« Home « Kết quả tìm kiếm

12 Bài tập tự luận ôn tập phần Địa lí tự nhiên Địa lý 12 có hướng dẫn giải chi tiết


Tóm tắt Xem thử

- PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN.
- Câu 1: Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ: Các nước Đông Nam Á..
- a) Vị trí địa lí.
- b) Phạm vi lãnh thổ..
- Phạm vi lãnh thổ: Gồm 3 bộ phận: vùng đất, vùng biển và vùng trời..
- Vùng đất: Là toàn bộ phần đất liền và hải đảo ở nước ta.
- Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn về độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ Việt Nam.
- Câu 2: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam..
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta có ý nghĩa quan trọng cả về tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng..
- ý nghĩa tự nhiên.
- Nằm ở vị trí từ vĩ độ 23 0 23’B đến 8 0 34’B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc.
- Do đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt ẩm cao, chan hòa ánh nắng..
- Nước ta còn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu á, khu vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều..
- Nước ta giáp với biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông.
- Vì thế thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tốt, không bị biến thành sa mạc hoặc bán sa mạc như một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam á và châu Phi..
- Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng châu á - Thái Bình Dương nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
- Đây là cơ sở để phát triển một nền công nghiệp đa ngành, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm và mũi nhọn..
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú..
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng, của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam giữa đồng bằng với miền núi, ven biển và hải đảo..
- Nằm ở ngã tư đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút của tuyến đường bộ xuyên á nên có điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong khu vực.
- Việt Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực tây nam Trung Quốc..
- Vị trí này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới..
- Việt Nam nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa khác nhau nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực.
- Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng.
- Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam á một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới..
- Biển Đông của nước ta có ý nghĩa chiến lược trong công nghiệp xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước..
- Nước ta diện tích không lớn nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài.
- Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược của nước ta..
- Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới..
- Câu 3: Nêu đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta..
- Là giai đoạn diễn ra trong một thời gian khá dài, tới 475 triệu năm..
- Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta..
- Lãnh thổ nước ta hiện nay có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các chu kì vận động tạo núi Inđôxini, và Kimêri thuộc đại Trung sinh..
- Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất..
- Trong đại Trung sinh là các dãy núi ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các khối núi ở Cao Bằng - Lạng Sơn - Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ..
- Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta rất phát triển..
- Các điều kiện cổ địa lí của vùng nhiệt đới ẩm nước ta giai đoạn này được hình thành và phát triển thuận lợi mà dấu vết để lại là các đá san hô tuổi Cổ sinh, các hóa than tuổi Trung sinh cùng nhiều loài sinh vật cổ khác..
- Đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, vì thế giai đoạn này có tính chất quyết định đến lịch sử tự nhiên ở nước ta..
- Câu 4: Vì sao nói giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta là vì:.
- Trong giai đoạn này nhiều bộ phận lãnh thổ được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các chu kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimeri thuộc đại Trung sinh hình thành các khu vực lãnh thổ Việt Nam..
- Đồng thời trong giai đoạn này cũng còn có các sụt võng, đứt gãy hình thành các loại đá và các loại khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam..
- Các điều kiện cổ địa lí của vùng nhiệt đới ẩm nước ta giai đoạn này được hình thành và phát triển thuận lợi..
- Câu 5: Nêu đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta..
- Đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo.
- Là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử hình thành tự nhiên ở nước ta..
- Giai đoạn này chỉ mới bắt đầu cách đây 65 triệu năm và tiếp diễn cho đến ngày nay..
- Là giai đoạn chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ - Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu..
- Là giai đoạn chủ yếu chịu tác động của các quá trình ngoại lực: mài mòn, vùi lấp, phá hủy....
- Vận động Anpơ - Himalaya có tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỉ Nêôgen, cách đây 23 triệu năm, cho đến ngày nay..
- Do các tác động của cuộc vận động tạo núi Anpơ - Himalaya, trên lãnh thổ nước ta xảy ra các hoạt động như uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa..
- trên phần lãnh thổ Việt Nam mà dấu vết còn để lại là thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ..
- Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay..
- Các quá trình địa mạo như hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh hệ thống sông suối đã bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn, các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên than nâu, bôxit..
- Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm được thể hiện rõ nét trong quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú, đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo, sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay..
- Câu 6: Tìm các dẫn chứng để khẳng định giai đoạn Tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn ở nước ta cho đến tận ngày nay..
- Giai đoạn Tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn ở nước ta cho đến tận ngày nay thông qua các biểu hiện:.
- Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở khu vực rìa của dãy Himalaya vẫn đang được tiếp tục nâng cao do các hoạt động địa chất ở khu vực Himalaya..
- Các đồng bằng lớn của nước ta vẫn tiếp tục quá trình thành tạo và mở rộng, ví dụ Đồng bằng sông Hồng mỗi năm mở rộng ra biển từ 80 - 100m, Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm lấn ra biển từ 60 - 80m..
- Câu 7: Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam..
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Địa hình đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích đất đai, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi.
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai, tạo thành một dải hẹp Trung Bộ, mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ..
- Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
- Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam Trường Sơn..
- Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực: đồi núi cao ở phía Bắc (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn), các khu vực trung du và đồi núi thấp chuyển tiếp từ miền núi với đồng bằng, các đồng bằng trũng xen kẽ, tạo nên tính đa dạng và phức tạp của địa hình Việt Nam..
- Câu 8: Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc..
- Đặc điểm Tây Bắc Đông Bắc.
- Đặc điểm chung.
- Là khu vực địa hình cao nhất Việt Nam cùng những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam..
- Địa hình nổi bật với các cánh cung lớn hình rẻ quạt quy tụ ở Tam Đảo.
- Địa hình cácxtơ phổ biến tạo nên các thắng cảnh nổi tiếng..
- Các dạng địa hình.
- Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa có dãy Tam Điệp chạy sát đồng bằng sông Mã..
- Giáp biên giới Việt - Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng..
- Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 - 600m..
- Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn khác nhau như thế nào?.
- Đặc điểm Bắc Trường Sơn Nam Trường Sơn.
- Phía đông: khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ, có địa hình mở rộng, và nâng cao..
- Nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung..
- Đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung..
- Hình dạng phần nhiều hẹp ngang và bị các nhánh núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ..
- Một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn:.
- Đồng bằng Thanh Hóa (cửa sông Mã)..
- Đồng bằng Nghệ An (cửa sông Cả)..
- Đồng bằng Quảng Nam (cửa sông Thu Bồn)..
- Đồng bằng Phú Yên (cửa sông Đà Rằng)..
- Nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải: giáp biển là dải cồn cát, đầm phá.
- dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng..
- Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành đồng bằng nên đất có đặc tính nghèo, ít phù sa..
- Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta..
- a) Khu vực đồi núi - Các thế mạnh.
- Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới..
- Miền núi nước ta còn có các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và một số có thể phát triển cây lương thực..
- Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng.
- ở nhiều vùng núi địa hình bị chia cắt gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng..
- b) Khu vực đồng bằng - Các thế mạnh:.
- Là cơ sở để phát triền nền nông nghiệp nhiệt đới chủ yếu là các loại cây lương thực..
- Nêu những biểu hiện về tính chất nhiệt đới gió mùa ở biển Đông..
- Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng..
- Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Toán Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS THCS lớp yêu thích môn Toán phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.