« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH, ĐẶC BIỆT LÀ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH


Tóm tắt Xem thử

- ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH, ĐẶC BIỆT LÀ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN KHOA CƠ KHÍ.
- Tóm tắt: Bài báo nêu lên một vài suy nghĩ của tác giả về thực trạng học tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa Cơ khí với những thuận lợi và hạn chế, đồng thời chia sẻ với các em một số kinh nghiệm học tiếng Anh có hiệu quả qua quá trình học tập và giảng dạy..
- Làm thế nào để có thể nắm bắt được lượng thông tin ấy một cách kịp thời và có chọn lọc? Làm thế nào để có thể lĩnh hội và có một chỗ đứng vững vàng trong một nền kinh tế được gọi là nền kinh tế tri thức? Hơn lúc nào hết, các sinh viên Việt Nam, trong đó có các sinh viên khoa Cơ khí của trường Đại học Giao thông Vận tải, những chủ nhân tương lai của đất nước, cần ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải trang bị cho mình những công cụ phục vụ đắc lực cho chuyên môn, đó là ngoại ngữ và tin học..
- Là một ngôn ngữ mang tính quốc tế, một trong những ngôn ngữ phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới hiện nay, tiếng Anh đã, đang và sẽ tiếp tục được sử dụng hết sức rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, thương mại, du lịch … và đặc biệt là khoa học kỹ thuật.
- Đã từ nhiều năm nay, tiếng Anh được đưa vào giảng dạy trong các cấp học, từ trường phổ thông tới trường đại học với tư cách là một môn học chính thức.
- Ở các trường đại học, sinh viên không chỉ được học tiếng Anh cơ bản với mục đích giao tiếp thông dụng mà còn được học tiếng Anh chuyên ngành theo các chuyên ngành mà họ được đào tạo..
- Cùng với vốn tiếng Anh cơ bản, tiếng Anh chuyên ngành giúp sinh viên có thể đọc, hiểu và mở rộng kiến thức chuyên ngành thông qua các tài liệu bằng tiếng Anh, có được sự trang bị khá đầy đủ kiến thức cho bản thân, tạo tiền đề vững vàng cho công việc trong tương lai, có cơ hội tìm kiếm và đạt được các học bổng du học ưu đãi v.v….
- Ở trường Đại học Giao thông Vận tải, khoa Cơ khí là một khoa có số lượng sinh viên đông thứ hai, chỉ đứng sau khoa Công trình.
- Cũng như sinh viên của tất cả các khoa khác, sau hai học phần gồm 150 tiết học tiếng Anh cơ bản, sinh viên khoa Cơ khí được học 60 tiết tiếng Anh chuyên ngành.
- Thời lượng học tiếng Anh chuyên ngành như vậy tuy không nhiều nhưng nếu học một cách thực sự nghiêm túc, các em sẽ trang bị cho mình được vốn kiến thức tương đối về chuyên ngành cơ khí nói chung, được rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản để có thể tiếp cận với rất nhiều tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.
- Nhưng thực tế thì có khoảng bao nhiêu phần trăm sinh viên khoa Cơ khí có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, để phục vụ cho công việc của mình? Điều gì là nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại kết quả như vậy? Trong bài viết này tôi muốn đề cập tới thực trạng học tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành, với những thuận lợi và hạn chế của sinh viên khoa Cơ khí, đồng thời xin chia sẻ một số kinh nghiệm học tiếng Anh đúc kết được sau quá trình học tập và giảng dạy của bản thân tôi và các đồng nghiệp..
- NỘI DUNG.
- Thực trạng học tiếng Anh nói chung và tiếng Anh chuyên ngành nói riêng của sinh viên khoa Cơ khí..
- Giống như sinh viên của các khoa khác, đại đa số sinh viên khoa cơ khí trước khi vào đại học đều đã được học tiếng Anh ở trường phổ thông trong thời gian từ 3 đến 7 năm hoặc thậm chí còn nhiều hơn.
- Tiếng Anh được coi là một môn học chính, là một trong sáu môn các em phải thi tốt nghiệp PTTH và như thế hầu hết các.
- em đã có được kiến thức tiếng Anh nhất định, một số em đã có thể nghe nói được trong những tình huống đơn giản.
- Khi vào đại học, các em được học 150 tiết tiếng Anh cơ bản qua hai cuốn giáo trình New English, được củng cố, ôn tập lại những kiến thức đã học ở phổ thông, đồng thời được luyện tập và phát triển thêm nhiều về kỹ năng nghe, nói, hai kỹ năng mà phần lớn là các em còn yếu..
- Trong thời gian 6 năm trở lại đây, tiếng Anh chuyên ngành chính thức được đưa vào giảng dạy cho sinh viên sau khi các em kết thúc chương trình tiếng Anh cơ bản.
- Việc học tiếng Anh chuyên ngành có thể được bố trí ở các thời điểm khác nhau tuỳ theo đặc thù riêng của từng khoa.
- Sinh viên khoa Cơ khí được học tiếng Anh chuyên ngành ở học kỳ I của năm thứ hai, nối tiếp ngay sau tiếng Anh cơ bản.
- Đây là một thuận lợi bới phần lớn là các em nhớ và vận dụng được vốn kiến thức mình vừa được học, tạo đà cho việc học tiếng Anh chuyên ngành..
- Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cơ khí bao gồm một số nội dung có liên quan tới ngành cơ khí nói chung như: Năng lượng, Nhiệt và Công.
- Thiết kế và chức năng v.v… Với 60 tiết học, sinh viên bước đầu được làm quen với một số thuật ngữ chuyên môn thông dụng,một số nội dung chuyên môn cơ bản, rèn luyện và nâng cao kỹ năng đọc hiểu văn bản, kỹ năng dịch ở một mức độ nhất định, tạo tiền đề cho việc tự học hoặc tiếp tục nâng cao kiến thức tiếng Anh chuyên ngành để phục vụ cho chuyên môn của mình sau này.
- Với sự nỗ lực của bản thân các em và sự giúp đỡ nhiệt tình, có trách nhiệm của các giáo viên tiếng Anh, nhìn chung, kết quả thi hết học phần chuyên ngành của sinh viên khoa Cơ khí khá cao, thường đạt.
- Một số hạn chế và nguyên nhân Tuy đã được học tiếng Anh ở phổ thông nhưng do một số yếu tố khách quan và chủ quan mà rất nhiều em đã học tiếng Anh không.
- Vào đại học, sinh viên được học lại tiếng Anh cơ bản, bắt đầu từ những kiến thức hết sức đơn giản, thế nhưng tốc độ học thì lại nhanh hơn rất nhiều so với chương trình ở phổ thông (ở trường phổ thông, trừ các lớp chuyên ngữ, phần lớn các em chỉ học 3 tiết / tuần, ở trường đại học các em học từ 5 – 7 tiết / tuần)..
- Sự chênh lệch về trình độ của các em sinh viên trong một lớp học ban đầu do có khá nhiều em đến từ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thực sự là một khó khăn đối với nhiều sinh viên và cho cả người dạy..
- CB Việc bắt đầu học tiếng Anh chuyên ngành nối tiếp ngay sau tiếng Anh cơ bản bên cạnh thuận lợi đã được nêu ở trên thì đồng thời cũng lại là một khó khăn đối với sinh viên bởi ở thời điểm này các em hầu như chưa được trang bị một chút kiến thức nào về chuyên môn bằng tiếng Việt.
- Mặc dù các nội dung tiếng Anh chuyên ngành chưa chuyên sâu về các chuyên ngành hẹp nhưng cũng là những vấn đề không đơn giản, nhất là khi chúng được thể hiện bằng tiếng Anh.
- Các giáo viên dạy tiếng Anh mặc dù đã phối kết hợp với giáo viên chuyên môn nhưng nhiều khi cũng gặp trở ngại trong việc chuyển tải nội dung bài học tới các em một cách thực sự có hiệu quả bởi chính họ cũng không được đào tạo về các chuyên ngành này..
- Một số sinh viên do chưa xác định được tầm quan trọng của ngoại ngữ, lại thêm một.
- phần không có năng khiếu học ngoại ngữ nên chưa có động cơ, mục đích học tập đúng đắn, do đó chưa tìm ra được phương pháp học hiệu quả và sau hai học phần ở năm thứ nhất, trình độ tiếng Anh cơ bản của các em vẫn còn rất hạn chế, ngữ pháp không nắm chắc, vốn từ quá nghèo nàn.
- Khi học tiếng Anh chuyên ngành, các sinh viên này thấy quá khó và tỏ ra chán nản, lười học, đã kém lại càng kém..
- Một hạn chế nữa không chỉ đối với sinh viên khoa cơ khí mà là đối với một bộ phận không nhỏ sinh viên Việt Nam nói chung là các em có thói quen học theo kiểu thụ động, phụ thuộc vào giáo viên, chưa có sự say mê tìm tòi, khám phá và khai thác các nguồn tài liệu, các kênh thông tin sẵn có để đạt được kết quả tốt trong việc thi cử và tích luỹ kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết..
- Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan về phía sinh viên, việc học tiếng Anh chuyên ngành chưa có hiệu quả ở một số lượng sinh viên nhất định cũng còn do một số yếu tố khách quan khác.
- Một số bài trong chương trình có lượng từ mới quá nhiều, một số thuật ngữ lạ và khó, một số cấu trúc câu dài và phức tạp gây khó hiểu đối với sinh viên, vì thế không gây được hứng thú và làm cho các em dễ nản chí.
- Với thời lượng 60 tiết, chương trình học không thể bao quát được những nội dung cơ bản và quan trọng, lại càng không thể đi sâu vào các chuyên ngành hẹp mà các em được đào tạo như: Cơ khí ô tô, Máy xây dựng, Tự động hoá thiết kế cơ khí v.v… Điều này đã gây ra một số bất cập giữa “cung” và “cầu”, sinh viên đôi khi buộc phải học một cách thụ động theo chương trình bắt buộc.
- Hơn nữa, chương trình tiếng Anh (kể cả cơ bản và chuyên ngành) chỉ được dạy và học trong 3 kỳ đầu của cả khoá học kéo dài 5 năm.
- Nếu sinh viên không có ý thức và kế hoạch tự trau dồi.
- kiến thức thì cho tới khi ra trường, các em không thể sử dụng được tiếng Anh để đi xin việc làm, các cơ hội du học và thăng tiến trong công việc lại càng hạn chế hơn..
- Một số kinh nghiệm học tiếng Anh Có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh..
- Là một giáo viên dạy ngoại ngữ đã gần 20 năm nay, sau đây tôi xin chia sẻ với các em sinh viên một số kinh nghiệm đã đúc kết được qua quá trình học tập và giảng dạy của bản thân cũng như của rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp, những người đã và đang tiếp tục đạt được những thành công nhất định trên con đường chinh phục một hay nhiều ngôn ngữ..
- Trước hết, các em cần xây dựng cho mình một động cơ, mục đích học tập đúng đắn bởi đây chính là chìa khoá dẫn các em tới thành công.
- Các em cần xác định rõ việc mình cần học ngoại ngữ là vì mục đích gì, mục tiêu cần phải đạt được là như thế nào, trên cơ sở đó tìm hiểu và lựa chọn cách học riêng mà mình ưa thích.
- Nếu em là người có sở thích nghe, em có thể học tiếng Anh qua việc nghe các bài hát tiếng Anh, nghe các chương trình bản tin và xem các phim bằng tiếng Anh.
- Nếu em là người yêu thích hình ảnh, em nên xem những phim có phụ đề tiếng Anh vì như vậy em sẽ tạo ra được mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh.
- Còn nếu em là người muốn sử dụng đầu óc tư duy phân tích và tổng hợp, em có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Anh, có so sánh với tiếng mẹ đẻ để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ v.v.
- Đừng nghĩ rằng sinh viên kỹ thuật thì không cần chú trọng tới phát âm vì có nói đúng thì các em mới nghe và hiểu đúng ý người khác, ngược lại mới chuyển tải ý tưởng của mình tới người nghe một cách chính xác.
- Để phát âm đúng, các em cần nắm vững Hệ thống Phiên âm Quốc tế có in ở phần phụ lục của các cuốn từ điển và tập thói quen tra cứu phiên âm của các từ mới để phát âm đúng ngay từ lần đầu gặp từ đó..
- Ngoài việc được sửa lỗi qua thầy cô và bạn bè, các em còn có thể tự học phát âm qua đĩa CD hay một số phần mềm hiện đang có rất nhiều trên thị trường..
- Học từ vựng.
- Các em có thể tạo ra cho mình một môi trường học từ vựng bằng cách dán những mẩu giấy nhỏ có ghi từ ở khắp nơi trong nhà mình như góc học tập, trên tường, đầu giường ngủ vv… để luôn nhìn thấy và nhớ chúng hay ghi từ vào một cuốn sổ đủ nhỏ để có thể bỏ túi và luôn mang theo mình để có thể học từ bất cứ khi nào: khi đứng chờ xe buýt, trên xe buýt, vào giờ nghỉ giữa các tiết học vv… Và một nguyên tắc quan trọng cần nhớ khi học từ vựng là tránh học từ đơn lẻ mà hãy học từ trong cụm từ, trong câu.
- Với các thuật ngữ chuyên ngành, các em cũng cần phân theo nhóm, chủ để tách biệt, bắt đầu từ những thuật ngữ đơn giản và cơ bản trong các bài học ở giáo trình, sau đó sẽ có thể tiếp cận với những thuật ngữ khó và chuyên sâu.
- Lượng thuật ngữ chuyên ngành rất lớn và khó nhớ.
- Thông thường, mỗi bài khoá trong giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Cơ khí bao gồm từ 60 – 70 từ mới, cá biệt có bài có tới 100 từ mới (Unit 8: Design and Function).
- Các em cần phải chuyên cần để tích luỹ và làm giàu vốn từ của mình theo kiểu.
- Mỗi ngày tích luỹ được một lượng từ mới, biến chúng thành vốn từ tích cực của mình, đó là một thành công đáng kể giúp cho việc học tiếng Anh của mình ngày càng tốt hơn..
- Rèn luyện, nắm vững ngữ pháp tiếng Anh cơ bản là điều kiện thuận lợi để học tốt tiếng Anh chuyên ngành.
- Kiến thức ngữ pháp vững vàng giúp các em hiểu đúng nội dung văn bản, tiếp cận tài liệu chuyên môn tốt hơn..
- Làm được những điều này, các em sẽ thấy tự tin và hứng thú hơn khi học tiếng Anh chuyên ngành..
- Rèn luyện kỹ năng 2.4.1.
- Kỹ năng nói.
- Kỹ năng nói có thể coi là một kỹ năng quan trọng và gây hứng thú nhất khi học một ngôn ngữ.
- Sự tíến bộ về học tập được thể hiện rõ ràng nhất khi ta có thể giao tiếp một cách lưu loát và tự tin bằng ngôn ngữ nói.
- Có một số sinh viên quan niệm khá sai lầm là họ học tiếng Anh chỉ để đọc hiểu và dịch được tài liệu chuyên ngành chứ không cần phải để nói chuyện được bằng tiếng Anh.
- Trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, lớp trẻ cần phải sử dụng thành thạo tiếng Anh ở tất cả các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết.
- Muốn nói tiếng Anh giỏi, ngoài việc các em cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định về phát âm, từ vựng, ngữ pháp, nắm được các cấu trúc câu vv…, thì điều quan trọng là các em cần phải vượt qua được tâm lý ngại nói và sợ mắc lỗi.
- Người ta có thể học được rất nhiều từ chính những lỗi mà mình đã mắc phải.
- Hãy nói tiếng Anh bất cứ khi nào và ở đâu có cơ hội, hãy tận dụng tối đa những giờ luyện tập kỹ năng nói trên lớp và tham gia câu lạc bộ tiếng Anh của trường nếu có thể.
- Kỹ năng nghe.
- Trong bài thi cuối kỳ của hai học phần tiếng Anh cơ bản, kỹ năng nghe chiếm 1 / 5 tổng số điểm (2 / 10 điểm).
- Ở hai cuốn giáo trình New English mà các em được học, các bài tập luyện nghe cũng khá nhiều.
- nghe thực sự là một kỹ năng khó đối với rất nhiều người học ngoại ngữ.
- Để rèn luyện kỹ năng nghe có hiệu quả, hãy nghe càng nhiều càng tốt, Hãy tranh thủ mọi cơ hội và phương tiện nghe có thể: nghe băng, đài, nghe nhạc, xem ti vi, video, xem phim có phụ đề tiếng Anh vv… Với các bài tập luyện nghe trong giáo trình thì điều quan trọng là phải đọc kỹ yêu cầu của từng bài cụ thể để lựa chọn phương pháp nghe thích hợp.
- Kỹ năng đọc.
- Kỹ năng đọc đặc biệt quan trọng với tiếng Anh chuyên ngành.
- Dù văn bản dài hay ngắn, trước khi bắt đầu đọc, các em nên dành một chút thời gian để suy nghĩ về tiêu đề của bài đọc (nếu có).
- Hãy cố gắng hình dung ra những từ hay cụm từ, thuật ngữ có thể sẽ xuất hiện ở bài đọc.
- Sau khi đã hoàn thành các bài tập kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, các em có thể tập dịch một số câu, một số đoạn hay cả bài sang tiếng Việt, vừa để hiểu kỹ hơn nội dung của bài, vừa để luyện kỹ năng dịch.
- Lúc này, nếu vẫn còn những từ mới, các em có thể tra từ điển để biết nghĩa và học được cách dùng từ, “nạp” chúng vào vốn từ của mình..
- Kỹ năng viết.
- Kỹ năng viết cần phải được rèn luyện thường xuyên, liên tục theo nguyên tắc “từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp”.
- Xây dựng câu, chính là những bài tập luyện kỹ năng viết rất tốt.
- Để bài viết của mình có bố cục chặt chẽ, lô gíc và mang tính thuyết phục cao, các em cần phải nắm được cách sử dụng các phương tiện liên kết văn bản như kỹ thuật quy chiếu (bao gồm hồi chiếu và khứ chiếu), từ nối (nối câu, nối mệnh đề), phép tỉnh lược, phép thế v.v.
- Tóm lại, nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất để học tốt tiếng Anh là tận dụng mọi điều kiện và cơ hội có thể để tiếp xúc, luyện tập và sử dụng tiếng Anh thật nhiều.
- Các em hãy đặt ra cho mình và duy trì một lịch học thường xuyên, khoa học và hợp lý, mỗi ngày từ 30 phút đến một giờ đồng hồ.
- Trên đây là một số điều suy nghĩ và kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được sau nhiều năm học tập và giảng dạy tiếng Anh..
- Bài viết có thể mang nhiều tính chủ quan song tôi hy vọng rằng những ý kiến của mình có thể được các em sinh viên, nhất là sinh viên khoa Cơ khí, sử dụng để tham khảo và điều chỉnh việc học tiếng Anh của mình sao cho tiếng Anh sẽ thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu phục vụ cho chuyên môn của các em ngay từ khi còn học ở trường đại học cũng như trong công việc sau này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt