« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc trưng giới qua việc sử dụng từ tình thái trong phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶC TRƯNG GIỚI QUA VIỆC SỬ DỤNG TỪ TÌNH THÁI TRONG PHẦN DẪN NHẬP CUỘC THOẠI.
- Hiện nay, vấn đề nghiên cứu về từ tình thái đã được rất nhiều tác giả quan tâm.
- Tuy nhiên, nghiên cứu từ tình thái gắn với giới trong giao tiếp mua bán ở chợ vẫn là vấn đề chưa từng được ai đề cập tới.
- Vì vậy, bài viết đã đi vào tìm hiểu đặc trưng giới tính qua việc sử dụng từ tình thái trong phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp..
- Từ tình thái trong phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp gắn với giới.
- Vì vậy, sử dụng từ tình thái ngay từ giai đoạn đầu tiên thiết lập cuộc mua bán là rất cần thiết.
- Thứ nhất, tình thái từ là phương tiện hữu hiệu nhất để nhân vật mua bán bộc lộ thái độ.
- Thứ hai, từ tình thái còn thể hiện dấu ấn địa phương của cá nhân sống ở vùng đó.
- Khảo sát 814/2000 cuộc thoại mua bán có phần dẫn nhập, chúng tôi nhận thấy có 732 lần xuất hiện từ tình thái.
- Đứng ở góc độ giới tính để xem xét, chúng tôi thấy mỗi giới có cách sử dụng các từ tình thái riêng..
- Các từ tình thái được vai nam, nữ sử dụng.
- Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy các từ tình thái được vai nam, nữ sử dụng trong phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp khá đa dạng và phong phú, có tới 16 từ: đi, thôi, luôn, ơi, à,.
- Trong 16 từ tình thái đó, có 5 từ thuộc về từ toàn dân (đi, thôi, ơi, à, hả.
- còn lại 11 từ tình thái thuộc phương ngữ Nam Bộ.
- Như vậy, số lượng từ tình thái thuộc phương ngữ Nam Bộ xuất hiện nhiều hơn.
- Tần suất sử dụng từ tình thái.
- Khảo sát 814/2000 cuộc thoại mua bán có phần dẫn nhập, thống kê tần số xuất hiện và tần suất sử dụng các từ tình thái của vai nam, nữ, chúng tôi thu được kết quả cụ thể thể hiện ở bảng 1..
- Bảng 1: Bảng thống kê tần số xuất hiện và tần suất sử dụng các từ tình thái của vai nam, nữ.
- Kết quả thống kê ở bảng 1 thể hiện con số so sánh cụ thể giữa nam giới và nữ giới trong việc sử dụng từ tình thái.
- Nữ giới sử dụng từ tình thái thường xuyên hơn nam giới.
- Về phía người bán, trung bình cứ 100 cuộc thoại người bán là nữ (NBLNƯ) dẫn nhập có 113 lần sử dụng từ tình thái, còn trung bình cứ 100 cuộc thoại người bán là nam (NBLNA) dẫn nhập có 97 lần sử dụng từ tình thái.
- Việc nữ giới thường xuyên sử dụng các từ tình thái đã tạo cho lời nói của họ mang sắc thái thân mật, nhẹ nhàng hơn nam giới.
- Trái lại, nam giới nếu là người mua vì ít sử dụng các từ tình thái nên lời nói của họ có phần khô khan.
- Còn nếu là người bán nam, lời nói của họ tuy ít dùng từ tình thái nhưng vẫn tạo được ấn tượng, dễ đi vào lòng người và có sức tác động rất lớn đối với người mua.
- phương tiện biểu thị tình thái của tiếng Việt, ngoài từ tình thái ra còn có ngữ điệu.
- Việc thay đổi ngữ điệu trong câu sẽ làm cho ý nghĩa tình thái trong câu khác đi.
- NBLNA mặc dù không sử dụng từ tình thái thường xuyên như NBLNƯ nhưng vẫn thể hiện được phong cách bán hàng đầy nhiệt tình, sôi nổi, vui vẻ, thoải mái của mình thông qua ngữ điệu nói của họ.
- NBLNƯ đã phát huy tối đa hiệu quả của các từ tình thái, còn NBLNA sử dụng phối hợp nhiều phương tiện ngôn ngữ: ngữ điệu và từ tình thái.
- Tần số xuất hiện các loại từ tình thái của vai nam, nữ.
- Kết quả khảo sát các loại từ tình thái được vai nam, nữ sử dụng trong phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán được chúng tôi thể hiện ở bảng 2..
- Kết quả thống kê ở bảng 2 cho thấy các loại từ tình thái được vai nam nữ sử dụng ở phần dẫn nhập gồm: tình thái từ dùng để hỏi, tình thái gọi đáp, tình thái từ để giới thiệu hàng, tình thái cầu khiến và tình thái than phiền.
- Trong các loại từ tình thái đó, tình thái từ xuất hiện nhiều nhất ở nam là tình thái từ để giới thiệu hàng (chiếm 36,28.
- còn nữ là tình thái cầu khiến (chiếm 59,42.
- Đồng thời, bảng thống kê cũng cho thấy nam giới không sử dụng tình thái từ thể hiện thái độ than phiền, nữ giới có sử dụng.
- Để hiểu rõ hơn sắc thái nghĩa tinh tế của các loại tình thái từ được vai nam, nữ sử dụng, chúng tôi đi vào phân tích cụ thể:.
- Dùng tình thái từ để giới thiệu hàng Một trong những cách thức thu hút khách hàng của người bán ở phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp là sử dụng các từ tình thái đi kèm các từ chỉ nội dung để giới thiệu,.
- Bảng số lần xuất hiện và tỉ lệ các tình thái từ của vai nam, nữ.
- Giới tính Các tình thái từ.
- Tình thái từ dùng để giới thiệu hang.
- 2 Tình thái cầu khiến.
- 6,99 3 Tình thái.
- Tình thái từ dùng để hỏi.
- Tình thái kêu ca, than vãn.
- Tình thái từ nè.
- Trong các tình thái từ dùng để giới thiệu hàng thì nè là từ được NBLNA và NBLNƯ sử dụng nhiều nhất.
- Tình thái từ luôn.
- Tình thái từ này xuất hiện ở NBLNA nhiều hơn NBLNƯ, ở NBLNA là 38,82%, ở.
- Khảo sát phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp gắn với vai nam, nữ có luôn xuất hiện, chúng tôi xếp luôn vào từ tình thái dùng để giới thiệu hàng.
- Tình thái từ thôi.
- Tình thái từ này xuất hiện ở cả NBLNA và NBLNƯ.
- Tình thái từ à.
- Do đó, với sự xuất hiện của từ tình thái à, người bán dễ đạt được mục đích mà họ mong muốn.
- Có lẽ vì vậy mà tần số xuất hiện của tình thái từ à ở NBLNƯ nhiều hơn NBLNA, NBLNƯ chiếm 19,05%, trong khi NBLNA chỉ có 5,26%.
- Dùng tình thái từ với mục đích cầu khiến Cầu khiến là hành động được sử dụng khi người nói muốn người nghe thực hiện một điều gì đó sau khi nói.
- Trong cấu trúc của câu cầu khiến, ngoài các động từ có chức năng chuyển tải nội dung của hành động, yêu cầu của câu là vai trò của các tình thái từ..
- Theo khảo sát của chúng tôi, nữ sử dụng tình thái từ cầu khiến nhiều hơn nam.
- Tình thái từ cầu khiến.
- chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các loại tình thái mà nữ dùng ở phần dẫn nhập, chiếm 59,42%, còn nam xếp thứ hai, chiếm 32,86%.
- Ba tiểu từ tình thái cầu khiến được vai nam, nữ sử dụng nhiều ở phần dẫn nhập là đi, coi, nha.
- Trong ba tiểu từ tình thái đó, đi là từ được người bán nam, nữ sử dụng nhiều nhất, NBLNA chiếm 94,20%, NBLNƯ chiếm 93,01%..
- Riêng tình thái từ coi chủ yếu xuất hiện ở nữ, chiếm 6,99%, còn ở nam rất ít ỏi, chỉ có 2,17%..
- Tình thái từ đi.
- Qua tư liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy đi là từ tình thái xuất hiện nhiều nhất ở cả nam và nữ (người bán sử dụng là chủ yếu).
- Ngoài ra, đi còn có khả năng kết hợp với các tiểu từ tình thái khác để tạo nên nét nghĩa tình thái bổ sung rất tinh tế như: đi nè, cái đi….
- NBLNA chủ yếu sử dụng tình thái từ đi ở sắc thái thúc giục là chính, hầu như ít sử dụng tình thái từ đi ở sắc thái cầu khiến, nài nỉ.
- Tình thái từ coi.
- Khi xuất hiện với vai trò là tình thái từ cuối câu, coi biểu thị ý người nói muốn người nghe thực hiện điều mình nói đến và muốn chờ xem kết quả sẽ ra sao..
- Coi ở đây có nghĩa là xem nhưng dùng tình thái từ coi thì sắc thái địa phương được thể hiện rõ..
- c.Tình thái từ nha.
- Nha là tình thái từ biểu thị ý nhấn mạnh một cách thân mật để người đối thoại chú ý đến lời nói của mình.
- Tình thái từ này chỉ được nam sử dụng, chiếm 3,63%, nữ ít sử dụng.
- Tóm lại, cả ba từ tình thái đi, coi, nha đều có chức năng đứng cuối phát ngôn tạo mục đích cầu khiến ở hành động mời của người bán: cầu khiến thúc giục và cầu khiến nài nỉ.
- Tình thái từ đi xuất hiện nhiều nhất, tiếp đó là nha, cuối cùng là coi..
- Dùng tình thái gọi đáp.
- Trong hoạt động bán hàng, để gây được sự chú ý của người mua, mong tạo ở người mua hành động mua hàng, người bán thường sử dụng các tình thái từ có chức năng gọi.
- Người bán dùng các tình thái từ này trong trường hợp người mua không thực sự chú ý đến mặt hàng của mình, kêu gọi họ để lôi kéo, thu hút sự chú ý vào nội dung mình đang thông báo hoặc sắp sửa thông báo.
- Có thể nói, các tình thái từ gọi đáp trên được người bán sử dụng có một tầm quan trọng đặc biệt trong mục đích dẫn người mua tới trạng thái chú ý đến mặt hàng mình đang bán.
- Tình thái từ ê có thể đứng một mình..
- Riêng tình thái từ gọi đáp ơi chủ yếu đi sau từ chỉ người mua (SP2) tạo thành một tổ hợp từ dùng để gọi SP2 + ơi.
- Những từ dùng để hô người mua đứng trước tình thái từ ơi ở nam khác nữ.
- Những lời mời hàng, chào hàng của NBLNA khi xuất hiện tình thái gọi đáp ơi đã thể hiện được sự vồn vã, nhiệt tình trong phong cách bán hàng của nam.
- Dùng tình thái từ để hỏi.
- Trong phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp, tình thái từ dùng để hỏi được vai nam, nữ sử dụng với tỉ lệ gần tương đương nhau, nam chiếm 1,43%, còn nữ chiếm 1,60%.
- Tình thái từ hả.
- Tình thái từ nghen.
- Tình thái từ hẹ trong mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh được người bán dùng để ướm hỏi..
- Tình thái từ hen.
- Riêng phương ngữ Nam Bộ, từ trỏ người đối thoại có thể đứng sau tình thái từ.
- Tình thái từ hen còn có biến thể ngữ âm là he (36) Mua cá he?.
- Dùng từ hoặc tổ hợp từ tình thái thể hiện thái độ kêu ca, than vãn.
- Loại từ tình thái này chủ yếu được NBLNƯ sử dụng, chiếm 2,24%, NBLNA không sử dụng vì họ là người ít kêu ca, phàn nàn, khác nữ giới.
- Thái độ này được bộc lộ qua từ hoặc tổ hợp từ tình thái: trời, vậy trời..
- Tóm lại, các từ tình thái được vai nam, nữ sử dụng ngoài tính khác biệt so với các vùng khác về cách sử dụng, các nhân vật mua bán (nam, nữ) ở đây cũng có những cách sử dụng từ tình thái riêng trong giai đoạn đầu tiên thiết lập cuộc mua bán..
- Các từ tình thái đóng vai trò quan trọng trong phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán.
- Sự có mặt hay vắng mặt của từ tình thái sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển tải nội dung của lời dẫn nhập.
- Phân tích những khác biệt giới tính qua việc sử dụng từ tình thái ở phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp, chúng tôi nhận thấy, ngoài đặc điểm chung, hầu hết nam giới và nữ giới đều sử dụng nhiều các từ tình thái thuộc phương ngữ Nam Bộ, thì sự khác biệt cũng khá rõ.
- Nữ giới sử dụng từ tình thái thường xuyên hơn nam giới..
- Trong năm loại từ tình thái được vai nam, nữ sử dụng ở phần dẫn nhập gồm: tình thái từ dùng để hỏi, tình thái gọi đáp, tình thái từ để giới thiệu hàng, tình thái cầu khiến và tình thái than phiền, nữ giới sử dụng nhiều là các từ tình thái thể hiện sắc thái cầu khiến, nài nỉ và tình thái than phiền.
- Nam giới lại thiên về tình thái gọi đáp và tình thái thể hiện thái độ cầu khiến thúc giục.
- Có thể nói, nghiên cứu từ tình thái trong giao tiếp mua bán gắn với giới vẫn là một vấn đề cần được giới nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu thêm.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt