« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra trên chó tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT BỆNH VIÊM RUỘT DO Parvovirus GÂY RA TRÊN CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
- 1 Học viên cao học Thú y khóa 23, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
- 2 Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
- 4 Học viên cao học Thú y khóa 23, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
- Cần Thơ, CPV Ag test, chó, điều trị, tiêu chảy, tỉ lệ nhiễm Keywords:.
- Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018 để xác định tỉ lệ nhiễm Canine Parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán nhanh CPV – Ag trên chó từ 1 đến >6 tháng tuổi bị tiêu chảy phân lẫn máu tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ.
- Kết quả chó thấy, 105 trong tổng số 356 chó tiêu chảy máu bị mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra, chiếm tỉ lệ 29,45%.
- Chó từ độ tuổi từ 1 đến <3 tháng tuổi có tỉ lệ nhiễm bệnh cao (42,99%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chó ở độ tuổi từ 5 đến 6 tháng tuổi (14,46.
- không có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm bệnh ở chó đực và cái.
- Tỉ lệ mắc bệnh ở nhóm chó giống nội và nhóm chó giống ngoại lần lượt là 29,49% và 29,50%.
- Chó được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh thì tỉ lệ bệnh thấp hơn so với chó không được tiêm ngừa vaccine (3,70% so với 31,61.
- Hiệu quả điều trị bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra trên chó là 84,76%..
- Khảo sát bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra trên chó tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ.
- Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
- Bệnh ở chó rất đa dạng như bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, bệnh kí sinh trùng,…Trong đó,bệnh về đường tiêu hóa là khá phổ biến và đặc biệt nghiêm trọng như tiêu chảy có máu có thể gây chết con vật… và đặc biệt phải lưu ý tới bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra trên chó..
- Con đường lây nhiễm chính là qua đường miệng, thông qua tiếp xúc với phân của những con chó bị nhiễm bệnh hoặc các đồ vật bị ô nhiễm, được tạo điều kiện bởi sự đề kháng đặc biệt của virus trong môi trường.
- Từ khi bệnh được phát hiện, nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành nhằm làm sáng tỏ căn nguyên gây bệnh, giúp giảm thiểu tác hại và đưa ra các phương pháp điều trị hữu hiệu.
- Tuy vậy, hiện nay việc chỉ định trực tiếp điều trị bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra vẫn chưa có mà chủ yếu chỉ là hỗ trợ sự tuần hoàn được hiệu quả hơn, truyền dịch tích cực, kiểm soát nhiễm khuẩn thứ cấp (Rance, 2000).
- Việc xác định và phân biệt nhanh chóng động vật dương tính với CPV-2 ở giai đoạn nhiễm trùng có thể giúp triển khai kịp thời hỗ trợ công tác điều trị thích hợp cho con bệnh và giảm lan truyền CPV-2 (Wilkes et al., 2015).
- Mục đích của nghiên cứu này là xác định tỉ lệ của bệnh viêm ruột do Parvovirusvà kết quả điều trị bệnh tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ..
- 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Nội dung nghiên cứu.
- Khảo sát tình hình nhiễm bệnh viêm ruột do Parvovirus gây bệnh trên chó từ 1đến hơn 6 tháng tuổi..
- Đánh giá hiệu quả của việc điều trị bệnh do Parvovirus gây ra..
- 2.2 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu Chó từ 1đến hơn 6 tháng tuổi có những biểu hiện lâm sàng tiêu chảy máu, ói nghi nhiễm bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra..
- Thuốc điều trị: dịch truyền lactate Ringer’s, dịch truyền glucose 5%, kháng sinh phổ tác dụng rộng (sulfamethoxypyridazine +trimethoprim), thuốc chống nôn (Metoclopramid HCl), vitamin C, vitamin K..
- 2.3 Phương pháp nghiên cứu.
- Sau đó, việc cấp thuốc theo phác đồ điều trị được tiến hành, liệu trình điều trị 5-7 ngày.
- Công tác đánh giá hiệu quả điều trị sẽ thông qua những con chó còn sống sót và mức độ phục hồi bệnh của chúng..
- Phác đồ điều trị: sử dụng Septotryl 10%.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Tình hình nhiễm bệnh do Parvovirustrên chó.
- Có 1.562 chó được đưa đến khám và điều trị, trong đó chó có biểu hiện mắc tiêu chảy phân lẫn máu, ói hay biểu hiện nghi ngờ của bệnh viêm ruột.
- do Parvovirus với dấu hiệu lâm sàng điển hình và không điển hình của bệnh được ghi nhận là 356 ca.Trong tổng số 356 ca bệnhnghi ngờ thì có 105 con cho kết quả xét nghiệm dương tính với Parvovirus..
- Bảng 1: Tỉ lệ chó tiêu chảy máu, ói và tỉ lệchó nhiễmParvovirus trong tổng số chó nghi nhiễm.
- Chỉ tiêu Số chó khảo sát (con) Số dương tính (con) Tỉ lệ.
- Số chó tiêu chảy máu và ói .
- Bảng 1 cho thấy, tỉ lệ chó mắc bệnh tiêu chảy máu ói xảy ra là khá cao 22,79%, nhưng tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Lê Minh Thành .
- Điều này cho thấy tỉ lệ bệnh tiêu chảy máu và ói có xu hướng giảm, có thể là do ngày nay chủ nuôi quan tâm về các bệnh trên chó nhiều hơn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng chó cũng ngày càng cao..
- Trong tổng số 356 ca bệnh chó có biểu hiện mắc tiêu chảy máu, ói thì có 105 con cho kết quả xét nghiệm dương tính với Parvovirus, chiếm tỉ lệ29,45%.
- Tỉ lệ này thấp hơn so với khảo sát của Lê Minh Thành (2009) với tỉ lệ 47,10% và Trần Ngọc Bích và ctv.
- (2013) với tỉ lệ 45,1%, sự khác biệt này có thể do địa điểm, thời gian khảo sát, vùng dịch tễ khác nhau và số lượng mẫu thu được.
- So với các nghiên cứu trước, tỉ lệ bệnh giảm đi khá nhiều có thể do ngày nay chủ nuôi quan tâm việc chăm sóc, nuôi dưỡng chó nhiều hơn.
- Việc tiêm ngừa cho chó là một phương pháp hữu hiệu trong việc giảm tỉ lệ của bệnh (McCandlish, 1998).
- Chó con 1-6 tháng tuổi có tỉ lệnhiễm cao ở đây là do hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, chó có thể chưa được tiêm ngừa hay tiêm ngừa không đủ liệu trình (Lobetti, 2003)..
- 3.2 Kết quả khảo sát tỉ lệ chó bị nhiễm bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi.
- Bảng 2 cho thấy, chó từ 1 đến nhỏ hơn 3 tháng tuổi nhiễm với tỉ lệ cao 42,99%, cao hơn chó ở lứa tuổi 3 đến nhỏ hơn 5 tháng tuổi, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê và cao hơn lứa tuổi 5 đến 6 tháng tuổi 14,46% (p=0,002).
- Chó ở lứa tuổi 1 đến nhỏ hơn 3tháng tuổi có tỉ lệ bệnh cao có thể giải thích như sau: chó nhỏ hơn 4 tháng cơ thể bắt đầu phát triển và hoàn thiện dần các bộ phận và chức năng của cơ thể, hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn, trong giai đoạn này hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi do có sự thay đổi về khẩu phần ăn thú non chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn thức ăn, các biểu mô ruột phát triển mạnh mẽ là điều kiện thuận lợi để Parvovirus tấn công, mặt khác hệ miễn dịch của chó trong giai đoạn này cũng chưa phát triển thuận lợi (McCandlish, 1998).
- Chó từ 3 đến nhỏ hơn 5 tháng tuổi nhiễm bệnh với tỉ lệ là 28,31% và 5 đến 6 tháng tuổi là 14,46%, thấp hơn chó ở độ tuổi nhỏ hơn 3.
- tháng tuổi.
- Kết quả này phù hợp với nhận định của McCandlish (1998) cho rằng chó càng lớn thì tỉ lệ nhiễm sẽ càng giảm..
- Bảng 2: Tỉ lệ chó bị nhiễm bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi.
- (con) Tỉ lệ.
- 3.3 Kết quả khảo sát bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó theo giới tính.
- Bảng 3 cho thấy, tỉ lệ nhiễm bệnh viêm ruột do Parvovirus ở chó cái (31,03.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Lê Minh Thành (2009), Godsall et al.
- (2016) cho rằng giới tính không ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm bệnh Parvovirus ở chó.
- Bảng 3: Kết quả khảo sát bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chótheo giới tính Giới.
- P=0,697 3.4 Kết quả khảo sát bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó theo giống.
- Bảng 4 cho thấy, tỉ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus gây ra ở giống chó nội và giống ngoại là tương đương nhau (29,49% với 29,50.
- không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê (p>0,998) và phù hợp với nhận định của Lê Minh Thành (2009), tác giả ghi nhận được tỉ lệ mắc bệnh tương đương nhau ở giống chó nội và giống chó ngoại..
- Theo McCandlish (1998), tất cả các giống chó đều có nguy cơ nhiễm bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra nhưng mức độ bệnh trầm trọng khiến chó mau suy kiệt nhất dễ xảy ra ở giống Rottweiler và Dobermans..
- Bảng 4: Kết quả khảo sát bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra trên chó theo giống Nhóm.
- P=0,998 3.5 Kết quả khảo sát bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra trên chó theo tình trạng tiêm phòng.
- Bảng 5 cho thấy chó chưa qua tiêm phòng chiếm tỉ lệ cao (31.61%) và chó qua tiêm phòng có tỉ lệ bệnh là 3,70%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,012).
- Điều này chứng tỏ ngoài điều kiện chăm sóc và chế độ dinh dưỡng thì vaccine cũng là một biện pháp tối ưu để bảo vệ chó khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.
- Việc chó tiêm ngừa vẫn nhiễm bệnh có thể giải thích do bản thân cơ thể của nó không tạo được đáp ứng miễn dịch với vaccine, do tiêm ngừa vào giai đoạn ủ bệnh nên không phát hiện triệu chứng hoặc có thể do chủ nuôi không tuân thủ theo lịch tiêm phòng vaccine, có thể do các biến thể CPV-2 của vaccine chưa phù hợp với các biến thể CPV-2 lưu hành ở thực địa vì CPV-2 có 3 biến thể kháng nguyên, trong khi các vaccine thông thường chỉ có 1 type (Martella et al., 2005.
- Kết quả trên cho thấy, việc phòng bệnh bằng vaccine vẫn có hiệu quả tích cực trong việc làm giảm khả năng bị nhiễm virus (McCandlish, 1998)..
- Bảng 5: Kết quả khảo sát bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra trên chó theo tình trạng tiêm phòng.
- Chưa tiêm phòng .
- P=0,012 3.6 Kết quả điều trị.
- Trong tổng số 105 con chó bị bệnh viêm ruột do Parvovirus được điều trị thì có 89 con khỏi bệnh sau điều trị, chiếm tỉ lệ khá cao 84,76.
- Kết quả này phù hợp kết quả của Lê Minh Thành (2009) với tỉ lệ điều trị khỏi là 86,30%.
- Và cao hơn kết quả điều trị khỏi bệnh của Trần Ngọc Bích và ctv.
- (2013) với tỉ lệ điều trị khỏi bệnh là 65,1%.
- Việc xác định và phân biệt nhanh chóng động vật dương tính CPV-2 ở giai đoạn nhiễm trùng có thể giúp triển khai kịp thời hỗ trợ điều trị thích hợp cho con bệnh và giảm lan.
- Tỉ lệ nhiễm bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra trên chó khi đến điều trị tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ là 29,45.Bệnh viêm ruột do Parvovirus xảy ra nhiều và nghiêm trọng nhất ở độ tuổi từ 1 đến dưới 3 tháng tuổi 42,99%, và giảm dần theo độ tuổi, bệnh không phụ thuộc vào nhóm giống và giới tính.
- Chó bị nhiễm Parvovirus do không được tiêm phòng có tỉ lệ 31,61%, trong khi chó được tiêm phòng thì tỉ lệ là 3,70%.
- Hiệu quả lệ điều trị khỏi bệnh là 84,76%..
- Nghiên cứu bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó và hiêu quả điều trị tại bệnh xá thú y Trường Đại học Cần Thơ.
- Trường Đại học Cần Thơ.
- Thành phố Cần Thơ..
- Canine Parvovirus and Distemper.
- Canine Parvovirus.
- Khảo sát tỉ lệ bệnh do Parvovirus trên chó từ 1 đến 6 tháng tuổi ở thành phố Cần Thơ.Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