« Home « Kết quả tìm kiếm

Để tránh lặp lại từ ngữ trong viết bài luận tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp


Tóm tắt Xem thử

- ĐỂ TRÁNH LẶP LẠI TỪ NGỮ TRONG VIẾT BÀI LUẬN TIẾNG ANH.
- CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP.
- Cũng như hầu hết các chương trình đào tạo chuyên ngữ đại học tiếng Anh/Ngôn ngữ Anh của các trường đại học trong cả nước, sinh viên chuyên ngữ tiếng Anh Trường Đại học Đồng Tháp [12] sẽ phải học các học phần chuyên biệt rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn (paragraph) bằng tiếng Anh ở chương trình học năm thứ nhất và tiếp theo đó ở năm thứ hai trở đi sinh viên thực hành viết một bài luận (essay) hoàn chỉnh, có độ dài trung bình 300 - 400 từ, bao gồm những đoạn văn thành phần.
- Sinh viên sẽ lần lượt rèn luyện các kĩ thuật, chiến lược viết các thể loại luận văn khác nhau: trần thuật (narrative), miêu tả (descriptive), nhân - quả (cause and effect), analysis (phân tích), nghị luận (argument), so sánh-đối chiếu (compare-contrast), tiến trình (process), v.v...[1], [9].
- Theo Khung tham chiếu châu Âu (CEFR), kĩ năng viết là kĩ năng bắt buộc được đánh giá để xác định năng lực ngoại ngữ của người học.
- C2: Có thể viết được các loại văn bản phức tạp một cách mạch lạc, trôi chảy với phong cách viết và kết cấu văn bản phù hợp giúp cho người đọc nắm bắt được những điểm quan trọng..
- C1: Có thể viết được một cách mạch lạc, chặt chẽ các loại văn bản về những chủ đề phức tạp, nhấn mạnh những vấn đề quan trọng liên quan, mở rộng và minh chứng luận điểm ở chừng mực xác định thông qua những kiến giải, ví dụ minh họa và khái quát, tổng hợp đi đến kết luận phù hợp..
- B2: Có thể viết được một cách mạch lạc, chi tiết các loại văn bản về các chủ đề trong phạm vi hiểu biết, quan tâm của bản thân, tổng hợp và đánh giá thông tin, ý kiến, bình luận từ nhiều nguồn khác nhau..
- B1: Có thể viết được các loại văn bản mạch lạc về nhiều chủ đề quen thuộc trong phạm vi hiểu biết, quan tâm của bản thân bằng cách liên kết các yếu tố ngắn gọn, đơn lẻ thành chuỗi mạch văn bản..
- A2: Có thể viết được hàng loạt cụm từ và câu giản đơn kết nối với nhau bằng những từ nối như “và”,.
- A1: Có thể viết được những cụm từ và câu đơn lẻ..
- Phát triển kĩ năng viết luận tiếng Anh là một trong những mục tiêu cần đạt của người học tiếng Anh nói chung và của sinh viên chuyên ngữ tiếng Anh nói riêng.
- Đạt được kĩ năng này một cách thành thạo, bền vững chắc chắn là phải trải qua cả một quá trình rèn luyện lâu dài và bền bỉ bởi lẽ ngoài việc phải nắm vững các kiến thức về ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh, người học còn phải hiểu rõ đặc điểm kết cấu các thể loại bài luận, các cách thức diễn đạt ý tưởng theo chủ đề nội dung liên quan cũng như các phương thức liên kết văn bản một cách hợp lí theo chuẩn mực tiếng Anh.
- Hiển nhiên, cũng như tất cả các ngôn ngữ khác, tiếng Anh có hàng loạt các phương thức liên kết văn bản phổ quát như quy chiếu (reference), thay thế (substitution), tỉnh lược (ellipsis), nối kết (conjunction) và liên kết từ vựng (lexical cohesion) [4].
- Ngoài tác dụng cơ bản là liên kết văn bản, đảm bảo tính mạch lạc, hầu hết các phương thức này còn là những thủ pháp hữu hiệu giúp người viết tránh được hiện tượng.
- phải lặp đi lặp lại các từ ngữ hữu quan một cách nhàm chán, đơn điệu, cứng nhắc trong viết luận tiếng Anh;.
- cũng đồng thời còn thể hiện kĩ năng biết chủ động đa dạng hóa cấu trúc ngôn ngữ diễn đạt và khái quát hóa các luận điểm, ý tưởng cần trình bày của người viết..
