intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

hiệp sĩ sainte - hermine: phần 1 - nxb văn hóa thông tin

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:434

45
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 "hiệp sĩ sainte - hermine" của tác giả alexandre dumas do nxb văn hóa thông tin ấn hành, câu chuyện bắt đầu từ "- thế là chúng ta đã ở trong điện tuileries - tổng tài thứ nhất bonaparte nói với thư ký boumerine khi họ đi vào cung điện nơi vua louis xvi từng dừng chân lần cuối trên chặng đường giữa versailles và giá treo cổ - phải cố mà trụ lại đây..." mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: hiệp sĩ sainte - hermine: phần 1 - nxb văn hóa thông tin

Giới Thiệu<br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> Năm 2005, một cơn sốt dâng lên tại Pháp và trên toàn thế giới như ở các nước Mỹ, Trung<br /> Quốc, Nga về sự xuất hiện của bộ tiểu thuyết cuối cùng của Alexandre Dumas với 1230<br /> trang, 118 chương: Hiệp sĩ Sainte - Hermine (Tên nguyên tác là Le chevalier de Saite Hermine). Cuốn sách đã được lãng quên trong thư viện quốc gia Pháp suốt 135 năm trước<br /> khi được đưa ra với công chúng.<br /> Hiệp sĩ Sainte - Hermine lần đầu được đăng nhiều kỳ trên một tờ báo của Pháp nhưng vẫn<br /> chưa hoàn tất khi Dumas mất năm 1870. Ông Claude Schoppe, một chuyên gia chuyên<br /> nghiên cứu về Alexandre Dumas đã phát hiện ra cuốn sách và ông đã viết thêm ba chương<br /> cuối để hoàn tất tác phẩm.<br /> Khi xuất hiện trước công chúng, cuốn sách được đánh giá là “hay đến mức không thể tả<br /> nổi”. Sở dĩ cuốn sách hấp dẫn như vậy là một phần nhờ vào nguồn tư liệu dồi dào về lịch<br /> sử mà Dumas đã dày công sưu tầm.<br /> Trên bối cảnh của cuộc cách mạng Pháp, cuốn tiểu thuyết đề cập đến sự lựa chọn đầy khó<br /> khăn của một nhà quí tộc giữa tư tưởng bảo hoàng và sự ngưỡng mộ cá nhân đối với<br /> Napoléon.<br /> <br /> Chương 1<br /> Khoản nợ của Joséphine<br /> - Thế là chúng ta đã ở trong điện Tuileries - Tổng tài thứ nhất Bonaparte nói với thư ký<br /> Boumerine khi họ đi vào cung điện nơi vua Louis XVI từng dừng chân lần cuối trên chặng<br /> đường giữa Versailles và giá treo cổ - phải cố mà trụ lại đây.<br /> Những lời định mệnh ấy được thốt ra vào khoảng bốn giờ chiều ngày 30 Pluviose năm thứ<br /> VIII theo lịch Cách mạng cũ (tức 19 tháng Giêng năm 1800).<br /> Như chúng ta còn nhớ, đúng ngày này một năm sau là ngày ra đời tiếp phần “Quân Trắng<br /> và Quân Xanh” của tôi, câu chuyện kết thúc bằng cuộc chạy trốn của tướng Pichegru de<br /> Sinnamary và cuốn tiểu thuyết ” Đồng đảng Jéhu” có kết thúc là cuộc hành quyết Ribier,<br /> Jahias, Valensolles và Sainte - Hermine.<br /> Trong tác phẩm, khi Bonaparte vẫn còn là tướng quân, chúng ta đã tạm chia tay nhân vật<br /> này vào lúc ông ta đặt chân về đất Pháp sau cuộc viễn chinh Ai Cập. Từ ngày 24<br /> Vendémiaire năm thứ VII (tức 16 tháng Mười năm 1799) đến lúc này, nhân vật ấy đã làm<br /> nên không ít chuyện.<br /> Trước tiên phải kể đến cuộc đảo chính ngày 18 Boumaire, lúc đầu sự kiện này bị chỉ trích<br /> nhiều nhưng cho đến giờ, đây lại là sự kiện đáng lưu lại hậu thế. Kế đến là chuyến vượt<br /> dãy Alpes như Annibal và vua Charlemagne, rồi nhờ Desaix và Kellermann giúp,<br /> Bonaparte đã chiếm lại được chiến trận Marengo mà ông đã để mất. Sau đó, ông ký hiệp<br /> ước hoà bình Lunéville (Hiệp ước Lunéville thừa nhận nước Pháp sở hữu Bỉ, tả ngạn sông<br /> Rhin và bảo hộ cho nền độc lập các rước cộng hoà Batave, Helvétique, Cisalpine và<br /> Ligurienne). Cuối cùng là lập lại cách gọi phu nhân. Trước chế độ Cộng hoà, phụ nữ quý<br /> tộc được gọi là phu nhân. Trong thời kỳ cách mạng đổi cách gọi là nữ công dân. Napoléon<br /> khôi phục cách gọi phu nhân như trước vào hôm ông cho David đặt tượng Brutus tại điện<br /> Tuileries. Bây giờ những người cứng đầu tuy còn gọi đàn ông là nam công dân, song chỉ<br /> còn kẻ thô lỗ và vô giáo dục mới gọi phụ nữ là nữ công dân. Lẽ dĩ nhiên, chỉ những ai<br /> xứng đáng mới được đặt chân vào điện Tuileries.<br /> Giờ đây, chúng ta đang ở ngày 30 tháng Pluviôse năm thứ IX (tức ngày 19 tháng Giêng<br /> năm 1801) trong cung điện của nhà Tổng tài thứ nhất Bonaparte - Cung điện Tuileries.<br /> Từ căn phòng chứng kiến quá nhiều sự kiện này, tôi sẽ dùng hết khả năng để chuyển tới<br /> những ai đã sống ở hai phần ba thế kỷ này chân dung một con người huyền thoại, một<br /> người không chỉ mải lo tính cho sự thay đổi của nước Pháp mà còn lo tính đến sự quay<br /> đảo của thế giới. Đó là căn phòng rộng màu trắng đan xen những đường kẻ vàng, trong<br /> phòng kê hai chiếc bàn.<br /> Một chiếc rất đẹp dành cho ngài Tổng tài thứ nhất. Ông đang ngồi ở đó, quay lưng về phía<br /> lò sưởi, cửa sổ phía bên phải. Đứng cạnh ông, cùng phía bên phải là Duroc, người cộng sự<br /> tin cẩn trên chiến trường suốt bốn năm qua của ông. Từ phòng này người ta cũng có thể đi<br /> thẳng đến phòng của Landoire, người phục vụ khiến ngài Tổng tài rất ưng ý, và các phòng<br /> lớn khác nhìn ra sân.<br /> <br /> Vị Tổng tài thứ nhất ấy đang ngồi trên một chiếc ghế bành bọc đệm hình sư tử, tay xoay<br /> qua xoay lại con dao nhíp mãi không thôi. Trước mặt ông là một giá sách khổng lồ xếp<br /> không biết cơ man nào là bản đồ. Chệch về phía bên phải một chút, cạnh giá sách là cánh<br /> cửa thứ hai của căn phòng. Qua cánh cửa ấy là một phòng ngủ sang trọng, kế đến là một<br /> phòng khách. Trên trần nhà, hoạ sĩ Le Brun đã vẽ hình Louis XIV trong trang phục vô<br /> cùng lộng lẫy. Một tay hoạ sĩ khác, chắc chắn kém tài hơn người đầu tiên, nhưng lại tỏ ra<br /> thương tình trang trí cho bộ trang phục của nhà vua hình ảnh lá cờ ba màu khiến<br /> Bonaparte càng có lý khi nói với những người đến thăm: “Đám người phe Quốc ước này<br /> thật ngốc? ” Đối diện với lối giao nhau duy nhất đang chiếu sáng cả căn phòng là một<br /> phòng thay đồ. Nó chẳng khác gì một phòng nguyện của Marie de Médicis. Căn phòng<br /> này có một cầu thang dẫn đến phòng ngủ của quý bà Bonaparte dưới tầng trệt.<br /> Giống như hoàng hậu Marie - Antoinette, vợ vua Louis XVI, Joséphine cũng ghét những<br /> căn phòng quá rộng. Chính vì vậy bà đã chọn cho mình một căn phòng nhỏ ở điện<br /> Tuileries giống như hoàng hậu Marie - Antoinette đã làm khi ở Versailles.<br /> Hầu như mọi ngày hoặc ít ra cũng ở thời điểm đó, ngài Tổng tài đều đi từ phòng thay đồ<br /> sang phòng làm việc của mình vào mỗi buổi sáng. Tôi nói hầu như bởi lẽ chỉ ở điện<br /> Tuileries, Bonaparte mới có một phòng tách riêng phòng của phu nhân Joséphine, một nơi<br /> ông có thể nghỉ lại mỗi khi xong việc quá muộn hoặc có vài cuộc tranh cãi với bà. Những<br /> cuộc tranh cãi tuy chưa liên tục nhưng xuất hiện ngày càng nhiều.<br /> Chiếc bàn thứ hai, khiêm tốn hơn, được đạt gần cửa sổ. Viên thư ký làm việc ở đó với<br /> đống giấy tờ lộn xộn chất cao như cây dẻ.<br /> Anh ta quay người về phía ngài Tổng tài cố gắng nghiêng đầu tránh cái nhìn đối diện.<br /> Duroc rất hiếm khi có mặt trong phòng, mỗi lần như vậy, viên thư ký chỉ đóng vai trò<br /> khán giả.<br /> Viên thư ký ấy là Boumerine.<br /> Các hoạ sĩ và nhà điêu khắc đã sử dụng hết tài năng để khắc hoạ những đường nét của<br /> Bonaparte và sau này là Hoàng đế Napoléon. Nhưng những con người ấy phải thừa nhận<br /> trong các bức tượng hay tranh, kiểu khuôn mặt của con người phi thường ấy, dù ở cương<br /> vị Tổng tài hay hoàng đế, họ không thể tạo được hình ảnh giống ông hoàn toàn.<br /> Khi ông là Tổng tài, người ta có thể vẽ hay tạc cái sọ nhô cao, vầng trán đẹp, mái tóc rủ<br /> xuống thái dương chấm cả xuống vai, khuôn mặt ngăm đen, gầy và dài.<br /> Khi ông là hoàng đế, người ta có thể tái hiện cái đầu giống như một tấm mề đay cổ xưa,<br /> phủ lên hai gò má nước da tái xanh dự báo sự chết yểu, mái tóc màu đen như gỗ mun càng<br /> khiến hai bên má thêm tái. Song, không cây chổi vẽ hay dao tạc nào có thể thổi vào đôi<br /> mắt ông ngọn lửa rực cháy hay sự u ám khi ông chám chú nhìn vào một chốn nào đó.<br /> Không ai thể hiện được cái nhìn chuyển sang sự đồng thuận nhanh như chớp, không cơn<br /> giận dữ nào khủng khiếp hơn hoặc không cái nhìn nào sánh bằng sự đằm thắm dịu dàng.<br /> Người ta nói rằng ông có dung mạo đặc biệt cho mỗi chuỗi suy nghĩ nối tiếp nhau trong<br /> tâm hồn mình. Thân hình ông thấp bé chỉ cao gần năm bộ ba tuy nhiên, Kléber cao hơn<br /> ông hẳn một cái đầu đã từng đặt tay lên vai ông mà nói: “Thưa tướng quân, ngài vĩ đại<br /> bằng cả thế giới”.<br /> Quả thực, ông hơn hẳn Kléber một cái đầu.<br /> <br /> Bonaparte có đôi tay rất đẹp, ông tự hào về chúng và chăm chuốt chúng như phụ nữ vẫn<br /> làm. Ông có thói quen ngắm nhìn chúng nên chỉ đeo găng tay trái, để tay phải trần với cớ<br /> còn bắt tay quan khách nhưng thực ra là để ngắm và vuốt ve móng tay bằng chiếc khăn<br /> lụa.<br /> Ông Turenne, người chăm lo việc trang phục cho hoàng đế, vì thế mà chỉ cho may găng<br /> tay trái. Riêng việc này cũng tiết kiệm được sáu ngàn phăng một năm.<br /> Nghỉ ngơi với Bonaparte là điều không chịu nổi. Ông sẵn sàng đi đi lại lại ngay cả trong<br /> phòng mình. Ông đi chúi người ra phía trước như thể sức nặng từ các suy nghĩ khiến ông<br /> phải trĩu đầu xuống còn đôi tay chắp phía sau lưng.<br /> Khi đang suy nghĩ khi để tuột mất ý nào đó, ông thường rung rung vai phải, răng nghiến<br /> chặt. Đây cũng là một thói quen thường thấy nhưng đôi khi có kẻ lại nói quá lên và cho<br /> rằng Bonaparte mắc chứng động kinh.<br /> Bonaparte thích ngâm mình trong bồn tắm. Ông có thể ở đó vài giờ để đọc báo hay xem<br /> xét vài giấy tờ ông đã ký. Một khi đã vào phòng tắm, ông thả mình dưới vòi nước ấm mặc<br /> cho nước tràn ra khắp Bonaparte cũng thích ngủ. Nhiều lần, viên thư ký đến đánh thức<br /> ông dậy lúc bảy giờ sáng, ông còn phàn nàn: “Hãy để tôi ngủ thêm lát nữa? Hãy vào đánh<br /> thức tôi muộn nhất khi có thể, nếu có tin vui thì đừng đánh thức tôi, nhưng nếu tin xấu thì<br /> phải gọi tôi dậy ngay vì khi đó, không thể để mất một phút nào cả”.<br /> Ngay khi Bonaparte thức dậy, người phục vụ Constant lo cạo râu và chải tóc cho ông.<br /> Trong lúc được cạo râu, Bonaparte cho người đọc báo. Ông luôn bắt đầu bằng tờ Le<br /> Moniteur, ngoài ra, ông cũng chú ý đến một số tờ báo của Anh hoặc của Đức. Nếu<br /> Boumerine đọc một trong số chục tờ báo trong nước phát hành thời đó là y rằng ông gạt<br /> đi: “Thôi thôi, họ chỉ nói những gì tôi muốn để họ nói thôi”.<br /> Vệ sinh buổi sáng xong, ông cùng Boumerine vào phòng làm việc ở đó, luôn dể sẵn thư từ<br /> phải đọc trong ngày, những bản báo cáo phải ký. Ông đọc thư, hướng dẫn trả lời và ký các<br /> văn bản.<br /> Đúng mười giờ, cửa mở và người phục vụ nói: “Mời tướng quân dùng bữa? ”<br /> Bữa trưa rất đơn giản, chỉ có ba món và đồ tráng miệng. Hầu như luôn có món thịt gà trộn<br /> dầu và hành, giống như bữa lần đầu ông ăn hôm đánh trận Marengo và cũng kể từ đó,<br /> người ta gọi món này là món gà Marengo.<br /> Bonaparte uống ít rượu vang, chỉ loại vang Bordeaux và Bourgogne. Sau bữa trưa hay bữa<br /> tối, ông uống thêm một tách cà phê. Nếu ông làm việc khuya hơn thường lệ, người ta<br /> mang thêm cho ông một cốc sô cô la.<br /> Ngay từ sớm, ông đã hút một điếu thuốc nhưng cả ngày ông chỉ hút ba hoặc bốn điếu,<br /> hiếm khi hút cùng lúc. Thuốc lá của ông được đặt trong một chiếc hộp rất sang trọng bằng<br /> vàng hay san hô.<br /> Hôm ấy, như thường lệ, Boumerine vào phòng làm việc từ sáu rưỡi, phân loại thư từ. Ông<br /> đặt thư quan trọng xuống dưới cho Bonaparte đọc sau và sẽ nhớ lâu hơn.<br /> Đồng hồ điểm bảy tiếng là khi phải đi đánh thức tướng quân dậy. Nhưng Boumerine rất<br /> ngạc nhiên khi thấy phu nhân Bonaparte ngủ một mình và đang khóc. Cũng không cần nói<br /> thêm là Boumerine có một chìa khoá phòng ngủ của Bonaparte. Anh ta có thể ra vào đó<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1