« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG.
- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.
- Có thể nói, việc khẳng định vị thế ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt sẽ giúp cho tiếng Việt có điều kiện được bảo vệ, phát triển và hiện đại hóa, trở thành công cụ giao tiếp chung của toàn dân tộc Việt Nam, giúp cho việc nâng cao dân trí của người dân Việt Nam.
- Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng vị thế quốc gia của tiếng Việt chính là phải giáo dục và truyền bá tiếng Việt, trong đó chú trọng tới giáo dục tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số, giúp cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có thể sử dụng tốt tiếng Việt, phục vụ cho sự phát triển của cộng đồng..
- Giáo dục tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số ở Việt Nam gồm hai nội dung cơ bản, đó là: giáo dục tiếng Việt để nắm vững và sử dụng tốt tiếng Việt với tư cách là công cụ giao tiếp chung (dạy – học tiếng Việt) và giáo dục bằng tiếng Việt (dạy học bằng tiếng Việt).
- Quyết định 153-CP của Thủ tướng chính phủ năm 1969 “Tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều cần học và dùng tiếng, chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cả nước.
- Nhà nước cần ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số học, biết nhanh tiếng, chữ.
- Luật giáo dục năm 2005 “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường”.
- .v.v… Như vậy, trong nhà trường, người dân tộc thiểu số được đảm bảo quyền bình đẳng trong việc được học tiếng Việt và được học các môn khoa học khác bằng tiếng Việt như người Kinh.
- Tuy nhiên, nhiều năm qua, việc giáo dục tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thụ hưởng giáo dục tiếng Việt của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn còn thấp..
- Dân tộc Khmer là dân tộc chiếm số đông thứ hai tại An Giang (sau dân tộc Kinh).
- Riêng tại huyện Tịnh Biên, dân tộc Khmer có đến 35.570 người (chiếm tỉ lệ 29,36% dân số toàn huyện), sinh sống chủ yếu ở 5 xã Văn Giáo, Vĩnh Trung, Tân Lợi, An Hảo và An Cư..
- Đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Khmer còn nhiều khó khăn, chủ yếu sống bằng nông nghiệp, buôn bán nhỏ và làm thuê.
- Tình trạng học sinh nghỉ học giữa chừng khá phổ biến..
- Thực trạng giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer huyện Tịnh Biên.
- Việc dạy - học tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer đã được ngành giáo dục tỉnh và huyện quan tâm từ nhiều năm nay bằng nhiều việc làm như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lí, bố trí giáo viên giảng dạy là người dân tộc Khmer hoặc phải am.
- hiểu nhiều mặt về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Khmer và biết tiếng Khmer trong quá trình quản lí và giáo dục.
- bên cạnh đó là việc tổ chức tăng cường dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer chuẩn bị vào lớp 1 đối với trẻ chưa qua mẫu giáo..
- Việc giảng dạy tiếng Khmer cũng được đưa vào thực hiện theo Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục dân tộc, Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, Quyết định số 28/2005/QĐ- BGD&ĐT ngày 30/8/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tạm thời Chương trình tiếng Khmer ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
- Tiếng Khmer được dạy chủ yếu cho học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5 với thời lượng 2 tiết/tuần theo chương trình sách giáo khoa Tiếng Khmer mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- hơn nữa, còn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số phụ huynh người dân tộc Khmer trên địa bàn.
- Số lượng học sinh dân tộc Khmer được học tiếng Khmer đã tăng đáng kể qua các năm học, cụ thể như sau ( bảng 1)..
- Việc tổ chức dạy học tiếng Khmer trong trường phổ thông đã có tác động tích cực đối với việc tiếp thu tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer.
- Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là năng lực tiếng mẹ đẻ có sẵn của học sinh Khmer không.
- Số lượng học sinh được học tiếng Khmer.
- Số học sinh dân tộc từ lớp 3-5 được học tiếng Khmer.
- giúp cho việc dạy - học tiếng Việt cũng như cho việc nắm kiến thức các môn học khác trong những ngày đầu đến trường.
- Vì vậy, đối với học sinh dân tộc Khmer, tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ xa lạ và học sinh vẫn “đứng ngoài những gì xảy ra” trong lớp học chỉ dạy và học bằng tiếng Việt.
- Do đó, việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer huyện Tịnh Biên vẫn chưa đạt được hiệu quả cao..
- Đặc biệt là những học sinh lớp 1 chưa qua lớp mẫu giáo 5 tuổi sẽ rất khó khăn khi tham gia vào quá trình học tập.
- Những số liệu được cung cấp từ Phòng Giáo dục huyện Tịnh Biên cho thấy việc thụ hưởng giáo dục tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer hiện nay vẫn còn thấp..
- Số lượng học sinh dân tộc Khmer trong 3 năm học ở cấp TH và THCS.
- Năm học Số học sinh dân tộc Khmer Tiểu học THCS.
- Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng số lượng học sinh Khmer đi học giảm thiểu mạnh qua mỗi cấp học.
- Số lượng học sinh dân tộc Khmer đến trường ở cấp THCS thấp hơn nhiều so với TH và tăng không đáng kể so với cùng cấp.
- Điều đó cho thấy, mức độ thụ hưởng giáo dục tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer huyện Tịnh Biên vẫn còn thấp.
- Một bộ phận khá lớn học sinh dân tộc Khmer đã bỏ học khi chuyển từ cấp TH sang cấp THCS vì nhiều nguyên nhân.
- Học sinh không muốn học tiếp vì nhận thấy bản thân đã đủ khả năng để lao động kiếm tiền phụ giúp gia đình.
- “Không có tiền” là một lí do chủ yếu được phụ huynh dân tộc Khmer viện dẫn để lí giải cho việc bỏ học của con em.
- Bởi vì, trong những năm qua, nhà nước đã tạo những điều kiện tối đa cho việc tiếp cận giáo dục của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng với những chính sách hỗ trợ về chi phí học tập, cho vay ưu đãi, học bổng, trợ cấp sinh hoạt,… Sự thật là, nguyên nhân khiến các em rời bỏ trường học là do các em không thể theo kịp chương trình học và cảm thấy chán nản.
- Sự khác biệt trên các cấp độ ngôn ngữ khiến cho học sinh Khmer khi học tiếng Việt gặp rất nhiều khó khăn và thường có thói quen chuyển mã sang tiếng Khmer.
- Điều này khiến cho các em tiếp thu chậm hơn so với học sinh người Kinh cùng lớp.
- Nhất là đối với những học sinh không có trình độ tiếng Khmer căn bản thì việc tiếp thu một ngôn ngữ thứ hai lại càng trở nên khó khăn hơn..
- Có thể thấy rõ tình trạng học tập của học sinh dân tộc Khmer huyện Tịnh Biên khi xem xét một vài số liệu về chất lượng học tập.
- Trong 3 năm gần đây, tỉ lệ học sinh.
- Khmer xếp loại Trung Bình, Yếu vẫn chiếm khá lớn trong tổng số học sinh Khmer đến trường..
- Chất lượng học tập của học sinh dân tộc Khmer trong 3 năm học ở cấp Tiểu học và THCS Cấp học.
- Chất lượng giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer huyện Tịnh Biên mặc dù có tăng nhờ sự phối hợp nhiều biện pháp nhưng nhìn chung vẫn còn thấp.
- Tỉ lệ học sinh Yếu, Kém ở cấp THCS cao hơn so với cấp TH..
- Nếu như ở TH hoàn toàn không có học sinh Khmer xếp loại Kém thì sang cấp THCS, việc tồn tại vài chục học sinh dân tộc xếp loại Kém hàng năm là một gánh nặng đối với ngành giáo dục địa phương.
- Tỉ lệ học sinh xếp loại Khá ở cấp THCS tăng dần nhưng tỉ lệ học sinh Giỏi lại giảm dần.
- Hơn nữa, tỉ lệ học sinh xếp loại Kém ở cấp THCS mặc dù có giảm nhưng vẫn còn.
- Một điều đáng lưu ý là, trong vòng 3 năm, tỉ lệ xếp loại học sinh ở TH và THCS có sự dao động lớn.
- Nếu như năm học tỉ lệ học sinh dân tộc Khmer xếp loại Yếu ở cấp TH tăng đột biến (từ 16,5% lên đến 21,7%) thì đến năm học tỉ lệ này lại giảm mạnh còn 13,3%.
- Ở cấp THCS, nếu như tỉ lệ học sinh Giỏi giảm từ 9% chỉ còn.
- Điều này cho thấy rằng, việc duy trì chất lượng học tập của học sinh dân tộc Khmer huyện Tịnh Biên vẫn chưa được đảm bảo..
- Nếu xét riêng về chất lượng học tập môn tiếng Việt - môn học công cụ để tiếp thu các môn học khác, tình hình còn đáng lo ngại hơn ở chỗ, tỉ lệ học sinh Khmer xếp loại yếu cao hơn mặt bằng chung đến khoảng 6%.
- Tỉ lệ học sinh Khmer xếp loại Yếu tập trung nhiều ở lớp 1 và có xu hướng giảm dần qua các lớp tiếp theo.
- Nguyên nhân là vì một số học sinh lớp 1 chưa qua lớp mẫu giáo 5 tuổi nên rất khó khăn để theo kịp các bạn trong lớp.
- Trong khi đó, số học sinh Khá được duy trì khá ổn định qua các lớp.
- Chất lượng học tập môn tiếng Việt của học sinh Khmer Tiểu học Khối.
- Chất lượng môn học tiếng Việt.
- Bài kiểm tra là công cụ xác thực nhất để đo lường chất lượng dạy - học tiếng Việt cho học sinh Khmer trong nhà trường bởi vì chính nó thể hiện rõ nhất năng lực tiếng.
- Việt của học sinh cũng như những yếu kém cụ thể về tiếng Việt.
- Khảo sát bài kiểm tra của học sinh dân tộc Khmer cấp tiểu học cho thấy những lỗi tiếng Việt thường mắc như sau:.
- Lỗi chính tả: Đây là loại lỗi phổ biến ở bài làm của học sinh dân tộc Khmer.
- trun bình, học sinh ->.
- Lỗi dùng từ rất ít bởi vì học sinh Khmer thường dùng các từ rất đơn giản, chủ yếu là các từ có chủ đề về thầy cô, bạn bè và gia đình.
- Đôi mắt bạn xanh lơ, v.v.Có thể thấy, mặc dù số lượng từ dùng sai ít xuất hiện nhưng qua đó cũng phản ánh khả năng dùng từ của học sinh dân tộc Khmer cấp tiểu học còn yếu..
- Những phân tích bài làm của học sinh dân tộc Khmer đã phản ánh năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer, thể hiện rõ ràng nhất ở năng lực viết.
- Đó là một minh chứng xác thực về chất lượng học tập tiếng Việt của học sinh Khmer.
- Việc nâng cao chất lượng dạy - học tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer trước hết cần phải được bắt đầu từ việc chú trọng hướng dẫn những sự phân biệt nói trên và sửa chữa những lỗi sai thường gặp cho học sinh.
- Nhìn chung, việc dạy - học tiếng Việt và dạy - học bằng tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer huyện Tịnh Biên vẫn chưa đạt hiệu quả cao và kết quả chưa thật sự ổn định.
- Việc nghiên cứu hình thức và phương pháp dạy học tiếng Việt phù hợp cho học sinh dân tộc Khmer An Giang là điều cần phải được nghiên cứu và đưa vào thực hiện.
- Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy tiểu học vùng dân tộc Khmer huyện Tịnh Biên cũng là điều cần phải được quan tâm.
- Giáo viên hầu như không được chuẩn bị kiến thức và phương pháp dạy tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai của học sinh.
- Trong khi đó, bản thân học sinh dân tộc Khmer lại có những đặc thù nhất định về hoàn cảnh sống, về ngôn ngữ, về văn hóa, tâm lí.
- Do đó, việc vận dụng những kiến thức, phương pháp sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh dân tộc Khmer là điều cần phải được nghiên cứu thêm.
- Đặc biệt là việc xử lí bài học sao cho hợp lí trong một lớp có cả học sinh người Kinh và học sinh người Khmer với nhiều trình độ khác nhau là điều luôn gây khó khăn cho giáo viên đứng lớp.
- Quan sát tiết học có sự tham gia của học sinh dân tộc Khmer cho thấy rằng, so với học sinh dân tộc Kinh trong lớp, học sinh Khmer có thái độ thụ động hơn trong học tập.
- Giáo viên đã có cố gắng bằng việc bố trí học sinh Khmer trong các nhóm hoạt động chung với học sinh người Kinh, tuy nhiên, các em thường chỉ quan sát bên ngoài mà ít tham gia thảo luận.
- Trong các hoạt động trò chơi hoặc sân khấu hóa, học sinh Khmer thường chỉ đảm nhận các vai phụ, ít hoặc không có câu thoại.
- Học sinh Khmer thường phải nhìn vở nhau để cùng chép và thường viết không kịp thời gian quy định..
- Để đảm bảo thời lượng tiết dạy cũng như theo kịp nội dung chương trình, người giáo viên đứng lớp buộc phải ưu tiên cho đa số học sinh người Kinh trong lớp, số học sinh Khmer còn lại thường được giáo viên kềm cặp ở những tiết phụ đạo sau..
- Trong khi đó, việc giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt lại tỏ ra ít hiệu quả do học sinh dân tộc Khmer không đủ năng lực tiếng Việt để tiếp thu kiến thức môn học.
- Theo nhận định của lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Tịnh Biên: “Giáo viên chỉ có thể sử dụng được các phương pháp dạy học, giao tiếp với học sinh có hiệu quả và tích cực hơn khi các em được học bằng chính ngôn ngữ mà các em hiểu”.
- Mặc dù vậy, số giáo viên có thể trực tiếp đứng lớp dạy được 2 thứ tiếng rất ít, chỉ có 15 người trong tổng số 86 cán bộ giáo viên là người dân tộc Khmer của toàn huyện.
- Có thể thấy rằng, mô hình giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer ở huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đã được áp dụng từ nhiều năm nay, song, tỏ ra ít hiệu quả.
- Thực trạng giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer đã và đang đặt ra nhiều vấn đề, cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Hệ thống giáo dục hiện tại (chương trình, phương pháp, sách giáo khoa) buộc những học sinh dân tộc phải học được kĩ năng đọc viết cơ bản bằng thứ tiếng mà chúng chưa nói và hiểu được trong gia đình.
- Thực tế này một lần nữa cho thấy rằng việc giáo dục tiếng Việt cho đồng bào dân tộc như.
- Phương pháp tiếp cận giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ chính là sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc Khmer là ngôn ngữ chính trong giảng dạy và tiếng Việt sẽ được dạy như ngôn ngữ thứ hai ở mầm non, lớp 1 và lớp 2 tiểu học.
- Từ lớp 3, tiếng Việt sẽ được đưa vào cùng với tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ giảng dạy..
- Đến cuối lớp 5, học sinh sẽ có khả năng sử dụng hai thứ tiếng và đọc/viết được cả hai thứ tiếng, đồng thời sẽ đạt chuẩn chương trình quốc gia.
- Phương pháp tiếp cận này giúp học sinh dân tộc Khmer vượt qua được rào cản ngôn ngữ và là biện pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn trong dạy – học tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer huyện Tịnh Biên hiện nay, bởi vì “Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học hiệu quả và tích cực hơn khi học sinh được học bằng ngôn ngữ mà trẻ hiểu.
- Hỗ trợ học sinh phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ là tạo điều kiện cho phát triển trí tuệ và điều đó cũng giúp trẻ học tốt hơn ngôn ngữ thứ hai”.
- hơn hết là cần đào tạo một đội ngũ giáo viên đủ năng lực sư phạm và năng lực tiếng Khmer, kiến thức chuyên môn và những hiểu biết văn hóa, tâm lí dân tộc để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục dân tộc của địa phương..
- Trần Trí Dõi (2003), Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng đồng bào dân tộc miền núi ba tỉnh phía Bắc .
- Vũ Thị Thanh Hương (2011), Tình hình dạy - học và sử dụng tiếng Việt trong trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt