intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đức Dân: Một nhà giáo tâm huyết với nghề

Chia sẻ: Trương Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

33
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nói về chân dung Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đức Dân, một nhà giáo tâm huyết với nghề. Trong suốt cuộc đời giáo dục và nghiên cứu của mình, ông đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp ngôn ngữ của nước nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đức Dân: Một nhà giáo tâm huyết với nghề

78<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> Số 7 (225)-2014<br /> <br /> CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC<br /> <br /> Giáo sư - Tiến sĩ NGUYỄN ĐỨC DÂN:<br /> MỘT NHÀ GIÁO TÂM HUYẾT VỚI NGHỀ<br /> HỮU ĐẠT<br /> (PGS. TS; Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội)<br /> <br /> Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú Nguyễn ức Dân sinh năm 1936, quê quán tại xã<br /> Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam, là một trong các hậu duệ xuất sắc của cụ Tam<br /> Nguyên Yên Đổ- nhà thơ Nguyễn Khuyến.<br /> Vốn xuất thân từ một giáo viên dạy toán (ông tốt nghiệp khoa Toán ĐHSP HN năm<br /> 1957), sau khi được đào tạo tiến sĩ tại Ba Lan, về nước, giáo sư Nguyễn Đức Dân trở thành<br /> người mở đầu của môn Ngôn ngữ học thống kê tại Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp<br /> Hà Nội từ thập niên 70 của thế kỉ XX. Ưu thế của tư duy toán học đã giúp ông nhanh chóng<br /> nắm bắt các tri thức cơ bản của ngôn ngữ học để sau này tự rèn luyện, làm việc và nghiên<br /> cứu, trở thành một nhà nghiên cứu tài ba trên nhiều lĩnh vực chuyên ngành và liên ngành với<br /> 17 công trình nghiên cứu ( cả viết chung) được xuất bản và 40 bài báo chuyên môn đã công<br /> bố trên những tạp chí khoa học khác ở trong nước và nước ngoài. Trong đó, tiêu biểu là là<br /> các công trình về Ngôn ngữ học thống kê, Từ điển, Lô gích-ngữ nghĩa và cú pháp, Lô gích và<br /> tiếng Việt, Ngữ dụng học…<br /> Điểm đáng chú ý là, ngay từ gần nửa thế kỉ trước, khi nhiều nhà nghiên cứu còn giương<br /> cao chủ thuyết tích cực đi vào “chuyên môn hẹp” với tinh thần “càng hẹp càng sâu” thì giáo<br /> sư Nguyễn Đức Dân đã nhìn thấy tính tất yếu của nghiên cứu liên ngành. Bởi vậy, ngay từ<br /> buổi mới “vào cuộc” ngoài cái lĩnh vực rất chuyên sâu (ngôn ngữ học thống kê) ông đã<br /> hướng tới một chân trời khoa học mà ở đó cần phải có sự liên kết chặt chẽ của nhiều ngành<br /> khoa học mới có thể giải quyết đúng đắn, nói đúng hơn là đi vào nhận thức bản chất của đối<br /> tượng một cách sâu sắc. Với cách nhìn tỉnh táo đó, ông đã mạnh dạn khoan những mũi khoan<br /> vào nhiều điểm khác nhau của một đối tượng “khổng lồ” là tiếng Việt trên nhiều phương<br /> diện nghiên cứu ở cấp độ từ, cú pháp, văn bản. Những công trình nghiên cứu và các bài báo<br /> khoa học của ông vì thế luôn có một nét riêng không dễ trộn lẫn với các nhà nghiên cứu<br /> khác. Nó mở ra một hướng đi mới trong nghiên cứu tiếng Việt bên cạnh các xu hướng<br /> nghiên cứu truyền thống, nghiên cứu đơn ngành (nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực).<br /> Một đời làm thầy, giáo sư Nguyễn Đức Dân chưa lúc nào ngưng nghỉ công việc nghiên<br /> cứu, khám phá, sáng tạo. Ông luôn coi việc nghiên cứu là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng<br /> đối với công tác đào tạo ở bậc đại học, nhất là với các trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản<br /> như Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh trước đây và hiện nay là<br /> Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh. Bởi không nghiên cứu sẽ<br /> không thể cập nhật với trình độ khoa học của thế giới và không thể có “vốn” để đào tạo các<br /> sinh viên và nghiên cứu sinh. Cho nên, ngay từ ba, bốn chục năm trước, ông đã cùng với<br /> nhiều nhà giáo lão thành của bộ môn Ngôn ngữ học ( nay là khoa Ngôn ngữ học, trường Đại<br /> học Khoa học xã hội và nhân văn) luôn chú ý đến việc gắn lí thuyết với thực tiến, gắn việc<br /> <br /> Số 7 (225)-2014<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> 79<br /> <br /> học tập với nghiên cứu khoa học ngay trong đội ngũ sinh viên. Có không ít sinh viên giỏi,<br /> ngay từ năm thứ hai, thứ ba đã viết thành công những khoá luận và báo cáo khoa học ở lĩnh<br /> vực nghiên cứu chuyên ngành. Một số sinh viên xuất sắc được ông hướng dẫn luận văn tốt<br /> nghiệp đại học( bây giờ gọi là khoá luận tốt nghiệp cử nhân) ngay sau khi rời ghế nhà trường<br /> đã có các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí đứng tên chung với ông, hoặc đứng độc lập.<br /> Trong số đó, nhiều người đến nay đã trở thành các nhà nghiên cứu có tên tuổi.<br /> Tính tình ít nói, nhưng mỗi lời nói ra của ông đều dỉ dỏm hoặc ẩn chứa nhiều hàm ý sâu<br /> sắc. Nhìn bề ngoài, khó biết giáo sư Nguyễn Đức Dân là người sống rất trọng tình. Đó là cái<br /> tình không chỉ ồn ào, thoáng qua mà sâu lắng bền lâu. Từ năm 1988 do nhu cầu công tác,<br /> ông và một số giáo sư lão thành của ngành Ngữ văn đã vào thành phố Hồ Chí Minh để xây<br /> dựng và phát triển đội ngũ các nhà khoa học ở phía Nam sau khi đất nước thống nhất. Con<br /> đường dài hai ngàn cây số không bao giờ làm giảm nhiệt tình của ông đối với cái nôi khoa<br /> học, nơi ông lập nghiệp từ thuở ban đầu. Đó là Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp.<br /> Hàng năm “đến hẹn lại lên” ông thường ra Hà nội giảng dạy các cơ sở đào tạo và nghiên<br /> cứu hoặc tham gia phản biện luận án tiến sĩ ở một số Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà<br /> nước. Ông cũng là thành viên tích cực tham gia giảng dạy chuyên đề sau đại học và giảng<br /> dạy các môn học cơ bản, nâng cao cho sinh viên hệ chất lượng cao của Khoa Ngôn ngữ học<br /> ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN. Mỗi lần ra Bắc, ông không quên các học trò cũ của mình nay<br /> đang công tác tại trường và các cơ quan viện ở Hà Nội. Ông thường dành những cuốn sách<br /> mới xuất bản đem tặng học trò. Đồng thời ông cũng vô cùng phấn khởi mỗi khi các trò của<br /> mình có một công trình được xuất bản. Cái tình của ông thật trầm lắng mà sâu sắc. Nó được<br /> thể hiện ở mỗi cuộc gặp gỡ, mỗi phút trò chuyện. Không chỉ có niềm vui, mà ngay cả ai đó<br /> có nỗi buồn, gặp trắc trở hay oan khiên, ông đều cảm thông, chia sẻ, động viên bằng những<br /> lời mộc mạc nhưng vô cùng cảm động.<br /> Chẳng những là một người trọng tình, giáo sư Nguyễn Đức Dân còn là một người nhiệt<br /> huyết và đầy trách nhiệm. Nhắc đến ông, mặc dù mấy chục năm đã trôi qua, nhưng đến nay<br /> nhiều người trong Khoa Ngữ văn vẫn còn nhớ đến công lao không nhỏ của ông trong việc<br /> kiến tạo ra những mối quan hệ hợp tác với nước ngoài. Đó là năm 1979-1980, khi sang giảng<br /> dạy tại Đại học Paris7 nước Cộng hoà Pháp ông đã mở ra một chặng đường mới trong hợp<br /> tác giảng dạy giữa hai trường Đại học Paris 7 và Đại học Tổng hợp Hà Nội. Có nhiều chuyến<br /> công du của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn sang nước Pháp bắt đầu từ đây. Chỉ riêng việc<br /> tạo cầu nối cho những người đi sau tiếp tục xuất dương có thể nói ông là một người rất có ý<br /> thức trách nhiệm đối với đồng nghiệp và thế hệ trẻ. Trong thực tế, không phải ai nào cũng<br /> làm được những việc như thế. Ông đã trở thành một biểu tượng của tinh thần đồng nghiệp<br /> cao cả và tình thầy trò gắn bó keo sơn.<br /> Sự nghiệp đào tạo của giáo sư đã trải qua gần nửa thế kỉ, bền bỉ như con ong thợ. Những<br /> học trò được ông đào tạo trải khắp ba miền Trung- Nam- Bắc và trong số đó đã có những<br /> người trở thành nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ. Không những thế, ông còn có công đào tạo<br /> nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh nước ngoài. Cho đến nay, ông đã hướng dẫn thành công<br /> nhiều luận án tiến sĩ. Trong đó, có một trường hợp đặc biệt là anh Ahn Kyong Hwan người<br /> Hàn Quốc. Anh là người Hàn Quốc đầu tiên làm luận án tiến sĩ ngôn ngữ học tại Việt Nam<br /> <br /> 80<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> Số 7 (225)-2014<br /> <br /> dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nguyễn Đức Dân. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp<br /> anh đã trở thành một nhà Việt Nam học và là một dịch giả nổi tiếng với các bản dịch từ tác<br /> phẩm kinh điển như Truyện Kiều, Ngục trung Nh t kí… từ tiếng Việt ra tiếng Hàn. Với giáo<br /> sư Nguyễn Đức Dân, đó là một niềm vui lớn. Bởi sự nghiệp đào tạo ngôn ngữ học của ông<br /> không chỉ phát huy những tiềm năng chuyên ngành mà còn có tác dụng và ý nghĩa thực tiễn<br /> sâu sắc, tạo đà cho những thành công ở lĩnh vực văn học, dịch thuật Hơn nữa nó còn góp<br /> phần tô thắm thêm quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.<br /> Sắp bước sang tuổi tám mươi, nhưng giáo sư Nguyễn Đức Dân vẫn khoẻ, nhanh nhẹn và<br /> hiếm khi người ta thấy ông nghỉ ngơi. Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 9, tháng 10, các thế<br /> hệ sinh viên, nghiên cứu sinh và học viên cao học lại thấy ông lặn lội từ thành phố Hồ Chí<br /> Minh ra Hà Nội để tham gia giảng dạy cho một số khoa như Khoa Ngôn ngữ học, Khoa<br /> Triết học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội và cả cho<br /> Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nữa. Sự yêu thích chuyên môn và lòng say mê với sự<br /> nghiệp “trồng người” khiến giáo sư quên đi cả những năm tháng tuổi già để “trẻ lại” cùng<br /> các thế hệ học trò thân yêu và với các bộ môn khoa học non trẻ mà ông là một trong các<br /> chuyên gia đầu ngành có công tạo dựng ở Việt Nam. Đó là môn Ngôn ngữ học thống kê, kí<br /> hiệu học và một bộ môn thuộc khoa học liên ngành: Lô gích và tiếng Việt. Đây là những môn<br /> “ độc chiêu” mà ông đã tham gia giảng dạy trong suốt mấy chục năm qua ở nhiều trường đại<br /> học khác nhau.<br /> Các thế hệ học trò vẫn đang chờ đón những bài giảng của ông để học ông một phong cách<br /> làm việc, rèn luyện và phấn đấu cùng với những tri thức mà ông đã tích lũy của một đời làm<br /> thầy và làm nhà khoa học thực sự tâm huyết với nghề.<br /> CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CHÍNH CỦA GS.TS NGUYỄN ĐỨC DÂN:<br /> - Dictionnaire de fréquence du Vietnamien, P.: Université de Paris VII , 1980.<br /> - Ngôn ngữ học thống kê , H.: Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1984.<br /> - Tuyển t p tiếng cười thế giới, H.: Khoa học xã hội, 1989.<br /> - Từ điển các từ tiếng Việt gốc Pháp, (viết chung) T.P. Hồ Chí Minh: Hội Nghiên cứu và<br /> Giảng dạy văn học, 1992.<br /> - Lôgích và tiếng Việt, H. : Giáo dục, 1996.<br /> - Tiếng Việt : dùng cho đại học đại cương, H.: Giáo dục, 1997.<br /> - Nh p môn thống kê ngôn ngữ học , H.: Giáo dục, 1998.<br /> - Ngữ dụng học, H.: Giáo dục, 1998.<br /> - Thống kê ngôn ngữ học: một số ứng dụng, H.: Giáo dục, 1999.<br /> - Nh p môn Logic hình thức & Logic phi hình thức, H.: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1