« Home « Kết quả tìm kiếm

KỸ THUẬT GIEO CẤY VÀ CHĂM SÓC GIỐNG LÚA ĐS


Tóm tắt Xem thử

- KỸ THUẬT GIEO CẤY VÀ CHĂM SÓC GIỐNG LÚA ĐS 1.
- Kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc.
- Là một giống lúa thuần nên các biện pháp gieo cấy, chăm sóc như các giống lúa thuần khác, tuy nhiên với giống lúa ĐS-ĐL cũng có những điểm cần lưu ý khi gieo cấy và chăm sóc..
- Thời vụ gieo cấy:.
- Vụ xuân chính vụ: Gieo 10-25/12.
- Vụ mùa: có thể gieo từ 5/7 đến 15/8 tuy nhiên tốt nhất nên gieo muộn từ 30/7 đến 15/8, cấy mạ 10-12 ngày tuổi.
- Ngoài việc gieo mạ được có thể gieo mạ sân hoặc mạ khay (mạ ném)..
- Chú ý gieo thưa để cho mạ cứng cây, to gan, đanh dảnh, khi cấy nếu gặp thời tiết bất thuận sẽ ít bị chết cây và đảm bảo mật độ..
- Trước khi cấy ruộng phải được làm đất kỹ, sạch cỏ dại và các nguồn.
- Bón đầy đủ phân lót theo yêu cầu và san phẳng mặt ruộng để sau khi cấy thuận lợi cho tưới và tiêu nước..
- Mật độ cấy: 50-55 khóm/m 2 tùy thuộc vào độ phì của đất (đất tốt cấy thưa và ngược lại) cấy 2-3 dảnh, cấy nông tay.
- Phân bón cho 1 ha: Phân chuồng 10 tấn.
- N:80-100 kg.
- K 2 0: 100 kg.
- Tốt nhất nên dùng phân hỗn hợp như NPK hoặc phân vi sinh như vậ y hạn chế nhiễm sâu bệnh và đảm bảo chất lượng gạo cao..
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân cộng với 20% N và 20%.
- Bón thúc lần 1 (khi lúa hồi xanh hoặc bắt đầu đẻ nhánh kết hợp với làm cỏ) 40% N và 20% K 2 0.
- Bón thúc lần 2 (sau lần 1 từ 7-10 ngày): 40% N và 20% K 2 0 kết hợp với làm cỏ sục bùn..
- Chế độ nước: đảm bảo đủ nước trong quá trình gieo cấy: Giữ mức nước khi cấy là 3-5cm, sau cấy 3-5 ngày giữ liên tục trong thời kỳ đẻ nhánh.
- là 2-3cm và không được để thiếu nước trong giai đoạn này.
- Cần phải rút nước phơi ruộng 5-7 ngày khi lúa kết thúc đẻ nhánh sau đó giữ mức 5-7cm cho lúa làm đòng và trỗ bông.
- Rút hết nước khi lúa đã vào chắc (lúa đỏ đuôi)..
- Cần theo dõi phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời như các giống lúa khác..
- Khử lẫn: ĐS-1 là giống lúa chất lượng cao, hạt tròn, gạo trong,.
- không bạc bụng, tỷ lệ gạo cao trên 82% phù hợp với thị hiếu của người Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc...do vậy cần phải lưu ý khử lẫn để nâng cao giá trị hàng hóa của giống..
- THU HOẠCH:.
- Là giống thuộc loài phụ japonica nên thời gian trỗ đến chín dài hơn các loại giống thuộc lòai phụ indica.
- Phải thu hoạch khi lúa đã chín hòan toàn.
- Thời điểm thu hoạch nên hơn các giống lúa indica từ 5-7 ngày.
- Như vậy sẽ đảm bảo độ mềm của cơm và độ trong của hạt.
- Sau khi tuốt thóc phải được phơi dưới nắng nhẹ và nên phơi từ 2-3 lần để đạt độ ẩm <=14%..
- Không được phơi lâu dưới nắng gắt và làm khô trong thời gian ngắn..
- ĐS-ĐL có đặc tính ngủ nghỉ sau thu hoạch.
- thu hoạch làm giống phải phá ngủ bằng axits Nitơric 2% ngâm trong 24 giờ sau đó đãi sạch axít rồi ngâm trong nước 48 giờ.
- Sau khi vớt thóc phải đãi sạch nước chua, để ráo nước mới được ủ giống.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt