Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 có đáp án

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9

VnDoc xin giới thiệu Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 có đáp án. Tài liệu tổng hợp nhiều đề thi học kì 2 Lịch sử 9, nội dung đề thi bám sát chương trình học theo yêu cầu và quy định của Bộ GD&ĐT. Mời các bạn tham khảo để làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập, mỗi đề thi kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Chúc các bạn thi tốt!

1. Đề thi học kì 2 Sử 9 có đáp án - Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 Sử 9

Chủ đề/bài

Các cấp độ tư duy

Tổng số câu- Điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

- Trình bày được diễn biến Điện Biên Phủ 1954

-Hiểu được việc Đảng ta đẩy mạnh kháng chiến toàn diện.

-Hiểu được phương châm chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953-1954.

- Hiểu được ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp

- Đánh giá, ghi nhớ công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

2

1,0

10

2

1,0

10

1

2,0

20

1

1,0

10

Số câu:6

Số điểm:

5,0= 50%

2. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.

- Biết được tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ.

-Trình bày được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi” 1959-1960).

- So sánh “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

2

1,0

10

1

2,0

20

1

2,0

20

Số câu: 4

Số điểm:

5,0=50%

T số câu:

T số điểm:

Tỉ lệ: %

5

4

40%

3

3

30%

1

2

20%

1

1

10%

T.Số câu:10

T.Số điểm: 10=100%

Đề thi Sử học kì 2 lớp 9

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 Đ) Chọn phương án đúng nhất ( Mỗi câu đúng được 0,5đ)

Câu 1: Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu vào thời gian nào?

A. Ngày 13/3/1945.

B. Ngày 1/5/1954.

C. Ngày 13/3/1954.

D. Ngày 7/5/1954.

Câu 2: Pháp bố trí Điện Biên Phủ thành một hệ thống phòng ngự mạnh gồm

A. 49 cứ điểm và 3 phân khu.

B. cụm 50 cứ điểm và 3 phân khu.

C. 48 cứ điểm và 2 phân khu.

D. cụm 49 cứ điểm và 5 phân khu.

Câu 3: Đường lối kháng chiến toàn diện của ta chủ yếu quyết định ở mặt trận nào?

A. Quân sự. C. Chính trị.

B. Kinh tế. D. Ngoại giao.

Câu 4 : Phương châm chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953-1954 là gì?

A. Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh nhanh, thắng nhanh.

B. Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc, thắng chắc.

C. Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng.

D. Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, đánh chắcthắng .

Câu 5: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng vào thời gian nào?

A. Tháng 10/1954 C. Tháng 5/1954

B. Tháng 10/1955 D. Tháng 5/1955

Câu 6: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?

A. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp

B. Đấu tranh chống Mĩ-Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hòa bình.

C. Bảo vệ miền Bắc, để miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.

D. Chống “tố cộng, diệt cộng”, đòi quyền tự do, dân chủ.

II. TỰ LUẬN: (7,0Đ)

Câu 1: (2,0 đ) Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960)?

Câu 2: (2,0 đ) Phân tích ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954)?

Câu 3: (2,0 đ) So sánh “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

Câu 4: (1,0 đ) Hãy đánh giá công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

------------------------- Hết -----------------------

Đáp án đề thi học kì 2 Sử 9

Câu

Nội dung

Điểm

I.TN

(3,0 )

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

A

A

D

D

B

(3,0)

II.TL

(7,0)

Câu: (2,0 đ)

- Hoàn cảnh: tháng 5/1959, Mĩ-Diệm thực hiện đạo luật 10/59, khủng bố tàn bạo phong trào cách mạng miền Nam.

- Diễn biến:

+ Đầu năm 1959, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 họp và xác định rõ con đường cách mạng miền nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

+ Ngày 17/1/1960 nhân dân Bến Tre đã đồng loạt nổi dậy lật đổ từng mảng lớn bộ máy cai trị.

- Kết quả: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

- Ý nghĩa: Tạo ra bước nhảy vọt, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

(0,5)

(0,25)

(0,25)

(0,5)

(0,5)

Câu 2: (2,0 đ)

* Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954):

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.

- Gíang một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, làm tan rã hệ thống thuộc địa cũ; cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

(1,0)

(1,0)

Câu 3: (2,0 đ)

* Giống:

Là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ do Mĩ chỉ huy cùng với các vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ

* Khác:

- “Chiến tranh đặc biệt”: được tiến hành bằng quân đội tay sai Ngụy Sài Gòn

- Còn “chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất lên tới 1,5 triệu quân

(1,0)

(0,5)

(0,5)

Câu 4: (1,0 đ)

Học sinh nêu được công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

(1,0)

4. Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sử số 4

Câu 1: (2,0 điểm) Nêu đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta giai đoạn 1946 - 1954.

Câu 2: (3,0 điểm) Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giai đoạn 1945 - 1954 giành được thắng lợi?

Câu 3: (2,0 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ của Mĩ tại miền Nam Việt Nam.

Câu 4: (3,0 điểm) Trình bày diễn biến chính của chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9

CâuĐáp ánĐiểm
1

* Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta 1946 - 1954:

- Toàn dân, toàn diện

- Trường kì

- Tự lực cánh sinh

- Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

2

* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp:

- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo,...

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang với ba thứ quân không ngừng được mở rộng, có hậu phương vững chắc.

- Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào; sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN cùng các lực lượng tiến bộ khác.

1,0 điểm

1,0 điểm

1,0 điểm

3* So sánh chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ:
  • Giống nhau:
- Đều là hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ, do Mĩ chỉ huy, trang thiết bị và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
  • Khác nhau:

- Lực lượng và thủ đoạn: Chiến tranh đặc biệt thực hiện chủ yếu bằng quân đội tay sai, gom dân lập ấp chiến lược, tách dân ra khỏi cách mạng...

- Lực lượng và thủ đoạn: Chiến tranh cục bộ tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân Sài Gòn, mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tìm diệt và bình định miền Nam.

0,5 điểm

0,75 điểm

0,75 điểm

4

* Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh:

- Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh".

- 5 giờ chiều 26 - 4, quân ta nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh. 10 giờ 45 ngày 30 - 4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

- 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

1,0 điểm

1,0 điểm

1,0 điểm

5. Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sử số 5

A. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là:

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

B. Tân Việt cách mạng Đảng.

C. An Nam cộng sản đảng.

D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 2. Khóa chặt biên giới Việt - Trung bằng hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập "Hành lang Đông Tây". Đây là 1 trong những nội dung của kế hoạch:

A. Đánh nhanh thắng nhanh.

B. Kế hoạch Rơ ve.

C. Kế hoạch Đờ lát đờ tát xi nhi.

D. Kế hoạch Na va.

Câu 3. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (8/1965) là gì?

A. Tiêu hao sinh lực địch.

B. Cổ vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh Mỹ.

C. Nâng cao uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở trong nước và trên thế giới.

D. Khẳng định khả năng có thể đánh thắng Mỹ trở thành hiện thực.

Câu 4. Tuyến đường vận chuyển chiến lược xẻ dọc Trường Sơn mang tên Hồ Chí Minh được mở từ từ tháng 5/1959 thể hiện điều gì?

A. Lòng biết ơn đối với Bác.

B. Là con đường dài nhất.

C. Quyết tâm xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.

D. Tránh sự bắn phá của kẻ địch.

B. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 5 (3,0 điểm): Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?

Câu 6 (2,0 điểm): Trình bày đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta. Hãy làm rõ tính "toàn diện" của đường lối đó?

Câu 7 (3,0 điểm): Sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 về Đông Dương, tình hình nước ta như thế nào? Đảng ta đã giải quyết tình hình đó ra sao?

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Lịch sử số 5

Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

B

D

C

Thang điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

Phần tự luận: (8,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

5

Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

3,0

* Nạn giặc ngoại xâm, nội phản

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai phản động ồ ạt kéo vào nước ta, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai.

0,5

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh cũng kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.

0,5

- Các lực lượng phản cách mạng ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.

0,5

* Kinh tế - tài chính

- Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khắc phục, lụt lội, hạn hán diễn ra, sản xuất đình đốn, nạn đói mới đe doạ đời sống nhân dân.

0,5

- Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng. Nhà nước chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương.

0,5

* Văn hóa - xã hội: Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.

=> Việt Nam trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

0,5

6

* Trình bày đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta. Hãy làm rõ tính ‘toàn diện” của đường lối đó?

2,0

* Đường lối kháng chiến chống Pháp: Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

1,0

* Làm rõ tính ‘toàn diện” : là tiến hành kháng chiến trên tất cả các mặt trận quân sự, kinh tế,chính trị, văn hóa, ngoại giao, binh vận

1,0

7

Sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 về Đông Dương, tình hình nước ta như thế nào? Đảng ta đã giải quyết nhiệm vụ của mỗi miền ra sao?

3,0

* Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 về Đông Dương

1,5

- Ngày 10/10/ 1954 Pháp rút khỏi Hà Nội.

0,5

- Quân Pháp rút khỏi miền Bắc (5 - 1955), Miền Bắc hoàn toàn giải phóng nhưng hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành.

0,5

- Miền Nam: Mĩ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta làm hai miền,biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng.

0,5

* Đảng ta đã giải quyết nhiệm vụ của mỗi miền ra sao?

1,5

- Miền Bắc: tiến hành cách mạng XHCN.

0,5

- Miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà.

0,5

- Nhiệm vụ chung của cả nước: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

0,5

6. Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sử số 6

Câu 1: (3,0 điểm) Phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Câu 2: (3,0 điểm) Trình bày diễn biến, kết quả Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?

Câu 3: (4,0 điểm) Cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa xuân 1975 gồm những Chiến dịch nào? Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)?

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sử số 6

Câu 1:(3,0 điểm).

Nội dung hỏi

Nội dung trả lời

Điểm

Phân tích vai trò của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Sau 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đồng thời đó là cơ sở lý luận của Đảng sau này.

0,5

- Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập của Đảng cộng sản Việt Nam

0,5

Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta thông qua sách báo, Nhân đạo, Đời sống công nhân, Báo án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh.

0,5

- Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin chuẩn bị cho việc thành lập Đảng.

0,5

- Đến 1929 ba tổ chức Cộng sản ra đời ngoài những đóng góp cho phong trào cách mạng, ba tổ chức này cản trở không ít cho sự phát triển của cách mạng… Yêu cầu của lịch sử cần phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước.Với thiên tài và uy tín Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)

0,5

- Tóm lại: Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

0,5

Câu 2: (3,0 điểm).

Nội dung hỏi

Nội dung trả lời

Điểm

a. Diễn biến (Từ 13-3 đến 7-5-1954)

- Đợt 1 (13-3 đến 17-3-1954):

Ta tấn công tiêu diệt Him Lam và phân khu Bắc, 2000 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu.

0,5

- Đợt 2 (30-3 đến cuối tháng 4-1954):

Ta tấn công phía Đông Bắc và khu trung tâm (D1, C1, A1.....) cuộc chiến diễn ra giằng co, quyết liệt.

0,5

- Đợt 3 (1-5 đến 7-5-1954):

Ta đồng loạt tấn công Khu Trung Tâm, đến 17h 30 phút chiến sự kết thúc: Tướng Đcát-xtri cùng toàn bộ Tham mưu đầu hàng, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

0,5

b. Kết quả:

- Tướng Đcát-xtri bị bắt sống

0,5

-16200 tên dịch bị loại khỏi vòng chiến đấu,

0,5

- Bắn rơi 62 máy bay, phá hủy toàn bộ phương tiện chiến tranh

0,25

- Góp phần quyết định cho việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ sau này.

0,25

Câu 3: (4,0 điểm).

Nội dung hỏi

Nội dung trả lời

Điểm

a. Gồm những Chiến dịch

- Chiến dịch Tây nguyên (10-3 đến 24-3-1975)

0,25

- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3 đến 29-3-1975).

0,25

- Chiến dịch Hồ Chí Minh (17h 26-4 đến 11h 30 phút 30-4-1975)

0,25

b.Ý nghĩa lịch sử

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc 21 năm chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc…

0,5

Mở ra ra kỷ nguyên mới cho dân tộc: độc lập - thống nhất - đi lên chủ nghĩa xã hội …

0,25

Là trang sử chói ngời nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta…

0,25

Đây là cuộc chiến tranh có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý nước Mỹ “Hội chứng chiến tranh Việt Nam”

0,25

Nó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới…

0,25

Là thắng lợi có tính thời đại sâu sắc, là chiến công vĩ đại của thế kỷ XX

0,25

c. Nguyên nhân thắng lợi

Nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng với đường lối quân sự, chính trị đúng đắn…

0,5

Nhờ tinh thần yêu nước, đoàn kết, không sợ hy sinh, gian khổ được phát huy cao nhất trong cả nước.

0,25

Nhờ sự lớn mạnh của Miền Bắc XHCN, là hậu phương vững chắc cho cách mạng miền nam…

0,25

Nhờ có sự đoàn kết của 3 nước Đông dương…

0,25

Nhờ sự giúp đỡ của các nước XHCN và lực lượng hòa bình dân chủ thế giới..

0,25

Đánh giá bài viết
67 102.472
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Lịch Sử

    Xem thêm