« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu Semat và ứng dụng công cụ EssWork trong phát triển phần mềm


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu Semat và ứng dụng công cụ EssWork trong phát triển phần mềm.
- Luận văn ThS ngành: Kỹ thuật phần mềm.
- Keywords: Kỹ thuật phần mềm.
- Phát triển phần mềm.
- Công nghệ phần mềm đã có hơn 40 năm phát triển nhưng đến nay các phương pháp phát triển phần mềm vẫn đang được nghiên cứu, thử nghiệm tích cực.
- Chúng luôn được cải tiến dựa trên cả nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm thực tế nhằm giúp các dự án phần mềm ngày càng thành công hơn, giải quyết được những vấn đề thường trực như: Yêu cầu khách hàng thay đổi, thời gian hoàn thành dự án, kinh phí, kỹ năng làm việc.
- Có rất nhiều phương pháp phát triển phần mềm như: Quy trình thác nước, phương pháp phát triển linh hoạt (XP, Scrum, RUP).
- Giữa các phương pháp này cũng có nhiều điểm chung nhưng khó nhận ra hoặc không thống nhất về mặt thuật ngữ và đó không phải là cái chung nhất của mọi phần mềm khi phát triển.
- Các phương pháp phát triển thì luôn thay đổi theo thời gian làm cho ta cảm nhận nó giống như một ngành thời trang chứ không phải là một ngành kỹ thuật ví dụ như 15 năm trước đây thì người ta thường dùng quy trình Rup (Unified Process), rồi sau đó đến CMMI, tiếp theo là đến XP và bây giờ là Scrum, Lean và Kaban.
- Chúng ta không thể biết ngày mai sẽ là phương thức nào, có quá nhiều quy trình làm cho đôi lúc chúng ta cũng không biết chọn quy trình phát triển nào là tốt nhất cho dự án của mình..
- SEMAT là một trong những lỗ lực nghiên cứu nhằm tạo ra nền tảng cho việc thống nhất, kết hợp các phương pháp, qui trình phần mềm.
- Nó chứa những thành phần cơ bản, chung nhất trong quá trình phát triển của bất kỳ phần mềm nào.
- Khi thực hiện SEMAT sẽ kết hợp với một trong các quy trình phát triển nhờ đó sẽ có những hướng dẫn thực hiện chi tiết hơn, giúp cho người mới làm phần mềm không bỏ qua một bước nào trong khi thực hiện việc phát triển, giúp giải quyết các khó khăn gặp phải khi phát triển.
- Ví dụ nếu chúng ta chỉ sử dụng quy trình RUP để phát triển chúng ta chỉ biết đầu ra của từng giai đoạn, một số hướng dẫn tổng quát mà không có những hướng dẫn cụ thể từng việc phải làm trong từng giai đoạn một cách thật rõ ràng, như khi xác định yêu cầu khách hàng gặp phải khó khăn về việc không thống nhất giữa yêu cầu khách hàng giữa nhóm phát triển và người sử dụng thì nếu chỉ sử dụng mỗi quy trình RUP thì không có hướng dẫn nào thực hiện điều này, còn khí kết hợp nó với SEMAT thì lại có hướng dẫn thực hiện khi có sự không thống nhất này..
- giúp các đơn vị làm phần mềm tiếp cận với SEMAT, đồng thời cũng giúp các tổ chức giảng dạy về kỹ thuật phần mềm có những hướng đi mới trong việc giảng dạy về kỹ thuật phần mềm..
- Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu trong luận văn nhằm tìm hiểu các thành phần của SEMAT, cụ thể ở đây là nghiên cứu về Kernel, một thành phần quan trọng, cơ bản nhất đều có trong quy trình phát triển.
- Nắm vững các thành phần cơ bản trong quy trình phát triển phần mềm và từ đó ứng dụng nó cho việc theo dõi quy trình phát triển phần mềm.
- Mục đích thứ hai trong luận văn là nghiên cứu về công cụ EssWork, áp dụng công cụ này vào một dự án cụ thể..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu ở đây là các thành phần của SEMAT như: Practice, Method, Kernel, Language.
- Trong luận văn này tôi tập trung nghiên cứu sâu về các thành phần của Kernel như: Kernel Alpha, Activity, Competency.
- Đối tượng nghiên cứu thứ hai trong luận văn là công cụ EssWork, ứng dụng chức năng tạo Work Package trong công cụ này trong việc theo dõi quy trình phát triển phần mềm..
- Kết cấu của luận văn.
- Luận văn của tôi trình bày ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết quả đạt được thì nội dung của luận văn gồm bốn chương.
- Chương 1 sẽ nghiên cứu về SEMAT.
- Đặc biệt sẽ đi sâu trình bày kỹ về thành phần Kernel trong SEMAT đồng thời nêu ra một ví dụ áp dụng khi sử dụng Kernel Alpha trong quá trình phát triển phần mềm.
- Chương 2 sẽ nghiên cứu về công cụ EssWork, sẽ tìm hiểu những đặc điểm, ứng dụng của công cụ EssWork đồng thời cũng trình bày cách sử dụng EssWork.
- Chương 3 sẽ áp dụng công cụ EssWork vào một ví dụ đơn giản, những áp dụng này giúp người nghiên cứu về SEMAT cũng như công cụ EssWork hiểu rõ hơn về SEMAT và EssWork, hình dung về ứng dụng của SEMAT rõ ràng hơn nhờ có những mô tả từng bước thực hiện công cụ.
- Sau khi sử dụng công cụ EssWork thì luận văn sẽ đưa ra một số nhân xét, đánh giá, thảo luận về những ưu điểm, nhược điểm của SEMAT cũng như công cụ EssWork trong chương 4.
- Nhờ những đánh giá này mà người phát triển sẽ có những quyết định trong việc có nên dùng SEMAT trong việc phát triển dự án của mình hay không.