« Home « Kết quả tìm kiếm

Kỹ thuật gieo trồng dưa hấu


Tóm tắt Xem thử

- Kỹ thuật gieo trồng dưa hấu.
- Các giống dưa hấu phổ biến hiện nay.
- Sugarbaby: Giống thụ phấn tự do, được trồng lâu đời, quả tròn nặng khoảng 3-7kg, ruột đỏ, dễ bong ruột, hạt đen, vỏ mỏng chịu được chuyên chở xa, thời gian sinh trưởng 65-70 ngày..
- Dưa hấu An Tim: Giống dưa lai trong nước do Công ty giống cây trồng miền Nam sản xuất.
- Các giống an tiêm đều sinh trưởng mạnh, thích nghi rộng chống chịu bệnh tốt, dễ ra hoa, đậu trái, năng suất cao và phẩm chất tốt, trọng lượng quả 6-9kg, thời gian sinh trưởng 65-75 ngày, năng suất 25-45 tấn/ha tùy giống dưa.
- Hiện nay đã có các giống An Tiêm 94, An Tiêm 95, An Tiêm 98, An Tiêm 100.
- Các giống dưa An Tiêm đang dần thay thế dưa sugarbaby..
- Dưa hấu Hồng Lượng: Giống lai nhập nội có thời gian sinh trưởng 65-70 ngày, quả tròn, vỏ xanh nhạt , sọc màu xanh đậm, ruột đỏ, ăn ngon năng suất cao, thích hợp với một số vùng trong vụ Hè Thu..
- Giống dưa lai F1 Huỳnh Châu 548:có nguồn gốc từ Mỹ..
- Dưa có ruột vàng, trái dài, vỏ mỏng, cứng, dai, có màu xanh sáng, sọc mờ.
- Quả có trọng lượng trung bình 3 - 6kg.Năng suất.
- trung bình 20-25 tấn/ha, Vụ Đông Xuân 70-75 ngày, vụ Hè Thu 60-65 ngày..
- Dưa hấu Thủy Lôi: Quả dưa hình dáng giống trái thủy lôi, hơi bầu ở giữa, hai đầu nở, vỏ mỏng, ruột đỏ au, thơm, ăn dòn và ngọt.
- Quả dài bầu, vỏ mỏng có màu xanh nhạt và kẻ sọc, ruột chắc, ráo nước.
- Tuy loại dưa Thủy lôi mỏng vỏ, nhưng vỏ lại rất dai và cứng thuận tiện cho canh tác và chuyên chở trong mùa mưa..
- Thời vụ gieo trồng.
- Tuỳ theo giống dưa và mục đích trồng như: nếu trồng dưa Noel gieo từ 18 đến 28-9 âm lịch, trồng dưa Tết gieo từ 10 đến 20-10 âm lịch, trồng dưa tháng Giêng gieo vào đầu tháng 11 âm lịch..
- Ngâm ủ hạt giống: Hạt giống được ngâm trong nước sạch 4-6 giờ, rồi xả cho hết chất nhớt và ủ trong khăn dày 24-36 giờ..
- Sau đó chọn những hạt nảy mầm đem gieo trồng..
- Cách gieo hạt: Gieo hạt trong bầu.
- Bầu được quấn bằng mảnh lá chuối tạo ống đường kính 4cm, sâu 7cm, hoặc cho vào túi nilon kích thước 6x9cm, đáy có đục lỗ thoát nước.
- Đất bầu trộn đất bột với phân chuồng hoai, tro trấu tỉ lệ 3-1-1, dùng 1%.
- vôi bột trộn đều với thuốc trừ nấm trước khi cho vào bầu.
- Dùng ngón tay ấn một lỗ giữa bầu, đặt hạt nằm ngang và lấp đất trộn tro trấu và thuốc diệt kiến, dế.
- Tưới nước đủ ẩm cho bầu 2-3 lần/ngày.
- Trên mặt luống trồng đặt bầu (nếu đất ướt đặt chìm, còn đất khô đặt ngang mặt đất)..
- Nếu gieo thẳng trên liếp thì đào hốc sâu 10cm, rộng 10cm, cách nhau 50-60cm, bỏ đất bột, phân chuồng hoai, tro trấu, vôi và thuốc trừ nấm giống như làm đất bầu.
- Dùng ngón tay ấn hạt nảy mầm vào giữa hốc sâu 2-3cm, rồi dùng đất bột trộn tro trấu và thuốc trừ kiến lấp hốc, sau đó tưới đủ ẩm 2-3 lần/ngày để cây phát triển..
- Bón các loại phân chuồng hoai, tro trấu càng nhiều càng tốt, để làm bầu và bỏ vào hốc.
- vôi bột khoảng 200kg/ha trộn đều vào đất bột.
- phân hoá học với lượng phân cho 1ha/vụ: 230kg urê + 350kg DAP + 170kg clorua kali..
- Bón lót khoảng 1/5 tổng lượng phân cả vụ, có thể bón đều trên mặt liếp hoặc bón theo hàng, theo hốc trước khi bằm đất lần cuối..
- Sau khi đặt bầu 3-4 ngày (gieo hạt 5-7 ngày) dùng DAP hoặc urê pha loãng tưới vào buổi chiều, 2 ngày/lần, tăng lượng phân vào các lần tưới sau..
- Bón thúc lần 1 khi dưa bắt đầu bò (12-15 ngày), rạch rãnh các gốc 25-30cm hướng dưa bò, bón 1/5 lượng phân DAP hay NPK rồi lấp đất lại..
- Bón thúc lần 2 khi dưa bắt đầu ra hoa (20-22 ngày), rạch rãnh các gốc 30-45cm, bón 1/5 tổng lượng phân rồi lấp đất..
- Bón thúc nuôi trái khi hái trái xong (40-45 ngày), bón 2/5 lượng phân còn lại, chia làm nhiều lần bón, cách nhau 2-3 ngày.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt