« Home « Kết quả tìm kiếm

Mô phỏng và đánh giá mạng xe buýt dựa trên mô hình đa tác tử


Tóm tắt Xem thử

- Mô phỏng và đánh giá mạng xe buýt dựa trên mô hình đa tác tử.
- Luận văn ThS ngành: Hệ thống thông tin.
- Abstract: Giới thiệu về tác tử, các kiểu tác tử cơ bản và môi trường tác nghiệp.
- Trình bày khái niệm về hệ thống đa tác tử và lợi ích của việc áp dụng hệ thống đa tác tử để mô phỏng giao thông.
- Giới thiệu chung về mô phỏng và phần mềm mô phỏng giao thông ARCADY, TRANSYT, mô phỏng giao thông với VISSIM.
- Trình bày tổng quan về Gama, các tính năng của Gama và các công cụ mà Gama hỗ trợ, đặc biệt là công cụ soạn thảo GAML, đây là nền tảng mô phỏng được sử dụng để cài đặt chương trình.
- Phân tích đặc điểm của hệ thống xe buýt và lợi ích của việc mô phỏng mạng xe buýt.
- Trình bày những thực trạng và cấu trúc tĩnh của hệ thống xe buýt và phân tích những lợi ích đat được khi mô phỏng mạng xe buýt.
- Nêu các ý tưởng xây dựng hệ thống bao gồm: môi trường của hệ thống, xây dựng tác tử đóng vai trò xe buýt và xây dựng tác tử đóng vai trò người tham gia giao thông..
- Thực nghiệm với input là bản đồ hệ thống đường có sẵn trong Gama, dùng phần mềm Qgis để vẽ thêm các trạm xe buýt và tuyến xe buýt, các tham số về xe, số người, tốc độ….
- Khi chạy chương trình ta có thể quan sát được hoạt động của mạng xe buýt, từ đó đưa ra những đánh giá xác đáng..
- Keywords: Đa tác tử.
- Mạng xe buýt.
- Hệ thống đa tác tử.
- Sự phát triển của hệ thống đường giao thông công cộng đòi hỏi phảiđáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ và kinh tế.
- Tuy nhiên, do điều kiện về mặt pháp lý, tài chính, thời gian…nên rất khó, thậm chí là không thể làm các thí nghiệm trực tiếp để đưa ra giải pháp phát triển hệ thống giao thông công cộng.
- Hơn nữa, với kích thước và sự phức tạp của hệ thống giao thông nên chúng ta không thể thiết lập mô hình lý thuyết cho hệ thống.
- Vì vậy, mô phỏng là một giải pháp để phân tích và lập kế hoạch cho hệ thống giao thông công cộng..
- Đã có một loạt các công cụ giao thông từ các nghiên cứu khoa học để ứng dụng trong đào tạo, lập kế hoạch và mô phỏng.
- Tuy nhiên các công cụ này thường tập trung vào vấn đề dự toán nhu cầu, rất ít các mô hình mô phỏng đưa ra hành vi của người tham gia giao thông và hoạt động cụ thể của các phương tiện.
- Luận văn này sẽ trình bày một công cụ mô phỏng mạng xe buýt dựa trên cách tiếp cận đa tác tử gồm những đặc trưng này và cho phép đánh giá mạng xe buýt theo không gian và thời gian..
- Việc áp dụng cách tiếp cận đa tác tử để mô phỏng giao thông là một cách tiếp cận linh hoạt để định nghĩa các hành vi tự trị.
- Không có những ràng buộc trên mức độ mô hình, tức là một tác tử có thể mô tả một thực thể đơn giản như là một tập hợp các thực thể được liên kết.
- Ví dụ, trong mô hình mạng xe buýt, tác tử xe buýt đại diện cho phương tiện, người lái xe của nó và một tập các hành khách..
- Hơn nữa, hiện nay đã tồn tại một số kỹ thuật và nền tảng mô phỏng hướng tác tử như NetLogo, Repast, Gama…Luận văn sử dụng Gama làm nền tảng mô phỏng cho chương trình của mình vì so với NetLogo, Gama là chương trình mã nguồn mở.
- Luận văn đã sử dụng input làhệ thống các bản đồ dạng shapefile: Bao gồm bản đồ đường Hà Nội và bản đồ các trạm xe buýt ở Hà Nội.
- Sau đó dùng phần mềm Qgis đểvẽ các trạm và tuyến xe buýt số 16.
- Từ những dữ liệu ban đầu này, mô phỏng mô tả sử phát triển của một mạng lưới xe buýt.
- Hoạt động của mạng lưới xe buýt là kết quả từ hành vi của các thực thể và sự tương tác giữa chúng.
- Đây là mô phỏng ở mức vĩ mô cho phép người xem có thể quan sát sự di chuyển của xe buýt và người tham gia giao thông trên hệ thống đường.
- Luận văn được trình bày theo hình thức từ trên xuống.
- Bắt đầu mỗi phần đều đưa ra những khái niệm cơ bản và qui định cho phần trình bày tiếp theo nhằm mục đích giúp dễ dàng trong khi đọc, dần dần đi sâu vào tìm hiễu rõ hơn những vấn đề liên quan..
- Cấu trúc của luận văn như sau:.
- Chương 1: Chương này sẽ trình bày về tác tử, các loại tác tử cơ bản, môi trường tác nghiệp và hệ thống đa tác tử cũng như lợi ích của việc áp dụng hệ thống đa tác tử để mô phỏng giao thông..
- Chương 2: Chương này sẽ giới thiệu về mô phỏng, một số phần mềm mô phỏng hiện nay, đồng thời giới thiệu nền tảng mô phỏng Gama được sử dụng để hỗ trợ cho việc xây dựng mô hình trong luận văn..
- Chương 3: Chương này sẽ trình bày cấu trúc của mạng xe buýt và lợi ích của việc mô phỏng mạng xe buýt.
- Cuối cùng, chương 3đi vào trình bày cách xây dựng mô hình trong luận văn và phân tích kết quả thu được..
- Kết luận: Phần này trình bày tổng hợp các kết quả thực hiện luận văn và phương hướng nghiên cứu tiếp theo về các nội dung trong luận văn..
- Bùi Quốc Trung, Hồ Tường Vinh “Mô phỏng một số tình huống giao thông đô thị dựa trên mô hình đa tác tử”, MSI Lab, Viện Tin học Pháp ngữ (IFI)..
- Nguyễn Thanh Tuấn “Mô phỏng giao thông sử dụng hệ thống đa tác tử”, Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng số 5.2010.