- Đây cũng là cách chuyển nguồn từ ngữ tiêu cực (passive vocabulary) hay ít khi được sử dụng thành tích cực (active), tức là được người học sử dụng thường xuyên.
- Chính vì vậy, nâng cao khả năng sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương thức tránh lặp lại, nhắc lại từ ngữ trong ngữ cảnh liên quan khi viết luận tiếng Anh cần được chú ý và thường xuyên rèn luyện, nhất là đối với những sinh viên có kế hoạch tiếp tục tham gia các chương trình học ở các bậc học cao hơn, khi mà hình thức viết tiểu luận môn học và luận văn tốt nghiệp là bắt buộc trong chương trình đào tạo..
- Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến kĩ năng viết tiếng Anh của học viên Việt học ngoại ngữ tiếng Anh như v.v.
- Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng lặp lại từ ngữ trong viết luận tiếng Anh thì chưa có một công trình nào được công bố chính thức.
- Bài viết này sẽ tập trung phân tích và đề xuất một vài định hướng rèn luyện các phương thức tránh lặp lại từ ngữ dựa trên các bài thi viết luận tiếng Anh của sinh viên năm thứ 3, 4 chuyên ngữ tiếng Anh trong những năm vừa qua ở Trường Đại học Đồng Tháp.
- Tất cả những đoạn trích dẫn minh họa ở phần sau đều từ những bài viết luận tiếng Anh trong các kì thi cuối kì (kết thúc học phần/môn học) của các sinh viên nói trên.
- Vì bài khảo sát là bài thi cuối học kì (tại lớp), sinh viên không được sử dụng tài liệu tham khảo hay từ điển các loại, nên có thể hạn chế đến mức thấp nhất việc trích dẫn nguyên văn của các tác giả khác vào bài làm của sinh viên.
- Thông qua hơn 300 bài viết được khảo sát, có thể thấy rằng đa phần sinh viên chưa thật thành thục trong việc sử dụng các phương thức tránh lặp lại từ ngữ trong viết luận tiếng Anh và do vậy, giáo viên dạy kĩ năng viết tiếng Anh cần tiếp tục lưu ý thêm cho sinh viên về những phương thức cần thiết này..
- Để tránh phải lặp đi, lặp lại 2 đối tượng liên quan trong quá trình mô tả, so sánh, đối chiếu những tính chất, đặc điểm tương đồng và khác biệt của 2 đối tượng này - thường hay gặp trong dạng bài so sánh, đối chiếu, chẳng hạn như:.
- Trước hết, mĩ thuật và âm nhạc có thể phát triển tính sáng tạo của học sinh.
- Còn học âm nhạc, giáo viên sẽ dạy cho học sinh biết ca hát và sử dụng một số nhạc cụ).
- Có thể sử dụng phương thức quy chiếu hồi chỉ (anaphoric reference) bằng các đại từ, cụm từ quy chiếu “both”, “both of them” hoặc “they both” cho lần lặp lại thứ nhất và cặp từ quy chiếu đối ứng “the former … the latter…” cho lần lặp lại thứ 2 như sau:.
- Theo thống kê của khối ngữ liệu tiếng Anh [11],.
- “the former”, “the latter” với ý nghĩa quy chiếu được sử dụng với tần số cao trong các văn bản tiếng Anh học thuật (academic English).
- Thế nhưng, tỉ lệ bài viết có sử dụng cặp từ quy chiếu này chưa đến 5% trong tổng số bài được khảo sát..
- Để tránh lặp lại cả cụm động từ, phương thức tỉnh lược bằng trạng từ “so” nên được vận dụng, như trong các trường hợp sau:.
- (Tôi đã học được cách thức phát triển kĩ năng nói tiếng Anh lưu loát.
- Để nói được tiếng Anh lưu loát, tôi phải thực hành nói ở mọi nơi và mọi lúc khi có thể).
- Lược bỏ túc từ, tức sử dụng túc từ zero khi ngữ cảnh cho phép:.
- Many people may recognize this, but it is hard for them to quit smoking and drinking because of the pleasant feelings they have from smoking and drinking.
- However, it is time to quit smoking and drinking.
- Nhiều người có thể nhận biết được như vậy nhưng rất khó cho họ cai nghiện thuốc và rượu vì cảm giác dễ chịu đem lại cho họ từ thuốc và rượu.
- “to quit” chắc chắn là “smoking and drinking”, nên có thể lược bỏ nó như sau:.
- Many people may recognize this, but it is hard for them to quit because of the pleasant feelings they have from smoking and drinking.
- However, it is time to quit..
- Phương thức lược bỏ cũng có thể vận dụng trong trường hợp của trạng từ “also” khi mà thói quen chuyển dịch máy móc tương ứng 1-1 “cũng” từ tiếng Việt sang tiếng Anh thành “also” của nhiều sinh viên vẫn còn khá phổ biến.
- trường hợp nêu ra hoặc so với những trường hợp thông thường, hay là với trước kia.
- (ii) như mọi trường hợp thông thường, mặc dầu hoàn cảnh, điều kiện trong trường hợp nêu ra là khác thường.
- (iii) như những trường hợp tương tự, theo nhận định chủ quan của người nói .
- Thế nhưng “also” trong tiếng Anh chỉ có một nghĩa duy nhất là “cộng thêm” [6, 34], chứ không mang nghĩa so sánh nào đó như “cũng” ở nghĩa (i), (ii), (iii) trong tiếng Việt.
- Do vậy, “also” trong ví dụ (6) nên lược bỏ..
- Đặc biệt là khi đã có những từ/cụm từ đồng nghĩa khác như “in addition”, “besides”, “furthermore” hoặc.
- (Ngoài ra, tiền cũng có thể làm cho tâm trí thoải mái..
- Chúng ta có thể sử dụng tiền để đi du lịch ở đâu đó sau thời gian làm việc cực nhọc).
- Tương tự, phương thức lược bỏ cũng phát huy tốt tác dụng tránh lặp lại từ ngữ cho tổ hợp “There is/are/was/were” trong ví dụ tiêu biểu sau:.
- (Từ năm 1995 đến năm 2000, có 6 trường hợp bạo lực gia đình gây chết người.
- Sử dụng từ ngữ đồng nghĩa (synomym), gần nghĩa (near-synomym) hoặc khái quát (superordinate) khi có thể..
- Nhờ mạng liên kết mà chúng ta có thể nhìn thấy được các loài sinh vật và những điều kì lạ mà ta chưa từng biết đến.
- “Internet” trong đoạn trên có thể được thay thế bằng các cụm từ đồng nghĩa và gần nghĩa như “the/this tool”, “the/this network/link”, “the/this invention”:.
- Với cụm từ khái quát “this new invention”, ngoài việc tránh lặp lại từ “internet”, người viết hoàn toàn có thể chèn thêm từ ngữ phụ nghĩa như.
- Thay chỗ cho thành phần phụ nghĩa “new” còn có thể là “helpful”,.
- Thói quen chuyển dịch máy móc 1-1 “có thể”.
- trong tiếng Việt sang tiếng Anh thành “can” của sinh viên đã dẫn đến hiện tượng lặp từ trong đoạn viết sau:.
- Một cô gái khi kết hôn với người nước ngoài có thể mở rộng kiến thức cũng như được xuất cảnh ra nước ngoài.
- Ngoài ra, cô ấy còn có thể đến tham quan thành phố xinh đẹp Quebec với những tòa nhà và nhà hàng nổi tiếng..
- Đồng thời, cũng có thể biết được quá trình hình thành và phát triển đất nước đó.
- Ví dụ như, cô có thể biết được rằng Canada sử dụng 2 ngôn ngữ chính thống là tiếng Anh và tiếng Pháp).
- Tất cả các trường hợp của “can” trong đoạn văn đều có ý nghĩa là “khả năng có thể xảy ra (possibility), nên chúng có thể được thay thế bằng một trong những động từ tình thái khác có nét nghĩa tương đương là.
- “could”, “may”, “might” hoặc những cấu trúc, cụm từ, đồng nghĩa/gần nghĩa như: “It’s (is) possible for her to discover.
- v.v… Cũng nhờ vậy, “she” trong “she can” vô hình trung được tránh phải lặp đi lặp lại trong đoạn văn..
- Việc sử dụng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa-phụ nghĩa càng hữu ích khi mà từ ngữ trọng tâm/chủ điểm nội dung cần phải lặp lại khá dài ở mỗi đoạn của thân bài (body paragraphs) trong toàn bài văn.
- Theo đó, các cụm từ như “this good habit”, “this daily practice”,.
- “the foregoing routine”, “the above-mentioned habit”,.
- “the habit mentioned above”, “the habit in question”,.
- “this working mode”, “this working style” nên được thay thế cho lần lặp lại lần 2 (đoạn 2) và 3 (đoạn 3) của.
- “getting up early in the morning…” trong phần minh họa sau:.
- For example, …(Trước hết, thức dậy sớm vào buổi sáng bắt đầu ngày làm việc giúp làm việc có hiệu quả..
- Vào sáng sớm người ta thường cảm thấy tinh thần thanh thản, nên công việc bắt đầu vào lúc này có thể thuận lợi.
- Getting up early is always good for … (Thứ hai, thức dậy sớm vào buổi sáng bắt đầu ngày làm việc cung cấp cho người ta nguồn năng lượng mới.
- Finally, getting up early in the morning and starting the day’s work is also good for developing people’s brains.
- Their brains are in resting status when they sleep, and it is also a period for recovering their brains.
- (Cuối cùng, thức dậy sớm vào buổi sáng bắt đầu ngày làm việc cũng rất tốt cho việc phát triển não bộ.
- Sử dụng các loại câu phức, câu ghép tích hợp thông tin từ nhiều câu đơn cũng là một phương thức nữa để tránh lặp lại từ vựng, như các trường hợp của đại từ nhân xưng như “she” trong (12a), và “also”,.
- “their brains” trong (13a)..
- “love and marriage” nhằm tránh lặp lại đại từ nhân xưng “she” cũng như cả mệnh đề “she loves”.
- Trong (11c), cụm danh từ “the worldwide connection” thay thế “People all over the world are connected by” nhằm tránh “people” đi liền kề nhau cũng như rút gọn mệnh đề trong câu này..
- For instance, she loves to live in Canada and then with love and marriage to a Canadian it is possible for her to live there..
- Ngữ hóa mệnh đề (chuyển mệnh đề thành ngữ đoạn) cũng có thể giúp ích cho việc tránh lặp lại từ vựng.
- trong (14b) “to live” và “my suffering” nhằm tránh lặp lại đại từ “I”..
- For instance, she loves to live in Canada and then by falling in love and getting married to a Canadian it is possible for her to live there..
- Sau đây là một số trường hợp thường được sử dụng khác trong các bài luận tiếng Anh của sinh viên, được liệt kê bên A và B là những lựa chọn thay thế gợi ý với nghĩa tương đương nhằm tránh hiện tượng lặp đi, lặp lại trong nội bộ một đoạn văn hoặc toàn bài văn.
- Lẽ dĩ nhiên, tùy theo ngữ cảnh cụ thể, người viết có thể sẽ phải chuyển đổi những thành phần, cú pháp liên quan của câu sao cho đảm bảo tính chuẩn xác về mặt ngữ pháp..
- it is/was caused by.
- in the same way.
- in the same fashion.
- should (nên) It is advisable/helpful (for someone to do.
- it is a good idea (for someone to do.
- it is worth (doing.
- Nói tóm lại, nâng cao ý thức và thường xuyên rèn luyện kĩ năng tránh lặp đi, lặp lại các từ ngữ mà vẫn đảm bảo tính liên kết văn bản trong viết luận tiếng Anh cho sinh viên và người học tiếng Anh nói chung là điều cần thiết.
- Trên tinh thần đó, bài viết đã xem xét, phân tích các trường hợp cụ thể và đề xuất các biện pháp cần được lưu ý vận dụng nhằm giúp sinh viên nắm được các phương thức biết chủ động tránh phải lặp lại các từ vựng liên quan một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Ngoài việc sử dụng lớp đại từ nhân xưng tương ứng, sinh viên cần thường xuyên kết hợp áp dụng các phương thức khả thi khác, đặc biệt là: (i) cặp từ đối ứng “the former, …the latter”, (ii) từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa-phụ nghĩa hoặc từ ngữ mang nghĩa khái quát, (iii) lược bỏ túc từ, cũng như các từ ngữ khác khi ngữ cảnh cho phép, (iv) sử dụng các dạng câu phức-hợp, và (v) danh hóa động từ hoặc ngữ hóa mệnh đề..
- Đỗ Minh Hùng (2011), Một số đề xuất nâng cao kĩ năng viết luận tiếng Anh của sinh viên.
- Lê Thị Hằng (2013), Phân tích nhu cầu học kĩ năng viết tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ tại Trường ĐH Quảng Bình

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt