intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cái nhìn của nhà văn về hiện thực cuộc sống qua ngôn ngữ miêu tả nhân vật

Chia sẻ: Trương Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

114
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảm nhận đầu tiên của người đọc về nhân vật, đó là cái ấn tượng trực quan về diện mạo bên ngoài. Trong đó, ngôn ngữ miêu tả chính là yếu tố làm nên cái cảm nhận đầu tiên ấy. Để có được những hình ảnh ấn tượng về ngoại hình cho nhân vật, nhà văn phải sử dụng linh hoạt những nhóm từ gần gũi, thân thuộc với con người, như nét mặt cử chỉ, điệu bộ, tư thế, những bộ phận của thân thể; nhóm từ ngữ biểu đạt về quần áo như chất liệu, kiểu cách, màu sắc vải... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là qua cái nhìn của nhà văn, những ngôn từ đó sẽ đem đến cho người đọc những khoái cảm thẩm mỹ về hiện thực cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cái nhìn của nhà văn về hiện thực cuộc sống qua ngôn ngữ miêu tả nhân vật

Số 8 (226)-2014<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> 77<br /> <br /> NGÔN NGỮ VỚI VĂN CHƯƠNG<br /> <br /> CÁI NH N CỦA NH VĂN VỀ HIỆN THỰC C ỘC SỐNG<br /> QUA NGÔN NGỮ MIÊU TẢ NHÂN VẬT<br /> (Khảo sát ua một số tru ện ngắn ti u biểu của Việt Nam)<br /> WRITER'S VIEWPOINT TOWARDS THE REALITY OF LIFE<br /> THROUGH CHARACTER-DESCRIBING LANGUAGE<br /> (in some exemplary Vietnamese short stories )<br /> ĐỖ THỊ HIÊN<br /> (TS; Viện Ngôn ngữ học)<br /> VŨ THỊ NGUYỆT<br /> (ThS; Trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh)<br /> Abstract: Describing is a form of art which helps the writer define vigorously the life. Short<br /> story is a kind of literature with concise language. The paper has analysed some typical<br /> descriptive passages, thus clarifing the role of language in expressing the viewpoint - the way an<br /> author sees the reality of life.<br /> Key words: viewpoint; descriptive language.<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> từ vựng và được hiểu là: “Dùng ngôn ngữ hoặc một<br /> Văn học, với sứ mệnh to lớn của mình, luôn tìm phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác<br /> đến những hình thức nghệ thuật nhằm biểu hiện sinh có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế<br /> động cuộc sống, một trong những hình thức nghệ giới nội tâm của con người”[2].Từ góc độ của người<br /> thuật đắc dụng đó là thủ pháp miêu tả. Thông qua sáng tác, nhà văn Bùi Hiển cũng đưa ra một ý kiến<br /> ngôn ngữ miêu tả và một số hình thức nghệ thuật khá xác đáng về cách làm văn miêu tả như sau: “Khi<br /> khác, nhà văn sẽ bộc lộ quan điểm tư tưởng nghệ miêu tả người viết phải nhìn bằng con mắt bên trong<br /> thuật và tư tưởng chủ đề tác phẩm của mình. Nhà mới thấy rõ được đối tượng. Mình có thấy rõ mới<br /> văn có thể dung bất cứ phương tiện ngôn ngữ nào để làm người đọc thấy rõ. Mình có thấy rõ mới lẩy ra<br /> miêu tả nhưng những phương tiện đó phải đạt tới được những cái chủ yếu để làm nổi bật trong mấy<br /> đích là làm cho nhân vật, cho cảnh, cho người sống nét bút gọn và sắc không tỉa tót tỉ mỉ rườm rà. Đôi<br /> động. Đặc biệt với truyện ngắn là “truyện của những ba nét phác gây được ấn tượng có thể thay được một<br /> khoảnh khắc”, các đoạn tả cần phải tạo được sức gợi đoạn tả dài. Vậy phải chọn chữ và biết dùng khéo<br /> lớn, nó phải “đánh thức và cuốn hút cả năm giác hình dung từ, và biết cách làm văn sao cho hợp với<br /> quan của người đọc” (theo D.Boulanger). Tuy nhiên, nhịp điệu của ý nghĩa, tình cảm, cử chỉ hành<br /> hiện nay, trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ động”.[1]. Như vậy, dù là từ góc độ nhà văn hay là<br /> thông tin, các phương tiện thông tin nghe nhìn, người nhà nghiên cứu, các ý kiến đều khẳng định giá trị của<br /> đọc, đặc biệt, đối tượng là học sinh, sinh viên khi đọc đoạn văn miêu tả phụ thuộc cơ bản vào việc ngôn<br /> thường bỏ qua thành phần ngôn ngữ này. Trong giới ngữ đã được sử dụng như thế nào trong đoạn văn đó.<br /> hạn bài viết, chúng tôi muốn bàn luận sâu về vai trò<br /> Khái niệm nh n vật trong tác phẩm văn<br /> của ngôn ngữ miêu tả chân dung nhân vật trong mối chương<br /> liên hệ với điểm nhìn của nhà văn trong tác phẩm<br /> Khái niệm “nhân vật” chỉ là đối tượng được nói<br /> của mình.<br /> đến, còn “tính cách”, “tính cách điển hình” là bao<br /> hàm sự đánh giá về chất lượng tư tưởng - nghệ thuật<br /> Khái niệm miêu tả<br /> Khái niệm miêu tả đã được đề cập đến trong của đối tượng đó. Nhân vật và tính cách thuộc về nôi<br /> cuốn “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên. Ở dung, còn biện pháp thể hiện chúng cho sinh động<br /> đó, miêu tả với tư cách là một khái niệm có ý nghĩa hấp dẫn lại thuộc về hình thức của tác phẩm, và hình<br /> <br /> 78<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> thức đó là những chi tiết để miêu tả nhân vật sự kiện.<br /> Khi miêu tả nhân vật, phải tả cả ngoại hình nhân vật<br /> (gồm hành dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ…có<br /> thể tả trực tiếp bằng ngôn ngữ nhà văn, hoặc tả gián<br /> tiếp qua ngôn ngữ, qua cái nhìn nhân vật khác, có thể<br /> tả tập trung nhưng cũng có thể tả rải rác, xen kẽ trong<br /> tác phẩm) và tả hành động nhân vật (qua ngôn ngữ<br /> trực tiếp của nhà văn hoặc gián tiếp qua nhân vật<br /> khác). Nói về vai trò quan trọng của nhân vật trong<br /> “Một số kinh nghiệm viết văn của tôi”, Tô Hoài đã<br /> nói một cách trừu tượng như sau: “Đã gọi là viết<br /> truyện từ một bút kí đến một truyện dài, dù mỗi thể<br /> khác nhau, nhưng cột cái và vật liệu dựng lên nhà ở<br /> thì ở đâu cũng giống nhau: tre, gỗ, vôi, cát. Ở một<br /> sáng tác chỉ là nhân vật và những vấn đề của nhân<br /> vật tức là con người và sự hoạt động trong cuộc đời<br /> họ…<br /> Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải<br /> quyết hết thảy trong một sáng tác [1].<br /> Theo đó thì, chân dung nghệ thuật của nhân vật là<br /> vấn đề trung tâm của tác phẩm. Nó được nảy sinh<br /> trên cơ sở toàn bộ những phương tiện phong cách<br /> học ngôn ngữ có liên quan đến nhân vật. Chân dung<br /> này đòi hỏi người viết không chỉ miêu tả diện mạo,<br /> hành động bên ngoài mà còn phải miêu tả cả những<br /> diễn biến tình cảm, tâm trạng, trạng thái bên trong<br /> của nhân vật. Qua sự miêu tả, người đọc còn thấy<br /> được mối quan hệ của nhân vật này với nhân vật<br /> khác, cũng như cách nói năng suy nghĩ của nhân vật<br /> và quan trọng hơn là thấy được cái nhìn, hay nói một<br /> cách khác là thấy được cách đánh giá của nhà văn về<br /> hiện thực cuộc sống.<br /> 2. Cái nh n- cách đánh giá của nhà văn về<br /> cuộc sống<br /> Cái nhìn của nhà văn trong tác phẩm văn học - có<br /> thể được hiểu là điểm nhìn“Point of view” và được<br /> hiểu theo hai nghĩa. Hiểu theo nghĩa đen thì “Point<br /> of view” là điểm nhìn, đó là điểm quan sát, vị trí<br /> thuận mà từ đó chúng ta (người viết và người đọc)<br /> có hứng thú đưa mắt nhìn [4]. Thay cho sự trình bày<br /> một quang cảnh dường như đã diễn ra ở khoảng<br /> cách xa mọi người tiếp nhận, chúng ta có thể tăng<br /> cường sự cuốn hút bằng cách đưa vào đoạn tả một vị<br /> trí thuận lợi. Ví dụ, trong “Báo hiếu trả nghĩa cha”,<br /> Nguyễn Công Hoan, đã đem đến cho độc giả một<br /> cái nhìn cận cảnh khi ông cho các nhân vật định tả<br /> xuất hiện ở vị trí thuận lợi nhất. Trong câu truyện, tác<br /> <br /> Số 8 (226)-2014<br /> <br /> giả đã nhập vào vai một vị khách mời trong ngày giỗ<br /> linh đình để tận mắt nhìn thấy cái vỏ bọc chí hiếu,<br /> công minh, lễ phép, sang trọng, oai vệ, mà cực kì bất<br /> hiếu, bần tiện , xỏ xiên của thằng con trai- ông chủ<br /> hãng ô tô Con cọp. Cái nhìn ở vị trí thật gần nên có<br /> những chi tiết thật đắt giá để lột trần cái bản chất đểu<br /> cáng của y. Từ tình trạng của cái “bụng phưỡn” cho<br /> đến bộ quân áo được “xếp nếp” cẩn thận, rồi đến bộ<br /> ria con kiến được “sửa khéo như vẽ” và đặc biệt là<br /> nụ cười lúc nào cũng chực “tóe ra” ở cửa miệng.<br /> Còn nhà văn Nam Cao lúc vẽ chân dung nhân<br /> vật Hộ (Đời thừa), khi anh ta đang đọc một đoạn văn<br /> hay chắc hẳn ông phải ngồi ngay đối diện nhân vật<br /> thì mới cảm thấy thật rõ từng chi tiết rằng nhân vật<br /> của ông đang rất say sưa và rất sung sướng: “Hắn<br /> đang đọc chăm chú quá. Đôi lông mày rậm của hắn<br /> châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Đôi<br /> mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn.<br /> Đôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố<br /> sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng<br /> tắp cũng bóng lên như vậy”(Nam Cao).<br /> Như trên đã nói, miêu tả nhân vật không chỉ miêu<br /> tả diện mạo, hành động bên ngoài, mà còn phải miêu<br /> tả những diễn biến tình cảm, tâm trạng, trạng thái<br /> bên trong của nhân vật. Vì vậy, để có thể giúp người<br /> đọc cảm nhận được những hành động, tâm tư, suy<br /> nghĩ của nhân vật mà mình định tả, nhiều khi nhà<br /> văn phải hóa thân cùng nhân vật. Khi đó, nhà văn<br /> không đứng ở một vị trí tĩnh tại mà quan sát (như hai<br /> cách tả trên) mà “điểm nhìn” góc nhìn cùng một lúc<br /> dõi theo hoạt động của nhân vật. Ví dụ, trong “Bí<br /> mật một khu rừng”, Hoàng Bình Trọng đã tả nhân<br /> vật thầy mo Đèo Văn Sằn bị các em thiếu niên lấp<br /> cửa hang Thần Núi làm cho lão mất phương hướng<br /> không tìm được đường ra. Trong tình huống ấy, nhà<br /> văn cũng như bị lạc cùng nhân vật để cảm nhận và<br /> miêu tả chính xác cái tâm trạng hoảng loạn vì quá<br /> mê muội và sợ hãi của y: “Một điều đen đủi nữa là<br /> lão mất phương hướng. Quãng đường lão đi từ cửa<br /> hang vào khá xa, qua nhiều ngóc ngách, những dấu<br /> hiệu có thể nhận được trong ánh sáng thì trong bóng<br /> tối thành ra vô tích sự. Lão ì ạch qua được vài ngõ<br /> nhỏ, rồi vì sợ quá đáng, nhẽ đi ra thì lão lại đi vào.<br /> Đi mãi, đi mãi, chân lão đụng phải một khe nước.<br /> Lão quờ quạng một lúc rồi vượt qua được , cứ thế<br /> lão tiến sâu vào. Đùng một cái, lão sờ thấy hai bên<br /> vách hang có những gì nhọn như bàn chông, dày<br /> <br /> Số 8 (226)-2014<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> đặc đâm vào tay vào vai lão. Biết lạc đường, Đèo<br /> Văn Sằn định lần trở ra. Nhưng bây giờ lão đã đi<br /> vào “vùng cấm địa của Diêm Vương” rồi trở ra làm<br /> sao nữa? Lão lại sờ soạng tìm được một lối mới,<br /> nhưng đi thêm được vài chục bước, thầy mo đụng<br /> phải một vật gì thối hoắc, mềm nhũn, to bằng cái cột<br /> nhà. Lão rú lên như bị thiên lôi sắp giáng lưỡi tầm<br /> sét vào đầu”(Hoàng Bình Trọng).<br /> Ý nghĩa thứ hai của điểm nhìn là một thái độ ,<br /> một quan điểm. Miêu tả ra sao? Tả như thế nào? Tả<br /> cái gì? … là do quan điểm,thái độ của người viết[4].<br /> Hay nói một cách khác, đó chính là cách nhìn của tác<br /> giả trước hiện thực cuộc sống. Trong một truyện<br /> ngắn có thể có một “điểm nhìn” nhưng có thể có rất<br /> nhiều cách nhìn khác nhau. Những cách nhìn như<br /> những vệ tinh xung quanh nhân vật, soi tỏ nhân vật,<br /> hành động sự kiện… dưới nhiều góc độ.<br /> Truyện ngắn là loại hình tự sự trong đó các thủ<br /> pháp kể và tả, người kể chuyện và điểm nhìn của<br /> người kể chuyện giữ vai trò quan trọng. Người kể<br /> chuyện là người tham gia vào câu chuyện như một<br /> nhân vật. Là người chứng kiến mọi chuyện và kể lại,<br /> là người xem xét, đánh giá các nhân vật và sự kiện<br /> trong tác phẩm. Thật ra, chính tác giả là người kể<br /> chuyện, nhưng thông thường tác giả ít tự mình trực<br /> tiếp kể mà thường chọn những cách kể sau:<br /> 1.Kể ở ngôi thứ nhất: nhân vật người kể chuyện<br /> xưng “tôi”, kể chuyện về mình hay về người khác.<br /> Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” sẽ đóng vai trò<br /> trung tâm giữ quyền kể chuyện từ đầu đến cuối<br /> chuyện và những nhân vật khác sẽ được miêu tả từ<br /> điểm nhìn của người kể chuyện. Ví dụ truyện ngắn<br /> “Bức tranh” và “Mảnh trăng cuối rừng” của<br /> Nguyễn Minh Châu.<br /> 2.Tạo cho nhân vật nào đó chức năng trần thuật.<br /> Ví dụ truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu<br /> tốc hành” của Nguyễn Minh Châu.<br /> 3. Kể theo quan điểm nhân vật: người kể chuyện<br /> ẩn kín và đứng sau nhà văn. Người kể chuyện không<br /> xuất hiện nhưng biết hết mọi chuyện. Trường hợp<br /> này chuyện được kể từ ngôi thứ ba( Mảnh trăng cuối<br /> rừng của Nguyễn Minh Châu)<br /> Trong nhiều truyện ngắn, các nhà văn thường kết<br /> hợp cả ba cách, vì thế giọng điệu phong phú hơn.<br /> Với cách kết hợp cả ba cách kể trên thì cách nhìn<br /> nhận đối tượng tả sẽ phong phú hơn, có nhiều suy<br /> xét hơn, nhân vật sẽ được tả ở nhiều góc độ hơn. Từ<br /> <br /> 79<br /> <br /> những cách nhìn nhận khác nhau, người viết sẽ lựa<br /> chọn cách tả nào đó cho phù hợp (tả động hay tĩnh,<br /> cụ thể hay trừu tượng, tả thực hay cường điệu). Và<br /> qua đó, tác giả bộc lộ rõ quan điểm của mình đối với<br /> đối tượng được miêu tả.<br /> Khi tả về bà Tư - vợ Bá Kiến trong truyện ngắn<br /> Chí Phèo, chỉ trong một đoạn văn ngắn, người kể<br /> chuyện đã thể hiện rất nhiều cách nhìn khác nhau.<br /> Từ khía cạnh thẩm mĩ, thì nhà văn tả vẻ đẹp phồn<br /> thực phây phây của bà. Từ quan điểm đạo đức thì ta<br /> lại thấy màu sắc đánh giá được thể hiện rất rõ khi<br /> ông viết: cái mắt cái miệng hơi tí thì cười toe toét,<br /> trông đĩ lắm. Đó là một vẻ đẹp lẳng lơ. Bên cạnh đó<br /> điểm nhìn của người kể chuyện còn di chuyển cái<br /> nhìn sang cho nhân vật Cụ Bá khi nhìn bà vợ thứ tư<br /> của mình: “khác gì nhai miếng thịt bò lựt xựt khi gần<br /> rụng hết răng”. “Sao bà ấy còn trẻ quá! Gần 40 tuổi<br /> rồi mà trông còn phây phây, còn phây phây quá đi<br /> nữa! Cụ năm nay đã ngoài sáu mươi. Già yếu quá,<br /> nghĩ mà chua xót. Giá thế thì bà ấy cũng già cho<br /> xong. Bà ấy lại cứ trẻ cứ phây phây, cứ đẹp như mới<br /> ngoài hai mươi tuổi, mà sao đa tình. Nhìn thì thích<br /> nhưng mà tưng tức lạ. Khác gì nhai miếng thịt bò lựt<br /> xựt khi gần rụng hết răng. Mắt bà, miệng bà có<br /> duyên, nhưng trông đĩ lắm. Hơi một chút thì cười toe<br /> toét, tít cả mắt lại, cái má thì hây hây”.(Nam Cao)<br /> Trở lại với nhân vật thằng con trai bất hiếu- nhà<br /> tư sản- ông chủ hãng ô tô Con cọp, trong“Báo hiếu<br /> trả nghĩa cha” ta nhận ngay ra thái độ khinh bỉ, nhạo<br /> báng của Nguyễn Công Hoan đối với nhân vật thông<br /> qua cách tả người mang bút pháp trào phúng. Thông<br /> qua nhân vật, ông còn tố cáo, đả kích sâu cay cái xã<br /> hội đảo điên, đã tung hô, đã sùng bái, tô son cho<br /> những kẻ vô lương tâm như thế.<br /> Sự miêu tả trực tiếp ngoại hình của nhân vật đi<br /> theo lối nào, theo tính chất nào, cụ thể hay trừu<br /> tượng, khách quan hay chủ quan, tả thực hay cường<br /> điệu, tản mạn hay tập trung…xét cho cùng là phụ<br /> thuộc vào điểm nhìn, vào bút pháp mà nhà văn và ý<br /> đồ tư tưởng nghệ thuật của tác giả.<br /> Hãy so sánh cách tả của hai nhà văn qua hai đoạn<br /> văn:<br /> Cách tả thứ nhất: “Bà bới tóc ngỏng lên đỉnh<br /> đầu, ngồi ngửa bụng ra, chống hai tay lại đằng sau<br /> mà thở(…) bà nằm đó nhưng thoạt trông đố ai dám<br /> bảo là một người. Nếu người ta chưa nom rõ cái mặt<br /> <br /> 80<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> phị, cái cổ rụt, cái chân nung núc và bốn chân ngắn<br /> chùn chùn…” (Nguyễn Công Hoan).<br /> Cách tả thứ hai: “Thân thể trẻ tươi và dẻo dai<br /> của nàng vươn cong dưới bóng cây và tấm áo mảnh<br /> căng sát để phô hẳn những đường mềm mại”<br /> (Thạch Lam).<br /> Với cách tả thứ nhất ta nhận ra ngay bút pháp<br /> châm biếm của Nguyễn Công Hoan. Tác giả đã từ<br /> góc nhìn của một kẻ thường dân nhìn vào sự phè<br /> phỡn no đủ của quan bà qua thân hình phì nộn. Hàng<br /> loạt những từ ngữ tượng hình để diễn tả thân xác trần<br /> trụi, thô kệch, sỗ sàng của nhân vật. Từ quan điểm<br /> “đời người cũng là một sân khấu hài kịch. Con<br /> người trên sân khâu hài kịch ấy là con người tha<br /> hóa, vật hóa, phi nhân tính”. Nguyễn Công Hoan,<br /> qua đoạn văn trên đã đem đến cho chúng ta một bức<br /> tranh biếm họa về một quan bà. Đoạn văn chỉ gồm<br /> ba câu mà đã gây nên một ấn tượng rất xấu về nhân<br /> vật. Ngay từ câu đầu tiên với sự tiếp nối của hàng<br /> loạt động từ, có kèm theo những trạng ngữ, bổ ngữ<br /> như: “bới tóc ngỏng lên”, “ngồi ngửa bụng”,<br /> “chống hai tay ra đằng sau mà thở”, “nằm đó” để<br /> tô đậm các ấn tượng về một mụ đàn bà vừa đanh đá<br /> chua ngoa , vừa xấu xa thô kệch. Tuy vậy, nếu chỉ<br /> dừng lại ở đấy người ta vẫn có thể nghĩ đấy là con<br /> người. Nhưng đến câu thứ ba thì rõ ràng không có<br /> câu thứ hai người ta đồ rằng nhà văn đang miêu tả<br /> một con lợn, với hàng loạt những danh từ chỉ bộ<br /> phận có kèm theo các tính từ làm định ngữ và những<br /> từ láy giàu sức gợi hình: “cái mặt phị”, “cái cổ rụt”,<br /> “cái chân nung núc”, “bốn chân ngắn chùn chùn”.<br /> Bút pháp châm biếm giúp Nguyễn Công Hoan<br /> vẽ lên bức biếm họa, với những nét táo bạo, tô đậm<br /> những đặc điểm của nhân vật, mang lại một tiếng<br /> cười cay độc, khinh bỉ, chứa chất lòng căm phẫn với<br /> những bọn ăn trên ngồi trốc.<br /> Trái lại ở bức tranh thứ hai lại được Thạch Lam<br /> thể hiên qua bút pháp lãng mạn. Với quan niệm<br /> “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ len lỏi khắp hang<br /> cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường, công<br /> việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà<br /> không ai ngờ tới…”, nhà văn đã miêu tả cô Nga<br /> bằng một tấm lòng, trân trọng thân mến. Chính vì<br /> vậy, mà đọc đoạn văn ta như được chiêm ngưỡng<br /> một bức tranh thuốc nước thanh nhẹ nét bút mền<br /> mại, màu sắc dịu dàng. Cũng là những từ ngữ giàu<br /> sức gợi hình, gợi cảm nhưng không mang chất<br /> <br /> Số 8 (226)-2014<br /> <br /> cường điệu phóng đại đậm tính chất chủ quan như<br /> đoạn văn thứ nhất, ở đây những từ ngữ như: “trẻ<br /> tươi”, “dẻo dai”, “vươn cong”, “mềm mại” lại là<br /> một thứ ngôn ngữ thanh thoát ôm sát cảnh ngộ và<br /> tâm trạng của nhân vật. Nó như mở ra cho ta con<br /> đường đi vào thế giới cảm giác của con người. Và<br /> đằng sau bức tranh, ta thấy một Thạch Lam với một<br /> tâm hồn hết sức tinh tế, nhạy cảm, một tấm lòng biết<br /> nâng niu tất cả những cái đẹp giản dị đơn sơ của<br /> cuộc sống.<br /> 3. Cảm nhận đầu tiên của người đọc về nhân vật,<br /> đó là cái ấn tượng trực quan về diện mạo bên ngoài.<br /> Trong đó, ngôn ngữ miêu tả chính là yếu tố làm nên<br /> cái cảm nhận đầu tiên ấy. Để có được những hình<br /> ảnh ấn tượng về ngoại hình cho nhân vật, nhà văn<br /> phải sử dụng linh hoạt những nhóm từ gần gũi, thân<br /> thuộc với con người, như nét mặt cử chỉ, điệu bộ, tư<br /> thế, những bộ phận của thân thể; nhóm từ ngữ biểu<br /> đạt về quần áo như chất liệu, kiểu cách, màu sắc<br /> vải… Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là qua cái<br /> nhìn của nhà văn, những ngôn từ đó sẽ đem đến cho<br /> người đọc những khoái cảm thẩm mĩ về hiện thực<br /> cuộc sống!<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1992), Các nhà<br /> văn nói về văn, tập 2, Nxb TPM.<br /> 2. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt<br /> , Trung tâm Từ điển học Hà Nội, Nxb Đà Nẵng.<br /> 3. Fredrick Crew, Hand book The Random House,<br /> Newyork, Edition: 6th, (December 1, 1991)<br /> 4. http//en.wikipedia.org/wiki/point of view<br /> (literature), Page 1 of 2<br /> 5. Trần Đình Sử (2000), Lí luận và phê bình văn<br /> học, Nxb Giáo dục, H,.<br /> 6. Kate Hambugrger (2004), Logic học về các thể<br /> loại văn học, (Vũ Hoàng Hoàng Địch, Trần Ngọc<br /> Vương dịch), Nxb ĐHQG Hà Nội.<br /> Nguồn ngữ liệu<br /> 7. Nam Cao (1995), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb<br /> Văn học. H, 1995<br /> 8. Nguyễn Công Hoan (1992), Tuyển tập Nguyễn<br /> Công Hoan, Nxb VH, H,.<br /> 9. Thạch Lam (1992), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb<br /> VH, H,.<br /> 10. Hoàng Bình Trọng (1996), Bí mật khu rừng,<br /> Nxb Kim Đồng, H,.<br /> (Ban Biªn tËp nhËn bµi ngµy 14-06-2014)<br /> <br /> Số 8 (226)-2014<br /> <br /> NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG<br /> <br /> 81<br /> <br /> HỘP THƯ<br /> Trong tháng 7/2014, NN & ĐS đã nhận được thư, bài của các tác giả: Nghiêm Hồng Vân,<br /> Trần Thị Hường, Nguyễn Huy Phòng, Nguyễn Đăng Sửu, Hoàng Thị Yến (Hà Nội); Nguyễn<br /> Khắc Bảo (Bắc Ninh); Hoàng Văn Giang, Nguyễn Thanh Minh, Mai Thị Hảo Yến (Thanh Hóa);<br /> Ngô Đình Phương, Trương Xuân Tiếu (Nghệ An); Nguyễn Lai, Hoàng Thị Ánh Tuyết (Tp<br /> HCM); Mạc Tử Kỳ (Trung Quốc).<br /> Tòa soạn NN & ĐS xin cảm ơn sự cộng tác của quý vị và các bạn.<br /> NN & ĐS<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0