You are on page 1of 44

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HOÀNG THỊ TÌNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC SINH

THI TRẮC NGHIỆM BẬC THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HOÀNG THỊ TÌNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC SINH

THI TRẮC NGHIỆM BẬC THPT

Chuyên ngành: Khoa học máy tính

Mã số: 8480101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ TRUNG HÙNG

Đà Nẵng - Năm 2019


-i-

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan:
- Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của PGS. TS. Võ Trung Hùng.
- Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
công trình, thời gian, địa điểm công bố.
- Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả

Hoàng Thị Tình


-ii-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC....................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................vii
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 2
2.1. Mục tiêu ...........................................................................................................2
2.2.Nhiệm vụ...........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..................................................................3
4.2. Phương pháp thực nghiệm ...............................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 3
6. Bố cục luận văn ........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRẮC NGHIỆM ...........................................................5
1.1 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ........................................................................ 5
1.1.1. Giới thiệu ......................................................................................................5
1.1.2. Câu hỏi và đề thi trắc nghiệm .......................................................................9
1.1.3 Xây dựng đề thi và đánh giá ......................................................................14
1.1.4. Ứng dụng thi trắc nghiệm ở Việt Nam .......................................................17
1.2. MỘT SỐ HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN ......................... 18
1.2.1. Kho thư viện trực tuyến Violet.vn ..............................................................18
1.2.2. Kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm vật lý .........................................................20
1.2.3. Website học trực tuyến Hocmai.vn.............................................................21
-iii-

1.2.4 Nhận xét chung ...........................................................................................23


1.3. MỘT SỐ CÔNG CỤ TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM ....................................... 24
1.3.1 Phần mềm trắc nghiệm Test Professional Version 7.0 - 2016...................24
1.3.2 Phần mềm ExamGen .................................................................................25
1.3.3. Phần mềm trắc nghiệm KENTEST...........................................................26
1.3.4. Phần mềm trắc nghiệm ECOEXAM.........................................................27
1.3.5. Phần mềm McMIX .....................................................................................28
1.3.6. Đánh giá các công cụ phần mềm ................................................................29
1.4 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...............................................31
2.1. MÔ TẢ BÀI TOÁN ............................................................................................ 31
2.1.1. Tổ chức thi tại trường THPT Trần Hưng Đạo ............................................31
2.1.2. Yêu cầu phi chức năng................................................................................32
2.2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ..................................................................................... 32
2.2.1. Thiết kế hệ thống ........................................................................................32
2.2.2. Mô tả Actor và đặc tả Use Case của hệ thống ............................................32
2.2.3. Biểu đồ hoạt động .......................................................................................42
2.2.4. Cơ sở dữ liệu ...............................................................................................44
2.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ............................................................... 49
2.4. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 49
CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM ..................................................................50
3.1 CÀI ĐẶT HỆ THỐNG ........................................................................................ 50
3.1.1. Môi trường cài đặt ......................................................................................50
3.1.2. Phát triển mô - đun quản lý ngân hàng câu hỏi ..........................................50
3.1.3. Phát triển mô - đun quản lý đề thi...............................................................51
3.1.4. Phát triển mô - đun quản lý ca thi ...............................................................52
3.1.5. Phát triển mô - đun quản lý thi của HS .......................................................52
-iv-

3.2. THỬ NGHIỆM CHO MÔN TIN HỌC 12 ......................................................... 53


3.2.1. Quy trình thử nghiệm..................................................................................53
3.2.2 Xây dựng ứng dụng .....................................................................................55
3.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ..................................................................................... 57
3.4. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................61
-v-

HỆ THỐNG HỖ TRỢ
HỌC SINH THI TRẮC NGHIỆM BẬC THPT
Học viên: Hoàng Thị Tình Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số:………….Khóa: 35 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới hình thức thi, phương pháp
kiểm tra – đánh giá là một việc làm cấp thiết. Trắc nghiệm khách quan là một hình thức
thi mang lại nhiều hiệu quả. Hiện nay, những kho dữ liệu đề thi TNKQ hiện có rất đa dạng
và phong phú. Điều quan trọng là làm thế nào chúng ta có thể khai thác và tận dụng được
những kết quả thi của học sinh. Kết quả thi một mặt đánh giá được quá trình dạy và học
mặt khác phải cung cấp những thông tin phản hồi để học sinh thấy được mình tiến bộ đến
đâu, biết mình làm chủ được kiến thức, kỹ năng nào và phần nào còn yếu kém, còn thiếu
sót…qua đó điều chỉnh lại quá trình học. Hơn nữa, giáo viên có thể điều chỉnh lại phương
pháp ra đề, đặt câu hỏi nhằm đánh giá học sinh một cách chính xác hơn. Do đó, trong luận
văn này tôi nghiên cứu về hệ thống hỗ trợ học sinh thi trắc nghiệm bậc THPT. Nội dung
nghiên cứu gồm: (1) Tổng quan về trắc nghiệm. (2) Phân tích và thiết kế hệ thống. (3) Cài
đặt và thử nghiệm. Từ đó so sánh kết quả thu được sau khi thực hiện phương pháp thi trắc
nghiệm thông thường và sử dụng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm đã mang lại kết quả khả
quan.
Từ khóa: Trắc nghiệm khách quan, hỗ trợ, trắc nghiệm.
SUPPORT SYSTEM STUDENT
EXAMINATION HIGH SCHOOL EXAMINATION
Innovating teaching - learning methods, exam forms and testing - evaluating
methods is a vital step. Objective testing is a form of examination that brings many
benefits. Nowadays, the data warehouse of objective testing exam is very rich and diverse.
The important thing is how we can exploit and take advantage of students’ test results.
Exam results are not only assessing the teaching and learning process but also providing
feedback so that students can know how much they have progressed, what skills and
knowledge they have mastered and which parts are weak and inadequate, etc… Through
those things, students will adjust their learning process. Moreover, teachers can adjust the
methods of giving test questions to assess students more accurately. Therefore, in this
thesis, I will study the system of supporting students to take objective exam at high school.
The contents of the study include (1) Overview of testing. (2) Analysis and system design.
(3) Installation and testing. From that, I will compare the results attacked after the
implementation of the conventional test method and using the test support system how has
attained positive results.
Keywords: Objective testing, support, testing.
-vi-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TIẾNG VIỆT

CH Câu hỏi
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐTN Đề trắc nghiệm
GV Giáo viên
HS Học sinh
TN Trắc nghiệm
TNKQ Trắc nghiệm khách quan
TIẾNG ANH
API Application Programming Interface
HTML HyperText Markup Language
HTTP HyperText Transfer Protocol
PDF Portable Document Format
PHP Personal Home Page
RDF Resource Description Format
RTF Rich Text Format
SQL Structured Query Language
UC Use Case
XML eXtensible Markup Language
-vii-

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
Tên bảng Trang
bảng
1.1. Khung ma trận hai chiều 12
1.2. So sánh kiểm tra TNKQ và tự luận 16
1.3. Tiêu chí đánh giá các kho dữ liệu đề mở 23
1.4. Các tiêu chí đánh giá khả năng các công cụ phần mềm 29
2.1. Danh sách các Use Case của hệ thống 35
2.2. Bảng Nhóm tài khoản 44
2.3. Bảng Tài khoản 45
2.4. Bảng Ca thi 45
2.5. Bảng Danh sách đề thi 45
2.6. Bảng Đề thi 45
2.7. Bảng Điểm 46
2.8. Bảng Học sinh 46
2.9. Bảng Lớp 46
2.10. Bảng Danh sách câu hỏi 47
2.11. Bảng Câu hỏi 47
2.12. Bảng Chủ đề 47
2.13. Bảng Mức độ 47
-viii-

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
Tên hình Trang
hình

1.1. Sơ đồ phân loại phương pháp trắc nghiệm 6


1.2. Quy trình xây dựng bộ đề TNKQ 15
1.3. Giao diện trang chủ Violet.vn 18
1.4. Giao diện thi trắc nghiệm trực tuyến 19
1.5. Giao diện kết quả thi trắc nghiệm trực tuyến 19
1.6. Giao diện trang chủ Tracnghiem.thuvienvatly.com 20
1.7. Giao diện tham gia kiểm tra thử 20
1.8. Giao diện trang chủ Hocmai.vn 21
1.9. Giao diện khung ma trận một đề thi 22
1.10. Giao diện tham gia thi trực tuyến 22
1.11. Giao diện phần mềm Test Professional 2016 24
1.12. Giao diện chương trình ExamGen 26
1.13. Giao diện phần mềm KENTEST 26
1.14. Giao diện phần mềm ECOEXAM 27
1.15. Giao diện phần mềm McMIX 29
2.1. Mô hình tổng thể ứng dụng 32
2.2. Use case tổng quát của hệ thống 33
2.3. Biểu đồ hoạt động của chức năng quản lý ngân hàng câu hỏi 42
2.4. Biểu đồ hoạt động của chức năng quản lý ca thi và đề thi 42
2.5. Biểu đồ hoạt động của chức năng quản lý hoạt động thi 43
2.6. Sơ đồ cơ sở dữ liệu của hệ thống 44
3.1. Giao diện danh sách câu hỏi cơ bản 49
3.2. Giao diện quản lý ngân hàng câu hỏi 50
-ix-

3.3. Giao diện thống kê câu hỏi 50


3.4. Giao diện quản lý danh sách đề thi 50
3.5. Giao diện quản lý danh sách ca thi 51
3.6. Giao diện quản lý môn học 51
3.7. Giao diện thông tin thi 51

3.8. Giao diện kết quả thi 52

3.9. Thuật toán tạo đề thi tự động 53

3.10. Thuật toán hiển thị kết quả thi và thông tin hỗ trợ HS 54

3.11. Giao diện đăng nhập hệ thống 55


3.12. Giao diện lựa chọn quản lý ngân hàng câu hỏi 55
3.13. Giao diện sau khi giáo viên lựa chọn xóa câu hỏi. 56
3.14. Giao diện sau khi HS lựa chọn thi 56
3.15. Giao diện sau khi HS lựa chọn nộp bài và kết thúc 56
3.16. Giao diện sau khi phụ trách chuyên môn lựa chọn xem sách HS 57
-1-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang tác
động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi toàn bộ thế giới. Hầu
hết các ngành nghề, lĩnh vực dần dần được tin học hóa, giáo dục và đào tạo cũng không
ngoại lệ. Việc tin học hóa một mặt góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp
dạy và học; mặt khác nó giúp đổi mới công tác quản lý, kiểm tra đánh giá trong trường
học.
Chính vì vậy, từ năm học 2008 – 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị số
55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 với chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng
CNTT”. Công văn số 4095/ BGDĐT-CNTT hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2018-
2019 chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và
học, kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học. Phát động, khuyến khích giáo viên
(GV) xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến, triển khai hệ thống thi trực tuyến các môn
phục vụ học sinh (HS) và GV.”
Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới hình thức thi, kiểm tra đánh
giá là một việc làm cấp thiết. Từ trước đến nay, hầu hết GV chúng ta thường sử dụng
chủ yếu hình thức kiểm tra tự luận, vấn đáp để đánh giá, xếp loại HS. Vì vậy, đề thi
thường mắc phải một số khuyết điểm như: nội dung kiến thức không bao trùm khối
lượng kiến thức được học, kết quả còn phụ thuộc chủ quan người chấm, mất thời gian
cho việc chấm thi… Để khắc phục những nhược điểm này, đã có nhiều quốc gia trong
đó có Việt Nam thực hiện phương pháp kiểm tra đánh giá mới – phương pháp trắc
nghiệm khách quan (TNKQ).
Từ năm 2007, nước ta đã bắt đầu áp dụng hình thức thi trắc nghiệm (TN) cho các
kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng và Đại học. Từ năm học 2017-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia với 5 bài thi trong đó có 4 bài thi theo hình thức trắc
nghiệm (Toán, Ngoại Ngữ, Tổ hợp các môn Khoa Học Tự Nhiên và Tổ hợp các môn
Khoa Học Xã Hội). Trường THPT Trần Hưng Đạo, Lệ Thủy, Quảng Bình đã và đang
thực hiện theo đúng hình thức thi trắc nghiệm cho các môn thi tốt nghiệp THPT Quốc
gia theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực tế cho thấy, bên cạnh những thuận lợi, ưu điểm thì việc áp dụng hình thức
thi trắc nghiệm còn gặp nhiều khó khăn. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
các môn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia thì số lượng các câu hỏi trong mỗi đề thi khá
nhiều (Toán, Ngoại Ngữ là 50 câu; Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD là 40 câu). Do đó,
khi HS thực hiện ôn tập hoặc làm các bài thi TN, bên cạnh kết quả điểm thi đạt được thì
HS rất khó xác định được mình tiến bộ đến đâu, biết mình làm chủ được kiến thức, kỹ
-2-

năng nào và phần nào mình còn yếu kém, thiếu sót… qua đó điều chỉnh lại quá trình
học. Ngoài ra, GV cũng rất khó đánh giá các câu hỏi trong ngân hàng đề thi đã phù hợp
với đối tượng HS hay chưa. Việc loại bỏ các câu hỏi quá dễ hoặc quá khó trong ngân
hàng câu hỏi sẽ giúp cho việc đánh giá HS một cách chính xác hơn. Do đó, cần có một
công cụ hỗ trợ, phân tích kết quả thi giúp cho GV và HS điều chỉnh phương pháp, nâng
cao chất lượng dạy và học.
Nhằm tạo cho HS của trường THPT Trần Hưng Đạo, Lệ Thủy, Quảng Bình - nơi
tôi giảng dạy - có điều kiện học tập và ôn thi đạt hiệu quả tốt hơn; đồng thời giúp cho
GV - các đồng nghiệp của tôi có thể thuận tiện hơn trong quá trình tạo đề thi, tôi quyết
định chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ học sinh thi trắc nghiệm
bậc THPT” làm đề tài tốt nghiệp luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là xây dựng hệ thống hỗ trợ học sinh thi TNKQ tại trường
THPT Trần Hưng Đạo, Lệ Thủy, Quảng Bình. Sử dụng công cụ hỗ trợ, phân tích kết
quả thi sẽ giúp cho HS và GV điều chỉnh phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2.Nhiệm vụ
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tôi đã tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
Về lý thuyết: tìm hiểu tổng quan cơ sở lý thuyết về TNKQ, phân tích thực trạng về
việc thi và tổ chức thi TNKQ của trường và nghiên cứu tài liệu về các công nghệ, ngôn
ngữ lập trình, mã nguồn mở…liên quan đến hệ thống hỗ trợ học sinh thi trắc nghiệm
(TN).
Về thực tiễn: nghiên cứu các công cụ hỗ trợ xây dựng website và tổ chức lưu trữ
kho đề thi bằng ngôn ngữ PHP và MySQL, cài đặt triển khai trên hệ thống mạng LAN
hiện có tại trường, kiểm thử và hoàn thiện các tính năng theo yêu cầu của đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tập trung nghiên cứu phương pháp ra đề thi
TNKQ và phương pháp đánh giá kết quả HS. Các tính năng của phần mềm thi TN và
một số bài báo và luận văn tốt nghiệp cao học khóa trước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, tôi giới hạn việc nghiên cứu ở các
lĩnh vực sau: phương pháp ra đề thi trắc nghiệm phổ biến (thi trắc nghiệm với nhiều lựa
chọn), cách tạo đề thi (bao gồm các câu hỏi với nhiều nội dung và mức độ khác nhau),
-3-

phân tích kết quả thi để hỗ trợ HS tiến bộ, giúp GV tạo ngân hàng đề thi TN hiệu quả
hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu, tôi đã sử dụng hai phương pháp chính là nghiên cứu lý
thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Với phương pháp này, tôi tập trung nghiên cứu các tài liệu liên quan đến lý thuyết
về trắc nghiệm và hình thức tổ chức thi trắc nghiệm; các tài liệu liên quan đến lập trình
.Net, ngôn ngữ lập trình PHP phiên bản 7.3 và MySQL.
4.2. Phương pháp thực nghiệm
Xây dựng ứng dụng Hệ thống hỗ trợ học sinh thi trắc nghiệm, đưa vào thử nghiệm
tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Lệ Thủy, Quảng Bình và đánh giá tính hiệu quả đạt
được.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về khoa học: Trong giáo dục, đánh giá kết quả học tập bằng các kỳ thi, kiểm tra
là công việc phải tiến hành thường xuyên, không kém phần nặng nhọc cho người quản
lý và khó đảm bảo độ chính xác tính công bằng khách quan đối với người học. Do đó,
việc cải tiến hệ thống thi, kiểm tra đã và đang được nhiều người quan tâm. Vì vậy, để
đáp ứng những thay đổi trên trong môi trường giáo dục cần phải tổ chức hệ thống đào
tạo điện tử, trong đó hệ thống thi trắc nghiệm là một phần quan trọng. Ở Việt Nam,
nhiều năm nay đã áp dụng hình thức thi TN và kết quả thu được rất khả quan do những
ưu điểm của nó trong việc kiểm tra, đánh giá trình độ người dự thi như: chấm điểm, đưa
ra kết quả nhanh và chính xác, lượng kiến thức kiểm tra lớn, bao quát nhiều vấn đề,
tránh được việc học tủ, học vẹt... Do đó, TN đang là khuynh hướng của hầu hết các kỳ
thi ở Việt Nam hiện nay.
Về thực tiễn: Giải quyết tốt các phương pháp để GV có thể linh động trong quá
trình tạo, cập nhật kho dữ liệu đề thi, xác định mức độ khó của từng câu hỏi, tạo đề thi
tự động (bao gồm các câu hỏi khác nhau với mức độ khác nhau); phân tích dữ liệu thi
để hỗ trợ HS tiến bộ, giúp GV tạo ngân hàng đề thi TN hiệu quả hơn đồng thời có thể
tổ chức thuận tiện cho HS tự ôn luyện thi và tham gia thi.
Đề tài sẽ góp phần xây dựng hệ thống hỗ trợ học sinh thi trắc nghiệm bậc Trung
học phổ thông.
6. Bố cục luận văn
Báo cáo của luận văn được tổ chức thành 3 chương chính:
-4-

Chương 1. Tổng quan về trắc nghiệm


Trong chương này, tôi trình bày tổng quan về trắc nghiệm khách quan, một số hệ
thống thi TN trực tuyến, một số công cụ tạo đề thi trắc nghiệm. Trên cơ sở đó, tôi đưa
ra một số nhận xét, đánh giá cho các trang Web TN trực tuyến, cũng như một vài phần
mềm TN đã có hiện nay tại Việt Nam.
Chương 2. Phân tích và thiết kế hệ thống
Chương 2 Tôi tập trung nghiên cứu, đưa ra các giải pháp để tổ chức và phân tích
thiết kế hệ thống kho dữ liệu sao cho hợp lý và hiệu quả.
Chương 3. Cài đặt và thử nghiệm
Tiến hành xây dựng ngân hàng câu hỏi, xây dựng hệ thống hỗ trợ ôn tập và thi.
Sau đó tiến hành thử nghiệm cho môn học Tin học 12 tại trường THPT Trần Hưng Đạo,
Lệ Thủy, Quảng Bình.
-5-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TRẮC NGHIỆM
Trong chương này, tôi trình bày tổng quan về trắc nghiệm khách quan, một số hệ
thống thi TN trực tuyến, một số công cụ tạo đề thi trắc nghiệm. Sau đó đưa ra một số
nhận xét, đánh giá cho các trang Web TN trực tuyến, cũng như một vài phần mềm TN
đã có hiện nay tại Việt Nam.
1.1 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1.1.1. Giới thiệu
a. Khái niệm
TNKQ (tiếng Anh: Objective test) là một phương tiện kiểm tra, đánh giá về kiến
thức hoặc để thu thập thông tin.
Nguồn gốc: Theo nghĩa chữ Hán, "trắc" có nghĩa là "đo lường","nghiệm" là "suy
xét", "chứng thực". Trắc nghiệm xuất hiện từ thế kỉ 19, do một nhà khoa học người Mỹ
nghĩ ra nhằm đánh giá trí thông minh của con người. Sau đó, hai nhà tâm lý học người
Pháp soạn ra bộ giáo án trắc nghiệm [4].
Ưu điểm của phương pháp TNKQ khi sử dụng cho kỳ thi là đánh giá bao phủ được
một môn học hoặc chương trình học trong một thời gian ngắn do đó giảm thiểu sự may
rủi, chấm điểm một cách khách quan và hết sức nhanh chóng nhờ máy móc, giảm thiểu
được nạn “quay cóp”. Mặt khác, ưu điểm quan trọng của phương pháp TNKQ là nó cho
phép sử dụng một quy trình lâu dài để chế tác, thử nghiệm, chỉnh sửa từng câu hỏi nhằm
thu được các câu hỏi có chất lượng cao để thiết kế nên một đề trắc nghiệm (ĐTN) tốt,
đồng thời vẫn đảm bảo được tính bí mật của ĐTN và có một khoa học đo lường hiện đại
với những thành tựu to lớn hỗ trợ cho quy trình xây dựng các ĐTN thành các thước đo
chuẩn xác, khoa học đó tạo khả năng thiết kế ĐTN tương đương để có thể tổ chức nhiều
lần thi mà kết quả so sánh được với nhau.
Bên cạnh đó, phương pháp TNKQ có những hạn chế nhất định như HS có khuynh
hướng đoán mò đáp án và không thấy rõ diễn biến tư duy của HS khi làm bài.
b. Cách phân loại trắc nghiệm trong giáo dục
TN theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực của các đối tượng nào
đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục TN được tiến hành thường xuyên ở
các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn
học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học; hoặc để tuyển chọn một số người có năng
lực nhất vào học một khoá học.
Có thể phân chia các phương pháp TN ra làm 3 loại: loại quan sát, loại vấn đáp và
loại viết.
-6-

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại phương pháp trắc nghiệm


Loại quan sát: Giúp xác định những thái độ, những kỹ năng thực hành hoặc một
số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang
được nghiên cứu.
Loại vấn đáp: Thường được để đánh giá khả năng đáp ứng các câu hỏi được nêu
một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi
tương tác giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, chẳng hạn để xác định thái
độ người đối thoại...
Loại viết: Thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có những ưu điểm sau:
- Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh một lúc
- Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời
- Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao
- Cung cấp bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi chấm
- Người ra đề không nhất thiết phải tham gia chấm bài
Trắc nghiệm viết được chia thành 2 nhóm chính:
- Nhóm các câu hỏi TN buộc trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự trình bày ý
kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Người ta gọi TN theo
kiểu này là kiểu tự luận (essay).
- Nhóm các câu hỏi TN mà trong đó đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi, được
lấy từ ngân hàng câu hỏi có sẵn. Mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin
cần thiết sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu. Người ta thường gọi
nhóm các câu TN này là TNKQ (objective test).
-7-

Để tạo đề kiểm tra, đề thi theo phương pháp TNKQ thông thường có các kiểu câu
hỏi trắc nghiệm như sau:
c. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm được gọi là khách quan vì hệ thống cho điểm khách quan, kết quả
chấm điểm là như nhau, không phụ thuộc vào người chấm điểm bài trắc nghiệm. TNKQ
có 4 hình thức chủ yếu được sử dụng trong các kỳ kiểm tra định kỳ hoặc các kỳ thi quốc
gia [4]:
Câu đúng sai (yes/no question)
Đây là hình thức trắc nghiệm đơn giản nhất, được trình bày dưới dạng một câu
phát biểu; thí sinh trả lời bằng cách chọn câu trả lời Đúng hoặc Sai.
Ưu điểm: Là loại câu hỏi rất thông dụng, thích hợp với những kiến thức sự kiện,
cho phép kiểm tra nhiều kiến thức trong thời gian ngắn, việc soạn đề tương đối dễ dàng.
Hạn chế: Dễ đoán mò (xác suất đúng – sai là 50%), độ tin cậy thấp và đề thường
có khuynh hướng trích nguyên văn trong sách giáo khoa nên HS dễ có thói quen học vẹt
hơn là tìm tòi, suy nghĩ.
Ví dụ với câu trắc nghiệm hệ quản trị CSDL Access:
Trong hệ quản trị CSDL Access có 4 loại đối tượng chính, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Đáp án: A
Câu nhiều lựa chọn (multiple choise questions)
Là dạng câu hỏi có nhiều phương án, HS chỉ cần chọn một trong các phương án
đó. Số phương án càng nhiều thì khả năng “may rủi” càng ít. Câu hỏi dạng này gồm hai
phần: Phần gốc và phần lựa chọn.
Phần gốc (câu dẫn) là một câu hỏi hay một câu được bỏ lửng (chưa hoàn tất) phải
đặt ra một vấn đề hay đưa ra ý tưởng rõ ràng giúp HS hiểu rõ nội dung câu trắc nghiệm
để chọn câu trả lời thích hợp.
Phần lựa chọn gồm nhiều cách giải đáp trong đó có một phương án là đúng hay
đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu (hay còn gọi là "mồi nhử"), hấp
dẫn như nhau đối với HS chưa nắm rõ vấn đề.
Ví dụ với câu trắc nghiệm hệ quản trị CSDL Access:
Chế độ nào cho phép thực hiện cập nhật dữ liệu trên bảng một cách đơn giản?
A. Chế độ hiển thị trang dữ liệu B. Chế độ biểu mẫu
C. Chế độ thiết kế D. Một đáp án khác
Đáp án: B
-8-

Câu ghép đôi( matching items)


Là những câu hỏi được chia làm hai phần:
Phần 1: Nội dung kiểm tra
Phần 2: Các câu trả lời tương ứng cho phần 1 nhưng bị xáo trộn vị trí, trong đó có
cả những câu đáp án không chính xác.
Khi làm bài, thí sinh phải ghép hai phần thành từng cặp sao cho đúng nhất. Độ
may rủi: Gọi n là số câu hỏi có ở phần 1, m là số phương án trả lời ở phần 2 (thông
thường thì m gấp 2, 3 lần n), quy tắc xác suất: Độ may rủi=n!/m! (rất thấp).
Ưu điểm: Dễ viết, dễ xây dựng, đặc biệt thích hợp với mức tư duy thấp, thích hợp
cho hoạt động kiểm tra đầu vào cấp học, giảm tỉ lệ đoán mò của HS. Việc xây dựng câu
hỏi ít tốn kém.
Hạn chế: Không đánh giá được khả năng diễn đạt ý tưởng, khả năng áp dụng kiến
thức đã học.
Ví dụ với câu trắc nghiệm hệ quản trị CSDL Access:
Hãy tìm ở cột bên phải đáp án tương ứng khi các phát biểu sau nói về chức năng
của các đối tượng trong hệ quản trị CSDL Access:
Cột A Cột B
1) Dùng đê lưu trữ dữ liệu.
2) Tạo giao diện thuận lợi để nhập hoặc hiển thị dữ liệu. a) Biểu mẫu

3) Định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và b) Bảng
in ra c) Mẫu hỏi
4) Sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu từ một hay nhiều d) Báo cáo
bảng
Đáp án: 1b; 2a; 3d; 4c
Câu điền khuyết (supply items)
Có hai dạng là những câu hỏi với giải đáp ngắn hoặc với những câu phát biểu với
một hay nhiều chỗ để trống, HS phải điền vào bằng một hay một nhóm từ cần thiết để
hoàn chỉnh mệnh đề, nhận xét hay quy luật đó.
Ưu điểm: HS dễ có cơ hội diễn đạt, trình bày do đó phát huy được tính sáng tạo
của HS.
Hạn chế: Việc chấm bài mất nhiều thời gian. Các yếu tố về chữ viết, đánh vần sai
ảnh hưởng đến đánh giá câu hỏi.

Ví dụ với câu trắc nghiệm cơ sở dữ liệu quan hệ:


-9-

Trong cơ sở dữ liệu quan hệ, thuật ngữ quan hệ được gọi là...
Đáp án: “bảng”
Về nguyên tắc, một nội dung bất kỳ nào cần kiểm tra đều có thể được thể hiện vào
một câu hỏi trắc nghiệm theo một kiểu nào đó. Vì thế đối với tất cả các môn học người
ta đều có thể chế tác câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên do đặc thù môn học mà việc chế
tác trắc nghiệm cho môn này có thể khó hơn môn kia.
Từ việc phân tích ưu và nhược điểm của từng dạng câu hỏi trong phương pháp trắc
nghiệm khách quan, ta nhận thấy kiểu câu hỏi nhiều phương án chọn là dạng câu hỏi
nhiều ưu thế nổi bật, nó đã giảm đến mức tối đa yếu tố may rủi trong thi cử, giúp cho
người làm bài nâng cao kiến thức, giúp cho chúng ta điều tra đánh giá được trình độ của
HS, qua đó sẽ cải tiến từng bước phương pháp học tập, giảng dạy. Vì thế, các kỳ thi tốt
nghiệp quốc gia thường chọn câu TN dạng nhiều lựa chọn trong đề thi.
Để ra ĐTN với kiểu câu hỏi dạng nhiều lựa chọn (multiple choise questions) cần
tuân theo các nguyên tắc ra đề.
1.1.2. Câu hỏi và đề thi trắc nghiệm
a. Những nguyên tắc ra đề thi trắc nghiệm loại nhiều lựa chọn
Khi ra câu hỏi trắc nghiệm chúng ta cần tuân thủ theo những nguyên tắc chung cho
mọi loại câu hỏi. Đối với loại câu hỏi nhiều lựa chọn, thì chúng ta cần tuân thủ theo các
nguyên tắc sau :
- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp, rõ ràng với người học
- Tránh các kiến thức quá riêng biệt hoặc câu hỏi quan điểm riêng của HS, chỉ
hỏi sự kiện, kiến thức
- Các phương án sai phải hợp lý và chỉ nên dùng 4 hoặc 5 phương án chọn
- Đảm bảo mọi câu dẫn nối liền với mọi phương án chọn theo đúng ngữ pháp
- Phải chắc chắn chỉ có một phương án chọn là đáp án đúng
- Tránh dùng câu phủ định hoặc phủ định hai lần
- Tránh việc làm cho phương án đúng khác biệt so với phương án nhiễu ví dụ
cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương án nào”
- Phải sắp xếp phương án đúng và các phương án nhiễu theo thứ tự ngẫu nhiên
- Ngoài những nguyên tắc chung trên, chúng ta cũng cần để ý đến một vài tham
số nó cũng làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá thí sinh.
-10-

b. Các tham số đặc trưng cho một câu hỏi và đề thi trắc nghiệm
Để nghiên cứu định lượng với số liệu chi tiết hơn cho các CH hoặc ĐTN người ta
phải đưa vào các tham số đặc trưng. Khi soạn thảo xong một CH hoặc một ĐTN người
soạn thảo chưa thể xác định các tham số đó, vì chúng chỉ được xác định bằng phương
pháp thống kê từ kết quả trả lời của thí sinh đối với các CH [8].
Theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển:
Độ khó: Độ khó p bằng tỷ số phần trăm thí sinh làm đúng CH trên tổng số thí sinh
tham gia làm CH đó.
Tổng số thí sinh làm đúng CH
Độ khó p của câu thứ i= -----------------------------------------------
Tổng số thí sinh tham gia làm
Độ khó của một câu hỏi trắc nghiệm chấp nhận được trong khoảng 0,25- 0,75.
Độ phân biệt: Để phân biệt trong nhóm thí sinh có những người có năng lực khác
nhau: giỏi, trung bình, kém...

Trong đó:
D: Độ phân biệt;
C: Số thí sinh làm đúng CH thuộc nhóm giỏi;
T: Số thí sinh làm đúng CH thuộc nhóm kém;
S: Số lượng thí sinh của một trong hai nhóm nói trên (27 % tổng số).
Độ tin cậy: Độ tin cậy của ĐTN chính là đại lượng biểu thị mức độ chính xác
của phép đo. Có nhiều cách để tính độ tin cậy của ĐTN như phương pháp trắc nghiệm
- trắc nghiệm lại, phương pháp các ĐTN tương đương, phương pháp nhân đôi ĐTN,
phương pháp Kuder-Richardson.
Độ giá trị: Độ giá trị của ĐTN là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề
ra cho phép đo nhờ ĐTN.
c. Phân biệt các câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ nhận thức
Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết; Thông
hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao.
Câu nhận biết
Là các câu hỏi tái hiện định nghĩa, khái niệm, nội dung kiến thức đã học.
Yêu cầu: Cần đặt câu hỏi đơn giản nhất, chỉ cần đọc câu hỏi và các phương án trả
lời là HS có thể trả lời ngay, không cần nghĩ nhiều; người học chỉ cần sử dụng từ một
-11-

đến hai thao tác tư duy; các phương án trả lời có độ nhiễu đơn giản nhất; câu dẫn nên
ngắn gọn, dễ hiểu.
Câu thông hiểu
Yêu cầu câu này là diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kỹ năng đã học bằng
ngôn ngữ theo cách riêng của mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so
sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kỹ năng đã biết để giải quyết các tình
huống, vấn đề trong học tập. Người học cần sử dụng hai đến ba thao tác tư duy. Nói
cách khác đó là câu ở mức độ cao hơn nhận thức, có độ khó hơn câu nhận biết. Để trả
lời câu hỏi này, HS cần hiểu được kiến thức đã học. Đối với câu hỏi dạng này có thể hỏi
ngược.
Câu vận dụng
Là câu hỏi yêu cầu HS vận dụng kiến thức để nhận xét, đánh giá một hành vi, vấn
đề, tình huống nào đó. Người học cần sử dụng từ ba đến bốn thao tác tư duy.
Câu vận dụng cao
Là câu hỏi yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải quyết hoặc đưa ra phương án
giải quyết một vấn đề, tình huống mới (giống với những tình huống mà HS sẽ gặp ngoài
xã hội, không giống những vấn đề, tình huống đã học hoặc đã trình bày trong sách giáo
khoa). Người học cần sử dụng trên bốn thao tác tư duy.
d. Chất lượng của các câu hỏi và đề thi trắc nghiệm
 Mục tiêu giảng dạy là cơ sở quan trọng để xây dựng các đề thi trắc nghiệm
Đánh giá kết quả học tập của HS là một công việc hết sức quan trọng trong quá
trình giáo dục. Kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy
học, ít nhất nó phải vì sự tiến bộ của HS. Có nghĩa là phải cung cấp những thông tin
phản hồi để mỗi HS biết được mình tiến bộ đến đâu? Biết mình làm chủ được kiến thức,
kỹ năng nào và phần nào còn hỏng…những sai sót nào trong nhận thức HS thường
mắc…qua đó điều chỉnh quá trình dạy và học. Do vậy, khi xây dựng đề thi bao giờ cũng
cần phải xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra, đánh giá.
Để một đề trắc nghiệm đo được cái cần đo, tức là đo được mức độ đạt các mục tiêu
cụ thể của môn học. Một đề thi tốt kết hợp với việc tổ chức kỳ thi tốt sẽ làm cho kỳ thi
đạt được độ giá trị cao.
Một khâu quan trọng của quy trình biên soạn đề thi là xây dựng ma trận đề thi. Ma
trận đề thi là bảng mô tả tiêu chí của đề thi gồm hai chiều, một chiều là nội dung hay
mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ tư duy của HS theo các cấp
độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức,
kỹ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm
của câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi
-12-

chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho
từng mạch kiến thức, từng cấp độ tư duy.
Bảng 1.1. Khung ma trận hai chiều
Cấp độ
Tên
Thông
chủ đề Nhận biết Vận dụng Vận Cộng
hiểu
(nộidung, dụng cao
chương…)
Chuẩn kiến
Chủ đề 1 thức, kỹ
năng cần (Ch) (Ch) (Ch)
kiểm tra
(Ch)
Số câu: Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu
Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm ...điểm=...
%

Chủ đề 2 (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)

Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu


Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm ...
điểm=...%
.............

...............
Chủ đề n (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)
Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu
Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm ...điểm=...
%
Tổng số câu Số câu Số câu Số câu Số câu
Tổng số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm
Tỉ lệ % % % %
-13-

 Độ khó và độ phân biệt của các câu trắc nghiệm

Độ khó
Khi nói đến độ khó, hiển nhiên phải xem câu trắc nghiệm là khó đối với đối tượng
nào. Nhờ việc thử nghiệm trên các đối tượng thí sinh phù hợp, người ta có thể đo độ khó
bằng tỷ số phần trăm thí sinh làm đúng câu trắc nghiệm đó trên tổng số thí sinh dự thi
[1].
Khi soạn thảo xong một câu hoặc một bài trắc nghiệm người soạn chỉ có thể ước
lượng độ khó hoặc độ phân biệt của nó bằng cảm tính. Độ lớn của các đại lượng đó chỉ
có thể tính được cụ thể bằng phương pháp thống kê sau lần trắc nghiệm thử, dựa vào kết
quả thu được từ các câu và bài trắc nghiệm của thí sinh.
Để xét độ khó của cả một bài trắc nghiệm, người ta có thể đối chiếu điểm số trung
bình của bài trắc nghiệm và điểm trung bình lý tưởng của nó. Giả sử có bài trắc nghiệm
40 câu, mỗi câu có 5 phương án trả lời. Điểm tối đa là 50, điểm có thể đạt được do chọn
hú họa là 0,2x40=8, điểm trung bình lý tưởng là (50+8)/2=29. Nếu điểm trung bình quan
sát được trên hay dưới 29 quá xa thì bài trắc nghiệm ấy sẽ là quá dễ hay quá khó. Khi
chọn lựa các câu trắc nghiệm theo độ khó người ta thường phải loại các câu quá khó
(không ai làm đúng) hoặc quá dễ (ai cũng làm đúng). Một bài trắc nghiệm tốt khi có
nhiều câu hỏi ở độ khó trung bình.
Độ phân biệt
Khi ra một câu hoặc một bài trắc nghiệm cho một nhóm thí sinh nào đó, người ta
thường muốn phân biệt nhóm ấy thành những người có năng lực khác nhau: giỏi, khá,
trung bình...Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là
độ phân biệt.
Độ phân biệt của một câu hoặc một bài trắc nghiệm liên quan đến độ khó. Thật
vậy, nếu một bài trắc nghiệm dễ đến mức mọi thí sinh đều làm tốt, các điểm số đạt được
chụm ở phần điểm cao, thì độ phân biệt của nó rất kém, vì mọi thí sinh đều có phản ứng
như nhau đối với bài trắc nghiệm đó. Cũng giống vậy, nếu một bài trắc nghiệm khó đến
mức mọi thí sinh đều không làm được, các điểm số đạt được chụm ở phần điểm thấp,
thì độ phân biệt của nó cũng rất kém. Từ các trường hợp giới hạn nói trên có thể suy ra
rằng muốn có độ phân biệt tốt thì bài trắc nghiệm phải có độ khó ở mức trung bình.
Tiêu chuẩn để chọn câu hỏi trắc nghiệm hay
Sau khi phân tích và tính toán các chỉ số của câu hỏi thỏa mãn các yêu cầu sau đây
thì được xếp vào danh mục câu hỏi hay:
Độ khó nằm trong khoảng từ 40% < P < 60%. Độ phân biệt D>0,2
 Độ tin cậy, độ giá trị của một bài trắc nghiệm
-14-

Độ tin cậy
Trắc nghiệm là một phép đo, dùng thước đo là bài trắc nghiệm để đo lường một
năng lực nào đó của thí sinh. Độ tin cậy của bài trắc nghiệm chính là đại lượng biểu thị
mức độ chính xác của phép đo nhờ bài trắc nghiệm. Một bài trắc nghiệm được xem là
đáng tin cậy khi nó cho ra những kết quả có tính vững chắc, ổn định. Điều này có nghĩa,
nếu làm bài thi trắc nghiệm ấy nhiều lần mỗi thí sinh vẫn sẽ giữ được thứ hạng tương
đối của mình trong nhóm. Khoa học thống kê cho nhiều phương pháp để tính độ tin cậy
của một bài trắc nghiệm.
Độ giá trị
Yêu cầu quan trọng nhất của bài trắc nghiệm với tư cách là một phép đo lường
trong giáo dục là phép đo ấy đo được cái cần đo. Hay nói cách khác, độ giá trị của bài
trắc nghiệm là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho phép đo nhờ bài
trắc nghiệm.
Để bài trắc nghiệm có độ giá trị cao, cần phải xác định tỉ mỉ mục tiêu cần đo qua
bài trắc nghiệm và bám sát mục tiêu đó trong quá trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm cũng như khi tổ chức triển khai kỳ thi. Nếu thực hiện các quá trình nói trên
không đúng thì có khả năng kết quả của phép đo sẽ phản ánh một cái gì khác chứ không
phải cái mà ta muốn đo nhờ bài trắc nghiệm.
Tính giá trị và tính tinh cậy là hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên chất
lượng của bộ công cụ đo lường. Một bài trắc nghiệm muốn có giá trị thì phải có độ tin
cậy trước. Ngược lại bài trắc nghiệm đáng tin cậy chưa chắc có tính giá trị. Tuy nhiên,
việc xác định giá trị của bài trắc nghiệm rất phức tạp, cần phải thực hiện bởi các chuyên
gia, GV nhiều kinh nghiệm, có kiến thức vững vàng và có cái nhìn sâu sắc về chương
trình giảng dạy.
1.1.3 Xây dựng đề thi và đánh giá
a. Quy trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm
Để ứng dụng trắc nghiệm khách quan đánh giá năng lực nhận thức của người học
một việc vô cùng quan trọng là cần phải xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm có chất lượng,
có thể mô tả qua lưu đồ (Flowchart) sau:
-15-

Hình 1.2. Quy trình xây dựng bộ đề TNKQ


Trong đó:
 Dựa vào mục tiêu đào tạo, yêu cầu của học phần để hình thành ý tưởng về tính
cấp thiết và quyết tâm phải sử dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá.
 Căn cứ vào nội dung học phần, cá nhân hoặc nhóm xây dựng ngân hàng câu hỏi
và bộ đề thi, kiểm tra theo các cấp độ nhận thức.
 Tiến hành kiểm tra, thi với số lượng đủ lớn.
 Căn cứ vào bài làm của HS, thu thập số liệu cho từng câu hỏi từng đề thi.
 Phân tích đánh giá chất lượng từng câu hỏi, từng đề thi theo các tiêu chuẩn như
độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy….
 Loại bỏ những câu không đạt yêu cầu.
 Đối với những câu, đề đạt yêu cầu, tiến hành hoàn thiện để trở về bước  tiếp
tục kiểm tra, đánh giá.
b. Phân tích và đánh giá một bài trắc nghiệm
Để hoàn thiện các bài trắc nghiệm người ta phải triển khai các trắc nghiệm thử.
Trắc nghiệm thử là một phép đo kép: dùng bài trắc nghiệm để thử năng lực các thí sinh,
đồng thời sử dụng thí sinh để đo chất lượng các câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm.
Hai đại lượng quan trọng thường được dựa vào để đánh giá một bài trắc nghiệm là
độ tin cậy và độ giá trị. Bài trắc nghiệm muốn có độ giá trị tất yếu phải có độ tin cậy,
-16-

tuy nhiên bài trắc nghiệm có độ tin cậy chưa hẳn có độ giá trị. Có thể làm tăng độ tin
cậy của bài trắc nghiệm khi tăng mức độ thuần nhất về nội dung của nó, nhưng để tăng
mức độ thuần nhất, chẳng hạn tước bỏ bớt các câu hỏi khó, đôi khi phải hy sinh độ giá
trị. Trong những trường hợp đó nên coi trọng độ giá trị hơn là độ tin cậy.
c. So sánh kiểm tra TNKQ và tự luận
Bảng 1.2. So sánh kiểm tra TNKQ và tự luận
Trắc nghiệm khách quan Tự luận
Chấm bài nhanh, chính xác và khách Chấm bài mất nhiều thời gian, khó
quan chính xác và khách quan
Có thể sử dụng máy móc để chấm bài và GV phải đọc bài mới chấm điểm cho
phân tích kết quả kiểm tra. HS được.

Có thể tiến hành kiểm tra đánh giá trên Mất nhiều thời gian để tiến hành
diện rộng trong thời gian ngắn. kiểm tra trên diện rộng.
Biên soạn đề khó, tốn nhiều thời gian, Biên soạn đề không khó khăn và tốn
thậm chí sử dụng các phần mềm để trộn ít thời gian.
đề.
Bài kiểm tra có rất nhiều câu hỏi nên có Bài kiểm tra chỉ có một số rất hạn
thể kiểm tra được một cách hệ thống và chế câu hỏi ở một số phần, số
toàn diện kiến thức và kĩ năng của HS, chương nhất định nên chỉ có thể
tránh được tình trạng học tủ, học vẹt. kiểm tra được một phần nhỏ kiến
thức và kĩ năng của HS, dễ gây ra
tình trạng học tủ, dạy tủ.
Tạo điều kiện để HS tự đánh giá kết quả HS khó có thể tự đánh giá chính xác
học tập của mình một cách chính xác. bài kiểm tra của mình.
Không hoặc rất khó đánh giá được khả Có thể đánh giá được khả năng diễn
năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và quá đạt, sử dụng ngôn ngữ và quá trình
trình tư duy của HS để đi đến câu trả lời. tư duy của HS để đi đến câu trả lời.
Thể hiện ở bài làm của HS
Không rèn luyện cho HS khả năng trình Góp phần rèn luyện cho HS khả
bày, diễn đạt ý kiến của mình. HS khi năng trình bày, diễn đạt ý kiến của
làm bài chỉ chọn câu trả lời đúng có sẵn. mình.
-17-

Trắc nghiệm khách quan Tự luận


Sự phân phối điểm trải trên một phổ rất Sự phân phối điểm trải trên một phổ
rộng nên có thể phân biệt được rõ ràng hẹp nên khó có thể phân biệt được rõ
các trình độ của HS. ràng trình độ của HS.
Chỉ giới hạn sự suy nghĩ của HS trong HS có điều kiện bộc lộ khả năng
một phạm vi xác định, do đó hạn chế sáng tạo của mình một cách không
việc đánh giá khả năng sáng tạo, diễn đạt hạn chế, do đó có thể đánh giá đầy
của HS. đủ khả năng sáng tạo của HS.

1.1.4. Ứng dụng thi trắc nghiệm ở Việt Nam


Mặc dù trên thế giới TNKQ được sử dụng từ rất sớm song ở Việt Nam TNKQ xuất
hiện muộn hơn. Trong thập kỷ 70 đã có những công trình vận dụng TN vào kiểm tra
kiến thức HS (Trần Bá Hoành, nghiên cứu giáo dục, Số 11/5/1971, số 26/7/1973). Năm
1974, kỳ thi tú tài IBM (International Business Machines) ở miền Nam Việt Nam ghi
dấu mốc đầu tiên trong việc áp dụng hình thức thi TNKQ ở nước ta. Đến năm 1996 tại
Đà Lạt đã thử nghiệm thi tuyển đại học.
Sử dụng phương pháp TNKQ để làm đề thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh
đại học sẽ đảm bảo được tính công bằng, độ chính xác cao, nâng cao chất lượng kỳ thi.
Vì vậy, bắt đầu từ năm học 2006 – 2007, Bộ GD&ĐT có chủ trương đưa phương pháp
TNKQ vào kỳ thi tuyển sinh đại học và kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với
các môn Ngoại ngữ, Vật Lý, Hóa học và Sinh học.
Năm 2009 đến nay, phần lớn các môn còn lại, trừ môn Văn có thêm phần tự luận.
Năm học 2017-2018, Bộ GD&ĐT đã tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia với 5 bài thi
trong đó có 4 bài thi theo hình thức TN (Toán, Ngoại Ngữ, tổ hợp môn Khoa Học Tự
Nhiên, tổ hợp môn Khoa Học Xã Hội).
Đối với cấp bậc Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam hiện nay, thay đổi hình thức giảng
dạy và chuyển đổi dần hình thức đánh giá thông qua đề thi trắc nghiệm cũng đang được
chú trọng.
Thực tế tại trường, nơi tôi công tác số lượng môn thi trắc nghiệm cũng dần tăng.
Hiện tại có 100% các môn học thi với hình thức thi 30% trắc nghiệm và 70% tự luận.
Riêng với lớp cuối cấp 12 thi các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại Ngữ, GDCD
thì 100% là trắc nghiệm.
Như trên đã đề cập, các phương pháp TN được sử dụng trong kiểm tra đánh giá là
một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống kiểm tra, đánh giá hướng chuẩn. Vì vậy,
hiện nay, việc nghiên cứu - ứng dụng các phương pháp đánh giá - kiểm tra quá trình dạy
học và kết quả học một cách khách quan, chính xác và nhanh chóng là một vấn đề được
-18-

đặt biệt quan tâm trong thực tiễn và lý luận sư phạm. Trong quá trình dạy học nói riêng
hay giáo dục và đào tạo nói chung, kiểm tra - đánh giá là một trong những bộ phận chủ
yếu và hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quy trình đào tạo. Theo Thạc sĩ Nguyễn
Trọng Nghị, “Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả học
tập của HS, mà còn có vai trò lớn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực của người
học, hoàn thiện quá trình dạy học, kiểm định chất lượng, hiệu quả dạy học và trình độ
nghề nghiệp của người dạy”.
1.2. MỘT SỐ HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
Hiện nay nhiều trường Đại học và Cao đẳng, Trung học phổ thông trong cả nước
đều có kho dữ liệu chứa các đề thi, các giáo án, tài liệu giảng dạy vô cùng phong phú,
hỗ trợ cho học tập và giảng dạy của HS và GV rất tốt. Trong phần này, tôi chọn 3 trang
Web khác nhau để khảo sát, tìm hiểu các kho đề thi trắc nghiệm đã có về cách tổ chức
kiểm tra. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể so sánh ưu và nhược điểm các tính năng hiện
các trang Web đó đang có.
1.2.1. Kho thư viện trực tuyến Violet.vn
a. Giới thiệu
Địa chỉ của trang Web: http://Violet.vn/. Đây là trang Web của Công ty Cổ phần
Mạng giáo dục Bạch Kim. Công ty thành lập tháng 1/2005 với mục tiêu chiến lược là
thúc đẩy việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy trong các trường học ở Việt Nam.
Hoạt động, phạm vi và đối tượng phục vụ của công ty được xác định rất rõ ràng:
- Cung cấp các giải pháp hỗ trợ việc giảng dạy trên lớp học, đổi mới phương pháp
và nâng cao hiệu quả giờ học. Nội dung giảng dạy được trải đều ở cả 3 cấp học.
GV không phân biệt chuyên môn, tuổi tác và khả năng sử dụng vi tính.

Hình 1.3. Giao diện trang chủ Violet.vn


-19-

Trang Web có kho đề thi phong phú, hiện tại áp dụng kiểm tra thử trực tuyến với
các môn học: Vật lý, Hóa, Sinh, Anh văn, Toán. Địa, Sử, GDCD. Địa chỉ tham gia
luyện thi tại: https://thi.violet.vn/trial Đề thi đã được tạo sẵn, với số câu hỏi trong mỗi
đề tự chọn và thời gian làm bài đã được ấn định trước.

Hình 1.4. Giao diện thi trắc nghiệm trực tuyến


Sau khi thí sinh chọn môn học và nhập số lượng câu hỏi trong đề thì hệ thống tiến
hành kiểm tra. Kết quả kiểm tra hiển thị điểm, số câu trả lời đúng và thời gian làm bài.
Tuy nhiên HS có thể xem lại và so sánh với đáp án của bài thi TN.

Hình 1.5. Giao diện kết quả thi trắc nghiệm trực tuyến
b. Các chức năng
- Trang Web này cung cấp khá đầy đủ các tính năng phục vụ cho việc học của
người học và hỗ trợ công tác giảng dạy cho GV. Đối tượng chủ yếu dành cho các em
HS cấp 1, cấp 2 và cấp 3.
- Khi truy cập vào thư viện trực tuyến Violet.vn, hệ thống chia sẻ các tư liệu giáo
dục, giáo án điện tử, bài giảng điện tử, đề thi, kiểm tra phục vụ cho việc giảng dạy của
GV.
-20-

1.2.2. Kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm vật lý


a. Giới thiệu
Trang Web được đăng nhập thông qua đường link:
http://tracnghiem.thuvienvatly.com/, được viết dựa trên nền tảng của phần mềm mã
nguồn mở (Moodle) với giao diện thân thiện, hấp dẫn.

Hình 1.6. Giao diện trang chủ Tracnghiem.thuvienvatly.com


Hiện có gần 11.000 câu hỏi trực tuyến dành cho các lớp: ôn thi tốt nghiệp THPT,
khối lớp 10, khối lớp 11 và khối lớp 12. Đề thi có sự phân biệt về cấp độ khó: khó, trung
bình và dễ. Các câu hỏi trắc nghiệm thuộc dạng câu có nhiều lựa chọn cụ thể là câu có
4 lựa chọn và chỉ có 1 đáp án đúng. Khi thi có giới hạn thời gian làm bài, mỗi câu hỏi
trắc nghiệm được ấn định có điểm số là 1. Cuối mỗi lần thi, có hiển thị kết quả làm bài:
số điểm và có hiển thị hướng dẫn giải và các đáp án đúng của đề thi. Nhưng muốn sử
dụng chức năng này cần phải đăng ký và nộp tiền vào tài khoản.

Hình 1.7. Giao diện tham gia kiểm tra thử


-21-

b. Các chức năng


- Tham gia kiểm tra trắc nghiệm online.
- Tham gia vào lớp học online cho cả đối tượng học: HS và GV.
- Có thể download được: đề thi trắc nghiệm, giáo án, tài liệu và phần mềm.
- Xem và download bài giảng dưới dạng tệp tin video.
- Tham gia diễn đàn…
Ngoài ra, hệ thống còn có các tính năng khác như: cập nhật ngân hàng câu hỏi,
chọn đề kiểm tra,... Tuy nhiên, muốn thực hiện phải được cấp quyền sử dụng từ Admin.
1.2.3. Website học trực tuyến Hocmai.vn
a. Giới thiệu
Địa chỉ của trang Web: http://hocmai.vn/ - là hệ thống giáo dục trực tuyến cho
HS Việt Nam. Có hơn 3 triệu thành viên tham gia học tập tại đây. Với hơn 200 giao
viên giỏi trên toàn quốc tham gia giảng dạy. Có thể nói HocMai là website học trực
tuyến lớn nhất hiện nay cho HS từ lớp 3 cho tới thi THPT quốc gia. Giao diện của
trang Web không chỉ khá đẹp mà bố cục rõ ràng, dễ hiểu, dễ thao tác khi sử dụng.

Hình. Giao diện trang chủ Hocmai.vn


Hình 1.8. Giao diện trang chủ Hocmai.vn
b. Các chức năng
- Các khóa học tại áp dụng cho HS từ Tiểu học, Trung học, THPT, ôn thi luyện
THPT quốc gia. Có 6 môn chính được đào tạo là Ngữ văn, Toán, Ngoại Ngữ, Vật lí,
Hóa học và Sinh học. Đặc biệt là khóa học cho lịch trình chuẩn bị và ôn thi THPT quốc
gia trong 1 năm cuối lớp 12. Với các khóa PEN-C (ôn luyện toàn diện), PEN-I (luyện
mọi dạng bài) và PEN-M (ôn luyện chọn lọc) rất hữu ích cho HS năm cuối có lộ trình
chuẩn bị rõ ràng và cơ bản nhất.
-22-

Hình 1.9. Giao diện khung ma trận một đề thi


- Phòng thì trực tuyến cho tự luyện và thi thử THPT quốc gia. Đây là công cụ khá
hữu ích cho bạn thử tài và rèn luyện cho quen trước khi bắt đầu thi chính thức.

Hình 1.10. Giao diện tham gia thi trực tuyến


- Thư viện là kho tài liệu khổng lồ được cập nhật liên tục từ HocMai.
- Blog Tiểu học – THCS: cập nhật tin tức của thế giới tiểu học.
- Blog THPT: tin tức mẹo hay cho HS trung học và phổ thông.
- Diễn đàn HOCMAI: có hội giao lưu học tập cùng bạn bè trên cả nước.
- Học tiếng Anh Speak up: học tiếng anh.
-23-

1.2.4 Nhận xét chung


Bảng 1.3. Tiêu chí đánh giá các kho dữ liệu đề mở
Kho thư viện trực Thư viện trắc Website học trực
Tiêu chí tuyến Violet.vn nghiệm Vật lý tuyến Hocmai.vn

Độ tin cậy của kho Tốt Tốt Tốt


Cấp 1, 2, 3 và
Hỗ trợ cấp học Cấp 3 và tuyển sinh Cấp 1, 2, 3
tuyển sinh
Toán, Lý, Hoá,
Môn học có đề trắc Toán,Văn, Lý, Hoá,
Sinh, Tiếng Anh, Vật lý
nghiệm Sinh, Tiếng Anh
Sử, Địa, GDCD

Số lượng đề hoặc số
Phong phú Phong phú Rất phong phú
lượng câu hỏi

Tổ chức thi trực tuyến Có Có Có

Nhiều dạng tập tin


(*.doc, *.pdf, *.html, Nhiều dạng tập tin Nhiều dạng tập tin Nhiều dạng tập tin
*.rar)

Cần Tài khoản và Cần Tài khoản và Có nội dung miễn phí
Đăng nhập vào kho
mật khẩu mật khẩu và mua gói

Người cập nhật đề lên


Admin Admin Admin
kho dữ liệu

Hỗ trợ HS tiến bộ Không Không Có

Mỗi câu hỏi có hiển


thị theo nội dung/ chủ
Không Không Có
đề với các mức độ khác
nhau

Qua việc tìm hiểu, khảo sát 3 trang Web trên, tôi nhận thấy mỗi trang Web đều có
những ưu điểm, nhược điểm riêng về cách thức tạo kho đề thi trắc nghiệm và tổ chức
kiểm tra. Từ đó, chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm hay, những tính năng ưu
việt để hoàn thiện chương trình thử nghiệm một cách tối ưu nhất.
-24-

1.3. MỘT SỐ CÔNG CỤ TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM


Công văn số 4095/ BGDĐT-CNTT hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2018-
2019 chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và
học, kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học. Phát động, khuyến khích GV xây dựng
ngân hàng câu hỏi trực tuyến, triển khai hệ thống thi trực tuyến các môn phục vụ HS và
GV”. Do đó, việc ứng dụng các phần mềm để ra đề, quản lý và tổ chức thi trắc nghiệm
không nằm ngoài chủ trương trên.
Hiện nay, ở nước ta có một số sản phẩm hỗ trợ cho việc tạo ngân hàng câu hỏi và
tổ chức thi trắc nghiệm trực tuyến như: EmpTest (http://thanh.andisw.com), Violet
(http://bachkim.com.vn), TestPro (www.testpro.com.vn),... Mỗi phần mềm đều có
những điểm mạnh riêng.
1.3.1 Phần mềm trắc nghiệm Test Professional Version 7.0 - 2016

Hình 1.11. Giao diện phần mềm Test Professional Version 7.0 - 2016
a. Giới thiệu
Phần mềm quản lý và trộn đề thi trắc nghiệm các môn tự nhiên, xã hội dành cho
GV Test Professional Version 7.0 - 2016 với nhiều cải tiến về giao diện, tốc độ, tính
năng...đáp ứng yêu cầu mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điểm nổi bật của Phiên bản 7.0:
- Loại bỏ bảng trong đề thi kết xuất để GV có thể tự do chỉnh sửa
- Tăng tốc độ trộn đề
- Hỗ trợ hoàn toàn Unicode
- Cho phép trộn đề với các câu hỏi cả giống và khác nhau giữa các đề thi...
-25-

b. Các chức năng


 Dễ sử dụng, dễ soạn thảo ngân hàng câu hỏi (soạn hoàn toàn bằng trình soạn
thảo MS Word).
- Nhập câu hỏi: Chức năng này cho phép bạn nhập thêm trực tiếp hoặc nhập tự
động ngân hàng câu hỏi từ 1 file định dạng word có sẵn vào phần mềm.
- Sửa câu hỏi: Cho phép bạn sửa đổi ngân hàng câu hỏi dễ dàng bằng chính
Microrsoft Word.
 Dễ trộn đề, có thể thực hiện trộn đề theo từng môn học với 3 chế độ khác nhau:
- Trộn đơn giản: Đây là chức năng dễ dùng và đơn giản nhất. Nó cho phép xáo
trộn ngẫu nhiên các câu hỏi có sẵn của một môn học.
- Trộn nhiều phần: Đây là một chức năng cao, cho phép tạo một đề thi từ nhiều
phần/chương khác nhau.
- Trộn từng câu một: Đây là chức năng cao cấp nhất và tùy biến nhất. Giúp bạn
tạo được 1 đề thi đúng theo như ý muốn. Chức năng này cho phép người dùng duyệt
từng câu và chỉ đưa những câu phù hợp vào đề thi.
 Các tiện ích khác:
- Xuất đề thi và ngân hàng câu hỏi ra word.
- Tự động tối ưu hoá trang in, trình bày trang in đẹp, hợp lý không phải sửa.
- Nội dung câu hỏi được giữ nguyên định dạng, không bị xô lệch khi in đề.
- Chuyển đổi nhiều định dạng đề thi của một số phần mềm khác về TestPro (Của
Phạm Văn Trung, McMix).
- In đáp án cho phần mềm máy chấm thi TestPro Engine.
- ....và nhiều tính năng ưu việt khác.
1.3.2 Phần mềm ExamGen
a. Giới thiệu
ExamGen của tác giả Đặng Việt Thắng, là chương trình tiện ích đa tính năng, đáp
ứng đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT về thi trắc nghiệm khách quan.
Để làm việc với cơ sở dữ liệu của ExamGen, người dùng cần phải có account
riêng, giúp tăng tính bảo mật của dữ liệu. GV có thể dễ dàng xây dựng các đề thi trắc
nghiệm thuộc các môn học khác nhau.
-26-

Hình 1.12. Giao diện chương trình ExamGen


b. Các chức năng
Phần mềm giúp chúng ta có thể thiết kế đề thi trắc nghiệm với cấu trúc đề theo yêu
cầu từng loại bài thi, nhiều đối tượng thi; thực hiện tạo đề thi nguồn và thực hiện tạo đề
thi trắc nghiệm ngẫu nhiên để từ một đề nguồn có thể tạo ra số lượng đề thi không
hạn chế theo sĩ số của từng lớp, nhóm, khối... ExamGen cho phép người dùng
quản lý đề thi bằng các thông tin liên quan đến môn học như tạo và chỉnh sửa khối lớp,
môn học, các chương mục và độ khó của đề thi.
1.3.3. Phần mềm trắc nghiệm KENTEST
a. Giới thiệu
Phần Mềm KENTEST là một chương trình tổ chức và quản lý kỳ thi trắc nghiệm
tổng hợp, hỗ trợ thi trắc nghiệm trên mạng LAN sử dụng cơ sở dữ liệu Microsoft SQL
Server 2005. Đây là phần mềm để ứng dụng thi các môn trắc nghiệm dùng phông
Unicode và nội dung câu hỏi có thể chứa hình ảnh, công thức…
-27-

Hình 1.13. Giao diện phần mềm KENTEST


b. Các chức năng hỗ trợ chính
- Quản trị hệ thống
- Quản lý học sinh
- Quản trị cơ sở dữ liệu
- Tiện ích hỗ trợ
- Tổ chức kỳ thi trắc nghiệm
1.3.4. Phần mềm trắc nghiệm ECOEXAM
a. Giới thiệu
Phần Mềm EcoeXam cho phép triển khai một hệ thống thi trực tuyến hoàn chỉnh
với mọi khâu nghiệp vụ từ quản lý ngân hàng câu hỏi, hỗ trợ tổ chức thi, tới đánh giá
kết quả và thống kê báo cáo. Phần mềm EcoeXam đảm bảo tính bảo mật, chính xác, phù
hợp với quy trình thi và tổ chức thi của các trường và đơn vị giáo dục.

Hình 1.14. Giao diện phần mềm ECOEXAM


b. Các chức năng chính
- Quản lý thông tin các khoa, bộ môn.
- Quản lý thông tin các môn thi.
- Quản lý thông tin khóa học, tra cứu dữ liệu của các kỳ thi trước.
- Quản lý ngân hàng câu hỏi:
+ Ngân hàng câu hỏi được quản lý phân cấp theo từng môn học, trong mỗi môn
có thể chia nhóm câu hỏi theo từng đơn vị kiến thức, đồng thời quản lý cả cấp độ khó
của câu hỏi. Ma trận ra đề giúp cho việc chọn lọc câu hỏi ra đề thi trở nên rất thuận tiện.
+ Ngân hàng câu hỏi có thể được import ngân hàng câu hỏi từ ngoài vào theo các
định dạng phổ biến như: GIFT, AIKEN,…
-28-

+ Ngân hàng câu hỏi có thể được kết xuất sang nhiều định dạng khác nhau.
- Quản lý ngân hàng đề thi: Quản lý tất cả các đề thi đã tạo (bao gồm cả các câu
hỏi nhập trực tiếp vào đề thi và các câu hỏi lấy ra từ ngân hàng)
- Tạo đề thi:
+ Cho phép chọn lựa câu hỏi thi từ ngân hàng câu hỏi hoặc nhập trực tiếp từ màn
hình soạn thảo.
+ Cho phép lựa chọn câu hỏi ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi.
+ Thiết lập thông tin về đề thi như thời gian thi, điểm, bố trí đề thi, bảo mật đề
thi,…
+ Hoán vị đề thi: Hệ thống hoán vị đề thi khác nhau từ một đề thi chuẩn (hoán vị
cả câu hỏi và câu lựa chọn).
+ Thiết lập thông tin đề thi
- Thi trắc nghiệm:
+ HS thi trắc nghiệm với thông tin đề thi được thiết lập trước.
+ Cho phép lựa chọn câu hỏi để trả lời trong danh sách các câu hỏi, đánh dấu câu
hỏi.
+ Hiển thị câu hỏi đã trả lời, chưa trả lời và câu hỏi đánh dấu.
+ Xem kết quả thi: điểm thi, bài thi đã làm (thể hiện câu trả lời đúng, sai).
1.3.5. Phần mềm McMIX
a. Giới thiệu
Chương trình trộn đề trắc nghiệm được đánh giá là hay nhất hiện nay, đó là phần
mềm McMIX được Th.s Võ Tấn Quân và kỹ sư Nguyễn Vũ Hoàng Anh nghiên cứu và
phát triển.
McMIX được trích ra từ phần mềm McBANK (trong bộ McTEST) với mục đích
tặng miễn phí cho mọi GV và người dùng quan tâm. Việc Bộ GD&ĐT đã sử dụng phần
mềm McMIX trong các kỳ thi trắc nghiệm quốc gia vừa rồi đã khẳng định những tính
năng ưu việt của chương trình trộn đề thi trắc nghiệm này. McMIX là phần mềm được
cung cấp hoàn toàn miễn phí và không bị giới hạn thời gian sử dụng, không giới hạn số
lượng môn thi, số lượng đề thi và số lượng câu hỏi trong mỗi đề thi.
McMIX cho phép người dùng soạn sẳn đề thi trên Word một cách tự nhiên và
import vào McMIX chỉ bằng copy & paste. Rất thuận tiện ngay cho cả những người
dùng không thành thục sử dụng phần mềm.
Hình 1.15. Giao diện phần mềm McMIX
b. Các chức năng
-29-

- Chức năng soạn thảo văn bản


- Chức năng hoán vị câu hỏi và sửa đáp án
- Chức năng hoán vị đề
- Chức năng định dạng văn bản đề thi
- Chức năng tạo đề thi dưới dạng văn bản
- Chức năng xuất đáp án
- Chức năng trợ giúp
1.3.6. Đánh giá các công cụ phần mềm
Nhằm lựa chọn 1 số tiêu chí để xây dựng các mô đun của chương trình có những
tính năng trội so với những gì đã có, tôi đưa ra một số nhận xét, đánh giá những phần
mềm trên như sau:
Bảng 1.4. Các tiêu chí đánh giá khả năng các công cụ phần mềm
Test
Tiêu chí EcoeXam McMIX KenTest
Professional ExamGen
Soạn thảo các loại câu
X X X X X
hỏi trắc nghiệm
Có thể xuất bản đề thi
thành website, có thể
X X
thi trắc nghiệm qua
Internet
-30-

Test
Tiêu chí EcoeXam McMIX KenTest
Professional ExamGen
Tạo các đề thi bằng
cách thay đổi thứ tự X X X X X
câu trả lời, câu hỏi.
Tạo được nhiều đề thi
với độ khó khác nhau
bằng chọn ngẫu nhiên
các câu hỏi từ tập câu X X
hỏi, tự động trộn câu
hỏi và thay đổi đáp án
câu hỏi.
Tự động tạo đề thi
với nhiều mức độ khó
khác nhau, ấn định số
điểm ở mỗi câu hỏi X X X
từng mức.
Tổ chức thi trắc
nghiệm trên mạng
LAN có chương trình X X
quản lý chặt chẽ, đảm
bảo an toàn, bảo mật.
Thích hợp để ra đề
thi, tổ chức thi dưới
X X X
hình thức thi trắc
nghiệm khách quan

1.4 KẾT LUẬN


Qua nội dung chương 1, tôi đã tìm hiểu lý thuyết về trắc nghiệm khách quan, đề
thi trắc nghiệm, tìm hiểu một số kho dữ liệu đề và một số công cụ hỗ trợ việc ra đề thi
trắc nghiệm. Từ đó, làm cơ sở giúp cho chúng ta xác định những công đoạn và tiêu chí
nhằm đưa ra các giải pháp về kho dữ liệu đề thi mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở chương
tiếp theo.
31

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Như chúng ta đã khảo sát ở chương 1, những kho dữ liệu đề thi TNKQ hiện có rất
đa dạng và phong phú. Điều quan trọng là làm thế nào chúng ta có thể khai thác và tận
dụng được những kết quả thi của HS, phân tích dữ liệu thi để hỗ trợ HS tiến bộ, giúp
GV tạo ngân hàng đề thi TN hiệu quả hơn. Để rõ hơn trong chương này, tôi tập trung
nghiên cứu cách tổ chức và phân tích thiết kế hệ thống sao cho hợp lí và hiệu quả.
2.1. MÔ TẢ BÀI TOÁN
2.1.1. Tổ chức thi tại trường THPT Trần Hưng Đạo
Tại trường THPT Trần Hưng Đạo, hiện tại có 100% các môn học thi với hình thức
thi 30% trắc nghiệm và 70% tự luận. Riêng với lớp cuối cấp 12 thi các môn Toán, Lý,
Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại Ngữ, GDCD thì 100% là trắc nghiệm.
Sau khi khảo sát yêu cầu thực tế tại trường, xét trên đối tượng người dùng chương
trình gồm các chức năng sau:
Đối với quản trị hệ thống (Actor quản trị hệ thống)
- Đăng nhập, đăng xuất hệ thống.
- Tạo người dùng mới và phân quyền cho người dùng là chức năng của admin.
Tạo người dùng mới và cấp mật khẩu cho người dùng đó. Sau khi người dùng được
phân quyền họ sẽ được thực hiện các chức năng tương ứng sau khi đăng nhập.
- Quản lý User: thêm, xóa, sửa và ấn định quyền cho các user.
Đối với người phụ trách chuyên môn (Actor phụ trách chuyên môn)
- Đăng nhập, đăng xuất hệ thống.
- Quản lý môn học.
- Quản lý đợt thi.
- Quản lý học sinh.
Đối với người dạy (Actor giáo viên)
- Đăng nhập, đăng xuất hệ thống.
- Quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm : Thêm, sửa, xóa câu hỏi trong ngân
hàng đề thi trắc nghiệm theo môn học của GV đó.
- Quản lý các đề thi: là chức năng dành cho GV theo từng môn học. GV có thể
tạo, xem, xóa và sửa đề thi do chính GV đảm nhận lớp đó thực hiện.
Đối với người học (Actor Học sinh)
- Đăng nhập, đăng xuất hệ thống.
Tải bản FULL (82 trang): bit.ly/2Ywib4t
- Tham gia thi. Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
32

- Xem kết quả thi và đáp án bài thi.


2.1.2. Yêu cầu phi chức năng
- Hệ thống thân thiện với người sử dụng, đơn giản hóa công tác tổ chức thi trắc
nghiệm.
- Triển khai ứng dụng trên môi trường Internet.
2.2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.2.1. Thiết kế hệ thống
Mô hình tổng thể của ứng dụng được chia thành các phần sau:

Cụ thể:
- Cơ sở dữ liệu: Lưu trữ toàn bộ dữ liệu của hệ thống
- Tầng nghiệp vụ: Gồm các gói chức năng sau: Quản lý ngân hàng câu hỏi, Quản
lý ca thi, Quản lý người dùng, Các tiện ích phục vụ hệ thống
- Tầng giao tiếp: Gồm một hệ thống Web Server và Web API. Web Server giúp
cho máy khách truy cập sử dụng hệ thống bằng trình duyệt web. Web API cung cấp các
thư viện để khai thác các tiện ích của hệ thống.
2.2.2. Mô tả Actor và đặc tả Use Case của hệ thống
a. Use case tổng quát của hệ thống.
Hệ thống gồm các tác nhân: Tải bản FULL (82 trang): bit.ly/2Ywib4t
- Khách: là đối tượng sử dụng Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
hệ thống khi chưa đăng nhập, trong hệ thống tác
giả đề xuất, khách chỉ có thể đăng nhập và đăng xuất.
33

- Học sinh: là đối tượng đã đăng nhập vào hệ thống và có vai trò là “Học sinh”.
HS trong hệ thống này có thể tham gia các ca thi, xem kết quả.
- Giáo viên: là đối tượng đã đăng nhập vào hệ thống và có vai trò là “Giáo viên”.
GV có thể tạo đề thi, quản lý đề thi và quản lý ngân hàng câu hỏi.
- Phụ trách chuyên môn: là đối tượng đã đăng nhập vào hệ thống và có vai trò
là “Phụ trách chuyên môn”. Phụ trách chuyên môn có thể quản lý môn học, quản lý đợt
thi và quản lý HS.
- Admin: là đối tượng đã đăng nhập vào hệ thống và có vai trò là “Admin”.
Admin có thể quản trị hệ thống, tạo và quản lý tài khoản GV, HS.
Use case tổng quát của hệ thống được thể hiện qua hình dưới:

Hệ thống hỗ trợ HS thi trắc nghiệm

Quản lý Đóng/ Mở
Quản lý
học sinh <<include>> ca thi
người dùng

Thông tin
Quản lý Phân quyền
<<include>>
điểm thi
ca thi người dùng

Đăng
xuất
Xem kết
Quản lý
quả ca thi Admin
môn học Đăng
Phụ trách chuyên môn
nhập

Tạo đề
thi
Xem danh
<<include>> sách ca thi
Xóa đề
Quản lý <<include>> thi
đề thi Chọn ca
<<include>>
thi
<<include>> Thêm câu Tham gia
<<include>>
Quản lý hỏi ca thi Học sinh
Giáo viên
ngân hàng <<include>> Nhập mã <<include>>
CH ca thi
Sửa câu
hỏi
<<include>>
- Tính điểm ca
Xóa câu thi, hiển thị
hỏi thông tin hỗ trợ

Hình 2.2. Use case tổng quát của hệ thống


b. Đặc tả Use Case
Dưới đây là danh sách các Use Case chính của hệ thống:
edfc5706

You might also like