« Home « Kết quả tìm kiếm

Về hành vi ngôn ngữ trong ngữ cảnh


Tóm tắt Xem thử

- Austin, Searle và các nhà nghiên cứu ngữ dung học khác đều có chung một quan điểm rằng hành vi ngôn ngữ là các hoạt động xã hội thay đổi theo ngữ cảnh.
- Sau khi xem xét quan điểm của nhóm tác giả trên về vai trò của ngữ cảnh đối với các hành vi ngôn ngữ, trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày bốn vấn đề như sau: (1) ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ nên được tạo dựng chứ không đơn thuần là có sẵn.
- (4) Cuối cùng bài viết sẽ phân tích sự thay đổi ngữ cảnh của hành vi ngôn ngữ, làm rõ sự khác biệt giữa phương diện ngôn trung và ngôn tác..
- Thuyết hành vi ngôn ngữ là một trong các học thuyết ngôn ngữ trong đó việc xem xét ngữ cảnh được đưa ra sớm nhất.
- Như Austin (1962) đã đề cập, ngữ cảnh là một phần công.
- Trong quá trình xem xét mối liên hệ chặt chẽ giữa hành vi ngôn ngữ và ngữ cảnh, chúng tôi nhận thấy rằng cách thức mà ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ được tri nhận góp phần định hình hành vi ngôn ngữ đó.
- Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét các khái niệm về ngữ cảnh theo thuyết hành vi ngôn ngữ hoặc nghiên cứu các tác giả chịu ảnh hưởng của học thuyết này và thảo luận một số đặc điểm chính của khái niệm ngữ cảnh.
- Theo chúng tôi khái niệm ngữ cảnh cho phép chúng ta miêu tả các hành vi ngôn ngữ như các hoạt động xã hội thay đổỉ theo ngữ cảnh..
- Ngữ cảnh theo thuyết hành vi ngôn ngữ.
- Theo Austin (1962, tr.69 và 103), nhiều hành vi ngôn ngữ vẫn được diễn đạt một cách rõ ràng (explicit) ngay cả khi không cần dùng đến các cấu trúc ngôn ngữ tường minh hiệu quả (sentences of explicit perforrmative formulas) nếu các điều kiện về ngữ cảnh được đảm bảo.
- Ngữ cảnh của hành vi ngôn ngữ theo như Austin quan niệm dường như là một tập hợp của các thực trạng của vấn đề hoặc nhiều loại sự kiện khác nhau, liên quan đến việc đưa ra phát ngôn và hiệu lực của phát ngôn đó.
- Các yếu tố này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thành công của một hành vi ngôn ngữ.
- Tuy nhiên vấn đề đáng chú ý là liệu rằng các điều kiện về ngữ cảnh để cho một hành vi ngôn ngữ được thực hiện thành công có được các tình huống thực tế đáp ứng hay không hay chỉ đơn thuần tin rằng được đáp ứng..
- Searle đồng ý với Austin ở một điểm rằng các hành vi ngôn ngữ cần có các điều kiện phù hợp (felicity conditions or successful conditions) để được thực hiện..
- dẫn tới việc hình thành một khái niệm về ngữ cảnh chủ quan và dựa trên kinh nghiệm.
- Trong lịch sử về thuyết hành vi ngôn ngữ, ngữ cảnh cũng thay đổi về chức năng.
- Austin xem xét các điều kiện phù hợp để có thể thực hiện các hành vi ngôn ngữ như là các quy tắc quan trọng cho việc đánh giá hành vi ngôn ngữ.
- Một số người ủng hộ thì cho rằng các điều kiện này là những quyết định mặc định và liên quan tới việc thực hiện thành công hành vi ngôn ngữ có chủ ý.
- Những hoàn cảnh không thích hợp có thể làm hành vi ngôn ngữ không diễn ra/thất bại.
- Searle (1969) vẫn đánh giá rất cao vai trò của ngữ cảnh đối với các hành vi ngôn ngữ bởi vì ngữ cảnh cung cấp các điều kiện cần và đủ để thực hiện thành công các hành vi ngôn ngữ.
- Theo quy ước này, ngữ cảnh không có chức năng như Austin đã đưa ra.
- Việc chuyển hướng từ ngữ cảnh với tư cách là các thực trạng của vấn đề hay của các sự kiện sang ngữ cảnh có tính đến thái độ của những người tham gia đã ảnh hưởng đến chính khái niệm của hành vi ngôn ngữ.
- Việc thừa nhận khái niệm có tính chất tri nhận về ngữ cảnh của hành vi ngôn ngữ không phải là không có liên quan đến tuyên bố ban đầu của Austin khi cho rằng ngôn ngữ là hành động xã hội.
- Bởi vậy chúng tôi thấy cần thiết phải xem xét lại một cách nghiêm túc quan điểm của Austin về thuyết hành vi ngôn ngữ cũng như khái niệm về ngữ cảnh mà cho đến nay vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ hoặc đã bị lãng quên trong quá trình phát triển học thuyết của Austin và Grice về các hành vi ngôn ngữ..
- Ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ là ngữ cảnh như thế nào?.
- Có ít nhất 3 vấn đề về ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ cần phải được xem xét kỹ:.
- Liệu ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ là có sẵn (tồn tại trước khi có hành vi ngôn ngữ hay thậm chí trước khi diễn ra ngữ cảnh hội thoại) hay được tạo ra (bởi những người tham gia hội thoại, có thể bởi sự đóng góp của chính hành vi ngôn ngữ)?.
- Liệu ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ là vô hạn (không có biên giới xác định, có thể phát triển theo mọi hướng) hay hữu hạn (theo một nguyên tắc nhất định)?.
- Liệu ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ là khách quan (bao gồm các thực trạng vấn đề, sự kiện có thật, v.v.) hay chủ quan và đặc biêt là có tính tri nhận (dựa trên kinh nghiệm) (bao gồm ý định hoặc là của người nói hoặc của cả người nói và người nghe, hay là của chính niềm tin)?.
- Ngữ cảnh có sẵn hay được tạo dựng?.
- Hầu hết các quan niệm về ngữ cảnh trong thuyết hành vi ngôn ngữ đều cho rằng ngữ cảnh là có sẵn.
- Nội hàm của ngữ cảnh không phụ thuộc vào hành vi ngôn ngữ, mà là ngữ cảnh được thiết lập trước khi diễn ra hành vi ngôn ngữ.
- phải có trước và phải độc lập với việc thực hiện hành vi ngôn ngữ đó.
- Các nhà nghiên cứu xem xét ngữ cảnh trong phạm vi phân tích lời nói dưới góc độ ngôn ngữ xã hội học đã gián tiếp đề cập hoặc không hề đề cập đến thuyết hành vi ngôn ngữ và họ cho rằng bản chất của ngữ cảnh là do tạo dựng mà có.
- Cho dù ngữ cảnh có nên được tạo dựng đi chăng nữa thì việc xem xét lại liệu ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ đã được thiết lập trước khi hành vi ngôn ngữ diễn ra hay chưa cũng là vô cùng quan trọng..
- Thông thường chúng ta hay bỏ qua bước xem xét liệu hành vi ngôn ngữ sắp được thực hiện có phù hợp với ngữ cảnh hay không trước khi phát hiện ra là nó đã được thực hiện xong..
- Thay vào đó, chúng ta có xu hướng sử dụng từ ngữ của người đối thoại để tạo dựng các hành vi ngôn ngữ phù hợp bất cứ khi nào có thể.
- Hãy xem xét tiếp một hành vi ngôn ngữ mô tả mệnh lệnh.
- Việc thỏa mãn các điều kiện cần để thực hiện thành công một hành vi ngôn ngữ được giả định/mặc định có nghĩa là sự lựa chọn đầu tiên mà không cần tranh luận thêm..
- Giống như các điều kiện cần khác, tiền giả định cũng là một nhân tố căn bản của ngữ cảnh và được coi là sự lựa chọn mặc định..
- Nếu các điều kiện cần của ngữ cảnh và tiền giả định không nhất thiết phải được những người tham gia giao tiếp xem xét trước và thay vào đó người nghe có thể suy luận những gì thuộc về ngữ cảnh của một hành vi ngôn.
- ngữ từ chính hành vi ngôn ngữ đó, người ta sẽ dễ nhầm tưởng rằng ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ là có sẵn.
- Do đó, cần phải hiểu rằng ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ được tạo ra bởi những người tham gia giao tiếp khi quá trình giao tiếp đang diễn ra..
- Ngữ cảnh là hữu hạn chứ không phải là vô hạn.
- Dường như không cần thiết phải xem xét liệu rằng ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ là hữu hạn hay có thể phát triển theo mọi hướng và do đó hàm chứa tất cả.
- Vai trò của ngữ cảnh theo các điều tra về hành vi ngôn ngữ đưa ra đã thay đổi ở mức độ đáng kể, phụ thuộc vào liệu ngữ cảnh là hữu hạn hay vô hạn.
- Một ngữ cảnh vô hạn có thể là phương tiện giải thích một hành vi ngôn ngữ, nhưng rất khó để xem những giải thích đó có thể đánh giá hành vi ngôn ngữ như thế nào.
- Hoặc là chúng ta phải từ bỏ vai trò đánh giá của ngữ cảnh hoặc là ngữ cảnh phải có tính chất hạn định.
- Hơn thế nữa, đánh giá một hành vi ngôn ngữ dựa vào ngữ cảnh của nó rất khác so với đánh giá nó dựa vào toàn bộ thế giới khách quan trừ khi mọi thứ trong thế giới khách quan đều thuộc về ngữ cảnh..
- Trong nghiên cứu của Austin (1962), ngữ cảnh mà phù hợp với hành vi ngôn ngữ có tính chất hạn định bởi vì các nguyên tắc về sự phù hợp lựa chọn ra những khía cạnh của tình huống thông qua đó đánh giá sự phù hợp của hành vi ngôn ngữ.
- Austin cũng đưa ra một loại phân định khác khi thảo luận về giá trị thật của một hành vi ngôn ngữ.
- Thực tế rằng các khía cạnh đó có thể khác nhau trong các dịp khác nhau cho thấy việc xác định hoàn cảnh của hành vi ngôn ngữ đi đôi với phân định ngữ cảnh.
- Searle xác nhận: vì không có sự miêu tả đặc điểm thấu đáo nào về những gì được cho là thông thường nên không thể kết luận được các chi tiết muốn hoặc cần thêm vào ngữ cảnh của hành vi ngôn ngữ.
- Searle (1979, tr.130-131) chỉ ra rằng ngữ cảnh được miêu tả có thể phát triển vô hạn và có thể hàm chứa tất cả: mọi hành vi ngôn ngữ chỉ có nghĩa khi dựa vào những nhận định nền tảng vốn không hạn chế về số lượng và sự hiển ngôn của những nhận định đó là vô hạn..
- Những quan điểm khác về giao tiếp ngôn ngữ của ngữ dụng học cho rằng ngữ cảnh luôn phát triển mặc dù trên thực tế bị phân định theo kinh nghiệm.
- Trong ngữ dụng học của Stalnaker (1999) ngữ cảnh là thông tin nền tảng (hay những gì người nói tin hay có ý định sử dụng làm thông tin nền tảng) được phân định bởi các tiền giả định của người nói đưa ra theo từng ngữ cảnh.
- Tương tự như vậy, khái niệm về ngữ cảnh sử dụng trong các nghiên cứu xã hội học có xu hướng là khái niệm mở, như thể là nếu chúng ta tô vẽ thêm cho bức tranh ngữ cảnh thì chúng ta sẽ hiểu được rõ hơn về một hành vi ngôn ngữ vậy..
- Nhưng có những lí do để phải tìm ra một phương thức có tính nguyên tắc hơn trong phân định ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ so với những gì mà các quan điểm trên đã đưa ra.
- Sự phụ thuộc vào ngữ cảnh này phải có nguyên nhân nào đó và có thể truy từ thực tế rằng sử dụng ngôn ngữ luôn gắn với những hoàn cảnh xác định.
- Trên thực tế, ngôn ngữ luôn gắn với một tác nhân sử dụng ngôn ngữ trong khuôn khổ một số hoạt động nào đó và các hoàn cảnh xác định của các hành vi ngôn ngữ đòi hỏi ngữ cảnh của các hành vi đó phải được hạn định.
- Thứ hai là nếu một hành vi ngôn ngữ được thực hiện và hiểu trong một ngữ cảnh, có thể là hoàn cảnh được xác định thì sẽ có lí khi cho rằng sự kiện đó nên được đánh giá theo ngữ cảnh đó.
- Thêm nữa, để có được một sự đánh giá rõ ràng đối với một hành vi ngôn ngữ (về mặt hợp lí hay không hợp lí, thích hợp hay không thích hợp, thật hay giả) thì chính ngữ cảnh phải được hạn định, có nghĩa là cần phải xác định một cách rõ ràng những gì thuộc và không thuộc về ngữ cảnh..
- Nếu chúng ta muốn đưa hoàn cảnh xác định vào bức tranh hành vi ngôn ngữ chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong vấn đề giải thích sự phân định của ngữ cảnh..
- Ngữ cảnh khách quan hay tri nhận chủ quan?.
- Vấn đề thứ 3 cần bàn là tính khách quan hay tri nhận chủ quan của ngữ cảnh.
- Ngữ cảnh khách quan theo nghĩa này được miêu tả là “siêu nghiệm trí tuệ” (Gauker 1998).
- Như đã trình bày ở trên, ngữ cảnh trong thuyết hành vi ngôn ngữ đã chuyển đổi từ ngữ cảnh với tư cách là thực trạng vấn để (do đó có tính khách quan) sang ngữ cảnh với tư cách là thái độ dự kiến của những người tham gia (do đó có tính chủ quan).
- Điều này trở nên rất rõ ràng nếu chúng ta xem xét vai trò của ngữ cảnh trong quá trình đánh giá hành vi ngôn ngữ..
- Nếu ngữ cảnh đã bao gồm tất cả những gì người ta muốn thực hiện thì vai trò của những người tham gia này sẽ rất mờ nhạt đối với sự phù hợp của hành vi ngôn ngữ: sự phù hợp của hànhh vi ngôn ngữ vẫn yêu cầu những người tham gia phải có ý định chắc chắn.
- Nhưng người nói lại hầu như không đủ niềm tin để khiến người đối thoại thực hiện thành công hành vi ngôn ngữ.
- Điều này cho thấy nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ với tư cách là các hoạt động xã hội cần dựa vào một khái niệm khách quan về ngữ cảnh..
- Lập luận đối với ngữ cảnh khách quan được củng cố hơn khi chúng ta xét tới các điều kiện đối với ngữ cảnh của một hành vi ngôn ngữ do tiền giả định ngôn ngữ đưa ra..
- Để có một hành vi ngôn ngữ thích hợp, liệu có cần phải có tiền giả định được tạo nên bởi các câu giả định là đúng của người nói? Hay.
- Việc sử dụng tiền giả định để chuyển tải thông tin đã được đề cập trước đó cung cấp thêm những lập luận ủng hộ khái niệm khách quan về ngữ cảnh.
- Vì vậy, nếu chúng ta cho rằng phát ngôn của S là xác nhận phù hợp thì chúng ta cũng phải giả định rằng q không chỉ được S tin như vậy mà còn thoả mãn ngữ cảnh khách quan.
- Vì vậy những tiền giả định có thông tin mặc định có được từ các chỉ số ngôn ngữ bao hàm trong phát ngôn do chúng là những điều kiện phải thỏa mãn ngữ cảnh khách quan.
- Hành vi ngôn ngữ và thay đổi ngữ cảnh.
- Thay đổi ngữ cảnh đôi khi được sử dụng để xác định các hành vi ngôn ngữ và đặc biệt là để chứng minh ý nghĩ trực quan rằng chúng là các hành động.
- Một số tác giả cho rằng hành vi ngôn ngữ có thể được coi là việc mang lại những thay đổi như vậy trong ngữ cảnh (Stalnaker, 1978.
- Gazdar (1981, tr.68- 69) đã xác định các hành vi ngôn ngữ là các chức năng từ ngữ cảnh tới ngữ cảnh được áp dụng đối với một ngữ cảnh và biến đổi nó theo những cách thường thấy phụ thuộc lực ngôn trung của chúng.
- Tuy nhiên, có lẽ chính vì lí do này, nhiều tác giả cho rằng chức năng thay đổi ngữ cảnh của hành vi ngôn ngữ cần thiết phải được xem xét lại..
- Điểm khởi đầu tốt để nhận ra bản chất khách quan hoặc bản chất tri nhận của ngữ cảnh ảnh hưởng đến việc mô tả hành vi ngôn ngữ theo các động thái thay đổi ngữ cảnh là công trình phân tích việc áp đặt hành vi ngôn ngữ của Stalnaker (Stalnaker, 1978).
- Khi việc áp đặt hành vi được thực hiện, nội dung của nó được thêm vào các tiền giả định của những người tham gia, và do đó cũng được thêm vào ngữ cảnh tri nhận.
- Khi ngữ cảnh đã thay đổi, tập hợp thế giới khách quan mà những người tham gia có thể mong muốn được phân định rạch ròi sẽ bị giảm đi.
- Thứ nhất, rất khó để thay đổi những thay đổi của ngữ cảnh đã được tiếp nhận thành các hành vi ngôn ngữ không áp đặt.
- Nếu một người nói “Làm ơn đóng cửa lại,” thì có những thông tin gì được thêm vào ngữ cảnh đó? Đó là thông tin về điều người nói muốn bạn làm? Nhưng điều này cũng sẽ làm giảm mức độ mệnh lệnh đối với một hành vi ngôn ngữ hàm chứa thông tin về những mong muốn của người nói..
- Thứ hai, phức tạp có thể nảy sinh liên quan đến việc liệu những thay đổi ngữ cảnh của Stalnaker là thuộc về phương diện ngôn trung hay lực ngôn tác của hành vi ngôn ngữ.
- Vì vậy, những thay đổi ngữ cảnh của Stalnaker không liên quan tới hành vi ngôn ngữ dưới góc độ hành vi ngôn trung..
- Hơn nữa, vấn đề là làm sao để việc áp đặt hành vi đạt được những thay đổi ngữ cảnh theo cách của Stalnaker? Điều này phụ thuộc vào người tiếp nhận chấp nhận việc áp đặt đó là đúng hay không.
- Điều này cũng làm thay đổi ngữ cảnh tri nhận: những người tham gia giờ sẽ chung một giả định rằng có một điều gì đó đã được nói ra.
- Kiểu thay đổi ngữ cảnh mà Stalnaker cho là phổ biến thú vị hơn ông nghĩ rất nhiều.
- Hãy xem xét hành vi ngôn ngữ không áp đặt.
- Do đó quan niệm khách quan của bối cảnh hóa ra lại tương thích với việc thay đổi ngữ cảnh của hành vi ngôn ngữ..
- Ngữ cảnh là một vấn đề liên quan tới những gì người đối thoại đang làm hoặc cố gắng làm.
- Chắc chắn tồn tại một yếu tố chủ quan cơ bản ẩn chứa trong đó mà có lẽ vốn đã được ám chỉ tới trong cách phân định ngữ cảnh thích hợp đối với một hành vi ngôn ngữ của Austin và xuất hiện một cách rõ ràng trong định nghĩa của Gauker về ngữ cảnh khách quan.
- Một ngữ cảnh khách quan và giới hạn là những gì là cần thiết cho việc xác định hành vi ngôn ngữ và đánh giá chúng như đã được xác định..
- Quan niệm về ngữ cảnh này không nên khiến chúng ta bỏ qua các kết quả về việc xây.
- Những kết quả này có thể chủ yếu liên quan đến ngữ cảnh tri nhận..
- Trong quan điểm đã được đề xuất, ngữ cảnh liên tục dịch chuyển, nhưng tại mỗi thời điểm của sự tương tác thì có thể đánh giá các hành vi ngôn ngữ được thực hiện đối với ngữ cảnh được thiết lập bởi mục tiêu tương tác đã từng được xem xét cho đến thời điểm hiện tại.
- Vì vậy, một quan niệm về bối cảnh ít nhất một phần được xây dựng, có hạn chế, và khách quan cho phép chúng ta mô tả hành vi ngôn ngữ như hành động xã hội có ngữ cảnh thay đổi.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt