« Home « Kết quả tìm kiếm

7 bài Cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đec-xen


Tóm tắt Xem thử

- Cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đec-xen.
- Dàn ý cảm nghĩ về nhận vật cô bé bán diêm.
- Mở bài: Giới thiệu truyện Cô bé bán diêm và cảm nghĩ chung của em về cảnh ngộ và cái chết của cô bé..
- Thương cảm, xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, trước cái chết của cô bé..
- Thương cảm, ái ngại trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé và sự phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người trong truyện..
- Lược thuật ngắn gọn cái chết của em (chú ý các chi tiết quan trọng: em chết nhưng đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, em chết giữa những bao diêm, ở xó tường, bên ngoài là tuyết phủ mặt đất…).
- Nêu và phân tích tình cảm của em trước cái chết đó: xót xa, nghẹn ngào vì em bé đã chết.
- Xúc động, thương em bé có những ước mơ bình thường mà không đạt được..
- Từ cái chết của em bé bán diêm nghĩ đến cuộc sống của biết bao em bé nghèo khổ, bao gia đình không đủ miếng ăn, không có quần áo mặc.
- Nêu rõ trách nhiệm và tình thương của mọi người đối với số phận và cuộc đời những em bé bán diêm, bán báo, nhặt vỏ chai… thời nay.
- Cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm mẫu 1.
- Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
- Không chỉ vậy đó còn là niềm cảm thương vô hạn cho số phận bất hạnh, đầy bi thương của nhà văn với cô bé bán diêm..
- Hoàn cảnh của cô bé vô cùng thương cảm, ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người.
- Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều..
- Xót thương biết bao trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa.
- Những hình ảnh tương phản không chỉ làm nổi bật thiếu thốn, khó khăn về vật chất của em mà còn nói đến những mất mát, thiếu thốn về mặt tinh thần..
- Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể.
- Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
- Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời.
- Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà.
- Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ..
- Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối.
- Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”.
- Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật ngộ nghĩnh, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no.
- Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất.
- Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào.
- Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực..
- Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ.
- Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn.
- Em bé đã chết mà đôi mắt vẫn hồng, đôi môi vẫn đang mỉm cười, Cái chết thể hiện sự thanh thản, toại nguyện vì em đã được về với người bà kính yêu, thoát khỏi mọi khổ đau, bất hạnh.
- Truyện có kết cấu hợp lí, diễn biến phù hợp với hoàn cảnh đáng thương của em bé bán diêm.
- Vận dụng nghệ thuật đối lập tương phản tài tình càng làm nổi bật hơn số phận bất hạnh của cô bé..
- Gấp trang sách lại, người đọc vẫn thổn thức về cái chết của cô bé bán diêm tội nghiệp, đáng thương.
- Cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm mẫu 2.
- tiếng, một trong số đó phải kể đến truyện ngắn: “Cô bé bán diêm”.
- Hiện lên nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh cô bé bán diêm đáng thương..
- Trước hết cô bé bán diêm được khắc tả với một gia cảnh nghèo khó, khổ cực.
- Một cô bé còn quá nhỏ để làm lụng vất vả như vậy.
- Một cô bé thiếu thốn tình yêu thương của gia đình..
- Cô bé bán diêm nhỏ bé mà phải chịu đựng bao đau khổ, khó khăn ngay cả trong ngày Lễ Giáng sinh – ngày gia đình đoàn tụ ấm áp.
- Em luôn miệng mời mọi người xung quanh mua diêm, nhưng không ai quan tâm đến cô bé đáng thương.
- Tác giả phác hoạ những đường nét đối lập để nhấn mạnh sự đáng thương, thiếu thốn của cô bé bán diêm.
- Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống.
- Những mong ước của cô bé bán diêm được cảm nhận sâu sắc nhất trong những lần quẹt diêm.
- Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”.
- Em quẹt que diêm thứ hai ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”.
- Bởi vậy ước muốn ấy thiết thực bao nhiêu thì càng khía sâu nỗi đáng thương đói rét của em bấy nhiêu.
- Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh..
- Và em quẹt tiếp một que diêm.
- Que diêm cháy sáng, vùng ánh sáng lại hiện lên..
- Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”.
- Que diêm lại vụt tắt mang đi niềm vui vừa mới mở ra.
- Em vội quẹt thêm que diêm vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.
- Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này.
- Cái chết của em vừa đáng thương lại vừa kì ảo.
- Ước mơ của em thật đẹp.
- Em bé bán diêm sống cuộc đời bé nhỏ nghèo khổ thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ và thiếu cả tình thương của cộng đồng..
- Qua nhân vật cô bé bán diêm, An-đec-xen nói lên tiếng nói yêu thương với những đứa trẻ đáng thương, tội nghiệp.
- Cảm nhận cô bé bán diêm mẫu 3.
- Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé..
- Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần.
- Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là một cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời..
- Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô.
- Mở bài Cô bé bán diêm.
- Kết bài Cô bé bán diêm.
- Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại.
- Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt.
- Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý.
- Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng..
- Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói.
- Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa.
- Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ.
- Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về.
- Những que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến.
- Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào.
- Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo.
- Mỗi một que diêm sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn ánh sáng gì to lớn.
- Bởi vậy mỗi que bật lên sao có thể sưởi ấm được tấm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé.
- Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi.
- Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó.
- Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả.
- Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em.
- Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn..
- Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
- Cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm mẫu 4.
- Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ.
- Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố.
- Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh.
- Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé..
- Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa.
- “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương.
- Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”..
- Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được.
- Nhưng rồi cô bé ấy cũng.
- Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”.
- Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng.
- Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng.
- Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé.
- Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.