« Home « Kết quả tìm kiếm

Kỹ thuật trồng chăm sóc, thu hoạch tre


Tóm tắt Xem thử

- Kỹ thuật trồng chăm sóc, thu hoạch tre.
- Cây tre nói chung và cây tre lấy măng nói riêng đều là một loài cây trồng rừng ở nhiều nơi trên đất nước ta.
- Trong các quy mô hộ gia đình, cây tre lại càng có ý nghĩa đặc biệt.
- Loài tre với hệ thống thân ngầm đan chen nhau dày đặc và lan rộng trong đất nên có tác dụng hạn chế dòng chảy, chống xói mòn đất trong mùa mưa, chắn sóng bảo vệ đê chống sạt lở..
- Măng tre làm thực phẩm ở dạng tươi sống hoặc qua chế biến với kỹ thuật khác nhau đều có giá trị thương phẩm rất cao cả ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
- Ðặc biệt măng tre Lục Trúc có vị ngọt dịu, không cần ngâm nước cũng có thể luộc, sào ăn ngay, là thực phẩm thượng hạng cho ăn tươi..
- Thân tre có thể dùng làm nhà cửa, nông cụ, làm giấy, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, bàn ghế, tủ giường từ thô sơ đến cao cấp và các đồ gia dụng khác..
- Trồng tre Tàu hay tre Lục Trúc mau cho thu hoạch.
- Sau khi trồng một năm đã bắt đầu thu hoạch măng và cây làm giống.
- Sau ba năm, thu hoạch măng ổn định với năng suất từ 6-30 tấn/ha (tùy thuộc vào việc đầu tư chăm sóc)..
- Nếu được chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật thì năm nào người trồng cũng được thu hoạch cả măng, thân và giống mà không phải trồng lại trong một chu kỳ lâu dài rất nhiều năm..
- Các giống tre trên đều có kỹ thuật trồng và chăm sóc tương tự nhau, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật trồng, chăm sóc tre tầu (Sinocalamus Latiflorus.
- McClure) và cây tre lục trúc (Bambusa Olđhamii.
- Hiện nay cây tre Tàu đã và đang được người dân ở các tỉnh miền Ðông Nam Bộ trồng rất nhiều, có nơi như Phú Thành (Bình Phước) đã trồng trên 300ha.
- bắt đầu năm 2000 mới được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép đưa vào trồng thử nghiệm ở các tỉnh phía Nam, do vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc đưa ra chỉ là tài liệu tham khảo từ kỹ thuật trồng thực tế của các giống tre lấy măng khác..
- Cây tre Tàu có tên khoa học là Dendrocalamus latiflorus Munro thuộc Họ phụ Bambusoideae, Họ Poaceae, lớp Một lá mầm, cây có một thân chính hình tròn rỗng, màu xanh thẫm, khi non có phấn trắng, khi già có màu xanh vàng.
- Tre Tàu được nhập vào Việt Nam chuyên để kinh doanh măng, năng suất cao (20 tấn/ha/năm), chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu..
- Tre Tàu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau có thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước, mọc thích hợp nơi có tầng đất canh tác sâu trên 50cm..
- Trồng tre một lần có thể cho thu hoạch 40-50 năm sau..
- Nên chọn những bụi (khóm) tre phát triển tốt, không sâu bệnh, chưa ra hoa để lấy giống.
- Có thể trồng bằng giống gốc (hom gốc, thân mềm) hoặc bằng giống hom cành (qua thử nghiệm trồng ở Phân viện nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ và đã được trồng tại Nông trường Phú Thành - Bình Phước), nhìn chung mỗi phương thức trồng có những ưu nhược điểm khác nhau nhưng về năng suất không sai khác nhau là mấy kể từ năm thứ ba trở đi.
- Hom gốc.
- Nhiều nơi trồng tre Tàu bằng hom gốc.
- Hom bao gồm một phần thân khí sinh (thân tre) có 3 lóng dài 80-100cm, có đường kính từ 6cm trở lên, mang một thân ngầm 8-10 tháng tuổi được cắt tách từ cây mẹ đem ươm..
- hom nên đặt nghiêng 45o so với mặt đất theo cự ly 0,8m x 0,8m, lấp đất kín phần thân ngầm và nén chặt..
- Thân ngầm.
- Loại này khác với hom gốc ở chỗ không có đoạn thân khí sinh mà chỉ có đoạn thân ngầm đã khai thác lấy măng trong mùa mưa năm trước, khi thân ngầm được 8-10 tháng tuổi, chọn và cắt tách khỏi cây mẹ đem ươm cũng từ 2,5-3 tháng tuổi, bứng đem trồng.
- Cả hai phương pháp trồng tre bằng hom gốc hay thân ngầm đều có hiệu quả, nhưng không thể đáp ứng nhu cầu về giống để trồng trên quy mô lớn..
- Chọn những cây tre dưới một năm tuổi để lấy cành, nên chọn những cành đã phát triển lá hoàn toàn (cành bánh tẻ) có màu xanh thẫm, phần gốc của cành có đường kính 0,8- 1,5cm, cưa sát gốc cành, phần tiếp giáp với thân cây tre, chặt bỏ phần ngọn, chỉ để lại 3-4 lóng (dài 30-40cm)..
- Các líp ươm tre phải được che phủ 70-80% ánh sáng, sau khi hom ra chồi tiến hành dỡ bỏ dàn che, kỹ thuật chăm sóc chủ yếu là tưới nước duy trì được độ ẩm ở mức.
- 2,5-3 tháng cành giâm ra rễ, lá phát triển, ta có thể xuất vườn đem trồng..
- Phương pháp giâm hom bằng cành đáp ứng được nhu cầu về giống để trồng trên quy mô lớn, vì có hệ số nhân gấp nhiều lần (ít nhất là 5 lần) so với phương pháp trồng bằng hom gốc hay bằng hom thân ngầm..
- KỸ THUẬT TRỒNG.
- Khi chọn đất trồng tre nên chọn những nơi địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 10o là tốt hơn cả.
- Tre Tàu có thể trồng được trên nhiều nhóm đất khác nhau, như đất xám (Acrisols), đất đen (Luvisols), đất đỏ (Ferrasols), có thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước.
- Do vậy khi trồng tre nên chọn những nơi có tầng đất mặt dày, ít nhất 50cm trở lên và có mực nước ngầm không sâu lắm, có thể xấp xỉ trên dưới 10m là tốt nhất..
- Ngoài ra, trong hai năm đầu, có thể trồng xen cây màu, cây lương thực, tạo nên hệ thống sản xuất nông - lâm kết hợp, có tác dụng bảo vệ đất, lấy ngắn nuôi dài bảo đảm sức sản xuất ổn định và phòng chống cháy rừng..
- Kỹ thuật trồng.
- Chăm sóc.
- Khi tre trồng được hai năm trở đi phải chặt tỉa bỏ những cành ở tầm cao 2,5 m trở xuống và chặt bỏ những chồi khí sinh, sinh ra sau khi khai thác măng, dọn vệ sinh bụi tre chống sâu bệnh..
- Vun gốc - tủ cỏ: Sau khi trồng 2 năm, mỗi năm cần vun gốc - tủ cỏ (đào đất xung quanh hoặc vun rồi dùng rơm rạ, lá mía hoặc cỏ khô tủ trên gốc của bụi tre để giữ ẩm, tủ dày từ 5-8 cm).
- Với kỹ thuật vun gốc làm đất tơi xốp, tủ cỏ tốt măng sẽ cho màu trắng, ít xơ, vị ngọt.
- Sau khi thu hoạch măng, vào thời kỳ bón phân lại cào đất ra tránh tình trạng nâng bụi, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rừng cây..
- Cây tre Tàu có thể bị một số sâu bệnh hại, chính vì thế các vườn trồng tre kinh doanh măng phải được chăm sóc tốt, vệ sinh vườn cây thường xuyên là kỹ thuật căn bản để phòng ngừa sâu bệnh.
- Nói chung, các loài tre ít khi bị bệnh tấn công và thiệt hại không đáng kể, tuy nhiên vườn tre có thể bị một số sâu bệnh hại sau:.
- Cách phòng trị: Đào bỏ và thiêu hủy những cây bị bệnh, rắc vôi bôït, khử trùng dụng cụ sạch sẽ trước khi tiến hành làm cây khác..
- Tuy là cây sống nhiều năm, sinh sản theo cách vô tính, tre trúc nói chung thỉnh thoảng có hiện tượng ra hoa lẻ tẻ hoặc đồng loạt, thường những cây mọc từ thân ngầm của những cây này cũng ra hoa, những cây này sẽ.
- chết đi trong vòng vài ba năm, đặc biệt có những cây không chết.
- Hiện nay còn có nhiều thuyết khác nhau được đưa ra để nói về hiện tượng tre trúc ra hoa và chết:.
- Thuyết về tính chu kỳ: Có những loài cứ 60-100 năm lại ra hoa một lần, thường những loài có hạt thì phát triển tốt ra hoa nhiều hơn loài có hạt xấu kém..
- Thuyết sinh trưởng: Quan sát thấy tỷ số cacbon/nitơ ở những cây ít ra hoa cao hơn ở những cây ra hoa..
- Thuyết dòng giống cá thể: Khi một hệ thống thân ngầm bước vào thời kỳ ra hoa thì tất cả những cây phát triển từ thân ngầm thuộc hệ thống đó cũng ra hoa và cùng một thời kỳ..
- Phương pháp xử lý khi rừng tre ra hoa:.
- Phải chặt bỏ những cây đã ra hoa (chừa lại những cây không ra hoa)..
- Diệt trừ những cây xâm lấn và rải mùn phủ đều..
- Luôn để lại những cây khỏe mạnh, chặt bỏ những cây yếu, bệnh..
- Trồng dặm những cây tre tốt vào những chỗ đã loại bỏ những cây ra hoa sau khi đã xử lý tốt (nên bứng bỏ cả thân ngầm những cây đã ra hoa)..
- KHAI THÁC MĂNG VÀ THÂN TRE.
- Khai thác măng.
- Chọn cây măng tốt sinh ra trong vụ 1 để nuôi dưỡng thành cây tre thay thế những cây già phải chặt đi hàng năm, chọn những cây to khỏe mọc ở ngoài, có thân ngầm mọc dưới mặt đất.
- Khi khai thác măng, nhất là măng tre Lục Trúc thì chỉ khai thác lúc măng vừa nhú lên ngang mặt đất, dùng dụng cụ moi đất xung quanh tới tận gốc măng, dùng thuổng xắn ngay nơi mập nhất, rồi lấp đất lại, chú ý không được cắt phạm vào thân ngầm.
- Nếu thân ngầm mọc chồi lên mặt đất thì phải đào bỏ đi để tránh hiện tượng nâng bụi tre, nếu cần để lại ta phải vun đất kín 2/3 thân ngầm, không vun cao.
- Còn khai thác măng tre Tàu thì tùy từng yêu cầu mà khai thác măng củ hoặc măng ống, có qua chế biến hoặc để cả bẹ mo..
- Tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng mà măng sẽ được khai thác ở các chiều cao khác nhau, nhưng thường có 3 loại: Măng nanh có chiều cao.
- khai thác thấp hơn 25 cm, măng củ có chiều cao khai thác từ 25-50 cm, măng ống cao khai thác từ 50-100 cm..
- Khai thác tre.
- Trồng tre Tàu kinh doanh măng, thông thường mỗi bụi tre chỉ duy trì từ 6-7 cây tre và số tre này luôn luôn có cây 2 năm tuổi, cây 1 năm tuổi và cây mới sinh ra trong đầu vụ (vụ 1).
- Mỗi loại như vậy chiếm 33,33%, hay nói cách khác là mỗi loại 2 cây, trong đó 2 cây tre thuộc thế hệ ông bà, 2 cây thuộc thế hệ cha mẹ, 2 cây thuộc thế hệ con cháu.
- Mỗi năm vào mùa khô (tháng 2) tiến hành khai thác tre, tỷ lệ lấy ra là 33,33% tương ứng với 2 cây tre già nhất trong bụi.
- Sau khi khai thác tre phải đào hay đục bỏ luôn gốc của cây đã chặt kể cả những gốc cũ không còn khả năng sinh măng..
- Có thể bán măng củ tươi ngoài chợ hoặc bán cho các nhà máy chế biến thực phẩm, phơi khô hay thu hoạch măng ống, măng chồi, luộc, muối, đóng vào bịch ny lông chịu nhiệt bán tại các siêu thị hoặc xuất khẩu..
- Cách muối măng để đóng hộp: Măng thu hoạch về cắt phần non.
- Ngày nay cây tre Tàu được chọn trồng trong các trang trại hay ở vườn hộ gia đình, để kinh doanh măng với mục đích sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Nếu trồng rừng theo phương thức thâm canh, áp dụng các yêu cầu kỹ thuật đã được hướng dẫn, rừng sẽ cho năng suất măng cao và ổn định, tùy theo đất tốt hay xấu rừng tre sẽ cho từ 10-15 tấn/măng/ha/năm, nếu được đầu tư thỏa đáng rừng tre năng suất còn cao hơn nữa và chất lượng măng tốt..
- Tre Tàu là cây dễ trồng, mau thu sản phẩm, trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần, cây có khả năng tạo ra sinh khối nhanh, giữ được đất chống xói mòn, thích hợp cho đa số nông dân nghèo, cần được khuyến khích trồng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt