intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về biến đổi khí hậu của nông dân trồng lúa tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ: Nguyễn Văn Mon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

157
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về biến đổi khí hậu của nông dân trồng lúa tỉnh Sóc Trăng trình bày nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu nhận thức của nông dân trồng lúa và vai trò của nguồn thông tin trong việc hình thành nhận thức về biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về biến đổi khí hậu của nông dân trồng lúa tỉnh Sóc Trăng

Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br /> <br /> Tập 50, Phần D (2017): 9-18<br /> <br /> DOI:10.22144/jvn.2017.048<br /> <br /> PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br /> CỦA NÔNG DÂN TRỒNG LÚA TỈNH SÓC TRĂNG<br /> Hồ Thanh Tâm<br /> Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 07/03/2017<br /> Ngày nhận bài sửa: 27/04/2017<br /> Ngày duyệt đăng: 28/06/2017<br /> <br /> Title:<br /> Determinants of rice farmers'<br /> perception on climate change<br /> in Soc Trang province<br /> Từ khóa:<br /> Biến đổi khí hậu, nguồn thông<br /> tin, nhận thức, nông dân trồng<br /> lúa, tỉnh Sóc Trăng<br /> Keywords:<br /> Climate change, information,<br /> perception, rice farmer, Soc<br /> Trang province<br /> <br /> ABSTRACT<br /> This study is aimed to understand rice farmers’ perception on climate change<br /> and to determine the role of information in structuring risk perception on<br /> climate change, especially salinity intrusion in Soc Trang province – one of<br /> the coastal regions in the Mekong Delta of Vietnam facing to climate<br /> vulnerability and sea level rise. Data collection is based on the cross-section<br /> data of 125 households in the surveyed area of Long Phu and Tran De district<br /> in Soc Trang province in the 2014 – 2015 rice crops. The study indicated that<br /> rice farmers in study site have become increasingly conscious of local climate<br /> change, more specifically change in temperature, rainfall and salinity<br /> intrusion with the proportion of 72.8%, 81.6% and 54.4% of the total<br /> surveyed farmers, respectively. Using the binary logistic model analysis, the<br /> study indicated that the key factors significantly influencing perception<br /> include farmers’ socio-economic characteristics such as the level of<br /> education, experience and agro-ecological settings such as access to water<br /> resource. In addition, the sources of information including mass media,<br /> agriculture extension services and social networks also play a crucial role in<br /> enhancing rice farmers’ perception of climate variability in terms of<br /> temperature, rainfall and salinity intrusion as well as its impacts on local rice<br /> production.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu nhận thức của nông dân trồng lúa và<br /> vai trò của nguồn thông tin trong việc hình thành nhận thức về biến đổi khí<br /> hậu (BĐKH), đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn, ở tỉnh Sóc Trăng – một<br /> trong những tỉnh ven biển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dễ bị tổn<br /> thương bởi tình trạng BĐKH và nước biển dâng. Dữ liệu được thu thập thông<br /> qua điều tra khảo sát 125 hộ nông dân trồng lúa tại huyện Long Phú và Trần<br /> Đề tỉnh Sóc Trăng trong vụ lúa năm 2014 – 2015. Kết quả nghiên cứu cho<br /> thấy các hộ nông dân trồng lúa ở hai huyện này ngày càng có nhận thức cao<br /> về BĐKH, đặc biệt là nhận thức rõ rệt về thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và<br /> hiện tượng thời tiết cực đoan như tình hình xâm nhập mặn với tỷ lệ chiếm<br /> 72,8%, 81,6% và 54,4% trong tổng số hộ được khảo sát. Bằng việc sử dụng<br /> mô hình hồi quy logit nhị thức, nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến<br /> quá trình nhận thức, bao gồm các đặc điểm kinh tế xã hội của nông hộ như<br /> trình độ học vấn, kinh nghiệm và vị trí của ruộng lúa. Bên cạnh đó, các nguồn<br /> thông tin mà người dân tiếp cận thông qua các phương tiện truyền thông, các<br /> chương trình tập huấn khuyến nông của địa phương và công ty vật tư nông<br /> nghiệp, và các mối quan hệ xã hội thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc<br /> hình thành nhận thức của nông dân về BĐKH cũng như các tác động của nó<br /> lên sản xuất lúa ở địa phương.<br /> <br /> Trích dẫn: Hồ Thanh Tâm, 2017. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về biến đổi khí hậu của<br /> nông dân trồng lúa tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50d: 9-18.<br /> 9<br /> <br /> Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br /> <br /> Tập 50, Phần D (2017): 9-18<br /> <br /> Trước đây đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về<br /> nhận thức đối với BĐKH cũng như mối liên hệ<br /> giữa nhận thức và hành vi thích ứng ở các quốc gia<br /> châu Phi (Maddison, 2007; Gbetibouo, 2009;<br /> Mertz et al., 2009; Gandure et al., 2013), ở Mỹ<br /> (Leiserowitz, 2006; Niles et al., 2013) và châu Á<br /> (Kim et al., 2011; Uddin et al., 2014; Lasco et al.,<br /> 2015). Theo Osberghaus et al. (2010), việc tiếp<br /> nhận thông tin sẽ làm tăng mức độ nhận thức về sự<br /> khắc nghiệt và tổn thương của các rủi ro về BĐKH<br /> và nhận thức của các cá nhân sẽ trở nên cao hơn so<br /> với các cá nhân không tiếp nhận được thông tin<br /> nào. Hơn nữa, các nguồn thông tin càng chính xác<br /> và cụ thể đến từng cá nhân sẽ có hiệu quả hơn<br /> trong quá trình nhận thức và thực hiện các giải<br /> pháp thích ứng (Klein et al., 1999). Do đó, mục<br /> tiêu chính của nghiên cứu là xác định mức độ ảnh<br /> hưởng của các nguồn thông tin mà người nông dân<br /> tiếp nhận được đến nhận thức về BĐKH, đặc biệt<br /> là tình trạng xâm nhập mặn trên địa bàn nghiên<br /> cứu.<br /> <br /> 1 GIỚI THIỆU<br /> Biến đổi khí hậu (BĐKH) liên quan đến sự<br /> nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là vấn đề<br /> môi trường đang rất được quan tâm. Nó đã và đang<br /> tác động trực tiếp không chỉ đến các hoạt động<br /> trong nền kinh tế mà còn đến các hoạt động sản<br /> xuất nông nghiệp và vấn đề an ninh lương thực<br /> (UNFCCC, 2001). Trong đó, Việt Nam được đánh<br /> giá là một trong những quốc gia ở khu vực Đông<br /> Nam Á có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng của<br /> BĐKH bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như<br /> hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn, và nước biển dâng<br /> (Yusuf và Francisco, 2009). Cụ thể, đồng bằng<br /> sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng<br /> bằng dễ bị ảnh hưởng và tổn thương nhất do mực<br /> nước biển dâng. Theo đánh giá các kịch bản phát<br /> thải của BĐKH đến năm 2100, một số khu vực của<br /> ĐBSCL có nguy cơ bị ngập lụt nghiêm trọng bởi<br /> mực nước biển dâng 1 m (Le Anh Tuan, 2010).<br /> Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (2011),<br /> năm 2010 ĐBSCL có khoảng 3,94 triệu ha đất<br /> trồng lúa, chiếm khoảng 52,68% tổng diện tích đất<br /> trồng lúa cả nước. Đây cũng là một trong những<br /> vùng sản xuất nông nghiệp chính của quốc gia, với<br /> tỷ lệ đóng góp của sản xuất gạo chiếm đến 40%<br /> tổng giá trị GDP trong lĩnh vực nông nghiệp (Bộ<br /> Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT),<br /> 2011). Ở ĐBSCL, vào mùa cạn khi lượng nước từ<br /> thượng nguồn về thấp cùng với thủy triều xuất hiện<br /> mang nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng làm<br /> ảnh hưởng nghiêm trọng và gây khó khăn cho sản<br /> xuất nông nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt trong bối<br /> cảnh của BĐKH và mực nước biển dâng. Tình<br /> trạng xâm nhập mặn đang và sẽ ngày càng trở nên<br /> nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sản xuất lúa của<br /> các tỉnh ven biển, trong đó có tỉnh Sóc Trăng. Nếu<br /> mực nước biển dâng cao thêm 1 m thì có đến<br /> 43,7% diện tích tỉnh Sóc Trăng sẽ bị ngập (ICEM,<br /> 2008). Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến<br /> phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông<br /> nghiệp và sinh kế của người dân ở khu vực này.<br /> <br /> Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định vai trò của<br /> việc tham gia các lớp tập huấn khuyến nông và vị<br /> trí (so với sông, kênh chính) của các ruộng lúa đến<br /> nhận thức của nông dân. Việc tìm hiểu nhận thức<br /> của người nông dân về BĐKH, đặc biệt là tình hình<br /> xâm nhập mặn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến<br /> nhận thức là cần thiết cho việc giải thích và nghiên<br /> cứu về các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu rủi<br /> ro trong sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người<br /> dân sau này.<br /> 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1 Thu thập số liệu<br /> Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 3 và<br /> tháng 9 năm 2015 ở huyện Long Phú và Trần Đề<br /> tỉnh Sóc Trăng. Dữ liệu được sử dụng phân tích<br /> trong nghiên cứu bao gồm số liệu sơ cấp và thứ<br /> cấp.<br />  Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các công<br /> trình nghiên cứu đã xuất bản, từ niên giám thống<br /> kê, internet, các báo cáo về các hoạt động nông<br /> nghiệp của Sở NN&PTNN tỉnh Sóc Trăng, Phòng<br /> NN&PTNT huyện Long Phú và Trần Đề.<br /> <br /> Theo nghiên cứu của Ban và Hawkins (2000),<br /> nhận thức về BĐKH được định nghĩa như một quá<br /> trình tiếp nhận thông tin về các rủi ro, các vấn đề<br /> về môi trường và sau đó chuyển tiếp thành nhận<br /> thức. Tuy nhiên, mỗi cá nhân sẽ có nhận thức khác<br /> nhau về cùng một tình huống hoặc hiện tượng bằng<br /> cách tiếp nhận các nguồn thông tin giống hoặc<br /> khác nhau (Osberghaus et al., 2010). Nhận thức về<br /> BĐKH và các ảnh hưởng tiêu cực của nó đóng vai<br /> trò rất quan trọng trong việc hình thành động lực<br /> cho hành vi ra quyết định đối với các giải pháp<br /> thích ứng (Pelling và High, 2005; Wolf, 2011)<br /> nhằm làm giảm rủi ro hay thiệt hại đối với sản xuất<br /> nông nghiệp và sinh kế của người dân.<br /> <br /> Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng<br /> vấn sâu trực tiếp bằng bảng hỏi 125 hộ nông dân<br /> trồng lúa tại 4 xã của huyện Long Phú (65 hộ) và 3<br /> xã ở huyện Trần Đề (60 hộ) (Bảng 1) và cán bộ<br /> Phòng Nông nghiệp, Khuyến nông hai huyện nói<br /> trên (8 cán bộ). Đối với các cán bộ Phòng Nông<br /> nghiệp và Khuyến nông, các thông tin được điều<br /> tra chủ yếu về cơ cấu hoạt động trong nông nghiệp,<br /> các biện pháp sử dụng nguồn nước tưới tiêu, tình<br /> hình BĐKH trong 10 năm qua, tình hình thay đổi<br /> tình trạng sử dụng đất và năng suất của các cây<br /> 10<br /> <br /> Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br /> <br /> Tập 50, Phần D (2017): 9-18<br /> <br /> nông nghiệp chính, chủ yếu là cây lúa ở địa<br /> phương. Còn đối với hộ nông dân trồng lúa, các<br /> thông tin được điều tra chủ yếu thông qua bảng câu<br /> hỏi cấu trúc bao gồm 4 phần chính: về các đặc<br /> <br /> điểm hộ, nhận thức về BĐKH trong 10 năm qua,<br /> những dự định và giải pháp thích ứng mà hộ quyết<br /> định thực hiện để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất<br /> lúa.<br /> <br /> Bảng 1: Thông tin mẫu điều tra trên địa bàn nghiên cứu<br /> Khoảng cách ruộng lúa đến các cửa sông lớn và<br /> các kênh thủy lợi chính (Số hộ)<br /> Gần<br /> Trung bình<br /> Xa<br /> Huyện Long Phú<br /> Tiếp giáp sông Hậu ở phía Bắc và biển Đông ở phía Đông (65 hộ)<br /> Thị trấn Long Phú<br /> 2<br /> 18<br /> Xã Long Phú<br /> 10<br /> 7<br /> Xã Tân Thạnh<br /> 14<br /> Xã Tân Hưng<br /> 14<br /> Tiếp giáp sông Mỹ Thanh ở phía Tây Bắc, cửa biển Trần Đề và biển Đông ở phía<br /> Huyện Trần Đề<br /> Đông (60 hộ)<br /> Xã Đại Ân 2<br /> 10<br /> 12<br /> Xã Thạnh Thới An<br /> 10<br /> 7<br /> Xã Liêu Tú<br /> 10<br /> 4<br /> 7<br /> 2.2 Phân tích số liệu<br /> BĐKH của nông dân. Mô hình hồi quy có dạng:<br /> Địa bàn nghiên cứu<br /> <br /> Vị trí<br /> <br /> Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu được<br /> thu thập sẽ được tiến hành tổng hợp và phân tích<br /> thành các giá trị được tính theo phần trăm, trung<br /> bình để mô tả thực trạng nhận thức về tình hình<br /> BĐKH trong 10 năm qua của nông dân trồng lúa ở<br /> hai huyện Long Phú và Trần Đề của tỉnh Sóc<br /> Trăng.<br /> <br /> Π(x) = P (Y=1/X=x) =<br /> Trong đó, biến Y được định nghĩa là nhận thức<br /> của nông dân về BĐKH, nhận hai giá trị (Y=1: Có<br /> nhận thấy thay đổi, Y=0: Không nhận thấy thay<br /> đổi). Còn Xi được xem là một nhóm các biến giải<br /> thích bao gồm các yếu tố kinh tế xã hội như giới<br /> tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tham gia tập<br /> huấn khuyến nông, vị trí của ruộng lúa và số nguồn<br /> thông tin mà nông dân tiếp cận (Bảng 2). Dữ liệu<br /> trong nghiên cứu được phân tích bằng phần mềm<br /> thống kê STATA 12.<br /> <br /> Phương pháp phân tích bằng mô hình hồi quy<br /> nhị thức (Binary Logistic Model) được sử dụng<br /> nhằm ước tính xác suất mà các biến giải thích ảnh<br /> hưởng đến biến phụ thuộc (Agresti, 2002). Cụ thể,<br /> mô hình trong nghiên cứu này xác định mối quan<br /> hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về<br /> <br /> Bảng 2: Mô tả các biến trong mô hình hồi quy logit nhị thức về nhận thức BĐKH<br /> Tên biến<br /> <br /> Trung<br /> bình<br /> <br /> Độ lệch<br /> chuẩn<br /> <br /> Nhận thức về xâm<br /> nhập mặn<br /> <br /> 0,54<br /> <br /> 0,47<br /> <br /> Nhận thức về thay<br /> đổi nhiệt độ<br /> <br /> 0,73<br /> <br /> 0,43<br /> <br /> Nhận thức về hiện<br /> tượng cực đoan về<br /> mưa<br /> <br /> 0,82<br /> <br /> 0,42<br /> <br /> 0,864<br /> 31,600<br /> <br /> 0,344<br /> 14,531<br /> <br /> Giới tính<br /> Kinh nghiệm (năm)<br /> <br /> Mô tả biến<br /> Biến nhận 2 giá trị 1 (Có) và 0 (Không)<br /> =1: Nhận thấy xâm nhập mặn có xu hướng tăng hay thay<br /> đổi thất thường trong thời gian 10 năm qua<br /> =0: Nhận thấy xâm nhập mặn không thay đổi gì trong<br /> thời gian 10 năm qua<br /> Biến nhận 2 giá trị 1 (Có) và 0 (Không)<br /> =1: Nhận thấy nhiệt độ có xu hướng tăng, giảm hay thay<br /> đổi thất thường trong thời gian 10 năm qua<br /> =0: Nhận thấy nhiệt độ không thay đổi gì trong thời gian<br /> 10 năm qua<br /> Biến nhận 2 giá trị 1 (Có) và 0 (Không)<br /> =1: Nhận thấy lượng mưa có xu hướng tăng, giảm hay<br /> thay đổi thất thường trong thời gian 10 năm qua<br /> =0: Nhận thấy lượng mưa không thay đổi gì trong thời<br /> gian 10 năm qua<br /> Biến nhận 2 giá trị 1 (Nam) và 0 (Nữ)<br /> Biến định lượng (+)<br /> 11<br /> <br /> Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br /> <br /> Tên biến<br /> Trình độ học vấn<br /> (năm)<br /> Số nguồn thông tin<br /> tiếp cận<br /> <br /> Tập 50, Phần D (2017): 9-18<br /> <br /> Trung<br /> bình<br /> <br /> Độ lệch<br /> chuẩn<br /> <br /> 6,608<br /> <br /> 3,154<br /> <br /> 1,688<br /> <br /> 0,971<br /> <br /> Mô tả biến<br /> Biến định lượng (+)<br /> Biến định lượng (+)<br /> <br /> Biến nhận 2 giá trị 1 (Có) và 0 (Không)<br /> =1: Nông hộ có tham gia các lớp tập huấn khuyến nông<br /> Tham gia tập huấn<br /> 0,704<br /> 0,458 do địa phương hoặc các công ty phân bón tổ chức<br /> khuyến nông<br /> =0: Nông hộ không tham gia lớp tập huấn khuyến nông<br /> nào<br /> Được đo lường bằng khoảng cách ước chừng từ ruộng<br /> lúa đến các cửa sông lớn và các kênh thủy lợi chính theo<br /> Vị trí ruộng lúa<br /> đánh giá của nông hộ.<br /> Sử dụng 2 biến giả D1(GẦN) và D2(TRUNG BÌNH)<br /> GẦN nhận 2 giá trị 1 (Có) và 0 (Không)<br /> =1: Ruộng lúa có vị trí gần các kênh tưới tiêu chính hoặc<br /> 0,332<br /> 0,477<br /> các cửa sông lớn<br /> =0: Ruộng lúa ở vị trí khác<br /> TRUNG BÌNH nhận 2 giá trị 1 (Có) và 0 (Không)<br /> =1: Ruộng lúa có vị trí gần các kênh tưới tiêu nhỏ hoặc<br /> 0,328<br /> 0,471 các nhánh sông nhỏ<br /> =0: Ruộng lúa ở vị trí sâu trong nội đồng, xa các kênh<br /> thủy lợi và các nhánh sông<br /> thường gặp là “Tôi không cảm thấy có bất kỳ sự<br /> 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> thay đổi nào về môi trường xung quanh và cũng<br /> 3.1 BĐKH và nhận thức của nông dân<br /> chưa nghe về BĐKH”. Trong khi đó, có đến 78,4%<br /> trồng lúa tỉnh Sóc Trăng<br /> tổng số hộ có nghe về BĐKH và nhận thấy có sự<br /> thay đổi về các yếu tố thời tiết xung quanh với<br /> Theo kết quả điều tra, có khoảng 21,6% tổng số<br /> nhiều mức độ thay đổi khác nhau (Bảng 3).<br /> hộ nông dân trồng lúa không nhận thấy về tình<br /> hình BĐKH ở khu vực này thông qua câu trả lời<br /> <br /> Hình 1: Nhiệt độ trung bình hàng năm ở tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 1985 – 2013<br /> Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn Đông Nam Bộ, 2015<br /> <br /> Cụ thể, 72,8% tổng số hộ trên địa bàn nghiên<br /> cứu đã quan sát và nhận thấy một số thay đổi thất<br /> thường về nhiệt độ theo nhiều cách khác nhau<br /> (Bảng 3). Có hộ nhận thấy nhiệt độ trung bình tăng<br /> lên, có nhiều ngày nóng thất thường trong mùa<br /> <br /> nắng hay những ngày nóng trong mùa nắng trở nên<br /> nóng hơn rất nhiều. Một số hộ khác nhận thấy mùa<br /> khô kéo dài hơn đồng thời có xuất hiện nhiều hơn<br /> những ngày lạnh bất thường so với trước đây. Sự<br /> nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi<br /> 12<br /> <br /> Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br /> <br /> Tập 50, Phần D (2017): 9-18<br /> <br /> nhiệt độ cũng tương ứng với dữ liệu thời tiết được<br /> thu thập từ Đài Khí tượng thủy văn Đông Nam Bộ<br /> về nhiệt độ trung bình ở tỉnh Sóc Trăng (Hình 1).<br /> Nhiệt độ bình quân có xu hướng thay đổi, với nhiệt<br /> độ cao nhất có thể dao động từ 33,0 đến 37,1oC và<br /> nhiệt độ thấp nhất dao động từ 16,7 đến 22,9oC. Sự<br /> chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất có<br /> lúc lên đến 14,2 – 16,3oC. Nhìn chung, nhiệt độ<br /> trung bình ở khu vực này trong 29 năm qua đã gia<br /> tăng 1oC với đỉnh điểm cao nhất vào năm 2012.<br /> <br /> trái mùa xảy ra thường xuyên hơn. Sự nhận thức<br /> của người dân về xu hướng thay đổi lượng mưa<br /> cũng tương ứng với dữ liệu thời tiết được thu thập<br /> từ Đài Khí tượng Thủy văn Đông Nam Bộ (2015)<br /> về lượng mưa trung bình hàng tháng ở tỉnh Sóc<br /> Trăng năm 2009 – 2013 (Hình 2). Cụ thể, mùa mưa<br /> ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thường bắt<br /> đầu từ đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11.<br /> Năm 2010 có lượng mưa trung bình cả năm cao<br /> nhất (2.142,8 mm) với mùa mưa kéo dài đến tháng<br /> 12. Từ năm 2011, mùa mưa lại bắt đầu sớm hơn<br /> nhưng lượng mưa trung bình lại giảm. Năm 2011<br /> và 2012 chỉ còn khoảng 1.893,2 và 1.827,3 mm.<br /> Đến năm 2013 lượng mưa trung bình cả năm giảm<br /> đi chỉ còn 1.540 mm. Nhìn chung, lượng mưa trung<br /> bình hàng tháng, đặc biệt vào các tháng của mùa<br /> mưa ở khu vực này có xu hướng giảm trong vòng 5<br /> năm qua.<br /> <br /> Về lượng mưa, người dân cũng nhận thấy sự<br /> thay đổi đáng kể về lượng mưa và số lần xuất hiện<br /> trong mùa mưa (chiếm 81,6% tổng số hộ khảo sát)<br /> (Bảng 3). Chẳng hạn, một số người dân cảm thấy<br /> mùa mưa trở nên ngắn hơn so với trước đây. Hay,<br /> số lần xuất hiện mưa thay đổi bất thường, có tháng<br /> mưa rất nhiều nhưng cũng có tháng mưa rất ít trong<br /> mùa mưa. Đặc biệt, sự xuất hiện của các cơn mưa<br /> <br /> Hình 2: Lượng mưa trung bình hàng tháng ở tỉnh Sóc Trăng năm 2009 – 2013<br /> Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn Đông Nam Bộ, 2015<br /> <br /> Mùa khô thường bắt đầu vào cuối tháng 10<br /> hoặc giữa tháng 11 hàng năm và kết thúc vào cuối<br /> tháng 4 hoặc giữa tháng 5 năm sau. Tuy nhiên,<br /> theo số liệu thống kê ghi nhận ở Sóc Trăng trong<br /> giai đoạn 2006-2010, hạn hán xảy ra với thời gian,<br /> phạm vi phức tạp hơn và có xu hướng nghiêm<br /> trọng hơn trong các năm tiếp theo (Sở NN&PTNT,<br /> 2015). Cụ thể, hai trận hạn hán xuất hiện trong năm<br /> 2006 (lần thứ nhất từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 8<br /> và lần thứ 2 vào đầu tháng 9), ba trận hạn hán xuất<br /> hiện trong năm 2007 (lần thứ nhất từ ngày 5 đến 9<br /> tháng 6, thứ hai từ ngày 17 đến ngày 27 tháng 7 và<br /> thứ 3 từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9) và ba trận hạn<br /> hán xuất hiện trong năm 2008 (lần thứ nhất từ ngày<br /> 2 đến ngày 8 tháng 6, thứ 2 từ ngày 10 đến ngày 21<br /> tháng 7 và thứ 3 từ ngày 22 đến ngày 31 tháng 8).<br /> Nó có tác động đáng kể đến sản xuất cây trồng<br /> cũng như sinh kế của nông dân trồng lúa.<br /> <br /> Đặc biệt, Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của<br /> ĐBSCL, nằm ở cửa Nam sông Hậu và gần các cửa<br /> sông lớn đổ ra biển, nên tình trạng xâm nhập mặn<br /> cũng thường xuyên xảy ra như một hiện tượng tự<br /> nhiên. Xâm nhập mặn thường xảy ra từ tháng 2 đến<br /> tháng 7 (thời gian chủ yếu cho sản xuất lúa vụ<br /> Xuân – Hè). Tuy nhiên, theo thông tin thu thập từ<br /> chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông và<br /> nông nghiệp huyện và số liệu khảo sát từ các hộ<br /> nông dân, trong những năm gần đây tình trạng xâm<br /> nhập mặn sâu hơn vào nội đồng cũng xảy ra<br /> thường xuyên với mức độ nghiêm trọng hơn. Cụ<br /> thể, vào năm 2015 thời gian xuất hiện nước mặn<br /> sớm hơn và kéo dài hơn so với những năm trước<br /> đây. Hậu quả nghiêm trọng là tình trạng thiếu nước<br /> tưới cho lúa trong giai đoạn đang phát triển, đặc<br /> biệt là vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè ở khu vực<br /> này.<br /> <br /> 13<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1