trong mối quan hệ với<br /> văn hóa.<br /> Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên<br /> cứu về xưng hô tiếng Việt và đã có một số<br /> công trình nghiên cứu đối chiếu xưng hô của<br /> tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trong đó có<br /> tiếng Anh. Tuy nhiên, nghiên cứu về xưng hô<br /> ở lĩnh vực ngôn ngữ lời nói trên truyền hình<br /> thì còn rất hạn chế. Khi phân tích về cách thức<br /> xưng hô của người nói trên truyền hình,<br /> Nguyễn Thế Kỷ (2011, tr. 115-129) phân biệt<br /> bốn cách xưng hô chính: trịnh trọng, thân mật,<br /> lễ phép và kém lịch sự/thô lỗ, trong đó sắc thái<br /> kém lịch sự/thô lỗ không được phép xuất hiện.<br /> Theo tác giả, các từ xưng hô, các kiểu cách<br /> xưng hô trên truyền hình nhìn chung được vận<br /> <br /> hành theo những khuôn mẫu nhất định.Chẳng<br /> hạn: xưng với khán giả là “chúng tôi”, “chúng<br /> ta”; gọi khán giả là “quý vị” và “các bạn”. Khi<br /> tác nghiệp, tùy theo từng đối tượng, bối cảnh,<br /> đề tài cụ thể, người nói trên truyền hình lựa<br /> chọn cách hô gọi phù hợp, chú trọng tới các<br /> nhân tố tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo,<br /> nghề nghiệp, địa vị xã hội, mức độ thân<br /> quen,... Cũng theo tác giả, về biểu cảm, xưng<br /> hô truyền hình dùng ba kiểu chủ yếu là trang<br /> trọng, trung hòa (vừa phải) và thân mật. Tuy<br /> nhiên, tác giả mới chỉ nghiên cứu cách xưng<br /> hô của người của đài (speaker of television)<br /> như phóng viên, người dẫn chương trình,<br /> MC,…Họ là những người được đào tạo để nói<br /> năng trên truyền hình. Tác giả chưa đề cập tới<br /> thành viên ban giám khảo, huấn luyện viên,...<br /> những người nói chính trong các chương trình<br /> trò chơi của truyền hình thực tế nhưng lại<br /> không phải là những người nói chuyên nghiệp<br /> ở thể loại này.<br /> Vì thế, bài viết này khảo sát nghiên cứu<br /> các chiến lược giao tiếp xưng hô của thành<br /> viên ban giám khảo trong truyền hình thực tế<br /> qua một số chương trình trò chơi ở Việt Nam<br /> và ở Mĩ trên cùng phiên bản.<br /> <br /> 54<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> 1.2. Sự phát triển ngày một mạnh mẽ của<br /> truyền hình thực tế (reality television) phiên<br /> bản quốc tế (có bản quyền và được triển khai ở<br /> nhiều nước khác nhau) đem tới một cơ hội để<br /> đối chiếu ngôn ngữ hành chức thực thụ như<br /> thế nào trong các bối cảnh tương đồng. Truyền<br /> hình thực tế là một loại hình báo chí bao gồm<br /> những chương trình truyền hình về người có<br /> thực [1] (không phải diễn viên hay nhân viên<br /> truyền hình chuyên nghiệp), họ tương tác với<br /> nhau mà dường như theo phản ứng tự nhiên<br /> hơn là kịch bản cho sẵn [2]. Đây là một thể<br /> loại pha trộn giữa thông tin, giải trí, tài liệu và<br /> sân khấu [1]. Đặc biệt trong các trò chơi<br /> truyền hình sử dụng ban giám khảo (hoặc một<br /> hình thức đội ngũ đánh giá, nhận xét người<br /> chơi/thí sinh) không phải là nhân viên của đài<br /> truyền hình (chúng tôi gọi chung là ban giám<br /> khảo), một thời lượng lớn được dành cho các<br /> tương tác giữa ban giám khảo và thí<br /> sinh/người chơi (chúng tôi tạm gọi chung là<br /> thí sinh) nhằm từ đó chọn ra thí sinh đi tiếp<br /> vào các vòng thi đấu khác. Chúng tôi thực<br /> hiện nghiên cứu về giao tiếp xưng hô ở 15 tập<br /> trong các tập đầu tiên của hai trò chơi truyền<br /> hình được thực hiện với cùng định dạng<br /> (format) tại Việt Nam và Mĩ trong năm 2013,<br /> trong đó các thành viên ban giám khảo tương<br /> tác với trên 90 lượt thí sinh (ở Việt Nam) và<br /> hơn 80 lượt thí sinh (ở Mĩ).<br /> 2. Các chiến lược giao tiếp xưng hô của<br /> TVBGK trên truyền hình thực tế<br /> Chúng tôi thực hiện khảo sát trên 15 tập<br /> trong số các tập đầu của hai trò chơi truyền<br /> hình “Masterchef” (Vua Đầu Bếp), “The<br /> Voice” (Giọng Hát) ở Việt Nam và Mĩ năm<br /> 2013; “Masterchef Junior” (Vua Đầu Bếp<br /> Nhí) ở Mĩ và “The Voice Kids” (Giọng Hát<br /> Việt Nhí) ở Việt Nam. Do phiên bản “The<br /> Voice Kids” (Giọng Hát Nhí) chưa được triển<br /> khai ở Mĩ nên chúng tôi khảo sát trên phiên<br /> bản “Masterchef Junior” (Vua Đầu Bếp Nhí)<br /> ở Mĩ để có được dữ liệu về nhóm tuổi trẻ em.<br /> Cách làm là như sau: thống kê tất cả các hình<br /> thức xưng hô của thành viên ban giám khảo<br /> <br /> Số 7 (225)-2014<br /> <br /> (TVBGK) trong giao tiếp trực diện với thí sinh<br /> (TS) và các thành viên khác trong BGK.<br /> TVBGK chương trình Masterchef là những<br /> đầu bếp hoặc những chuyên gia về ẩm thực<br /> nổi tiếng, TVBGK chương trình The Voice là<br /> những ca sĩ hoặc nhạc sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng.<br /> Chúng tôi thống kê được 1216 lượt tự xưng<br /> và 1906 lượt hô/gọi của TVBGK người Việt<br /> trong giao tiếp với TS và với nhau. Tỉ suất<br /> xưng trên hô của TVBGK người Việt là<br /> 64/100, gần tương đương với tỉ suất xưng trên<br /> hô của TVBGK người Mĩ (62/100) trong cùng<br /> phiên bản chương trình Masterchef và The<br /> Voice. Số lượt hô/gọi cao hơn số lượt tự xưng<br /> cho thấy TVBGK thường định hướng tới và<br /> tập trung vào phản ánh về người nghe (TS, các<br /> thành viên khác) nhiều hơn. Đây là cách thể<br /> hiện sự khách quan trong đánh giá và nhận<br /> xét.<br /> 2.1. Các hình thức tự xưng của TVBGK<br /> người Việt và người Mĩ<br /> Nhìn chung, trong khảo sát của chúng tôi,<br /> TVBGK người Việt và người Mĩ đã sử dụng<br /> các hình thức tự xưng sau đây:<br /> B ng 1. Các hình thức tự xưng của TVBGK<br /> TVBGK người Việt<br /> a. Từ thân tộc (Từ thân<br /> tộc: 66.3%, từ thân tộc<br /> + tên: 5.5%)<br /> b. Đại từ xưng hô "tôi"<br /> (13.9%)<br /> c. Từ xưng hô số<br /> nhiều (10%)<br /> d. Xưng bằng Họ, đệm<br /> + tên, hoặc tên (3%)<br /> e. Từ tự xưng bằng<br /> tiếng Anh (0.9%)<br /> f. Từ tự xưng khác<br /> (0.4%)<br /> <br /> TVBGK người Mĩ<br /> a. Đại từ xưng hô “I”<br /> (90.3%)<br /> b. Đại từ xưng hô<br /> “we” (8.2%)<br /> c. Xưng bằng danh từ<br /> chung (1.4%)<br /> d. Xưng bằng tiếng<br /> khác ngoài tiếng Anh<br /> (chúng tôi không<br /> thống kê)<br /> <br /> Từ danh sách trên, có thể thấy rõ các hình<br /> thức tự xưng của TVBGK người Việt phong<br /> phú, phức tạp hơn. Một khuynh hướng rõ rệt<br /> là TVBGK người Việt sử dụng chủ yếu là các<br /> từ thân tộc khi giao tiếp (anh, chị, cô, chú,<br /> em,…), và danh từ thân tộc đi với tên,<br /> đệm+tên hoặc họ tên (chị Mỹ Linh, anh Trung,<br /> <br /> Số 7 (225)-2014<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> anh Đàm Vĩnh Hưng,…). Chiến lược tự xưng<br /> này một mặt cho thấy sự phân biệt chủ yếu là<br /> tuổi và giới tính giữa TVBGK và TS hoặc<br /> giữa họ với nhau, mặt khác lại thể hiện sự thân<br /> mật và gần gũi mà họ muốn tạo ra ở trò chơi.<br /> Hình thức tự xưng “tôi” tỏ ra trung tính<br /> hơn, tương đương với cách xưng là “I” ở tiếng<br /> Anh, đẩy khoảng cách giữa người nói và<br /> người nghe ra xa hơn so với cách dùng từ thân<br /> tộc nêu trên. Hình thức này được sử dụng với<br /> các TS ở độ tuổi khác nhau, tuy nhiên với các<br /> TS người Việt rất nhỏ tuổi (từ 9 đến 12 tuổi),<br /> không TVBGK nào xưng là “tôi”.<br /> Điều rất khác với các xưng hô của người<br /> Mĩ là, người Việt còn tự xưng bằng tên, đệm<br /> và tên (3%). Cách này từng được giải thích là<br /> người nói muốn tự tôn mình lên [Phạm Thị<br /> Hà, 2013] nhưng ngoài ra, theo chúng tôi đây<br /> là cách lựa chọn khi người nói không muốn<br /> phải phân vân về vai vế, khoảng cách giao<br /> tiếp. Cách tự xưng bằng họ + tên và đệm + tên<br /> thường thấy ở các nghệ sĩ, ca sĩ khi họ trở<br /> thành nghệ danh. TVBGK người Việt sử dụng<br /> nhiều hình thức tự xưng ở dạng số nhiều hơn<br /> so với TVBGK người Mĩ.<br /> Ngoài ra, trong khi ở chương trình bằng<br /> tiếng Anh, chỉ có các hình thức biểu đạt số<br /> nhiều là “we” (8.2%) và tên/tính từ sở<br /> hữu+danh từ chung (chẳng han, Shakira’s<br /> team, my team; 1.4%) thì ở chương trình tiếng<br /> Việt, chúng tôi thấy có các hình thức như:<br /> (a) Danh từ chung kèm theo hoặc không<br /> kèm theo tên/từ thân tộc (1.5%). Ví dụ: ban<br /> giám khảo, đội Mỹ Linh, bên chú, tụi chị, đội<br /> của cô chú, đội ngũ của chú, đội của chú với<br /> chị.<br /> (b) Từ thân tộc số nhiều (1.2%). Ví dụ: các<br /> cô và các chú, cô và chú Hồ Hoài Anh, chị em<br /> m nh,<br /> (c) chúng tôi (0.8%); chúng ta/ ta (2.5%);<br /> chúng mình/mình (4%).<br /> Sự phong phú về cách biểu đạt về bản thân<br /> qua các từ xưng hô số nhiều và tỉ lệ cao hơn về<br /> cách dùng này trong những thể loại chương<br /> <br /> 55<br /> <br /> trình có định dạng bản quyền như nhau cho<br /> thấy người Việt có khuynh hướng nói theo<br /> tính chất đại diện, tập thể (collective) nhiều<br /> hơn người Mĩ. Ví dụ:<br /> (vd.1) Hồng Nhung nói với TS nam: “Cho<br /> nên là ta phải t p trung vào đúng cái điểm<br /> mạnh nhất mà ta có và ta xây dựng, ta vun đắp<br /> để thế nào ta lên được tốt nhất ở cái khả năng<br /> của ta có thể, sau đó ta mới tính chuyện đi,<br /> các chuyện khác, đúng không nhể (nhỉ)?”<br /> (GHV, tập 2);<br /> (vd. 2) Đàm Vĩnh Hưng nói với TS nam:<br /> “Quân, mình đã gặp nhau chưa ” (GHV, tập<br /> 2)<br /> Ngoài ra, còn có hiện tượng trộn mã, khi<br /> TVBGK sử dụng từ “we”, “us” khi xưng hô<br /> với TS người Việt.<br /> (vd. 3) Thanh Bùi nói với TS nam bằng<br /> cách hát để thuyết phục TS về đội của mình:<br /> “we will, we will rock you” (GHV Nhí, tập 3);<br /> (vd. 4) Mỹ Linh nói với TS nữ: “Let’s start<br /> to be a hero!” (GHV, tập 2);<br /> TVBGK người Việt còn sử dụng đại từ<br /> tiếng Anh “I” ở tỉ lệ 0.9%, ví dụ:<br /> (vd. 5) Hoàng Khải nói với TS nữ: “I say<br /> ‘yes’” (VĐBV, tập 3)<br /> Hiện tượng trộn mã có ở tất các các chương<br /> trình trò chơi truyền hình phiên bản Việt mà<br /> chúng tôi tiến hành khảo sát. Sự sử dụng một<br /> mã giao tiếp khác trong một chương trình<br /> dành cho người Việt cho thấy ảnh hưởng của<br /> tiếng Anh, văn hóa Anh-Mĩ qua truyền hình<br /> thực tế phiên bản quốc tế.<br /> Nếu như ở chương trình tiếng Anh, hầu<br /> như không có sự khác nhau nào về tỉ lệ sử<br /> dụng từ tự xưng giữa các chương trình trò chơi<br /> truyền hình thì ở chương trình tiếng Việt sự<br /> khác biệt rõ rệt nhất thể hiện ở tần suất sử<br /> dụng từ thân tộc, từ xưng hô “tôi” và từ thân<br /> tộc + tên. Ở chương trình Vua Đầu Bếp VN,<br /> TVBGK sử dụng tỉ lệ từ thân tộc thấp hơn ở<br /> hai chương trình còn lại, nhưng sử dụng từ<br /> “tôi” nhiều nhất trong số ba chương trình. Một<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> 56<br /> <br /> lí do là TVBGK Vua Đầu Bếp VN lớn tuổi<br /> hơn (khoảng tuổi trung niên), TS bao gồm cả<br /> người tuổi trung niên và thanh niên, từ “tôi”<br /> giúp họ không phải biểu đạt sự khác biệt về<br /> tuổi tác. Ngoài ra còn vì người tự xưng muốn<br /> tạo khoảng cách để thể hiện tính khách quan<br /> trong đánh giá, nhận xét và sự nghiêm túc,<br /> trang trọng trong thi đấu để loại trực tiếp các<br /> TS không đạt yêu cầu. Trong khi đó, các<br /> chương trình Giọng hát (The Voice) lại yêu<br /> cầu TVBGK phải chiếm được cảm tình của<br /> TS để họ chọn mình làm huấn luyện viên<br /> trong trường hợp nhiều hơn một TVBGK<br /> chọn TS đó vào vòng thi đấu tiếp theo, do vậy<br /> các từ tự xưng thể hiện tình cảm, sự thân mật,<br /> gần gũi thường được họ sử dụng hơn. Đúng<br /> như nhận định của Nguyễn Văn Khang (2012,<br /> tr. 367-368): khi tự xưng bằng từ thân tộc (cụ,<br /> ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, chú, cô, bác,<br /> con) chủ thể thể hiện sự gần gũi; và từ xưng<br /> hô “tôi” thể hiện sự bằng vai, trung tính, tạo<br /> khoảng cách hoặc tự khẳng định vị thế của bản<br /> thân.<br /> <br /> Biểu đ 1. Các hình thức tự xưng của<br /> TVBGK người Việt qua các chương tr nh<br /> 2.2. Các hình thức hô/gọi của TVBGK<br /> người Việt và người Mĩ<br /> B ng 2. Các hình thức hô/gọi của TVBGK<br /> Các hình thức<br /> hô/gọi – chủ thể<br /> người Việt<br /> <br /> Các hình thức hô/gọi –<br /> chủ thể người Mĩ<br /> <br /> a. Từ thân tộc<br /> (85.2%)<br /> b. Từ than tộc + họ,<br /> đệm, tên (4.4%)<br /> c. Họ, đệm, tên (4%)<br /> d. Từ hô/gọi "bạn",<br /> "bạn" + tên (2.5%)<br /> e. Từ hô/gọi số nhiều<br /> (2.1%)<br /> f. Từ hô/gọi khác<br /> (1.3%)<br /> g. Từ hô/gọi tiếng<br /> Anh (0.5%)<br /> <br /> Số 7 (225)-2014<br /> a. Từ hô/gọi “you”<br /> (77.7%)<br /> b. Họ, tên (12.8%)<br /> c. Danh từ chung<br /> (7.0%)<br /> d. Danh từ chỉ sự thân<br /> mật (1.5%)<br /> e. Từ hô/gọi khác<br /> (1.0%)<br /> <br /> Bảng trên cho thấy rõ sự khác biệt và đặc<br /> điểm nổi bật của các cách hô/gọi của TVBGK<br /> người Việt và người Mĩ. TVBGK người Việt<br /> sử dụng đa số là từ thân tộc để gọi TS và thành<br /> viên khác. Họ sử dụng một số rất ít các từ thân<br /> tộc đi kèm họ, đệm, tên trong giao tiếp. Người<br /> Mĩ hô/gọi theo cách trung tính với từ “you”,<br /> nhưng họ sử dụng tên riêng của TS và<br /> TVBGK để hô/gọi nhiều hơn người Việt. Do<br /> các khuynh hướng hô gọi gần gũi, ít trang<br /> trọng trên nên không khí của trò chơi truyền<br /> hình ở Mĩ khá thân tình, vui vẻ.<br /> Việc hô/gọi bằng họ tên chiếm tỉ lệ rất thấp,<br /> nên chúng tôi gộp vào mục “họ, (đệm), tên”.<br /> Các danh từ chung trong từ hô gọi tiếng Anh<br /> bao gồm: (my) friend, man/men, guy(s),<br /> girl(s), you guy(s).... Người Mĩ còn dùng một<br /> số danh từ chỉ sự thân mật như: buddy (bạn<br /> thân), sweetheart, sweetie, darling (người yêu<br /> dấu), brother, bro (anh/em). Điều đáng lưu ý<br /> là, các từ hô/gọi này thường không tham gia<br /> làm thành phần nòng cốt của phát ngôn, chỉ là<br /> thành phần chêm vào (free). Do có lúc TS<br /> tham gia theo cặp, nhóm và TVBGK gọi các<br /> thành viên còn lại nên chúng tôi đã ghi nhận<br /> một số hình thức hô/gọi số nhiều (các bạn, hai<br /> anh,…).<br /> Ngoài ra, các từ hô/gọi khác trong phiên<br /> bản Việt cũng được sử dụng như danh từ chỉ<br /> nghề nghiệp (Chef Hải, cô giáo,…), danh từ<br /> /từ thân tộc + miêu tả (bạn nhỏ, em trai mặc<br /> áo da, con gái nhỏ, em gái xinh đẹp,…).<br /> <br /> Số 7 (225)-2014<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> Trong phiên bản trò chơi truyền hình Mĩ cũng<br /> sử dụng các từ hô/gọi khác bao gồm danh từ +<br /> miêu tả (young man, young girl, …) và danh<br /> từ chỉ sự trang trọng. Tuy nhiên, các danh từ<br /> chỉ sự trang trọng như “gentlemen” , “young<br /> lady” chỉ xuất hiện một lần trong chương trình<br /> Masterchef Junior US để gọi các TS nhỏ tuổi<br /> theo cách trân quý, thân mật.<br /> <br /> Biểu đ 2. Các hình thức hô/gọi của<br /> TVBGK người Việt qua các chương tr nh<br /> Biểu đồ 2 cho thấy khoảng cách tuổi tác<br /> giữa những người Việt tham gia giao tiếp càng<br /> lớn thì khuynh hướng người nói sử dụng từ<br /> thân tộc trong hô/gọi càng cao. Ở chương trình<br /> Giọng hát Việt Nhí, các TS là trẻ em nên họ<br /> thường được gọi TS chủ yếu bằng bằng<br /> con/cháu . Ở chương trình Vua Đầu Bếp Việt,<br /> tỉ lệ hô/gọi bằng từ thân tộc có thấp hơn và tỉ<br /> lệ hô/gọi bằng bạn, bạn + tên cao hơn do TS<br /> tham gia khá lớn tuổi và TVBGK cũng ở tuổi<br /> trung niên, do vậy không khí chung ở trò chơi<br /> này ít thân tình hơn. Ví dụ:<br /> (vd. 6) Hiền Thục hỏi TS nam: “Chào con<br /> trai! con tên gì?” (GHV Nhí, tập 1)<br /> (vd. 7) Quốc Trung nói với TS nữ: “Em bắt<br /> đầu bài hát nó hơi bị thấp hơn so với tông của<br /> bài hát" (GHV, tập 5)<br /> (vd. 8) Mỹ Linh nói với TS nam (người<br /> duy nhất đứng trên sân khấu): “Em trai mặc<br /> áo da, Em tên là gì? (GHV, tập 2)<br /> (vd. 9) Phan Tôn Tịnh Hải hỏi TS nam: “Ai<br /> là cái người hướng dẫn bạn nấu ăn Hay là<br /> bạn đọc sách thôi?” (VĐBV, tập 1)<br /> <br /> 57<br /> <br /> Trong khi đó, ở các chương trình trò chơi<br /> truyền hình ở Mĩ, ngoài khuynh hướng gọi<br /> bằng “you” rất phổ biến, TVBGK còn thường<br /> gọi khách thể bằng tên, với tỉ lệ cao hơn (lần<br /> lượt là 16.6%, 10%, 15.8%) so với ở trò chơi<br /> tương tự tại Việt Nam (lần lượt là 0.9%, 4%,<br /> 5.8%).<br /> <br /> Biểu đ 3. Các hình thức hô/gọi của<br /> TVBGK người Mĩ qua các chương tr nh<br /> Xét theo chương trình, ở trò chơi<br /> Masterchef của Mĩ, các giám khảo thường lần<br /> lượt gọi tên nhau để biết ý kiến của nhau về<br /> TS và họ cũng thường phải chỉ định TS theo<br /> tên riêng nên tỉ lệ sử dụng tên riêng để hô/gọi<br /> cao hơn so với trò chơi The Voice ở Mĩ<br /> (16.6% và 15.8% so với 10%). Chương trình<br /> The Voice ở Mĩ sử dụng nhiều danh từ chung<br /> hơn cả (10.5%) và chủ yếu dùng để gọi TS<br /> nam. Các TS nữ hầu như rất ít được gọi bằng<br /> các từ chêm vào, và thường là các từ chỉ sự<br /> yêu mến, thân mật. Điều này có thể do<br /> TVBGK chủ yếu là nam giới. Ví dụ:<br /> (vd. 10) Gordon Ramsey hỏi TS nam: "The<br /> love of food, Bime, comes from where?” (Tình<br /> yêu với thức ăn, Bime, là đến từ đâu vậy?;<br /> MCUS, tập 1)<br /> (vd. 11) Usher Raymond hỏi TS nữ:<br /> “What’s your name, sweetheart?” (Em tên gì,<br /> em yêu?; VCUS, tập 3)<br /> (vd. 12) Gordon Ramsey nói với TS nam:<br /> “Johny B, good to see you, bud What’re you<br /> cooking?” (Johny B, rất hân hạnh gặp bạn.<br /> Bạn làm món gì?<br /> (vd. 13) Usher Raymond hỏi cặp TS nam:<br /> “Hơ many years have you guys been playing<br /> together?”<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2