« Home « Kết quả tìm kiếm

Tăng cường động cơ học tập ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng


Tóm tắt Xem thử

- TĂNG CƯỜNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN.
- Từ lâu, ngoại ngữ đã trở thành môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học, cao đẳng, nhưng trong thời gian gần đây việc dạy học ngoại ngữ đang trở thành nỗi quan tâm, trăn trở lớn ở các trường đại học..
- Hiệu quả việc dạy học ngoại ngữ được thể hiện không những chỉ qua bảng điểm của sinh viên mà còn chính là qua năng lực giao tiếp của sinh viên và năng lực này lại chịu sự kiểm định của thị trường lao động.
- Do vậy hiện nay nhiều vấn đề đang được đặt ra và cần được giải quyết để nâng cao hiệu quả việc dạy học ở các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, như:.
- Dù chưa có sự thống nhất chung nhưng các trường đều yêu cầu sinh viên trước khi tốt nghiệp phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định thể hiện qua một chứng chỉ ngoại ngữ (chứng chỉ B, TOEIC.
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả và việc tổ chức dạy học theo đặc thù của môn học.
- “khoán” cho sv học ở các trung tâm ngoại ngữ.
- Đối với đa số các trường có tổ chức dạy học thì với sĩ số quá lớn trong một lớp học (50 sv hoặc nhiều hơn) việc dạy học ngoại ngữ ở lớp (đúng theo đặc thù của môn học là luyện tập) chắc chắn không thể có hiệu quả như mong muốn..
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu về ngoại ngữ căn bản và ngoại ngữ chuyên ngành.
- Trong khi sinh viên còn phải vất vả đối phó với ngoại ngữ căn bản (để được xét điều kiện tốt nghiệp) thì lại phải tiếp tục học ngoại ngữ chuyên ngành vì xét cho cùng giao tiếp bằng ngoại ngữ chuyên ngành mới là mục tiêu chủ yếu của việc dạy học ngoại ngữ ở bậc đại học.
- Bên cạnh nhiều khó khăn về nội dung chương trình, phương pháp và đội ngũ giảng viên, sự hạn chế về thời lượng dạy học cũng thường được nhắc đến như là một nguyên nhân của thực trạng dạy học ngoại ngữ chuyên ngành thiếu hiệu quả hiện nay..
- vào việc nghiên cứu tăng cường động cơ học tập ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên..
- Động cơ học tập ngoại ngữ.
- Bàn đến động cơ học tập ngoại ngữ là chuyện không còn mới mẻ gì trong việc dạy học ngoại ngữ.
- Trước hết, học tập là một hoạt động có ý thức nên động cơ là một yếu tố không thể không tính đến trước và trong quá trình tổ chức dạy học.
- Ngoại ngữ là môn học kĩ năng và sự hình thành một kĩ năng luôn cần đến sự luyện tập tự giác, chủ động và kiên trì của người học mà cả ba đặc tính này đều gắn liền với động cơ học tập..
- Tuy nhiên, vì động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng là một khái niệm khá rộng nên chúng ta cũng cần xác định lại một số vấn đề mang tính lí thuyết trước khi đề cập đến việc tăng cường động cơ học tập ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên các trường đại học không chuyên ngữ..
- Động cơ và tầm quan trọng của nó Hầu như các nhà nghiên cứu đều thống nhất về tầm quan trọng của khái niệm này trong các hoạt động của con người nhưng cũng cho rằng khó mà diễn giải được một cách trọn vẹn và đầy đủ bản chất và cơ chế hoạt động của động cơ.
- nhưng cũng khẳng định“ trong khoa học sư phạm không có một định nghĩa phổ quát về động cơ”.
- Do vậy, sẽ thực tế hơn khi bàn đến các yếu tố hình thành động cơ, các biểu hiện quan sát được của động cơ để biết được tại sao một người nào đó có (hoặc không có) động cơ và động cơ đó được thể hiện như thế nào..
- Nói đến động cơ tức là nói đến một sự ham muốn với những cố gắng để đạt đến một mục đích nhất định.
- Động cơ thúc đẩy hành động, định hướng sự chọn lựa và duy trì hành động.
- hoàn cảnh cụ thể, việc hình thành động cơ sẽ phúc tạp hơn và bị chi phối bởi nhiều yếu tố.
- Căn cứ vào các yếu tố ấy, các nhà nghiên cứu phân biệt hai loại động cơ : động cơ nội tại (intrinsic motivation) và động cơ ngoại tại (extrinsic motivation).
- Động cơ nội tại là những niềm vui, lợi ích do bản thân sự vật, sự việc đem lại cho chủ thể hành động còn những gì mà chủ thể mong muốn đạt đến thông qua sự vật, sự việc đó được gọi chung là động cơ ngoại tại (Lieury, Fenouillet,1996)..
- Trong lí luận dạy học ngôn ngữ, cách phân loại phổ biến nhất là chia động cơ thành ba loại:.
- Động cơ bên trong có quan hệ trực tiếp đến từ niềm vui của bản thân việc học tập..
- Động cơ bên ngoài liên quan đến những lợi ích thực tế, cụ thể mà người học mong muốn có được thông qua việc học tập..
- Động cơ mang tính sư phạm đến từ lớp học và quá trình học tập..
- Sự phân biệt ba loại động cơ này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì trong thực tế chúng có quan hệ liên lập với nhau nhưng cách phân loại này có giá trị thực tế cao và được các nhà sư phạm sử dụng bởi cách phân loại này đề cao ý nghĩa và vai trò của nhà trường và người dạy trong việc hình thành, tăng cường động cơ của người học..
- Thật vậy, “Nếu động cơ không bao giờ ở dạng tĩnh thì ta có thể điều chỉnh và tăng cường động cơ.
- Otto (1998) phân biệt 3 giai đoạn của động cơ:.
- có động cơ trong giai đoạn đầu để hình thành một ý định..
- có các động cơ cần thiết khác để thực hiện hành động và theo đuổi nó..
- có động cơ hình thành sau khi đánh giá kết quả để tiếp tục hành động..
- Do không thể quan sát và kiểm nghiệm động cơ một cách trực tiếp được nên người ta chỉ có thể nhận ra qua các hành vi và những phát biểu chủ quan của sinh viên.
- Vì vậy một sinh viên được xem là có động cơ học tập tốt khi tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động của lớp học cũng như chủ động thực hiện các hoạt động ở ngoài lớp với ý thức đầy đủ..
- Như vậy, trong phạm vi trách nhiệm của mình, giảng viên có thể và cần phải góp phần hình thành động cơ học tập của sinh viên thông qua các hoạt động sư phạm:.
- giảng dạy và đánh giá, hay nói cách khác, đúng đắn hơn theo hướng tăng cường tính tự chủ của sinh viên, là tổ chức cho sinh viên học tập và nhận thức được sự tiến bộ của mình qua từng giai đoạn.
- Cũng có thể tổ chức một cách tốt nhất các điều kiện học tập để thúc giục hành động học tập và giúp sinh viên theo đuổi việc học tập ngoại ngữ đạt mục đích đã đề ra.
- Trong thực tế có nhiều sinh viên có một số hứng thú ban đầu với việc học tập ngoại ngữ nhưng khi khởi sự hoạt động học tập, những khó khăn về phương pháp, về điều kiện học tập đã dẫn đến những kết quả không như mong đợi, không tương xứng với công sức đã bỏ ra, động cơ học tập của sinh viên sẽ nhanh chóng suy giảm.
- Việc học tập ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành trong nhà trường hiện nay luôn luôn cần một động cơ bền vững, cần được tăng cường và giảng viên có thể thực hiện được điều đó nếu giúp sinh viên:.
- Luôn giữ được nhận thức đầy đủ về mục đích sau cùng của việc học tập ngoại ngữ.
- Giảng viên cũng có thể nhấn mạnh đến mục đích sau cùng để tăng cường động cơ ban đầu (ý định hành động) bởi vì đối với nhiều sinh viên, việc học tập được xem như là một sự áp đặt.
- Đối với họ, việc học tập.
- ngoại ngữ chuyên ngành đa phần là không có mục đích rõ ràng hoặc không cần thiết..
- Có được niềm tin rằng mỗi hoạt động của họ đều là một bước tiến thật sự đến mục đích đó.Việc hình thành cho sinh viên niềm tin cần được xem xét cẩn trọng trong việc định ra các nội dung hoạt động và phương thức tổ chức, hình thức kiểm tra giúp sinh viên,một mặt phát huy tính tự chủ, mặt khác nhận ra sự tiến bộ của bản thân qua từng thời kì học tập.
- Các yếu tố này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cường động cơ hoặc tạo một động cơ mới thúc đẩy việc học tập ở giai đoạn kế tiếp..
- Đây được xem là năng lực chịu trách nhiệm về việc học tập của sinh viên được thể hiện trên ba lĩnh vực có mối quan hệ tương tác : quản lí việc học tập (lập kế hoạch, chiến lược), quá trình nhận thức (sự chú ý, sự trừu tượng hóa…) và chọn lựa nội dung học tập (BENSON, 2001 dẫn theo Prince P.
- Ryan (1985) khẳng định có mối quan hệ khăng khít giữa tính tự chủ (autonomie) và động cơ học tập.
- SV càng nhận ra rằng mình làm chủ và kiểm soát được các điều kiện học tập thì càng có động cơ học tập tốt.
- Tuy nhiên các tác giả này cũng chỉ ra những tác động phức tạp nhưng có tính quyết định từ những nhận thức của người học đối với quá trình học tập: niềm vui, độ khó và tính thích đáng của các hoạt động học tập.
- Những nhận thức này được hình thành ngay cả trước hoạt động, trong quá trình học tập và lại được điều chỉnh sau hoạt động.
- Điều quan trọng là giảng viên phải có được phương thức tổ chức và liều lượng can thiệp phù hợp để sinh viên không cho rằng họ bị bỏ rơi trong học tập mà hiểu.
- được rằng họ đang được giao một cơ hội để chịu trách nhiệm và làm chủ việc học tập của mình..
- Một nghiên cứu khác về sau này lại cho thấy động cơ có thể góp phần hình thành tính tự chủ của người học và kết quả nghiên cứu này càng giúp chúng ta nhận rõ thêm ý nghĩa quan trọng và tính tương tác phức tạp của các yếu tố hình thành động cơ và sự phát triển của nó trong quá trình học tập ngoại ngữ (SPRATT, HUMPHREYS, CHAN, 2002)..
- Cũng trong phạm vi khái niệm tính tự chủ của sinh viên, một nội dung đang được nhiều nhà sư phạm quan tâm là chiến lược học tập của sinh viên.
- Chiến lược được hiểu là lộ trình, là phương tiện để đạt đến mục tiêu học tập và chiến lược có mối quan hệ với động cơ học tập vì một chiến lược không phù hợp sẽ dẫn đến thất bại và thất bại, dù nhỏ đến đâu cũng có thể yếu tố làm suy giảm động cơ học tập.
- Trong một nghiên cứu về các kĩ thuật hình thành động cơ của 200 giảng viên ngoại ngữ ở Hongrie, Dörnyei &.
- Csizér (1998) cho biết giảng viên ít lưu ý đến việc giúp sinh viên có ý thức về mục tiêu của các hoạt động mà họ tổ chức cho sinh viên thực hiện.
- Thiếu ý thức về mục tiêu, sinh viên khó hình thành động cơ và xác định được chiến lược học tập phù hợp và như thế hiệu quả hoạt động sẽ bị hạn chế.
- Dạy học ngoại ngữ chuyên ngành là sự can thiệp cuối cùng của nhà trường trước khi sinh viên bước vào thế giới nghề nghiệp..
- Từ việc xem xét các đặc trưng đó trong điều kiện dạy học hiện nay còn hạn chế về nguồn lực và thời gian, chúng ta có thể xem việc tăng cường động cơ học tập ngoại ngữ.
- chuyên ngành là khả thi nếu tổ chức lại quá trình dạy học theo các định hướng sau.
- Nhiệm vụ của nhà trường và giảng viên, trước hết và chủ yếu là tạo động cơ: Do áp lực về thời lượng dạy học có hạn, việc tổ chức dạy học ngoại ngữ thường chỉ chú trọng đến việc khối lượng kiến thức mà ít chú ý đến việc gây hứng thú, gợi nhu cầu và tạo dựng niềm tin cho sinh viên trong việc học tập và thông qua các hoạt động học tập..
- Với sự phát triển mạnh mẻ của công nghệ thông tin hiện nay, vai trò của giảng viên ngoại ngữ cần được quan niệm khác trước .
- Lớp học không còn là nơi độc quyền cung cấp kiến thức và kĩ năng cho sinh viên và điều này thực sự là một cơ hội đồng thời cũng là một thách thức lớn cho giảng viên và cho nhà trường vốn quen đào tạo theo phương thức truyền thống..
- Tổ chức quá trình dạy học, kiểm tra theo định hướng giúp sinh viên tự chủ: Tính tự chủ của sinh viên trong học tập là yêu cầu và cũng là điều kiện cần trong việc đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Việc dạy học ngoại ngữ chuyên ngành cần được thiết kế và tổ chức sao cho sinh viên có thể chủ động chọn lựa nội dung, thời gian và khối lượng phù hợp với nhu cầu và điều kiện của họ.
- Việc kiểm tra theo hướng công khai các tiêu chí và lượng hóa rõ ràng các yêu cầu sẽ giúp sinh viên tự đánh giá và tự điều chỉnh việc học tập ngoại ngữ của mình..
- Đưa thực tế nghề nghiệp có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành vào quá trình đào tạo: Việc dạy học ngoại ngữ chuyên ngành hiện nay vẫn còn mang tính hàn lâm và lớp học vẫn là một loại “tháp ngà”.
- Đời sống nghề nghiệp có sử dụng ngoại ngữ cần được giới thiệu không chỉ ở dạng viễn cảnh mà phải hiện diện trực tiếp trong quá trình đào tạo qua các hình thức:.
- Giới thiệu các môn học mang tính nghiệp vụ bằng ngoại ngữ (toàn phần hoặc từng phần).
- Đưa sinh viên đến với thực tế nghề nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại ngữ qua các hình thức dạy học theo dự án và làm việc nhóm..
- Ngoài hoạt động giảng dạy, giảng viên ngoại ngữ phải có năng lực và trách nhiệm tham mưu cho nhà trường trong việc đổi mới quá trình dạy học ngoại ngữ trên cả ba bình diện: nhận thức, tổ chức nguồn lực và phương pháp dạy học.
- Nhà trường cũng cần tránh rơi vào những mâu thuẫn giữa nói và làm, giữa việc yêu cầu cao và việc tạo điều kiện tổ chức dạy học bởi vì nếu vậy, không những động cơ học tập ngoại ngữ của sinh viên ở trường bị suy giảm, đó sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng học tập của họ chưa cao.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt