« Home « Kết quả tìm kiếm

các phương pháp dạy học


Tóm tắt Xem thử

- Câu 9: Phương pháp dạy học: Nêu và phân tíchkhái niêm, ưu nhược điểm của từng phươngpháp và những yêu cầu khi sử dụng chúng.Những điều kiện để lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học? Posted by thienhaxanh2405 on 15th March and posted inBài tập, Câu hỏi ôn tập.
- 9.1.Khái niệm phương pháp dạy họcThuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạtđộng nhằm đạt được mục đích nhất định.
- Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác,tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định.Từ khái niệm trên ta thấy phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra, hệ thốngnhững hành động (hoạt động), những phương tiện cần thiết (phương tiện vật chất, phương tiện thựchành, phương tiện trí tuệ), quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mục đíchđạt được).Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định.
- Nếu mục đích không đạt được thì cónghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng.Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành sản xuất, để thựchiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biếnđổi của nó dưới tác động của phương pháp đó.
- Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quancủa đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thaotác cùng với những phương tiện tượng ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn.Vậy thì phương pháp dạy học có đặc trưng gì khác với phương pháp nói chung? Cấu trúc của nó nhưthế nào?Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động – người thầy giáo và đối tượng tác động của họ là họcsinh.
- Còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy học.
- Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạyhọc thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp.Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là đối tượng tác động của giáoviên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động của họ (tương ứng vói sự tác động của ngườigiáo viên) phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, ý chí của họ.
- Nếu giáo viên không gây cho học sinh cómục đích tương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn.Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của người giáo viên đề ra và tiếnhành một hệ thống hành động với những phương tiện mà họ có.
- Dưới tác động đó của người giáo viênlàm cho người học đề ra mục đích của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họcó nhằm lĩnh hội nội dung dạy học.Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau:Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viênvà của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.
- Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhấtđịnh của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học.Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau,trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối,chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy.Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thành phần cấu trúc của nó,song việc phân như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối.
- Chẳng hạn giảng giải là phương pháp dạyhọc trong tiết học lĩnh hội tri thức mới nhưng lại là một biện pháp của phương pháp công tác trong phòng thí nghiệm.
- Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hoá lẫnnhau.9.2.Các phương pháp dạy học:9.2.1.Phân nhóm các phương pháp dùng lời:9.2.1.1.Phương pháp thuyết trình:Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của giáo viên để trình bàymột tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống.Phương pháp thuyết trình thể hiện dưới hình thức giảng giải, giảng thuật và diễn giảng phổ thông.+ Giảng thuật là một trong những phương pháp thuyết trình, trong đó có yếu tố miêu tả, trần thuật.Giảng thuật không chỉ được sử dụng trong các môn khoa học xã hội – nhân văn mà còn cả những bộmôn khoa học tự nhiên.
- Nó được sử dụng khi miêu tả những thí nghiệm, hiện tượng hoặc trình bàycuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học lỗi lạc, những thành tựu nổi tiếng trong khoa học – côngnghệ…Trong giảng thuật, giáo viên có thể trích những đoạn văn, thơ ngắn, những câu nói hay những đoạntrích từ các tác phẩm văn học, các văn kiện lịch sử…để làm cho bài giảng thêm sinh động, diễn cảm,giàu hình ảnh.
- Cũng có thể kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy họcđể minh họa cho việc trình bày của mình.
- Cũng có thể đặt ra những câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý,định hướng sự lắng nghe hoặc kích thích tính tích cực cũng như để kiểm tra hiệu quả việc lĩnh hội trithức của học sinh.+ Giảng giải là phương pháp dạy học bằng việc dùng những luận cứ, số liệu để chứng minh một sựkiện, hiện tượng, quy tắc, định lý, định luật, công thức, nguyên tắc trong các môn học.
- Giảng giảichứa đựng các yếu tố phán đoán, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tư duy logic của học sinh.Trong quá trình dạy học, giảng giải thường kết hợp với giảng thuật.+ Diễn giảng phổ thông là một trong những phương pháp thuyết trình nhằm trình bày một vấn đề hoànchỉnh có tính chất phức tạp, trừu tượng và khái quát trong một thời gian tương đối dài (30-35 phút vàhơn thế), chẳng hạn như trình bày các trào lưu văn học ở một giai đoạn nào đó.
- Phương pháp này đốivới việc dạy học ở PTCS thường ít dùng so với giảng thuật và giảng giải.
- Khi dùng, nó thường kếthợp với hai phương pháp kia.* Cấu trúc của phương pháp thuyết trình:Khi dùng phương pháp thuyết trình để trình bày vấn đề nào đó cũng phải trải qua bốn bước: Đặt vấnđề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề đó.- Đặt vấn đề là bước đầu tiên nhằm thông báo vấn đề dưới dạng tổng quát để kích thích sự chú ý banđầu của học sinh.
- Phát biểu vấn đề là bước nêu lên những câu hỏi cụ thể nhằm vạch ra phạm vi những vấn đề cần phảixem xét.- Giải quyết vấn đề: Bước này có thể tiến hành theo logic quy nạp hay logic diễn dịch.+ Logic quy nạp là con đường nhận thức từ sự kiện, hiện tượng đến cái chung, cái khái quát, từ nhữngtrường hợp cụ thể đến quy luật, khái niệm, nguyên tắc.Theo logic quy nạp có thể có ba cách trình bày.
- Đó là: Quy nạp phân tích từng vấn đề đặt ra ở bước phát triển vấn đề tương đối độc lập với nhau.
- Vì vậy có thể giải quyết từng vấn đề, rút ra kết luận rồichuyển sang giải quyết vấn đề khác.Quy nạp phát triển: Nêu vấn đề được giải quyết theo lối móc xích, nghĩa là giải quyết xong từng vấnđề thứ nhất thì kết luận rút ra sẽ lại làm tiền đề cho việc giải quyết vấn đề tiếp theo.
- Trong việc chứngminh các bài toán hình học thường gặp loại quy nạp này.Quy nạp song song – đối chiếu: Nêu vấn đề đặt ra phải giải quyết chứa đựng những mặt tương phản,đối lập.+ Logic diễn dich là con đường nhận thức từ nguyên lý chung đến cái cụ thể.
- Theo logic diễn dich, bắtđầu đưa ra các kết luận sơ bộ khái quát, sau đó tiến hành giải quyết có thể theo ba cách: phân tích từng phần, phân tích phát triển, phân tích so sánh – đối chiếu.- Kết luận: Là bước kết thúc việc trình bày vấn đề.
- Nó là sự kết tinh dưới dạng xúc tích, chính xácnhững khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét.Cách đặt vấn đề và cách phát biểu vấn đề có thể tiến hành bằng cách thông báo tái hiện hoặc có tínhvấn đề.
- Cách giải quyết vấn đề có thể bằng logic quy nạp hay logic diễn dịch.
- Điều đó chứng tỏ cấutrúc của phương pháp thuyết trình đã phản ánh mặt bên trong và mặt bên ngoài của phương pháp dạyhọc nói chung và phương pháp thuyết trình nói riêng.* Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thuyết trình:Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm sau:- Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiềuthông tin mà học sinh tự mình không dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc.- Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải quyết vấn đề khoa học,cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tíchthông qua cách trình bày của giáo viên.- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh qua việctrình bày tài liệu với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp và diễn cảm.- Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy của học sinh, vì có như vậyhọc sinh mới hiểu được lời giảng của giáo viên và mới ghi nhớ được bài học.- Bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng tri thức khá lớn chonhiều học sinh trong cùng một lúc, vì vậy đảm bảo tinh kinh tế cao.Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình còn có những hạn chế, nếu sử dụng không đúng có thể:- Làm cho học sinh thụ động, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùng với tư duy tái hiện, do đó làm chohọ chóng mệt mỏi.
- Làm cho học sinh thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ nói.- Thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức cũng như kiểm tra đầy đủsự lĩnh hội tri thức của từng học sinh.* Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thuyết trình:Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần:- Trình bày chính xác các hiện tượng,sự kiện, khái niệm, định luật, vạch ra bản chất của vấn đề, ýnghĩa tư tưởng, chính trị của tài liệu học tập.-Trình bày phải đảm bảo tính tuần tự logic, rõ ràng, dễ hiểu với lời nói gọn, rõ, sáng sủa, giàu hìnhtượng, chuẩn xác, xúc tích.- Trình bày phải thu hút và duy trì sự chú ý, gây được hứng thú, hướng dẫn tư duy của học sinh thôngqua giọng nói, tốc độ nói, âm lượng thay đổi thích hợp, qua các mẩu chuyện vui đúng lúc, qua cáchđặt vấn đề và giải quyết vấn đề, kết hợp lời nói với điệu bộ, nét mặt, biết đưa những lời trích dẫn vàođúng lúc, đúng chỗ.- Trình bày phải đảm bảo cho học sinh ghi chép được những vấn đề cơ bản và qua đó mà dạy cho họ biết cách vừa ghi vừa tập trung nghe giảng.9.2.1.2.Phương pháp vấn đáp (đàm thoại.
- Định nghĩa: Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để họcsinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới.
- tự khai phá những tri thức mới bằng sự táihiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúphọc sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằmmục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.+ Phân loại: Tuỳ theo cơ sở để phân loại , nên có những phương pháp vấn đáp sau:- Dựa vào mục đích dạy học mà phân ra vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đápkiểm tra.Vấn đáp gợi mở là phương pháp giáo viên khéo léo đặt câu hỏi hoặc một chuỗi câu hỏi nhằm dẫn dắthọc sinh giải quyết một câu hỏi cơ bản, từ đó rút ra kết luận, nhờ vậy mà họ lĩnh hội tri thức mới.Vấn đáp củng cố là phương pháp giáo viên khéo léo đặt ra một câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi nhằmgiúp học sinh củng cố những tri thức cơ bản hoặc giúp họ mở rộng, đào sâu những tri thức đã thulượm được.Vấn đáp tổng kết là phương pháp vấn đáp nhằm giúp học sinh khái quát, hệ thống hoá những tri thứcsau khi đã học một số bài, một chương, một bộ môn nhất định.Vấn đáp kiểm tra là phương pháp vấn đáp nhằm kiểm tra những tri thức đã học, đã được củng cố, kháiquát, hệ thống hoá.
- Qua câu trả lời của học sinh mà giáo viên có thể đánh giá và họ tự kiểm tra, tựđánh giá những tri thức đã được lĩnh hội một cách kịp thời, nhanh gọn.- Dựa vào tính chất nhận thức của học sinh mà phân ra vấn đáp giải thích, minh hoạ, vấn đáp tái hiện,vấn đáp tìm tòi – phát hiện.Vấn đáp giải thích – minh hoạ là phương pháp mà giáo viên dặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh giảithích và nêu lên dẫn chứng để minh hoạ, làm sáng tỏ cho sự giải thích của mình.
- Trong câu trả lời của học sinh không chỉ đòi hỏi nhớ lại nội dung tri thức mà phải có sự cấu trúc lại tri thức để có sự suyluận cần thiết.Vấn đáp tái hiện là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ lại nhữngtri thức đã học và vận dụng chúng để giải quyết những nhiệm vụ học tập trong hoàn cảnh đã biết.Vấn đáp tìm tòi – phát hiện là phương pháp mà giáo viên đặt ra những câu hỏi có tính chất vấn đề gâycho học sinh gặp phải tình huống có vấn đề và qua đó họ có nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giảiquyết vấn đề đó.+ Ưu điểm và hạn chế của phương pháp vấn đáp: Nếu vận dụng khéo léo phương pháp vấn đáp sẽ có tác dụng quan trọng sau:- Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thứccủa họ.- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầyđủ, xúc tích.- Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gon, kịp thời để kịp điều chỉnhhoạt động của mình và của học sinh.
- Đồng thời qua đó mà học sinh cũng thu được tín hiệu ngược đểkịp tjời điều chỉnh hoạt động nhận thức – học tập của mình.
- Ngoài ra, thông qua đó mà giáo viên cókhả năng chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp và của từng học sinh.Song nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấnđáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một vài học sinh, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạtđộng chung.
- Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởngđến sự phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh.+ Những yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp:Để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của phương pháp vấn đáp thì cần phải đảm bảo những yêucầu khi đề ra câu hỏi và việc vận dụng phương pháp đó.
- Sở dĩ như vậy là vì trong phương pháp vấnđáp, câu hỏi có ý nghĩa hết sức quan trọng.
- Không biện pháp nào linh hoạt, uyển chuyển, dễ điềukhiển hoạt động nhận thức của học sinh bằng cách đề ra câu hỏi.
- Phân loại câu hỏi: Tuỳ theo cơ sở phân loại mà có những loại câu hỏi sau:- Dựa theo nội dung, sự diễn đạt ngôn ngữ, sự nhấn giọng, người ta phân ra câu hỏi đơn giản, câu hỏi phức tạp.- Dựa theo mục đích dạy học có thể phân ra câu hỏi định hướng, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nhắc nhở.- Dựa theo chức năng có thể phân ra câu hỏi phân tích – tổng hợp, câu hỏi so sánh, đối chiếu, câu hỏihệ thống hoá tri thức, câu hỏi đòi hỏi cụ thể hoá tri thức.- Dựa theo mức độ tính chất hoạt dộng nhận thức của học sinh có thể phân ra câu hỏi đòi hỏi giảithích, minh hoạ, câu hỏi tái hiện, câu hỏi có tính vấn đề.Câu hỏi tái hiện là câu hỏi mà câu trả lời chỉ cần nhớ lại những tri thức đã được lĩnh hội trước đây.Câu hỏi có tính vấn đề là câu hỏi tạo cho học sinh gặp phải một tình huống có vấn đề, nghĩa là gâynên trạng thái tâm lý giữa điều đã biết và điều chưa biết, nhưng muốn biết.
- Câu trả lời trong câu hỏicó tính vấn đề chưa có trong câu trả lời trước đó của học sinh, mà đòi hỏi phải cần có tri thức mới.
- Đểcó tri thức đó, cần phải có hành động trí tuệ, có một quá trình tư duy có chủ đích nhất định.
- Câu hỏi có tính vấn đề trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề thường gọi là vấn đề.Vậy với những điều kiện nào thì câu hỏi trở thành có tính vấn đề?Đó là những điều kiện sau:1) Câu hỏi phải có mối liên hệ logic với những khái niệm đã lĩnh hội trước đây và những tri thức phảiở trong tình huống nhất định.2) Câu hỏi phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức.
- câu hỏi phải gây lên sự ngạc nhiên, điều nghịch lýkhi đối chiếu điều đã biết từ trước với điều đang học và cảm thấy không thoả mãn với tri thức, kỹnăng, kỹ xảo trước đây và xuất hiện nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết câu hỏi đang đặtra.
- nghệ thuật đặt câu hỏi: Việc sử dụng phương pháp vấn đáp phụ thuộc vào nghệ thuật đặt câu hỏicủa giáo viên.
- Biết đặt câu hỏi và tăng dần tính phức tạp, tính khó khăn của câu trả lời là một ttrongnhững thói quen sư phạm quan trọng và cần thiết nhất.
- Nghệ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau:- Trong tình huống học tập nhất định giáo viên phải đặt câu hỏi như thế nào đòi hỏi học sinh phải tíchcực hoá tài liệu đã lĩnh hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bản của tri thức đã học.- Câu hỏi không đơn thuần đòi hỏi học sinh tái hiện tài liệu đã lĩnh hội mà phải vận dụng những trithức đã nắm trước đây để giải quyết vấn đề mới.
- Lẽ tất nhiên có những trường hợp câu hỏi đòi hỏi táihiện trực tiếp tài liệu không chỉ đúng lúc mà là cần thiết.- Câu hỏi phải hướng trí tuệ của học sinh vào mặt bản chất của những sự vật, hiện tượng phải nghiêncứu, phải hình thành tư duy biện chứng cho họ.- Câu hỏi phải đặt như thế nào để đòi hỏi học sinh xem xét những sự kiện, hiện tượng trong mối liênhệ với nhau, nhìn nhận hiện tượng, sự vật không chỉ theo những thành tố, theo từng bộ phận mà còntheo tính chỉnh thể toàn vẹn của chúng.- Câu hỏi đặt ra phải theo những quy tắc logic.- Việc biểu đạt câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân, trinh độ hiểu biết vàkinh nghiệm của học sinh.
- Khối lượng những khái niệm trong những câu hỏi của giáo viên khôngđược vượt quá khả năng tìm ra câu trả lời đúng của học sinh.- Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất, không thể có hai câu trả lời đềuđúng, về hình thức phải gon gàng, sáng sủa.
- Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp vấn đáp:- Cần phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời.
- Khi một học sinh trả lời xong,cần yêu cầu những học sinh khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa câu trả lời nhằm thu hút sự chú ý lắngnghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê phán.
- Qua đó mà kích thích hoạt động chung của cả lớp.- Khi học sinh trả lời, giáo viên cần lắng nghe.
- Nếu cần thiết đặt thêm câu hỏi phụ, câu hỏi gợi mở dẫndắt học sinh trả lời câu hỏi chính.- Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái độ nôn nóng, vộivàng cắt ngang ý của họ khi không thật cần thiết.
- Chú ý uốn nắn, bổ sung câu trả lời của học sinh,giúp họ hệ thống hoá lại những tri thức đã thu được trong quá trình vấn đáp.
- Không chỉ chú ý kết quả câu trả lời của học sinh mà cả cách diễn đạt câu trả lời của họ một cáchchính xác, rõ ràng, hợp logic.
- Đó là điều kiện quan trọng để phát triển tư duy logic của họ.- Cần chú ý sử dụng mọi biện pháp nhằm thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sửdụng thắc mắc đó để tạo nên tình huống có vấn đề và thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luậnđể giải quyết vấn đề đó.
- Qua đó có thể góp phần lấp lỗ hổng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưachính xác những nội dung học tập của học sinh.9.2.2.Phân nhóm các phương pháp dạy học trực quan:Phân nhóm này bao gồm phương pháp trình bày trực quan và phương pháp quan sát.9.2.2.1.Phương pháp trình bày trực quan:Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong vàsau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập, củng cố, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.Phương pháp trình bày trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh hoạ và trình bày.Minh hoạ thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh hoạ như bản mẫu, biểu đồ, bức tranh, tranh chân dung các nhà khoa học, hình vẽ trên bảng…Trình bày thường gắn liền với việc trình bày những thí nghiệm, những thiết bị kỹ thuật, chiếu phimđèn chiếu, phim điện ảnh, băng video.Trình bày thí nghiệm là trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thậnvề mặt sư phạm.
- Nó là cơ sở, điểm xuất phát trong quá trình nhận thức – học tập của học sinh, là cầunối giữa lý thuyết và thực tiễn.Thông qua sự trình bày thí nghiệm của giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức màcòn giúp họ học tập được những động tác mẫu mực của giáo viên, nhờ vậy, dễ dàng hình thành kỹnăng, kỹ xảo biểu diễn thí nghiêm.Thí nghiệm ở trường PT có thể dưới dạng do giáo viên biểu diễn và do học sinh tiến hành trong khihọc bài mới tại lớp họăc luyện tập trong phòng thí nghiệm.9.2.2.2.
- Phương pháp quan sát:Quan sát là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch tạo khả năng theo dõi tiến trình và sự biến đỗi diễn ratrong đối tượng quan sát.
- Quan sát là hình thức cảm tính tích cực nhằm thu nhấp những sự kiện ,hìnhthành những biểu tượng ban đầu về đối tượng của thế giơi xung quanh.Quan sát gắn chặt với tư duy.Quan sát được học sinh sử dụng khi giáo viên trình bày phương tiện trực quan,phương tiện dạy họchoặc khi chính học sinh tiến hành làm viêc trong phòng thí nghiệm.Phân loại: Căn cứ vào cách thức quan sát có thể phân ra quan sát tiếp,quan sát gián tiếp.- Căn cứ vào thời gian quan sát có thể phân ra quan sát ngắn hạn, quan sát dài hạn.- Căn cứ vào phạm vi quan sát có thể phân ra quan sát toàn diện, quan sát khía cạnh.- Căn cứ vào mức độ tổ chức quan sát có thể phân ra quan sát tự nhiên và quan sát có bố trí, sắp xếp.* Ưu điểm và hạn chế của nhóm phương pháp dạy học trực quan.
- Phương pháp tự kiểm tra, tự đánh giá: Để ngiười học ý thức rõ bản thân mình phải tự học, học tậpliên tục, học tập suốt đời, phải hình thành cho họ thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá mức độ lĩnh hội tàiliệu học tập, kỹ năng, tự lực phát hiện những sai lầm mắc phải và vạch ra cách khắc phục những lỗhổng trong sự hiểu biết của mình.
- Vì vậy, trong quá trình kiểm tra bao giờ cũng gắn chặt sự kiểm tra với sự tựkiểm tra của học sinh, sự đánh giá với sự tự đánh giá.* Đánh giá và tự đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo:Kết quả kiểm tra việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được thể hiện trong việc đánh giá.Đánh giá là sự biểu thị thái độ theo một chuẩn mực nhất định.
- Thông qua kết quả kiểm tra, ngườiđánh giá (giáo viên) nêu môt nhận xét tổng hợp, đôi khi bằng lời hoặc bằng lời kết hợp với điểm số.Vì vậy, hình thức đánh giá có thể là nhận xét bằng lời, bằng chữ hoặc bằng điểm số.Khi đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo phải can cứ cả về mặt số lượng và chất lượng của kết quả họctập của học sinh.Khi đánh giá cần phải khuyến khích học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau.
- Trên cơ sở đó,giáo viên phải phân tích cụ thể mặt ưu và nhược điểm trong tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh;Đồng thời chỉ ra cách khắc phục mặt nhược và phát huy ưu điểm của họ.Việc đánh giá phải đúng đắn, phản ánh khách quan chất lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
- Nếu giáo viên quá dễ dãi trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ làm cho chính họ, chonhững người lãnh đạo nhà trường, cha mẹ học sinh hiểu không đúng về chất lượng học tập của họcsinh.
- Ngoài ra tập thể lớp sẽ có quan niệm không đúng về những yêu cầu của giáo viên đối với chấtlượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Mặt khác, giáo viên cũng không được khắt khe, hạ thấp điểm của họcsinh.
- Điều đó làm chi học sinh chán nản và không thích học.Giáo viên không được thờ ơ trong việc đáng giá kết quả học tập của học sinh, vì mỗi sự đánh giá nhưthế sẽ làm cho học sinh lo lắng, hồi hộp và để lại những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn họ.
- Vì vậy,người giáo viên không được sử dụng biện pháp đánh giá như một phương tiện để răn đe, trách phạt vềmột hành vi nào đó, hoặc vội vàng nhận xét, cho điểm thấp câu trả lới sai hoặc không trả lời được khichưa rõ nguyên nhân vì sao người học sinh đó không hoàn thành được nhiệm vụ học tập của mình.Từ sự trình bày hệ thống các phương pháp dạỵ học ở trên, ta có thể nhận thấy đó là một hệ thống phứchợp về nhiều phương diện, nhiều cấp độ, do mục đích dạy học, do thành phần nội dung dạy học và docách lĩnh hội nội dung không đồng nhất.
- Hơn nữa các phương pháp dạy học được thực hiện bằngnhững phương tiện khác nhau: ngôn từ, trực quan, thực hành và sự kết hợp khác nhau các phương tiệnđó.
- Mỗi phương pháp lại có thể xây dựng theo những cấu trúc logic khác nhau: quy nạp hoặc suy diễn.Đồng thời mỗi phương pháp cũng phản ánh tính chất tác động lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh – trực tiếp hoặc gián tiếp và tính chất hoạt động nhận thức của học sinh.Vì vậy, quá trình dạy học hiện đại đòi hỏi phải vận dụng tất cả các phương pháp dạy học.
- Vấn đề là ở chỗ kết hợp các phương pháp đó như thế nào và tỷ trọng những phương pháp đòi hỏi hoạt động nhậnthức của tích cực của học sinh như thế nào để đảm bảo tính vừa sức đối với họ.
- Điều đó phụ thuộcvào trình độ chuyên môn và nghệ thuật của người thầy.9.2.5.Việc lựa chọn, kết hợp tối ưu các phương pháp dạy học:Trong thực tiễn dạy học, bất kỳ một giờ dỵ nào cũng có sự phối hợp, kết hợp một vài phương pháp.Hơn nữa, bản thân các phương pháp dạynhọc đều thâm nhập vào nhau để thể hiện tác động giữa giáoviên và học sinh.
- Còn nếu khi nói vận dụng phương pháp dạy học ở một thời điểm nào đó, có nghĩa là phương pháp dạy học đó chiếm ưu thế nhằm thực hiện một nhiệm vụ dạy học nào đó, tuyệt nhiênkhông có nghĩa là chỉ sử dụng một phương pháp dạy học mà không kết hợp với các phương pháp dạyhọc khác.
- Giáo viên là người thiết kế sự phối hợp các phương pháp dạy học.
- Hiệu quả của việc dạy học phụthuộc một phần quan trọng vào sự kết hợp đó.
- Để đảm bảo tính tối ưu trong việc kết hợp, lựa chọn các phương pháp dạy học cần phải quán triệt những tiêu chuẩn sau:+ Sự phù hợp các nguyên tắc với phương pháp dạy học.+ Sự phù hợp các nguyên tắc với nhiệm vụ dạy học cụ thể.+ Sự phù hợp các phương pháp với nội dung dạy học của một mục, một tiết học của môn học nào đó.+ Sự phù hợp các phương pháp với khả năng học tập của học sinh, với đặc điểm của tập thể lớp,+ Sự phù hợp của các phương pháp với những điều kiện, phương tiện và thời gian dành cho học tập.+ Sự phù hợp các phương pháp với khả năng nghề nghiệp của người giáo viên.Trong những thập kỷ gần đây, cùng với sự đổi mới nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương phápdạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm cũng được đặt ra.
- Bản chất của sự đổi đó là chuyểntừ phương pháp thông báo tái hiện sang việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của họcsinh nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của họ, để họ tự chiếm lĩnh tri thức, kỹnăng, kỹ xảo.
- Để thực hiện điều đó cần phối hợp các xu hướng: tích cực hoá, cá biệt hoá, phân hoáhoạt động nhận thức- học tập của học sinh và công nghệ hoá quá trình dạy học.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt