« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu triển khai điện thoại thẻ thông minh 1719 trên nền mạng NGN


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu triển khai điện thoại thẻ thông minh 1719 trên nền mạng NGN.
- Trường Đại học Công nghệ.
- Abstract: Tổng quan về công nghệ VoIP và dịch vụ điện thoại IP: giới thiệu về công nghệ VoIP, các hình thức truyền thoại trên mạng IP, ưu nhược điểm và lợi ích của điện thoại IP, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng VoIP và các thách thức khi triển khai điện thoại IP.
- Nghiên cứu các giao thức báo hiệu trong VoIP, tập trung giới thiệu về ba giao thức báo hiệu hiện đang được sử dụng là báo hiệu theo chuẩn H.323, giao thức điều khiển phiên SIP và báo hiệu theo giao thức MGCP.
- Trình bày giải pháp đảm bảo chất lượng thoại trong VoIP như: kỹ thuật nén thoại trong VoIP, các biện pháp xử lý khi gói thoại truyền trên mạng IP, các cơ chế điều khiển chất lượng dịch vụ bên trong một phần tử mạng và các giao thức báo hiệu QoS.
- Nghiên cứu khả năng triển khai dịch vụ điện thoại thẻ thông minh 1719 trên nền mạng NGN, trong đó tập trung giới thiệu về mạng NGN của VNPT, các ưu điểm của loại hình dịch vụ này, đi sâu vào cấu trúc mạng dịch vụ 1719, sơ đồ thiết lập cuộc gọi, so sánh chất lượng dịch vụ 1719-64K và 1719-8K..
- Mạng NGN.
- Điện thoại.
- Ngày nay ngành công nghiệp viễn thông đã đạt được những thành tựu lớn.
- Trên thế giới, công nghệ điện thoại VoIP ngày càng phát triển, với lợi thế giá cước thấp, chất lượng dịch vụ có thể chấp nhận đã làm nhiều nhà kinh doanh viễn thông quan tâm.
- Qua một thời gian sử dụng, nhờ giá cước rẻ hơn hẳn so với dịch vụ điện thoại truyền thống, dịch vụ này thực sự đã thực sự mang lại lợi ích to lớn cho người sử dung.
- Dịch vụ điện thoại IP được xây dựng trên công nghệ VoIP (Voice over Internet Protocol - phương thức truyền tín hiệu thoại qua mạng gói sử dụng.
- giao thức Internet).
- Điện thoại IP hay còn gọi VoIP cho phép kết hợp chặt chẽ mạng thoại và mạng số liệu..
- Thực tế đã cho thấy sức cạnh tranh rất lớn của công nghệ Voip này so với công nghệ thoại chuyển mạch kênh truyền thống.
- Dịch vụ này đã sớm được thử nghiệm và đưa vào khai thác trên mạng viễn thông Việt Nam.
- Ngay từ khi mới xuất hiện, dịch vụ VoIP đã đem lại một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Tính tới nay trên toàn quốc đã có 9 nhà cung cấp dịch vụ VoIP gọi đường dài trong nước và quốc tế là: Tập đoàn BCVT Việt Nam VNPT - 171, Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel.
- 178, Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SaigonPostel - SPT.
- 177, Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom.
- 179, Công ty Viễn thông Hàng Hải – 175, Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội Hanoi Telecom – 172, Công ty truyền thông đa phương tiện VTC – 174 và mới đây là công ty cổ phần FPT- 176 và công ty cổ phần viễn thông Đông Dương-173.
- Một số các nhà cung cấp dịch vụ trên ngoài việc triển khai dịch vụ điện thoại Voip trả sau còn triển khai các dịch vụ điện thoại Voip trả trước đem lại nhiều sự lựa chọn hơn cho người sử dụng..
- Như vậy, dịch vụ VoIP trả sau đã được triển khai rộng rãi ở Việt Nam, ngoài ra hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ cũng đã chú ý tới dịch vụ VoIP trả trước và dịch vụ này đã sớm trở thành chuyên đề hấp dẫn cho các nhà cung cấp dịch vụ vì nó mang lại nhiều tiện lợi cho khách hàng hơn trong quá trình sử dụng.
- Kể từ khi mạng viễn thông thế hệ mới NGN (Next Generation Networks) của Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam được xây dựng thì mới có đủ điều kiện thực hiện các dịch vụ thông minh, trong đó có dịch vụ VoIP trả trước: Dịch vụ điện thoại thẻ 1719.
- Với cấu trúc mở, linh hoạt, dễ phát triển, hiệu quả khai thác cao, mạng NGN đã cung cấp và thoả mãn tốt hơn các nhu cầu đa dạng của khách hàng, trong đó có dịch vụ 1719..
- Do đó trong phạm vi luận văn của mình, tôi xin đi sâu vào phân tích khả năng triển khai dịch vụ điện thoại thẻ thông minh 1719 trên nền mạng NGN.
- Đây là dịch vụ điện thoại IP trả trước trên nền mạng thế hệ mới của VNPT, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng và nhanh chóng được sử dụng thoại giá rẻ ở bất cứ đâu, cước phí sẽ được trừ dần vào trong tài khoản.
- Dịch vụ này cho phép người sử dụng lựa chọn chất lượng cuộc gọi (NGN 8Kb/s hoặc NGN 64Kb/s) với các mức giá khác nhau..
- Chương I – Công nghệ Voip và dịch vụ điện thoại IP: Giới thiệu chung về công nghệ VoIP và dịch vụ điện thoại IP, các hình thức truyền thoại trên mạng IP, lợi ích của điện thoại IP, ưu và nhược điểm của điện thoại IP, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng VoIP và các thách thức khi triển khai điện thoại IP..
- Chương II – Các giao thức báo hiệu trong VoIP: Giới thiệu về ba giao thức báo hiệu hiện đang được sử dụng trong VoIP đó là: báo hiệu theo chuẩn H.323, giao thức điều khiển phiên SIP và báo hiệu theo giao thức MGCP..
- Chương III – Giải pháp đảm bảo chất lượng thoại trong VoIP: Trình bày về kỹ thuật nén thoại trong VoIP, các biện pháp xử lý khi gói thoại truyền trên mạng IP, các cơ chế điều khiển chất lượng dịch vụ bên trong một phần tử mạng và giao thức báo hiệu QoS..
- Chương IV – Nghiên cứu khả năng triển khai dịch vụ điện thoại thẻ thông minh 1719 trên nền mạng NGN: Giới thiệu về mạng NGN của VNPT, các ưu điểm của loại hình dịch vụ này, đi sâu vào cấu trúc mạng dịch vụ 1719, sơ đồ thiết lập cuộc gọi, so sánh chất lượng dịch vụ 1719-64K và 1719-8K.
- Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trường Đại Học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là Phó Giáo Sư - Tiến Sỹ Nguyễn Cảnh Tuấn, người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp..
- TS Phùng Văn Vận, TS Lê Ngọc Giao, Trần Hạo Bửu, Điện thoại IP, năm 2002, nhà xuất bản Bưu Điện..
- Ngô Vân Anh, Chất lượng dịch vụ thoại qua IP - Mô hình đang thay đổi, tạp chí "Thông tin Khoa học kỹ thuật và Kinh tế Bưu Điện".
- Tích hợp điện thoại với máy tính, PC World 9/1996..
- Hoàng Xuân Tùng, Voice over IP, Đồ án tốt nghiệp khoa "Điện tử Viễn thông", năm 2003..
- ITU - T Recommendation G.729.
- ITU - T Recommendation G.
- ITU - T Recommendation G.726