« Home « Kết quả tìm kiếm

Một vài đặc trưng Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư


Tóm tắt Xem thử

- Các tổ hợp từ xưng hô trên được người mua và người bán dùng xưng hô với nhau mang sắc thái thân mật, suồng sã.
- Do đó, xét theo quan hệ vai giao tiếp, cách xưng hô này nghiêng về quan hệ thân hữu..
- Như vậy, tìm hiểu cách sử dụng từ xưng hô của người dân vùng ven biển huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa qua hội thoại mua - bán, chúng tôi nhận thấy: Hệ thống từ xưng hô trong hội thoại mua- bán phong phú, đa dạng.Từ xưng hô có thể đứng đầu, đứng.
- giữa, đứng cuối lời thoại của người mua và người bán.
- Từ xưng hô được người bản ngữ - người miền biển sử dụng nên chịu sự chi phối của ngữ âm vùng biển, đó là phát âm nặng, hình thức ngữ âm bị biến đổi.Từ xưng hô được người mua và người bán sử dụng linh hoạt chủ yếu vẫn là danh từ thân tộc, một số từ, tổ hợp từ chuyên biệt mang đậm thổ ngữ vùng ven biển..
- Nguyễn Ngọc Tư lớn lên trên mảnh đất sông ngòi chằng chịt, giao thông đi lại chủ yếu nhờ vào ghe, xuồng, vỏ lãi, tắc ráng, nơi có những cánh đồng thẳng cánh cò bay, cây trái bốn mùa sum xuê, tươi tốt, nơi mà đời sống, giao lưu giữa người và người vẫn còn lưu giữ nhiều nét thuần phác sơ khai từ những thuở cha ông mang gươm đi dựng nước.
- Chính mảnh đất này đã đúc nên một Nguyễn Ngọc Tư độc đáo,.
- “rặt Nam Bộ” trong ngôn ngữ truyện ngắn của.
- Bài viết này thử tìm hiểu tính Nam Bộ ấy được Nguyễn Ngọc Tư thể hiện trong những truyện ngắn của chị.
- Theo chúng tôi các đặc trưng Nam Bộ đã được chị thể hiện nhuần nhuyễn qua việc khai thác vốn từ ngữ vùng miền, lối kết cấu đơn vị định danh và định cú mang đặc thù địa phương..
- Ấn tượng dễ thấy nhất trong các truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là khả năng khai thác và vận dụng nhuần nhị và có hiệu quả vốn từ địa phương Nam Bộ nhằm phản ánh và làm nổi bật những tính cách của con người vùng sông nước.
- Xét về lượng, mật độ từ địa phương ở đây thật dầy đặc.
- Chính mật độ này làm nên không khí Nam Bộ đặc sệt trong bất kì một truyện ngắn nào của chị.
- Bảng thống kê dưới đây cho biết trong từng truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng bao nhiêu từ địa phương..
- Tùy vào mức độ khác biệt so với từ toàn dân về vỏ ngữ âm của từ mà một từ địa phương có thể được xếp vào nhóm từ ngữ âm hay từ từ vựng.
- Các từ ngữ âm nảy sinh từ những tương ứng ngữ âm giữa các phương ngữ.
- Ví dụ như:.
- Tư liệu cho thấy các từ ngữ âm kiểu này đã dựa vào trên 56 mô hình ngữ âm tương ứng giữa phương ngữ Nam Bộ và ngôn ngữ toàn dân.
- Còn các từ từ vựng là những từ được cấu tạo một cách đơn nhất, không phải từ sự chi.
- phối của các tương ứng ngữ âm này.
- Chúng là các từ đặc hữu của phương ngữ.
- Ví dụ: bà chằn, lu bu, bình bát, tràm.
- Trong vốn từ ngữ địa phương này, loại đầu chiếm tỉ lệ áp đảo, loại thứ hai có số lượng rất hạn chế.
- Đây là những từ không có từ toàn dân tương ứng, nảy sinh trong hoạt động giao tiếp, biểu thị những khái niệm, sự vật, hiện tượng, lối sống đặc thù của Nam Bộ.
- Các từ từ vựng hay từ đặc hữu này trong các truyện ng ắn của Nguyễn Ngọc Tư thường rơi vào các lớp:.
- Từ xưng hô.
- Tổ hợp định danh chỉ sản vật địa phương c.
- Tổ hợp định danh gọi tên người hay tên đất..
- Ở lớp thứ nhất có thể phân nhỏ hơn thành các tiểu nhóm như: đại từ chuyên dụng chỉ dùng trong xưng hô: mầy, bây, tui, qua, tụi nó.
- từ xưng hô mượn từ các từ chỉ quan hệ thân thuộc: má, tía mấy đứa nhỏ, má con tao.
- và các từ xưng hô mượn từ các từ loại khác theo kiểu Nam Bộ: nhỏ, sắp nhỏ, ông già, bà già.
- Ví dụ:.
- Lối nói dựa vào việc đập nhập và thêm thanh hỏi này để thể hiện ngôi thứ ba bất kể đó là đại từ có gốc nào hoặc danh từ thân thuộc nào cho thấy tính biến thái thật linh động của lời ăn tiếng nói kiểu Nam Bộ..
- Tình trạng “đặc sệt” Nam Bộ trong truyện ngắn Nguy ễn Ngọc Tư còn được nhân lên qua hệ thống các từ chỉ sản vật đặc thù địa phương, qua tên đất, tên người được cấu trúc theo lối Nam Bộ và qua các kết cấu vị từ chỉ riêng có trong lời nói ở phía Nam.
- Ví dụ minh họa vốn từ chỉ sản vật địa phương trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
- Vốn từ chỉ đặc sản địa phương ấy chẳng những khắc họa được theo lối rất riêng không gian Nam Bộ mà còn tạo nên nguồn cảm xúc “miệt vườn” chân thực cho mỗi người đọc..
- Đó có thể là các đồ vật quen thuộc như: thuốc gò, giấy quyến, cái ơ.
- -Nếu không vướng tầm mắt vào đám ô rô mọc lởm chởm chồm từ mé lá lên, không vướng mấy bụi ráng, bụi lức dại có thể thấy lồng lộng một khúc sông[NNT 2, tr9].
- Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư lớp từ chỉ tên người, tên đất có vị trí khá đặc biệt.
- Hầu như các lối gọi tên người đặc trưng của người miền Tây đều có cơ hội xuất hiện trong các tác phẩm của chị.
- Người Việt Nam nói chung khi gọi tên thường đưa thêm các từ chỉ quan hệ thân thuộc vào trước danh xưng tên riêng, kiểu như: anh Đức, chú Thông, bà Tuấn.
- Lối gọi tên Nam Bộ cũng tuân theo kết cấu danh ngữ đặc thù này, nhưng do chỗ hệ.
- thống từ chỉ quan hệ thân thuộc Nam Bộ có nhiều từ khác biệt với tiếng toàn dân nên khi gọi lên đã thấy sắc thái Nam Bộ ở ngay trong kết cấu.
- Ví dụ: dì Năm, dượng Bảy, chế Hoa....
- Các từ chỉ quan hệ thân thuộc này lại kết hợp với lối gọi tên theo thứ tự sinh thay cho gọi tên chính kiểu như: anh Hai, anh Năm , ông Tư.....
- là lối gọi tên tiêu biểu nhất.
- Ngoài ra còn có các kết cấu bao gồm cả danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, thứ tự sinh và tên riêng như: ông Hai Mận, chú Hai Hiệp, anh Hai Nhớ ...Các nhân vật cũng có thể xuất hiện cùng đặc điểm cá nhân như: Năm Thẹo, Bảy Búa, Tư Cự...Và đặc biệt hơn là lối gọi tên theo đặc điểm hoạt động nghề nghiệp như: Ê Vá Xe, Ê Tẩm Quất, ông già Khô Mực...Cách đặt tên cho nhân vật theo lối này đem lại không khí hồn nhiên và chân thực của truyện.
- Các tên gọi người trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã góp phần không nhỏ cho việc tạo dựng không khí và phần nào khắc họa sơ lược cả tính cách nhân vật nữa.
- Trong truyện “Hiểu lầm nhỏ về gia tài cô gái nhỏ” [NNT, 3, tr.
- 80], chỉ qua tên nhân vật người đọc đã đoán ra phần nào tính cách của hai nhân vật: Giang Hồ Con và Giấy Quyến:.
- Hay nhờ đoạn sau đây, ta có thể hiểu lí do tác giả lại đặt tên cho nhân vật của mình là Hết:.
- Sau đây là m ột số kiểu cấu tạo chỉ tên người, tên đất có trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư:.
- Ví dụ minh họa kết cấu danh ngữ chỉ tên người, tên đất trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
- Cách gọi tên đất trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư cũng đã đưa lại một dư vị đậm đà cho người đọc về một vùng đất mới.
- Những từ này trong kết cấu tên gọi chúng đóng vai trò thành tố chính.
- Thành tố phụ đi sau có tác dụng biệt hóa kết cấu định danh, chúng là các danh từ riêng.
- Đối chiếu với cách gọi tên người Nam Bộ, dễ thấy rằng các yếu tố “riêng hóa” này có một cái gì đó tương tự.
- Hoặc đó có thể là số thứ tự: ấp Chín, kinh Mười hai, sông Ba Bảy..
- Ví dụ: hẻm Cựa Gà, chợ Bách Hóa, cua Bún Bò.
- Từ những tên gọi địa lí dễ nhận thấy đặc điểm gọi tên của người Nam Bộ là luôn rất cụ thể, dễ dãi, và có tính hình tượng cao.
- Điều này cũng phù hợp với cách gọi tên người.
- Xa hơn nữa, ta thấy bóng dáng của cách gọi tên của các truyện cổ tích Việt Nam.
- Nói cách khác, văn hóa đặt tên mà chúng ta bắt gặp trong các truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cũng là nối tiếp truy ền thống văn hoá của người Việt từ rất xưa.
- Chính cách gọi tên như vậy đã làm cho truyện ngắn của chị có một cái gì đó thân quen và gây cảm xúc rất mạnh ở người đọc, kể cả những người đọc ở các vùng phương ngữ khác..
- Các kết cấu vị từ và những tiểu từ cuối câu cũng đem lại phong vị rất riêng trong ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư..
- các động từ (1 -14) thuộc vốn từ địa phương.
- So với các từ tương ứng trong từ toàn dân, chúng có những khác biệt nhất định.
- Có thể chúng chỉ ứng với một bộ phận nào đó trong vốn từ của ngôn ngữ toàn dân: rịt (giữ rịt), rượt (rượt đuổi), un (hun),.
- nhưng đa số trường hợp chúng là những đơn vị có vỏ ngữ âm khác biệt: chỏng (chống), đụt (trú), thép (nhờ), na (tha, mang), quá giang (đi nhờ.
- Các động từ này thường mang lại sắc thái địa phương tự nhiên cho câu truyện.
- Sau đây là ví dụ v ề các động từ kiểu này.
- Dưới đây là vài mẫu kết cấu vị từ hay xuất hiện trong truyện ngắn nguyễn Ngọc Tư (chữ in đậm là vị từ).
- STT Kết cấu vị từ.
- Ví dụ minh họa kết cấu vị từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
- Nhưng sắc thái Nam Bộ đặc biệt được thể hiện rõ khi xuất hiện các phụ từ đi kèm các động từ và tính từ.
- Tuy nhiên để chúng trở nên sống động và linh hoạt hơn các phụ từ mà người Nam Bộ sử dụng thường có tính hình tượng và gợi tả cao.
- Ví dụ: chạy ngời ngời, cười thúi mũi, rách te tua, hỉ mũi cái rột....Chúng thường là các từ tượng thanh, tượng hình hoặc là một cụm dùng như thành phần so sánh.
- Tính gợi tả cao của các yếu tố phụ trong các kết cấu này đã biến chúng thành một thành phần không thể thiếu được trong các cụm có các động, tính từ kiểu này và làm nên tính ổn định cao như kiểu các thành ngữ hay quán ngữ..
- Cùng với các đặc thù về cấu trúc cụm vị từ, trong các đoạn đối thoại, Nguyễn Ngọc Tư ưa dùng các tiểu từ tình thái cuối câu đặc biệt Nam Bộ.
- Những tiểu từ này góp phần không nhỏ cho việc biểu thị trạng thái tình cảm, cảm xúc tức thời của người nói và hoàn cảnh xuất hiện câu nói, kiểu như:.
- Dưới đây là một số tiểu từ tình thái cuối câu hay được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong các tác phẩm của chị (chữ in đậm):.
- Ví dụ minh họa các tiểu từ tình thái cuối câu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
- Cuối cùng, việc sử dụng đắt các thành ngữ có trong lời ăn tiếng nói các nhân vật cũng đem lại phong vị riếng cho các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
- Các ví dụ:.
- Trong 36 truyện ngắn của chị, có tới 32 thành ngữ kiểu như vậy.
- Tỉ lệ sử dụng thành ngữ cũng phần nào thể hiện tính cách nhân vật và qua đó phản ánh chủ đề câu truyện.
- Trong lời ăn tiếng nói của người “có chữ” hoặc nghệ sĩ (bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều loại người) thành ngữ rất ít có cơ hội xuất hiện (chỉ có 8/32 thành ngữ) trong khi ở người bình dân số lượng thành ngữ được dùng trong các hoàn cảnh khác nhau gấp tới 3 lần (24/32).
- Trong giao tiếp bình dân, trội lên là số lượng từ ngữ địa phương, thành ngữ và ngữ điệu.
- Cũng chính do sự khác biệt này mà cái hương vị “nồng nàn” như trái sầu riêng Nam Bộ của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là do tác giả đã khéo dựng được các khung cảnh giao tiếp bình dân trong suốt hệ thống truyện ngắn của chị.
- Với việc đưa thành ngữ vào trong ngôn ngữ truy ện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, văn của chị, một mặt trở nên giản dị, mộc mạc, chân thực, sâu sắc, sống động, mặt khác, việc sử dụng này đã góp phần tạo nên sự đa dạng vừa mang dấu ấn cộng đồng rõ nét vừa mang nét riêng..
- Tóm lại, đặc trưng Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được bộc lộ rõ nét qua: vốn từ Nam Bộ và lối kết cấu các đơn vị định danh, định cú.
- Khác với các tác giả khác, các đặc trưng này được Nguyễn ngọc Tư tận dụng khai thác một cách tập trung và có chủ đích.
- Chính phương thức khai thác như vậy đã làm cho truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vừa mềm mại, linh hoạt và đa dạng lại vừa khắc họa sâu được các tính cách nhân vật mang đậm sắc thái vùng miền trong các truyện của chị..
- Nguyễn Trọng Bình, Đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, www.
- Hoàng Cao Cương (2000), Sự phát triển ngôn ngữ và ngôn ngữ đã phát triển: trường hợp Việt Nam.
- Phạm Văn Hảo (1998), Hiệu quả việc sử dụng từ địa phương, Ngôn ngữ và Đời sống, số 3..
- Nguyễn Ngọc Tư (2003), Giao thừa, NxB Trẻ..
- Nguyễn Ngọc Tư (2008), Cánh đồng bất tận, NxB Trẻ..
- Nguyễn Ngọc Tư (2010), Khói trời lộng lẫy, Saigon Media &NxB Thời đại..
- Người viết bài này, vào năm 1944, tuy đang học Tiểu học, nhưng đã được đi xem một buổi hát ví tại xã Hương Thủy, giữa nữ thanh niên địa phương và một số thanh niên-lính khố xanh đóng quân ở đồn Chu Lễ, huyện lị Hương Khê.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt