« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số ghi nhận về nguồn gốc của từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA.
- MỘT SỐ GHI NHẬN VỀ NGUỒN GỐC CỦA TỪ XƯNG HÔ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM.
- Từ xưng hô trong Phật giáo là vốn từ được sử dụng trong xưng hô giao tiếp của cộng đồng người theo đạo Phật và được xem như là một trong những bộ phận quan trọng góp phần tạo nên ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Việt.
- Vì thế, việc nghiên cứu sử dụng lớp từ này không những góp phần chứng minh sự giàu đẹp của vốn từ vựng tiếng Việt mà còn nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đồng thời, việc nghiên cứu nguồn gốc của lớp từ xưng hô này sẽ cho chúng ta cái nhìn mới về sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và sự đón nhận của một dân tộc có nền văn minh lúa nước trọng tình..
- Trước hết, chúng tôi xin giới thuyết về khái niệm.
- “Từ xưng hô” trong bài viết này được hiểu theo nghĩa rộng, là “các từ, ngữ, các cấu trúc ngôn ngữ (trong đó từ đóng vai trò cơ bản) được sử dụng để xưng hô giao tiếp” [4, tr.21].
- Ở bài này, chúng tôi tập trung khảo sát từ xưng hô trong Phật giáo.
- Cũng như lớp từ vựng tiếng Việt, lớp từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi.
- vốn từ có nguồn gốc ngoại lai như: ngôn ngữ Sanskrit, ngôn ngữ Hán và phần còn lại là ngôn ngữ Việt..
- Từ xưng hô Phật giáo có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit.
- Sau khi thống nhất Ấn Độ, do mỗi địa phương dùng một ngôn ngữ riêng nên người ta phải lấy tiếng Sanskrit để giao lưu trong trao đổi hàng hóa.
- Khảo sát và nghiên cứu lớp từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam qua kinh sách thư tịch của nhà Phật, các cổ bản còn lưu lại bằng chữ Sanskrit, chữ Hán, chúng tôi nhận thấy lớp từ xưng hô này không có nhiều như bây giờ, chỉ có một số từ: Thế Tôn, Như Lai, Bậc Thiện Thệ, bậc vô thượng y vương, bậc đạo sư… để tôn xưng Đức Phật và một số từ được dùng để các đệ tử của Đức Phật xưng hô lẫn nhau như:.
- tôn giả, hiền giả, huệ mạng, trưởng lão, tì kheo, đại đức, sa môn, sa di, bạch y, ưu bà tắc, ưu bà di… Khi đạo Phật mới truyền vào Việt.
- Nam thì từ xưng hô trong Phật giáo được sử dụng một cách hạn chế như: trưởng lão, sa môn, đại đức, tì kheo, tì kheo ni, đại sư, sa di, sa di ni, ưu bà tắc, ưu bà di…Thế nhưng trong số những từ xưng hô này vẫn còn lưu lại âm gốc tiếng Sankrit, theo cách lấy lại âm đầu hoặc cuối như:.
- -“Bud” được lấy lại âm ở phần đầu của chữ Buddha và đọc trệch âm thành “Bụt”..
- Nếu đọc “bí khưu” là lấy lại âm hoàn toàn, còn đọc “tì khưu” thì được lấy lại âm cuối, tức âm “ khu” đọc trệch âm thành “khưu”..
- Bhikhuni” dịch là bí khưu ni, tì khưu ni hoặc tì kheo ni, nếu đọc là “ bí khưu ni” thì được lấy lại âm hoàn toàn, còn đọc là “tì khưu ni” thì chỉ lấy lại phần sau “ khuni”, đọc chệch âm là “khưu ni”..
- “Sramana” dịch là sa môn, tức lấy lại phần đầu và giữa, tức “srama” và được đọc chệch âm thành “sa môn”.
- “Upasaka” dịch là Ưu bà tắc, ưu bà tắc là lấy lại âm ở phần đầu và giữa, tức “Upasa” và được đọc chệch âm thành “ưu bà tắc”.
- còn “ Upasika” dịch là ưu bà di cũng vậy, tức khi đọc đã lấy lại âm “Upasi”.
- Chính sự lấy lại âm gốc Sankrit là phần nào đã minh chứng cho Phật giáo truyền trực tiếp vào Việt Nam bằng đường thuỷ của các nhà truyền giáo Ấn Độ không phải từ Trung Hoa sang.
- Điều này cũng đã góp phần chứng minh cho ngài Khương Tăng Hội truyền giáo ở Việt Nam rồi mới sang Trung Hoa [10].
- Khi khảo sát, chúng tôi còn thấy rằng, lớp từ vựng này dùng để hô (gọi) nhiều hơn xưng, và do phạm vi được sử dụng là trong cộng đồng Phật giáo nên mang nghĩa hẹp nhiều hơn nghĩa rộng, về phong cách thì nói chiếm số lượng nhiều hơn viết.
- Xưng hô trong giao.
- tiếp Phạm vi sử dụng Phong cách.
- Xưng Hô Rộng Hẹp Viết Nói.
- 13 Ưu bà tắc – Upasaka.
- 14 Ưu bà di – Upasika.
- Từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam có nguồn gốc từ tiếng Hán.
- Phật giáo được truyền vào Trung Quốc theo đường bộ (Bắc truyền) niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (năm 67 TL), đời vua Minh Đế nhà Hậu Hán.
- Vì thế, lớp từ xưng hô trong Phật giáo Trung Quốc đã hòa nhập vào dòng chảy văn hóa dân tộc, tạo nên sự phong phú của lớp từ này.
- Để rồi từ đó, lớp từ này đã được truyền sang Việt Nam theo con đường truyền giáo, thương mại và cả sự giao thoa văn hóa Trung - Việt..
- Từ vựng tiếng Việt nói chung, lớp từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam nói riêng qua quá trình tiếp biến, giao lưu văn hóa giữa hai quốc.
- gia đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc truyền bá Phật giáo của các tổ sư người Hoa, đặc biệt là Phật giáo nhà Đường.
- Thêm vào đó, chữ Hán là chữ viết chính của dân tộc ta trong suốt mấy ngàn năm, hầu hết kinh sách, thư tịch, sớ giấy, đối liễn, văn bia… của Phật giáo Việt Nam đều dùng chữ Hán nên sự ảnh hưởng đó là tất nhiên.
- Lớp từ xưng hô này phần lớn là danh từ làm phương tiện xưng hô như: hòa thượng, tiểu hòa thượng, giáo thọ sư, yết ma sư, sư phụ, sư đệ, sư huynh, đàm việt, tín thí, cư sĩ, cận sự nam, cận sự nữ… Tuy nhiên, một số từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam có sự cải biên bằng cách mượn yếu tố Hán nhưng đảo ở trật tự như: sư tôn, thượng tọa chủ sám, hòa thượng viện chủ, hoà thượng trú trì, trưởng lão hòa thượng, đại đức tăng ni…với lớp từ có nguồn gốc ngôn ngữ Hán này, chúng tôi đã thống kê có tới 81 từ và thấy rằng từ dùng để hô (gọi) cũng được dùng nhiều hơn xưng, về phạm vi sử dụng thì từ mang nghĩa hẹp chiếm số lượng lớn, còn về phong cách gần như tương đồng giữa nói và viết.
- STT Từ gốc Hán Xưng hô trong giao tiếp Phạm vi sử dụng Phong cách.
- Từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam có nguồn gốc thuần Việt.
- Trong lớp từ xưng hô Phật giáo Việt Nam có một số từ có nguồn gốc thuần Việt, điều này ít nhiều cũng minh chứng cho sự xuất hiện từ rất sớm của Phật giáo trong lòng dân tộc Việt - một dân tộc với nền văn minh lúa nước, luôn cầu Phật trời gia hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
- Từ xưng hô trong Phật giáo có nguồn gốc thuần Việt chịu ảnh hưởng của đại từ nhân xưng tiếng Việt như: tôi, ta, mình, ngài, nó,.
- hắn, họ, chúng ta, chúng tôi…và danh từ thân tộc: ông, bà, bố, chú, thím, cô, dì, bác, con, anh, chi, em,… Phần còn lại là danh xưng trong Phật giáo như: nhà sư, nhà chùa, sư thầy, thầy cả, thầy tiểu, chú tiểu, chú điệu, sư ông , sư cụ, thầy chùa, sư anh, sư chị, sư em, sư cháu… Trong lớp từ ngữ xưng hô Phật giáo Việt Nam có nguồn gốc từ ngôn ngữ Việt, chúng tôi nhận thấy có hai nhóm sau đây:.
- Nhóm từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam mang tính thuần Việt như: nhà chùa, nhà sư, sư thầy, thầy cả, thầy cô, thầy tiểu, chú tiểu, chú điệu, ôn, thầy, cô, tiểu, thầy tu….
- Khi khảo sát về lớp từ này, chúng tôi thống kê được 55 từ thuần Việt, thế nhưng trong giao tiếp từ dùng để hô vẫn nhiều hơn xưng, về phạm vi sử dụng thì lại mang nghĩa rộng nhiều hơn hẹp, còn về phong cách nói lại có số lượng nhiều hơn viết.
- Xưng hô trong giao tiếp.
- Phạm vi sử.
- Qua khảo sát, thống kê của chúng tôi thì từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam có khoảng 150 từ, trong đó từ có nguồn gốc ngôn ngữ Sankrit có 14 từ (chiếm 9.
- từ có nguồn gốc ngôn ngữ Hán có 81 từ (chiếm 54.
- và từ có nguồn gốc ngôn ngữ Việt có 55 từ (chiếm 37%)..
- Nghiên cứu về nguồn gốc của lớp từ này cho chúng tôi nhận định rằng:.
- 1) Phật giáo Việt Nam không chỉ chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa mà còn chịu ảnh hưởng từ sự truyền giáo trực tiếp của các nhà sư Ấn Độ - những người theo các thuyền thương gia vào Việt Nam để truyền đạo Phật..
- 2) Lớp từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam có nguồn gốc ngôn ngữ Việt nói lên rằng: đạo Phật vào Việt Nam rất sớm và đã ăn sâu trong tiềm thức, lối sống của người dân Việt.
- Đồng thời, Phật giáo cũng đã hòa quyện vào văn hóa xưng gọi của người Việt.
- Điều này đã được thể hiện qua các đại từ nhân xưng và các danh từ thân tộc tham gia vào lớp từ xưng hô trong Phật giáo.
- và ngược lại một số danh từ vốn là phương tiện xưng trong cộng đồng Phật giáo cũng đã trở thành ngôn ngữ toàn dân..
- 3) Sự phong phú và linh hoạt trong phạm vi sử dụng của lớp từ xưng hô Phật giáo Việt Nam cũng được thể hiện qua các sắc thái khác nhau của từ địa phương (từ chỉ sử dụng trong.
- Đặc biệt hơn, lớp từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam đã trở thành ngôn ngữ toàn dân, điều này đã minh chứng cho sự hòa quyện giữa Phật giáo và dân tộc như hình với bóng, tạo nên nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt đồng thời làm phong phú thêm cho lớp từ xưng hô tiếng Việt..
- Trương Thị Diễm (2013), Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc, Nxb Văn học..
- “Từ xưng hô trong Phật giáo”, Trường ĐHKH Huế..
- Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb giáo dục Việt Nam..
- Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Thuận Hoá.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt